Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Đồ ăn vặt món ăn vặt ✅ Cách làm sữa chua từ sữa mẹ, kinh nghiệm và công thức canh thời gian ủ sữa chua chuẩn 100%

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ, kinh nghiệm và công thức canh thời gian ủ sữa chua chuẩn 100%

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. Kinh nghiệm và cách làm sữa chua từ sữa mẹ cho bé công thức chuẩn

Các mẹ thường muốn học làm sữa chua cho bé từ sữa của mình để ăn dặm mà chưa tìm được công thức cũng như cách làm sữa chua từ sữa mẹ chuẩn nhất. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để mang đến cho con yêu loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng nhất. Nhiều bà mẹ sau sinh có nguồn sữa dồi dào, nhiều dinh dưỡng con ăn không hết. Vì thế, họ thường hút sữa rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Nhiều người muốn tận dùng chính nguồn sữa mẹ sạch thơm để làm sữa chua cho bé. Tuy nhiên, cách làm sữa chua từ sữa mẹ lại không giống với công thức làm sữa chua thông thường. Vì thế, bạn hãy học ngay cách ủ sữa chua cho bé sau đây nhé.

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé - Cách làm sữa chua từ sữa mẹ, kinh nghiệm và công thức canh thời gian ủ sữa chua chuẩn 100%

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé – Cách làm sữa chua từ sữa mẹ, kinh nghiệm và công thức canh thời gian ủ sữa chua chuẩn 100%

Nguyên liệu làm sữa chua cho bé

  • Sữa mẹ: 200ml
  • Sữa chua không đường: 1 hộp
  • Đường cát: 2 thìa.

Dụng cụ làm sữa chua cho bé

  • Nồi, hũ đựng, thìa…
Sử dụng sữa mẹ để làm sữa chua cho bé

Sử dụng sữa mẹ để làm sữa chua cho bé

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ dẻo ngon mịn cho con yêu

  • Cách thanh trùng sữa mẹ làm sữa chua

Việc khử trùng sữa mẹ trước khi chế biến sữa chua là điều vô cùng cần thiết. Nó góp phần loại bỏ mùi xà phòng của sữa xuất hiện trong quá trình trữ đông. Đồng thời, việc này giúp tiêu diệt enzim Lipase có trong sữa mẹ. Đun sữa mẹ trong nồi đến khoảng 80 độ C, khi thấy sữa sủi bọt lăn tăn thì tắt bếp ngay nhé.

Đun sữa mẹ đến 80 độ C, không được đun sôi đến 100 độ bạn nhé

Đun sữa mẹ đến 80 độ C, không được đun sôi đến 100 độ bạn nhé

Đặt nồi sữa chua vào chậu nước đá cho sữa nguội đến khoảng 45 độ. Bạn sẽ mất khoảng 10 – 15 phút để sữa mẹ đã khử trùng sạch dần.

Khi đun sữa đến 80 độ C, bạn sẽ bảo toàn được đầy đủ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Bạn phải loại bỏ ngay quan niệm phải đun sữa sôi sùng sục mới tiệt trùng được đi nhé!

  • Quy trình về cách làm sữa chua từ sữa mẹ chuẩn

Cho 4 thìa sữa chua cái (sữa chua không đường) cùng 2 thìa đường vào nồi sữa mẹ. Bạn dùng thìa nguấy đều cho đường tan và hỗn hợp hòa quện với nhau. Lưu ý: Bạn nên để sữa chua cái ra ngoài tủ lạnh cho mềm trước khi hòa cùng sữa mẹ nhé.

Đun một nồi nước sôi khác, cho các hũ thủy tinh đựng sữa chua vào để tiệt trùng. Đây là bước quan trọng trong việc làm sữa chua cho bé, bạn không thể bỏ qua! Cho hỗn hợp sữa ở bước 3 vào từng hũ đựng nhỏ. Các mẹ không nên cho sữa quá đầy hũ nhé.

Cho sữa chua vào từng hũ rồi ủ qua đêm là được

Cho sữa chua vào từng hũ rồi ủ qua đêm là được

Cho các hũ sữa chua vào một nồi/ thùng nước ấm để ủ. Thời gian ủ sữa chua từ 4 – 8 tiếng. Nếu bạn ủ sữa chua khoảng 4 – 6 tiếng thì sữa sẽ ngọt và loãng hơn. Nếu ủ sữa chua từ 7 – 8 tiếng thì sữa sẽ đặc và chua hơn do độ lên men cao. Sản phẩm sữa lên men từ 4 – 8 tiếng là vừa đủ với các bé yêu.

Lấy sữa chua đã lên men đem bảo quản ở tủ lạnh và để dùng dần. Làm sữa chua cho bé từ sữa mẹ không chỉ tiết kiệm mà còn giúp bé có được cung cấp nguồn vitamin dồi dào. Nếu bé đang trong quá trình ăn dặm, mẹ có thể dùng sữa chua này kết hợp cùng bơ, đu đủ để làm sinh tố.

Lưu ý: Nếu bạn ủ sữa chua quá lâu, từ 10 – 12 tiếng thì sản phẩm từ sữa này sẽ rất chua. Điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé yêu nhà bạn.

Bạn có thể cho bé yêu ăn sữa chua hằng ngày nhưng không nên cho bé ăn quá nhiều

Bạn có thể cho bé yêu ăn sữa chua hằng ngày nhưng không nên cho bé ăn quá nhiều

Khi nào cho bé ăn sữa chua là tốt nhất?

Sau bữa ăn chính, mẹ nên cho các bé ăn sữa chua. Điều này rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa của bé. Tùy vào độ tuổi của các con mà lượng thực phẩm Probiotic cũng có sự khác nhau.

Bé trên 2 tuổi có thể ăn 200g/ngày. Bé dưới 10 tháng tuổi nên ăn khoảng 50g/ngày. Tuy sữa chua cung cấp nhiều vitamin A, C, B, mang đến nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể nhưng mẹ không nên lạm dụng thực phẩm này.

Ghi nhớ: Sau khi cho bé ăn sữa chua, mẹ cần súc miệng cho con ngay để bảo vệ răng miệng. Các bé đang mọc răng có thể bị hỏng men răng nếu bỏ qua bước này.

Bạn có thể kết hợp thêm hoa quả cùng sữa chua cho bé ăn - Cách làm sữa chua từ sữa mẹ, kinh nghiệm và công thức canh thời gian ủ sữa chua

Bạn có thể kết hợp thêm hoa quả cùng sữa chua cho bé ăn – Cách làm sữa chua từ sữa mẹ, kinh nghiệm và công thức canh thời gian ủ sữa chua

Trên đây là cách làm sữa chua cho bé từ sữa mẹ. Cách thức này đem đến cho bạn một sản phẩm thơm, mềm mịn và giàu chất dinh dưỡng. Nếu bé không sử dụng hết, bố mẹ có thể ăn vì loại sữa chua này cũng có nhiều lợi ích như các sữa chua đóng hộp. Chúc các bạn thành công với công thức và cách làm sữa chua từ sữa mẹ cực đơn giản này.

Mời các bạn xem thêm: 3 CÁCH BẢO QUẢN  SỮA MẸ đúng cách  trong tủ lạnh, tủ đông hoặc ở nhiệt độ thường sau khi vắt ra ngoài

B. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ – vì sao nên cho trẻ bú sữa mẹ?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như: nhanh giảm cân, giải phóng hormone oxytocin, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng…

1. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là từ 10 -15 ngày sau sinh nên các bác sĩ khuyên các mẹ hãy cho con bú ngay từ khi lọt lòng. Sữa mẹ chứa 50% calo chất béo, 45% calo chất bột đường và 5% calo chất đạm (protein).

Chất béo

Chất béo là thành phần quan trọng và chủ yếu nhất trong sữa mẹ. Chất béo trong sữa mẹ giàu các thành phần omega-3, DHA, AA. Đây là những chất giúp trẻ phát triển trí não toàn diện. Chất béo trong sữa mẹ cũng chứa các men tiêu hóa mỡ lipase giúp việc tiêu hóa của bé dễ hơn, hạn chế đầy hơi, chướng bụng.

Protein

Ngoài chất béo thì protein là một thành phần sữa mẹ không thể bỏ qua. Protein trong sữa mẹ tồn tại ở dạng huyết thanh rất mềm mại, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa và giàu yếu tố tăng trưởng, giúp trẻ phát triển trí não và thể chất toàn diện.

Trong protein này còn chứa lysozyme có tác dụng kháng khuẩn, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường. Ngoài ra, protein trong sữa mẹ gây buồn ngủ cũng là lý do khiến trẻ thường bị ngủ quên trong và sau khi bú.

Cacbohydrat

Lactose và Oligosaccharide được xem là 2 cacbohydrat quan trọng và chủ yếu nhất của sữa mẹ. Tác dụng chính của chúng là hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp trẻ có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Thành phần kích thích miễn dịch

Thành phần của sữa mẹ là yếu tố chính giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Mỗi cữ bú có hàng triệu bạch cầu sống từ sữa mẹ và các globulin miễn dịch được đi vào cơ thể của trẻ. Khi bé bị các y vi khuẩn tấn công, các chất này sẽ đóng vai trò bảo vệ trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Vitamin và khoáng chất

Sữa mẹ có chứa nhiều sắt, canxi và selen, tất cả đều dễ hấp thu. Chúng không chỉ cho trẻ một bộ xương và răng chắc khỏe, một hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn đem lại lợi ích rất nhiều cho sự phát triển trí não.

Men và hormone

Sữa mẹ bao gồm men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa.

Các loại men và hormone này có ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống chúng sẽ thay đổi theo. Vì vậy chúng giúp bé dần dần làm quen với những thực phẩm khác nhau trong cuộc sống.

2. Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có điều kiện phát triển toàn diện và phát triển hệ thống cơ quan:

Não – chỉ số IQ cao hơn (cholesterol và các chất béo khác trong sữa mẹ có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của mô thần kinh).
Mắt – thị lực tốt hơn.

Tai – ít bị nhiễm trùng tai hơn.

Miệng – bé bú mẹ từ 1 năm trở lên ít phải điều trị chỉnh nha hơn. Động tác bú mẹ giúp cải thiện sự phát triển cơ mặt. Những thay đổi tinh tế của mùi vị sữa mẹ giúp bé học cách làm quen với các thực phẩm bổ sung đa dạng.

Hệ hô hấp – ít bị nhiễm trùng hô hấp trên hơn và nếu bị thì thường nhẹ hơn. Trẻ ít khò khè, ít viêm phổi và cúm hơn.

Tim mạch – nhịp tim thấp hơn.Trẻ bú mẹ có thể có hàm lượng cholesterol thấp hơn khi trưởng thành.

Hệ tiêu hóa – ít tiêu chảy, ít nhiễm trùng dạ dày ruột hơn. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trở lên làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Đồng thời, nó cũng làm giảm nguy cơ bị viêm loét đại tràng cũng giảm khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Hệ miễn dịch – bé bú mẹ có đáp ứng tốt hơn với tiêm chủng phòng bệnh. Sữa mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ trưởng thành tốt hơn và làm giảm nguy cơ ung thư thời kỳ trưởng thành.

Hệ nội tiết – giảm nguy cơ đái tháo đường.

Thận – với lượng muối và protein thấp hơn, sữa mẹ làm giảm gánh nặng đến thận.

Hệ tiết niệu – ít nhiễm trùng hơn.

Cơ khớp – ít bị viêm khớp dạng thấp .

Da – ít bị chàm dị ứng hơn.

Tăng trưởng – bé dưới 1 tuổi mảnh mai hơn và ít bị béo phì về sau.

Ruột – ít bị táo bón, đi ngoài phân đỡ gắt mùi hơn.

Sự phát triển thần kinh, vận động bình thường ở trẻ em 1-12 tháng tuổi

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ thông minh hơn và có hệ miễn dịch tốt hơn

3. Vì sao cần cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì… Sữa mẹ còn có vai trò giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch tự nhiên bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật…Trẻ nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn.

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài vượt qua thời kỳ cai sữa. Sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa những bệnh chuyển hóa tim mạch như béo phì, cao huyết áp, lipid máu cao và bệnh tiểu đường loại 2.

Bên cạnh đó, cho con bú trong những tháng đầu đời là thời khắc thiêng liêng giúp bạn và bé gần nhau hơn. Điều này đem lại tình mẫu tử gắn bó thiêng liêng cho cả bạn và bé.

Ngoài ra khi cho con bú, mẹ cảm thấy rất hạnh phúc khi nhìn thấy con khỏe mạnh, con lớn lên mỗi ngày và mẹ biết rằng mẹ đã cho con điều tốt nhất mà mẹ có thể.

Bên cạnh đó việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng đem lại nhiều lợi ích cho bà mẹ như giảm cân sau sinh, tử cung thu hồi nhanh, giảm chảy máu sau sinh. Bên cạnh đó còn trì hoãn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.

C. Cách làm yaourt bằng sữa tươi ngon đơn giản ngay tại nhà

Một thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng và có nhiều dưỡng chất cực kỳ tốt cho sức khỏe đó chính là sữa chua (yaourt). Món sữa chua này được rất nhiều người thích ăn và đặc biệt có rất nhiều người tìm kiếm cách làm yaourt này. Bây giờ kênh cẩm nang Massageishealthy sẽ chia sẻ đến các bạn đọc một cách làm yaourt bằng sữa tuoi ngon tuyệt ngay tại nhà đơn giản nhất nhé!

Cách làm yaourt bằng sữa tươi ngon tại nhà đơn giản nhất

Cách làm yaourt bằng sữa tươi ngon tại nhà đơn giản nhất

Nguyên liệu học cách làm yaourt gồm

  • Sữa đặc: 1 lon.
  • Nước sôi nóng: 1 lon (lấy lon sữa đặc để đong).
  • Sữa tươi: 2 lon (lấy lon sữa đặc để đong).
  • Sữa chua không đường: 1 đến 2 hộp (dùng để làm men).

Dụng cụ học cách làm yaourt sữa chua gồm

  • Bát để trộn.
  • Nồi.
  • Cốc hoặc hũ đựng sữa chua

Cách làm yaourt sữa chua như sau

Bước 1: Bạn lấy một chiếc bát tô to và mở hộp sữa đặc ra rồi đổ sữa đặc vào trong bát tô to đó. Sau đó bạn sử dụng hộp sữa đặc đó đong một lon nước sôi nóng và đổ từ từ lon nước sôi đó vào trong bát sữa đặc (vừa đổ bạn vừa dùng muôi khuấy đều lên cho sữa đặc được tan hết nhé).

Cách làm yaourt ngon - đổ sữa đặc ra bát tô to và đong 1 lon nước sôi nóng đổ vào khuấy đều

Cách làm yaourt ngon – đổ sữa đặc ra bát tô to và đong 1 lon nước sôi nóng đổ vào khuấy đều

Bước 2: Tiếp tục lấy lon sữa đó đong thêm 2 lon sữa tươi nữa và đổ từ từ 2 lon sữa tươi đó vào tô sữa đặc ở bước 1 đã hòa tan (bạn cũng vừa đổ vừa dùng muôi khuấy cho đều lên nhé).

Bước 3: Bạn đổ sữa chua vào hỗn hợp sữa đã hòa ở trên rồi khuấy đều lên cho sữa chua tan đều hết ra (bạn muốn sữa chua nhiều thì dùng 2 hộp và muốn chua ít thì dùng 1 hộp). Nếu như bạn thấy sữa khó tan thì có thể sử dụng rây lọc qua trước rồi hãng đổ sữa chua vào hỗn hợp sữa đã hòa.

Cách làm yaourt bằng sữa tươi - hòa sữa chua với hỗn hợp sữa ở trên

Cách làm yaourt bằng sữa tươi – hòa sữa chua với hỗn hợp sữa ở trên

Bước 4: Bạn đặt một nồi nước to lên trên bếp đun đến khi nào thấy dưới đáy nồi nước sôi lăn tăn khoảng 80 độ C thì bạn tắt bếp đi và dùng nồi nước đó để ủ sữa chua (nên sử dụng nồi dày để giữ nhiệt được lâu hơn và không nên đun nước quá nóng).

Bước 5: Bạn thực hiện múc sữa chua lần lượt vào từng chiếc cốc hoặc từng chiếc hũ đã chuẩn bị sẵn rồi lại xếp lần lượt từng hũ sữa chua này đặt vào trong nồi nước nóng đã đun và đậy các nắp lọ thủy tinh lại. Bạn chỉ cần đổ cho nước ngập khoảng 2/3 thành lọ sữa là được nhé.

Cách làm yaourt dẻo - múc sữa chua vào từng chiếc hũ thủy tinh đã chuẩn bị

Cách làm yaourt dẻo – múc sữa chua vào từng chiếc hũ thủy tinh đã chuẩn bị

Bước 6: Bạn lấy một cái khăn để đậy lên bên trên nồi rồi lấy nắp nồi đậy kín xong lại và đặt ở nơi thoáng từ 8 đến 10 tiếng hoặc có thể để qua đêm là các bạn có thể dùng được.

Cách làm da ua khác

1 hộp sữa Ông Thọ đặc có đường, quậy chung với 1 lít sữa tươi Long Thành (nửa lít có đường, nửa lít không đường) hoặc 6 bịch sữa tươi (3 có đường, 3 không đường).

Sữa tươi có đường hay không, tỉ lệ bao nhiêu là tùy sở thích cá nhân. Đun nóng (uống thử không quá nóng ) hỗn hợp sữa ấy vừa phải để nhanh lên men rồi tắt bếp. Nếu không đun nóng cũng không sao, lên men chậm hơn .

Cho 1 hoặc 2 hủ yauort cái (yauort ăn hàng ngày ý) quậy vào nồi sữa nóng. Đậy nắp. Để từ 10-15 giờ, chua vừa ăn (thời gian dài ngắn, tùy sở thích độ chua). Nếm vừa chua, cho vào hủ, nhớ đậy nắp hủ – yauort mới dẻo, mịn (chén, li, bọc… tùy ý), để ngăn đá tủ lạnh.

Lưu ý :

  • Độ ngọt, chua tùy sở thích. Lượng sữa tươi nhiều ít là tùy, nhiều sữa tươi sẽ đá nhiều, ít sữa tươi sẽ dẻo mịn hơn….
  • Nếu kiến vào nồi, lấy màng đậy thức ăn thay nắp nồi, kín tuyệt đối.
  • Tóm lại, cứ quậy chung sữa đặc, sữa tươi, yauort cái. Đậy nắp, để đó trên 10 giờ, chua thì bỏ hủ, cho vào tủ đá là xong.

Trên đây là cách làm yaourt ngon bằng sữa tươi ngon tại nhà đơn giản nhất của kênh cẩm nang gia đình Massageishealthy, chuyên mục món ngon mỗi ngày muốn gửi đến các bạn đọc. Hãy chia sẻ cách làm yaourt sữa chua này nếu bạn thấy bài viết hữu ích để mọi người cùng biết cách làm yaourt để làm cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

Chúc các bạn thành công với cách làm yaourt thơm ngon cũng như cách làm sữa chua từ sữa mẹ thơm ngon, bổ dưỡng này và luôn có một sức khỏe tốt nhé!

Nguồn tham khảo:

You may also like

You cannot copy content of this page