Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ 2 mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

2 mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Chứng bệnh suy tim – căn bệnh nguy hiểm nếu mắc phải bạn cần nắm rõ thông tin

Giới thiệu 2 mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết được tổng hợp từ các nguồn uy tín, các chuyên trang về sức khỏe cho bệnh nhân suy tim, cách chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân suy tim dễ dàng sinh hoạt trong cuộc sống.

Suy tim thường là diễn biến sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Bệnh suy tim mạn tính hiện chưa có thuốc chữa khỏi nhưng có thể điều trị làm chậm sự tiến triển, hạn chế biến chứng. Cũng có một số trường hợp suy tim cấp sau khi giải quyết được nguyên nhân gây suy tim có thể chữa khỏi hẳn và ở giai đoạn đầu nếu được điều trị đúng cách có thể có cuộc sống lâu dài khoẻ mạnh.

Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Suy tim và mục tiêu điều trị

Suy tim là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, những bệnh nhân suy tim luôn gặp phải giới hạn về sức vận động và luôn cần người theo dõi, chăm sóc. Hướng dẫn về quy trình chi tiết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim sau sẽ giúp bạn nắm bắt rõ và dễ dàng hơn trong công việc của mình.

Suy tim là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi bất thường cấu trúc hoặc chức năng của tim, dẫn đến giảm cung lượng tim và / hoặc tăng áp lực trong buồng tim khi nghỉ hoặc gắng sức. Vì vậy, suy tim có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi.

Mục tiêu điều trị của suy tim bao gồm:

– Phục hồi chức năng tim nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng hoạt động thể chất và làm chậm tiến trình của bệnh.

– Phục hồi chức năng tim là một giải pháp toàn diện, cần sự hợp tác tốt của bệnh nhân – nhân viên y tế – gia đình. Bao gồm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ luyện tập, giảm căng thẳng và tuân thủ điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần được tư vấn kiến thức về bệnh lý tim mạch của mình và có thể tự theo dõi một số triệu chứng bất thường.

Nhận định tình trạng người bệnh suy tim

Để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim hiệu quả và phù hợp, trước hết điều dưỡng viên cần thu thập thêm thông tin cũng như nhận định tình trạng người bệnh bằng cách quan sát và hỏi bệnh

Quan sát

  • Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân
  • Tình trạng tinh thần
  • Nhịp thở, vị trí tim đập ở ngực
  • Tình trạng phù toàn thân, mí mắt, mắt cá

Hỏi bệnh nhân suy tim

  • Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim từ bao giờ? Đã điều trị ở đâu chưa?
  • Tiền sử bệnh, có từng mắc bệnh gì liên quan đến tim ? Có khó chịu khi dùng thuốc không?
  • Chế độ dinh dưỡng? Tình trạng bài tiết?
  • Bệnh nhân có bị khó thở không? Kiểm tra nhịp thở và SpO2 để đánh giá tình trạng này.
  • Da có xuất hiện tình trạng bị xanh tím không?

Chẩn đoán điều dưỡng

Sau khi đã có đầy đủ thông tin từ người bệnh, điều dưỡng viên có thể nhận định và chẩn đoán các vấn đề có thể xảy ra với bệnh nhân. Điều này không chỉ giúp dễ dàng, hiệu quả hơn trong việc chăm sóc mà còn có thể xử lý các tình huống phát sinh kịp thời. Thông thường các bệnh nhân suy tim có thể gặp một số tình trạng sau:

  • Khó thở do tăng áp lực ở phổi.
  • Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu.
  • Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng.
  • Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái.
  • Bệnh nhân lo lắng, bối rối

Mẫu 1: Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim đầy đủ nhất

Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

1. Chăm sóc cơ bản

Theo dõi: Mạch, nhịp tim, ECG, nhiệt độ, huyết áp, lượng nước tiểu, tình trạng tinh thần bệnh nhân.

Tư thế nằm: Đối với bệnh nhân suy tim, tư thế nửa nằm nửa ngồi là tư thế phù hợp và thoải mái nhất.

Vận động: Bệnh nhân suy tim tuyệt đối không được hoạt động, vận động quá sức mà phải nghỉ ngơi tuyệt đối ở giường. Có thể xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, đặc biệt là hai chi dưới giúp giảm bớt nguy cơ gây tắc mạch.

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn nhạt, đối với suy tim độ I, độ II lượng muối ăn dưới 2 g/ngày, đối với suy tim độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.

Bên cạnh đó ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và các chất khác. Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày nhằm giảm các triệu chứng. Giảm uống rượu và sử dụng các chất kích thích tuyệt đối.

2. Kế hoạch ăn uống dành cho bệnh nhân suy tim

Thuốc uống: Cho bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, chú ý liều lượng và tác dụng phụ nếu có xảy ra.

3. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Điều dưỡng viên nên chú ý, quan sát và phát hiện những triệu chứng trầm cảm và suy giảm nhận thức thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Từ đó có biện pháp điều trị và sử dụng sự trợ giúp từ người nhà bệnh nhân và xã hội.

4. Xử lý các tình huống

Khó thở do tăng áp lực ở phổi

  • Theo dõi Sp02, tần số thở, tính chất thở.
  • Làm thông thoáng đường thở của bệnh nhân bằng cách nới lỏng quần áo, hút đờm nếu có
  • Nếu khó thở kịch phát về đêm thì nên cho người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu theo y lệnh bác sĩ, nên cho bệnh nhân uống vào buổi
  • Có thể cho bệnh nhân thở oxy.

Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu

  • Không để bệnh nhân thực hiện các hoạt động gắng sức.
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc trợ tim và thuốc giãn mạch nếu có chỉ định.
  • Chú ý theo dõi huyết áp và lưu ý tác dụng phụ của thuốc

Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng

  • Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày
  • Cho bệnh nhân uống thuốc lợi tiểu (đặc biệt chú ý bù Kali).
  • Không nên để bệnh nhân ăn mặn, suy tim độ I, độ II lượng muối ăn dưới 2 g /ngày, độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.
  • Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày.

Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái

  • Theo dõi cơn khó thở: khó thở khi gắng sức hay khó thở từng cơn đột ngột?
  • Theo dõi tính chất ho: ho thường xảy ra vào thời điểm nào, có lẫn đờm máu hay không?
  • Cho bệnh nhân nằm tư thế đầu cao và hướng dẫn bệnh nhân ho khạc đờm thở sâu.

Suy tim là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp. Quy trình kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim chi tiết sẽ giúp điều dưỡng viên dễ dàng hơn trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Mẫu 2: Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

1. Nhận định tình hình:

1.1 Hỏi bệnh:

Khi tiếp xúc với một bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim, người điều dưỡng cần hỏi bệnh nhân bằng những lời nói nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ trả lời.

  • Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim từ bao giờ?
  • Có mắc bệnh gì có liên quan đến bệnh tim mạch không?
  • Bệnh nhân đã dùng thuốc gì chưa? Có đáp ứng với thuốc đó không?
  • Có bị phản ứng với thuốc nào không?
  • Số lượng nước tiểu trong ngày là bao nhiêu?
  • Có bị khó thở không?
  • Có bị xanh tím không?
  • Khó thở khi bình thường hay khi gắng sức?

1.2 Quan sát:

  • Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân.
  • Tình trạng tinh thần.
  • Quan sát tĩnh mạch cổ.
  • Kiểu thở, nhịp thở, vị trí tim đập ở ngực.
  • Tình trạng phù toàn thân, mí mắt và mắt cá.
  • Thu thập các dữ kiện:
  • Sổ y bạ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, các xét nghiệm.
  • Các thuốc sử dụng và cách sử dụng thuốc.

2. Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể gặp ở bệnh nhân suy tim:

  • Khó thở do tăng áp lực ở phổi.
  • Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu.
  • Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng.
  • Bệnh nhân lo lắng liên quan đến tình trạng bệnh.
  • Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái.
  • Nguy cơ bội nhiễm phổi do ứ máu ở phổi.

3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

3.1 Chăm sóc cơ bản:

  • Chế độ nghỉ ngơi: bệnh nhân nằm ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
  • Chế độ ăn uống.
  • Vận động nhẹ nhàng ngoài cơn khó thở..

3.2 Thực hiện chăm sóc:

3.2. 1. Khó thở do tăng áp lực ở phổi.

– Làm thông thoáng đường thở: nớ rộng quần áo, hút đàm nếu có

– Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi.

– Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.

– Thực hiện y |ệnh thuốc lợi tiểu. Chú ý cho NB uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ do đái đêm. Theo dõi các biểu hiện thiếu Kali máu và khuyến khích người bệnh ăn các loại rau quả chứa nhiều Kali.

– Cho người bệnh thở oxy khi có y lệnh.

Theo dõi tần số, tính chất thở

  • Theo dõi SpO2
  • Theo dõi tình trạng da niêm? Lồng ngực có di động theo nhịp thở không?
  • Theo dõi Khí máu Động mạch
  • Không để bệnh căng thẳng

3.2.2. Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu.

Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức. (Tuy nhiên cần khuyên NB vận động nhẹ nhàng các chi để phòng biến chứng tắc mạch)

  • Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim. (Chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc)
  • Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch. (Chú ý theo dõi huyết áp và tác dụng phụ của thuốc).

3.2.3. Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng.

  • Khuyến khích người bệnh nằm nghỉ nhiều.
  • Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu (chú ý bù Kali).
  • Khuyên người bệnh không ăn mặn, hạn chế nước uống.
  • Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.
  • Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày.
  • Chế độ ăn nhạt muối, suy tim độ I, độ II lượng muối ăn dưới 2 g /ngày, độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.

3.2.4. Bệnh nhân lo lắng liên quan đến tình trạng bệnh.

Giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh theo hướng tích cực
Cung cấp thêm kiến thức về bệnh cho bệnh nhân

3.2.5. Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái.

Theo dõi con khó thở: Lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau khó thở từng cơn, có khi khó thở đột ngột, khó thở tăng dần

Theo dõi tính chất ho: Ho hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, đôi khi đờm có lẫn máu.

Khó thở khi nằm: cơ hoành nâng cao trong lúc nằm + dồn máu tư thế => làm tăng áp thủy tĩnh mao mạch phổi.

3.2.6. Nguy cơ bội nhiễm phổi do ứ máu ở phổi.

– Đảm bảo dinh dưỡng

4. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân suy tim

  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
  • Lao động và vận động.
  • Dùng thuốc và tái khám định kỳ.

Thực hiện chăm sóc cơ bản:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi trong trường hợp suy tim nặng.
  • Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.
  • Chế độ ăn nhạt dưới 0,5g muối/ngày trong trường hợp suy tim nặng.
  • Các trường hợp khác dùng rất hạn chế muối 1-2 g/ngày.
  • Ăn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali: chuối tiêu, cam.
  • Hạn chế uống nước: dựa vào lượng nước tiểu trong 24 giờ để uống bù nước.

Khuyên bệnh nhân nên xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ gây tắc mạch, vận động nhẹ nhàng không gây mệt.

5. Thực hiện y lệnh của thầy thuốc

  • Cho bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định.
  • Cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy tim phải dùng kèm kali clorua.
  • Trước khi dùng digoxin, isolanid phải đếm mạch, nếu mạch chậm phải báo cho bác sĩ biết.
  • Thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim siêu âm, X quang phổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm.

6. Theo dõi:

  • Mạch, nhịp tim, ECG.
  • Nhiệt độ, huyết áp theo mức độ suy tim.
  • Lượng nước tiểu trong 24 giờ.
  • Tình trạng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, tần số thở.
  • Tình trạng tinh thần, màu sắc của da.

7. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân suy tim

Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống, nghỉ ngơi: ăn nhạt, tránh làm việc nặng, gắng sức và các biến chứng nguy hiểm của suy tim nếu không được điều trị, chăm sóc tốt.

  • Hướng dẫn bệnh nhân cách tự xoa bóp, vận động.
  • Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đơn, chế độ khám định kỳ.
  • Đánh giá quá trình chăm sóc
  • Một bệnh nhân suy tim được đánh giá chăm sóc tốt nếu:
  • Bệnh nhân cảm thấy đỡ khó thở, phù giảm, gan nhỏ lại, mạch giảm, số lượng nước tiểu dần dần trở về bình thường.
  • Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Không xảy ra các tác dụng phụ của thuốc.
  • Các dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm được theo dõi và ghi chép đầy đủ.

Bệnh nhân được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tự vận động và xoa bóp, đồng thời tuân thủ chỉ định điều trị và chăm sóc của thầy thuốc.

A. Bệnh suy tim là gì? Bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống ra sao?

Suy tim là tình trạng bệnh lý do tim bị yếu đi và không thể hoàn thành được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách bình thường được (một khối lượng công việc so với tim một người bình thường và hiệu suất bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể bị giảm). Bệnh nhân suy tim luôn phải đối mặt với những biến cố tim mạch.

Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Điều này được xác định bằng số lần nhập viện do các triệu chứng (biến chứng) như khó thở, ho, phù, mệt mỏi, kiệt sức. Bệnh nhân mất dần khả năng vận động, sinh hoạt, làm việc, dẫn đến chất lượng sống suy giảm, đe dọa tính mạng.

Suy tim là hậu quả (hệ quả) của rất nhiều bệnh lý

Thường có 2 nguyên nhân chính:

  • Nguyên nhân tại tim: Bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành…
  • Nguyên nhân ngoài tim: Tăng huyết áp, suy thận, COPD, hen, cường giáp…

Ta thường hay gặp:

  • Bệnh lý gây tổn thương cơ tim đặc biệt ở người mắc bệnh tiểu đường, những người uống nhiều rượu bia.
  • Bệnh mạch vành gây nhồi máu cơ tim, hay gặp (đặc biệt) ở những người hút thuốc.
  • Bênh van tim như hẹp hở van hai lá…
  • Tăng huyết áp không được điều trị tốt
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Tâm phế mạn, suy thận mạn…

Suy tim có mấy cấp độ?

Mức độ suy tim của người bệnh được đánh giá dựa trên triệu chứng cơ năng và khả năng vận động gắng sức, chia làm 4 cấp độ:

Suy tim cấp độ 1: Được xem là suy tim tiềm tàng, người bệnh vẫn có thể vận động thể lực và sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi hay đau tức ngực. Rất khó để phát hiện suy tim ở giai đoạn tiềm tàng này.

Suy tim cấp độ 2: Suy tim nhẹ, khi nghỉ ngơi thì bệnh nhân không cảm thấy triệu chứng gì nhưng khi vận động gắng sức thì nhận thấy khó thở, mệt mỏi và đánh trống ngực. Các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua hoặc quá nhẹ để bệnh nhân có thể xem là triệu chứng bệnh lý

Suy tim cấp độ 3: Suy tim trung bình. Vào giai đoạn này, bệnh nhân bị hạn chế khá rõ rệt trong khi vận động, sinh hoạt hàng ngày. Khi nghỉ ngơi, các triệu chứng thuyên giảm, nhưng khi vận động gắng sức thì bị khó thở dữ dội, thở hổn hển, mệt mỏi, đánh trống ngực. Bệnh nhân lúc này bắt đầu cảm thấy lo lắng và đến bệnh viện để thăm khám. Chính vì thế, việc điều trị thường bắt đầu vào giai đoạn 3 của suy tim

Suy tim cấp độ 4: Suy tim nặng. Bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, gần như không thể thực hiện trọn vẹn bất kỳ vận động thể lực nào, sinh hoạt hàng ngày trở nên rất khó khăn và chỉ có thể thực hiện được các việc nhẹ, tình trạng khó thở xuất hiện cả trong lúc nghỉ ngơi. Bệnh nhân phải nhập viện thường xuyên hơn.

Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh suy tim ra sao?

Mục tiêu điều trị bệnh suy tim mạn tính không phải là chữa khỏi, mà chỉ có thể là kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng, giúp cho bệnh nhân kéo dài thời gian sống và cải thiện tối đa chất lượng sống. Việc sử dụng thuốc là nhằm vào mục tiêu này.

Vì vậy, các thuốc được bác sĩ chỉ định thường là để ổn định huyết áp và kiểm soát hoạt động bơm máu của tim bằng cách giảm gánh nặng cho tim như dung thuốc lợi tiểu, giãn mạch, tăng sức co bóp cho cơ tim..

Các loại thuốc điều trị suy tim

Người bệnh suy tim sẽ được điều trị bằng thuốc lợi tiểu giúp cơ thể loại bỏ bớt chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ được kê thêm những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc ức chế men chuyển, hoặc ức chế thụ thể Angiotensin II
  • Di go xin loại thuốc giúp tim bơm máu hiệu quả hơn
  • Thuốc điều hòa nhịp tim

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc điều trị của bác sĩ, tránh tình trạng uống thuốc thấy đỡ là thôi không tiếp tục điều trị. Trong trường hợp người bệnh suy tim gặp phải những tác dụng phụ của thuốc cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để giảm liều hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân suy tim

Thật ra, điều trị không dùng thuốc chiếm vai trò khá quan trọng trong việc cải thiện tình trạng suy tim. Bác sĩ sẽ ưu tiên trao đổi nhiều hơn về việc thay đổi lối sống để phòng ngừa tiến triển suy tim bằng những lời khuyên sau đây:

  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ, yoga;
  • Tránh làm việc gắng sức quá mức
  • Cai hút thuốc lá, không uống rượu;
  • Kiểm soát căng thẳng, sống lạc quan vui vẻ;
    Duy trì cân nặng ở mức vừa phải;
  • Ăn uống lành mạnh: Không ăn mặn, bổ sung nhiều rau xanh, cá, ngũ cốc nguyên hạt, uống đủ nước;
  • Hạn chế ăn nhiều cholesterol (trong mỡ động vật, các chế phẩm béo từ sữa);
  • Khám bệnh định kỳ hàng tháng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Kiểm soát các bệnh liên quan: tăng huyết áp, tiểu đường, COPD, hen…

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân thủ điều trị, uống đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian. Không tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc, ngay cả khi thấy triệu chứng không còn. Mọi thay đổi về việc điều trị cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

B. Bệnh suy tim có nguy hiểm không, giải pháp giúp bạn giảm thiểu rủi ro

Ngay cả khi là chặng cuối của các bệnh tim mạch, kết quả chẩn đoán suy tim không có nghĩa là bạn đã bước đến cánh cửa tử thần. Vậy bệnh suy tim có nguy hiểm không và liệu có cách nào giúp bạn giảm thiểu rủi ro? Mặc dù trông chờ vào bác sĩ, cả nhà ai cũng bị ám ảnh bởi những ý nghĩ ảm đạm “suy tim có nguy hiểm không?”, “suy tim có chết không?”…

Mức độ nguy hiểm của bệnh suy tim

Giống như trong trường hợp của ông Hồng, mức độ nguy hiểm của người bệnh suy tim không chỉ được xác định bằng những lần cấp cứu nhập viện hay triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi… Tính mạng người bệnh còn bị đe dọa bởi 3 biến chứng cấp tính nguy hiểm sau đây:

  • Phù phổi cấp

Tình trạng suy tim gây ứ một lượng lớn dịch ở phổi, làm cản trở quá trình hô hấp, dẫn đến các triệu chứng ho khan, khó thở… Nếu bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, tình trạng ứ trệ này có thể dẫn tới cơn phù phổi cấp (chết đuối trên cạn) với các triệu chứng khó thở đột ngột, ho ra bọt màu hồng… Khi gặp biến chứng này, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đi bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

  • Đột tử do rối loạn nhịp tim

Những người bị rối loạn nhịp tim nhanh, cụ thể là nhịp nhanh thất hoặc rung thất sẽ có nguy cơ đột tử cao. Để phòng ngừa biến chứng đột tử do rối loạn nhịp tim, người bệnh nên đặt máy khử rung tim.

  • Đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong khiến rất nhiều người bệnh lo sợ do máu ứ trệ trong tim dài ngày dẫn đến kết dính với nhau tạo thành cục máu đông. Cục máu đông này có thể gây bít tắc động mạch vành, động mạch não, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ não.

Cấp độ suy tim nào nguy hiểm nhất?

Dù là cấp độ 1, 2, 3 hay 4 thì bệnh nhân vẫn luôn phải đối mặt với các nguy cơ gặp biến chứng không mong muốn. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, các căn bệnh kèm theo trong quá trình điều trị. Nhìn chung, người bệnh càng ở giai đoạn sau và cấp độ suy tim càng cao thì rủi ro càng nhiều.

Bệnh suy tim là tập hợp của tất cả các dấu hiệu cũng như triệu chứng ở giai đoạn cuối của các bệnh tim mạch, nên cấp độ suy tim có thể được xác định theo mức độ khó thở.

C. Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim nhanh hồi phục

Khi biết tin bố bị suy tim độ 3 đã lâu, chị Hà ngày nào cũng thấp thỏm lo âu vì ông đi đứng khó khăn, ăn không được, ngủ cũng không yên… Chị tìm đến nhiều bác sĩ, gặp ai chị cũng hỏi mà khóe mắt cay cay: “Làm sao để chăm sóc bệnh nhân suy tim nhanh hồi phục?”.

Cũng giống như chị Hà, nhiều người cảm thấy hoang mang vô cùng vì bệnh tình của người thân bị suy tim dường như ngày càng trở nặng ngay cả khi dùng thuốc và chú ý đến ăn uống. Thực tế, việc chăm sóc bệnh nhân suy tim ở mỗi giai đoạn đều có những lưu ý khác nhau nhưng không phải ai cũng có thể tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ.

Ngoài thuốc thang và dinh dưỡng, bạn còn cần lưu tâm đến cả việc tập luyện thể chất, giảm stress cho tinh thần và nhất là phải biết cách giảm nhẹ triệu chứng khi bệnh trở nặng. Mặc dù là một chặng cuối nhọc nhằn của các bệnh tim mạch, song áp lực chăm sóc bệnh nhân suy tim cũng sẽ không còn quá nặng nề nếu bạn có thể áp dụng kết hợp 5 lời khuyên sau đây.

1. Lưu ý dùng thuốc khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn cần nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và đều đặn mỗi ngày. Muốn làm được điều này, bạn nên hỏi bác sĩ điều trị cách sử dụng của các loại thuốc được kê đơn cho người thân.

Bạn hãy đọc kỹ đơn thuốc, hướng dẫn uống của từng loại thuốc ghi trên đơn để biết cách sử dụng thuốc. Bạn có thể lấy một mảnh giấy nhỏ, ghi các thông tin về thuốc như tác dụng, cách dùng… rồi dán vào vỏ của loại thuốc đó để chắc chắn mình không quên.

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn nên lưu ý các điều sau đây khi sử dụng thuốc:

• Đừng để người thân uống rượu: Bởi vì rượu chính là nguyên nhân làm tăng tác dụng phụ của một số thuốc điều trị.

• Kịp thời phát hiện người thân bị tác dụng phụ: Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu người thân gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc điều trị như: đánh trống ngực, hồi hộp, khát nước nặng, đi tiểu nhiều, lú lẫn, nhìn mờ, ảo giác, thay đổi tâm trạng thất thường, rối loạn nhịp tim nặng…

2. Chăm sóc bệnh nhân suy tim với chế độ ăn uống và luyện tập

Chế độ ăn uống và luyện tập chính là điều kiện bạn cần phải duy trì thường xuyên khi chăm sóc bệnh nhân suy tim. Nếu thực hiện không đúng cách, điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh của người thân trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Chế độ ăn uống khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn nên nấu những món dễ tiêu hóa, lựa chọn các thực phẩm sạch và rau củ quả tươi. Đặc biệt, bạn cần tránh để người thân ăn quá no, hạn chế dầu mỡ, chất béo cũng như thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn…

Ngoài ra, bạn cần chú ý nhắc người thân giảm uống nước và giảm muối (không quá 2g/ngày) để tránh bị phù. Đừng quên bổ sung cho bữa ăn của người thân các thực phẩm giàu kali như chuối, cam, cà chua, măng tây, sữa chua, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh…

  • Chế độ tập luyện , chăm sóc bệnh nhân suy tim

Trong đợt kịch phát bệnh suy tim, hãy để người thân nghỉ ngơi tại giường và tránh thực hiện các hoạt động quá sức. Bạn có thể xoa bóp tay chân cho người thân để giảm nguy cơ tắc mạch do ứ trệ tuần hoàn.

Khi đã qua giai đoạn kịch phát nguy hiểm, bạn nên khích lệ người thân vận động nhẹ nhàng và thường xuyên để tránh ngồi ì một chỗ làm bệnh trở nặng thêm. Bạn có thể thu xếp thời gian để cùng đi bộ với người thân quanh nhà, vận động này sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ và hệ thống mạch máu mới có tác dụng làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

3. Cách chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân suy tim

Biện pháp chăm sóc làm giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của suy tim: Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim ở giai đoạn nặng hơn, bạn càng phải lưu ý kỹ những biến chứng suy tim và cách giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu cực.

Ảnh hưởng tiêu cực của bệnh suy tim Biện pháp chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh
Người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng về thể lực. Nhắc người bệnh giảm các hoạt động gắng sức hoặc nghỉ ngơi tại giường trong đợt kịch phát, hướng dẫn vận động nhẹ nhàng khi qua cơn kịch phát.
Thường xuyên bị khó thở, nhất là khi về đêm kèm theo sắc mặt, móng tay và móng chân nhợt nhạt. Cần nới rộng quần áo của người bệnh khi bị khó thở.Để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi thoải mái.

Bố trí phòng nghỉ ngơi thông thoáng khí.

Tình trạng phù do ứ trệ tuần hoàn. Giảm bớt muối trong bữa ăn hàng ngày.Theo dõi màu nước tiểu và cho người bệnh uống một lượng nước vừa phải khi nhận thấy nước tiểu có màu vàng sẫm. Khi bị phù nhiều, lượng nước uống vào sẽ bằng lượng nước tiểu thải ra và thêm 300ml.

 

4. Cách nhận biết dấu hiệu suy tim trở nặng để cấp cứu kịp thời

Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn nên nhớ kỹ các dấu hiệu suy tim trở nặng để có thể nhận biết sớm và kịp thời điều trị. Sau đây là những dấu hiệu có thể nguy hiểm đến tính mạng của người thân mà bạn cần đưa đi cấp cứu khi các triệu chứng kéo dài trên 15 phút:

• Cơn hen tim: Người bệnh thường gặp tình trạng khó thở kịch phát này về đêm, với các dấu hiệu như thở nông, thở nhanh, khó thở, đau ngực, tăng huyết áp và tăng nhịp tim.

• Phù phổi cấp do tim: Người bệnh cảm thấy khó thở, phải ngồi dậy mới thở được, thở rất khó khăn kèm vã mồ hôi, chân tay lạnh ngắt, nhịp tim nhanh, vẻ mặt lo lắng và hoảng hốt.

• Nhồi máu cơ tim: Người bệnh có cảm giác đau như trái tim bị bóp chặt đè nặng, kèm theo khó thở. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau ở cổ, vai, hàm và cánh tay; hụt hơi, chóng mặt, khó tiêu, vã mồ hôi (đặc biệt là vùng đầu), hồi hộp, hoảng sợ…

5. Cách giảm stress khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, nếu như bạn lo lắng 1 phần thì người thân bị ám ảnh đến 10 phần bởi câu hỏi: “Bệnh suy tim có nguy hiểm không?”. Những suy nghĩ tiêu cực về cái chết cũng như viễn cảnh nằm liệt giường lúc cuối đời có thể khiến tâm lý của người thân ngày càng bị suy sụp dẫn đến tình trạng stress làm bệnh càng trở nặng.

Nhằm giúp người thân vượt qua nỗi sợ hãi và suy nghĩ lạc quan hơn, bạn có thể thử các cách sau:

• Trò chuyện vui vẻ và hỏi thăm thường xuyên: Người bệnh sẽ rất dễ rơi vào cảm giác cô đơn và suy nghĩ tiêu cực mỗi khi ở một mình. Vì vậy, bạn nên trò chuyện và hỏi thăm thường xuyên. Hãy chọn những chủ đề vui vẻ và tránh làm người thân phiền muộn nhé.

• Tạo điều kiện cho người thân làm điều mình thích: Bạn nên tìm hiểu sở thích của người thân như nghe nhạc, đọc sách, cắm hoa, chơi cờ, trồng cây… Sau đó, bạn có thể thu xếp mua các dụng cụ, quà tặng hay thậm chí là đăng ký cho người thân tham gia một câu lạc bộ cùng sở thích.

• Khuyến khích người thân vận động nhẹ nhàng: Tùy theo thể trạng của người thân và lời khuyên của bác sĩ, bạn có thể khuyến khích đi bộ, tập thiền… vừa giúp duy trì vận động thể chất lại thư giãn cho tinh thần.

• Quan tâm đến giấc ngủ của người thân: Một giấc ngủ sâu chính là liệu pháp giảm stress tự nhiên song lại rất khó khăn đối với người bệnh suy tim. Bạn nên chuẩn bị phòng ngủ thông thoáng, nhắc người thân ngủ đúng giờ và tránh ăn quá no trước khi ngủ.

Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

Bảng mẫu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cấp độ 2 3 4 bảng chi tiết, chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim, quả thật chẳng còn niềm vui nào lớn hơn lúc nhìn thấy sự hồi phục ngày càng nhiều hơn. Ngay cả khi đã chuẩn bị tinh thần rằng người thân của mình có thể ra đi bất cứ lúc nào, bạn cũng đừng buông bỏ hy vọng tìm kiếm giải pháp chữa trị. Đặc biệt, bạn cũng phải chú ý chăm sóc sức khỏe của mình để luôn là một chỗ dựa vững chắc cho người thân nhé!

Hãy lưu lại những bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim trên đây để có thêm thông tin tham khảo, qua đó có các bước chăm sóc bệnh nhân suy tim tốt nhất, giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe nhé.

Nguồn tham khảo:

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like