Thực hay giả việc môn phái Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt lừa đảo võ công truyền điện bí truyền hoàn toàn không có thật – theo lời của môn sinh và võ sư Trưởng Tràng Huỳnh Quốc Hùng thừa nhận. Rất nhiều video đánh nhau thực chiến của Huỳnh Tuấn Kiệt và võ sư Vịnh Xuân Pierre Flores được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Table of Contents
A. Tiểu sử lý lịch Huỳnh Tấn Kiệt – Chương môn phái Nam Huỳnh Đạo
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Huỳnh Tuấn Kiệt có cha là một thầy thuốc. Từ nhỏ ông đã ham mê võ thuật, theo học karate trước tiên. Sau đó, ông học Hồng gia quyền từ võ sư Đinh Trí Dũng và Thiếu lâm nội gia quyền từ võ sư Trần Tiến. Năm 1991, sau khi bị võ sư Trần Tiến khai trừ khỏi môn phái, Huỳnh Tuấn Kiệt lập môn phái riêng, dạy môn sinh tại đình Nam Chơn, nhận bằng võ sư
Thời trẻ, Huỳnh Tuấn Kiệt được đánh giá là người cầu thị và đam mê võ học. Các võ sư khác đánh giá ông tốc độ ra đòn nhanh. Phần yếu của ông là bộ chân, khi di chuyển không được linh hoạt.
Vào giữa năm 2017, trên các trang mạng xã hội xuất hiện một số video clip quay cảnh Huỳnh Tuấn Kiệt dùng nội công để đánh ngã hoặc “truyền điện” nhiều người cùng một lúc. Các clip này gây xôn xao cộng đồng mạng và được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Ông bắt đầu được báo chí trong và ngoài nước để ý tới, các bài viết đa phần cho rằng khả năng này của ông chỉ là trò bịp bợm. Nhiều võ sư ở các môn phái khác nhau đã lên tiếng thách đấu với Huỳnh Tuấn Kiệt nhưng không được hồi âm.
Thậm chí một võ sư người Canada đến tận võ đường của ông Kiệt ở Việt Nam mong được giao lưu võ thuật nhưng ông đóng cửa không tiếp. Vụ việc chỉ lắng xuống khi em trai ông Kiệt lên tiếng thừa nhận các video clip của ông chỉ là luyện tập giữa các thành viên với nhau nhưng bị quay lén rồi tung lên mạng chứ không cố tình quảng cáo. Em ông Kiệt còn khẳng định nội công “truyền điện” này là do mọi người thêu dệt chứ không có thật.
Võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt: Lập phái từ chuyện một chiếc áo
Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo là người đam mê võ thuật, từng nghiên cứu và có thể sử dụng nhiều môn như Karate, Hồng gia quyền hay Vịnh Xuân.
Huỳnh Tuấn Kiệt sinh năm 1968 tại Long An, có cha là một thầy thuốc nổi tiếng. Từ nhỏ Huỳnh Tuấn Kiệt đã đam mê võ thuật và môn đầu tiên theo học là Karate, từ võ sư Thuỷ – một trong những người có trình độ võ công thâm hậu ở miền Nam thời xưa. Tiếp đó, ông dành nhiều thời gian để học Hồng gia quyền từ võ sư Đinh Trí Dũng và Thiếu lâm nội gia quyền từ võ sư Trần Tiến.
Tuấn Kiệt từng treo biển Thiếu lâm nội gia quyền, dạy võ tại đình Nam Chơn. Ông có bằng võ sư đầu tiên cũng với danh nghĩa của môn phái này. Biến cố xảy ra vào năm 1991 khi võ sư Trần Tiến quyết định khai trừ Tuấn Kiệt vì “mặc áo không giống ai”. Thời đó, ông thường mặc áo xẻ nách khi dạy võ.
Tâm sự với người bạn thân, Tuấn Kiệt được khuyên nhờ hai võ sư có tiếng làm chứng để lập môn phái riêng. Ông nhanh chóng hoàn tất các thủ tục, chỉ ba tháng sau đã cho ra đời Nam Huỳnh Đạo.
Năm 1994, Tuấn Kiệt mời bạn bè võ sư đến theo dõi buổi lễ bế môn của các học trò (vào ngày 23/12 Âm lịch). Nhận được góp ý “võ Nam Huỳnh Đạo thừa cương thiếu nhu”, ông gật đầu thừa nhận. Để bổ khuyết, ông tìm tới võ sư Hồ Trường Xà và võ sư Hậu Tuấn để nghiên cứu Vịnh Xuân.
Võ sư Tuấn Kiệt là người ham học hỏi, và rất giỏi trong việc phát triển môn phái. Ông từng cho các đệ tử ra công viên tập luyện để phô diễn, dạy miễn phí cho người dân tại đó để tập luyện nâng cao sức khoẻ… Đến lúc này, Nam Huỳnh Đạo trở thành môn phái lớn nhất miền Nam, với số lượng môn sinh được thông báo lên tới hơn 10.000.
Gần đây, tên tuổi võ sư Tuấn Kiệt càng thêm nổi với màn “phóng điện”. Phái Nam Huỳnh Đạo cho biết ông ban đầu chỉ biểu diễn nội bộ nhưng một đệ tử đã quay lại, tải lên mạng khiến câu chuyện trở nên ồn ã.
Vừa qua, cao thủ Vịnh Xuân Pierre Flores sang Việt Nam thách đấu Huỳnh Tuấn Kiệt. Tuy nhiên, ông từ chối, cho em trai Tuấn Hùng tiếp. Võ sư Tuấn Kiệt cho biết ông chỉ thi đấu với sư phụ của Pierre Flores là võ sư Nam Anh.
“Màn truyền điện thì tôi không biết. Nhưng về võ thuật, Huỳnh Tuấn Kiệt là người có tài, thuộc hàng cao thủ. Nếu đánh nhau, dù trẻ hơn, to cao hơn, Pierre Flores cũng khó thắng. Tôi tin Tuấn Kiệt có nhiều tuyệt học”, Chủ tịch Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang cho hay.
KungFu truyền điện của Huỳnh Tuấn Kiệt chưởng môn phái Nam Huỳnh Đạo thật hay giả có thực không?
Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt thách đấu thực chiến bị Vinh Xuân Flores bị đánh tơi tả
Video hài hước Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt biểu diễn thực chiến truyền điện học viên
Môn sinh Nam Huỳnh Đạo hé lộ sự thật võ công ‘truyền điện’ lừa đảo, lừa bịp mọi người
Đích thân môn sinh Nam Huỳnh Đạo khẳng định võ công “truyền điện” là không có thật. Các video biểu diễn môn nội công tâm pháp như điện giật của chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt là nguyên nhân khiến võ sư Pierre Francois Flores lặn lội sang Việt Nam giao lưu. Cao thủ Vịnh Xuân muốn kiểm chứng môn võ công đặc biệt này.
Cuộc tỉ thí giữa chưởng môn Nam Huỳnh Đạo và Flores nhiều khả năng sẽ không xảy ra. Dù vậy, võ sư đến từ Canada có thể biết được sự thật về võ công “truyền điện” qua những câu trả lời cả chính thức lẫn không chính thức từ các môn sinh của phái võ này.
Một nhân vật tự nhận là môn sinh theo học Nam Huỳnh Đạo 9 năm chia sẻ trên trang blog tên Kỳ Dương rằng võ công “truyền điện” là không có thật. Những đoạn video nói trên thực chất chỉ là biểu diễn minh họa cho môn khí công của võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt.
“Một lần nữa tôi xin khẳng định, đó không phải là công phu điện giật như mọi người nghĩ”, người tự nhận là đệ tử Nam Huỳnh Đạo tiết lộ.
“Khi bạn ngồi thiền, ấy là dẫn khí thụ động, nhưng vừa lắng nghe dòng khí chảy trong người vừa kéo đơn thì đó là dẫn khí chủ động. Và trong các clip đó sư phụ tôi chỉ biểu diễn về việc tác động của khí công trong điều kiện cả 2 đã vận khí chủ động theo tâm pháp riêng của môn phái.
Còn các chuyển động rung lắc thì tôi không bàn tới, nhưng tạm hiểu là khi bạn mở cho nước chảy qua 1 cái ống thì cái ống đó sẽ rung lắc nếu không được cố định kỹ càng”.
Hôm qua, em trai của chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt cũng đã lên tiếng và khẳng định điều tương tự trong cuộc phỏng vấn với VnExpress. “Công phu truyền điện là mọi người tự nói, chúng tôi chưa bao giờ đề cập như thế. Chúng tôi khẳng định luôn là không có truyền điện”, võ sư Huỳnh Quốc Hùng chia sẻ.
Võ sư Hùng là người sẽ đại diện phái Nam Huỳnh Đạo đứng ra tỉ thí nếu võ sư Flores vẫn muốn giao lưu.
Đại diện Nam Huỳnh Đạo: ‘Không có võ công truyền điện’
Chia sẻ với VnExpress, Trưởng Tràng Huỳnh Quốc Hùng cho biết sư phụ Huỳnh Tuấn Kiệt sẵn sàng tiếp đón nhưng không giao đấu với Pierre Flores.
– Pierre Flores liên tục đưa ra lời thách đấu với võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt. Phản ứng của Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo ra sao?
– Những lời thách thức như vậy khiến các môn sinh trong võ phái cảm thấy bức xúc. Tuy nhiên, sư phụ Huỳnh Tuấn Kiệt vẫn bình tâm, chú tâm tập luyện cùng các học trò. Cảnh giới cao của người tập võ là phải giữ được tĩnh tâm. Ông cũng yêu cầu các môn sinh không manh động.
– Nếu cao thủ Vịnh Xuân tiếp tục khiêu chiến, Huỳnh Nam Đạo sẽ ứng xử thế nào?
– Sư phụ Huỳnh Tuấn Kiệt chắc chắn sẽ không giao đấu với Pierre Flores. Chúng tôi là môn phái chính danh, có sự công nhận của nhà nước. Như vậy, Nam Huỳnh Đạo không thể thi đấu theo kiểu ngoài vòng pháp luật. Sư phụ chúng tôi cũng luôn nhắc mọi người tuyệt đối không giao tranh kiểu võ biền.
Về mặt danh phận, trình độ, khoảng cách giữa sư phụ tôi và Flores là quá lớn. Rất nhiều võ sư xem video so tài của Flores đều thấy anh ấy trình độ không cao. Đòn Vịnh Xuân mà Flores dùng cũng không nhiều, thiên về đánh tự do.
Nam Huỳnh Đạo không coi Flores là kẻ thù, sẵn sàng kết bạn. Chúng tôi mong anh ấy hướng tới hoà khí, trên tinh thần võ đạo chân chính.
Ngày hôm qua tôi có chờ Flores tại đình Nam Chơn nhưng anh ấy không đến. Nếu đến Nam Huỳnh Đạo sẽ tiếp đón đàng hoàng, biểu diễn giới thiệu võ thuật.
Với cá nhân sư phụ Huỳnh Tuấn Kiệt thì chỉ gặp Flores với ba điều kiện. Thứ nhất, có sự giới thiệu của phía Canada, của Chưởng môn Nam Anh. Thứ hai, cơ quan chức nặng tại Việt Nam đồng ý. Thứ ba, đến với tâm thế không phải khiêu khích, có hoà khí võ đạo và sự tôn nghiêm.
– Sư phụ Huỳnh Tuấn Kiệt nghĩ sao về phương án cho đệ tử “giao tay” với Flores để giao lưu võ thuật?
– Flores làm dư luận xấu trên mạng xã hội thời gian qua, cơ quan chức năng đã vào cuộc, nên việc “giao tay” không thể xảy ra. Chúng tôi sẵn sàng cho Flores thấy cái đẹp, võ đức, võ công và võ đạo của Nam Huỳnh Đạo. Nhưng giao lưu để làm bạn chứ không phải đánh nhau phân định thắng thua.
– Pierre Flores nói công phu “truyền điện” của sư phụ Huỳnh Tuấn Kiệt là gian dối. Nam Huỳnh Đạo giải thích sao về công phu này?
– Công phu truyền điện là mọi người tự nói, chúng tôi chưa bao giờ đề cập như thế. Chúng tôi khẳng định luôn là không có truyền điện.
Đó là một loại nội công tâm pháp của bản môn. Những người tập cùng nhau lâu năm, có sự tương tác nhất định sẽ lãnh hội được giá trị. Sư phụ chúng tôi thi triển nhằm mục đích giúp các võ sinh nâng cao năng lực thể chất và tinh thần.
Môn phái không có ý định đưa lên quảng cáo, vô ý một đồ đệ quay, đưa lên mạng. Thêm nữa, thời gian qua nước ngoài có một số video lừa bịp nên chúng tôi bị ảnh hưởng.
– Tôn chỉ của Nam Huỳnh Đạo là gì thưa ông?
– Trong võ học, Nam Huỳnh Đạo cũng không bao giờ nhận mình là số một. “Cao nhân tất có cao nhân trị”, người giỏi sẽ có người giỏi hơn. Mục tiêu của môn phái là giúp con người khoẻ mạnh, có võ đức. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Huỳnh Đạo được đưa vào trường học để các cháu rèn luyện.
Định hướng của Nam Huỳnh Đạo là phát huy văn hoá dân tộc thông qua võ đạo nhân văn thượng võ. Tiêu chí của môn phái được quán triệt là rèn luyện đạo đức cho môn sinh trên tinh thần đạo lý của dân tộc Việt Nam, nâng cao thể chất và tinh thần, giữ gìn và phát huy văn hoá phi vật thể của dân tộc.
Trên cơ sở đó, môn phái Nam Huỳnh Đạo tuyệt đối không giao đấu có tính ăn thua, bất hợp pháp với các các võ sinh của các môn phái khác.
B. Từ trò lừa đảo của Nam Huỳnh Đạo đến màn thách đấu hiếm có làng võ Việt
Võ sư Vịnh Xuân Pierre Francois Flores khẳng định sẽ tới gặp Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo để “bắt tay”. Nhưng đây nhiều khả năng sẽ không phải là cái bắt tay thông thường.
Như tin đã đưa, ngày 10/6, môn phái Nam Huỳnh Đạo đã chính thức đưa ra câu trả lời trước những lời thách đấu của võ sư Canada Pierre Francois Flores, rằng môn phái này sẽ “không giao thủ dưới bất cứ hình thức nào với môn sinh các võ phái khác vì mục đích tranh thắng thua”.
Sau khi nhận được sự khước từ này, Flores đã tiếp tục gửi một thông điệp đặc biệt tới Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt với nội dung:
“Thưa Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt, tôi đã nhận được câu trả lời chính thức của ông về việc từ chối lời mời của tôi.
Vì lợi ích với cộng đồng võ thuật, tôi khuyên võ sư nên gỡ bỏ tất cả những video mà ông trình diễn thứ kỹ thuật giống như “điện giật” của mình. Điều đó không đại diện cho sự thật và chỉ làm xấu hình ảnh của võ thuật tryền thống.
Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ để dậy cho thế hệ trẻ phải luôn theo đuổi sự thật, sự cao đẹp nhất trong mỗi hành động. Có lẽ sự kiện này sẽ làm thức tỉnh lương tri của ông. Đó cũng là bài học cho những thế hệ trẻ cần phải nghiêm túc hơn, để không bị lôi kéo vào những trò lừa phỉnh và giả mạo.
Trân trọng!
Tái bút: Trong một vài tuần tới, khi tôi đến Việt Nam, tôi sẽ đến gặp võ sư để bắt tay một cách đơn giản”.
Như vậy, câu chuyện về việc võ sư Vịnh Xuân Pierre Francois Flores thách đấu Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo đã dần đi tới hồi kết.
Dù không thể giao đấu song những thông điệp mà Flores đưa ra thực sự rất đáng để chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt phải suy ngẫm. Và nhiều khả năng, “cái bắt tay” mà vị cao thủ người Canada định dành cho Huỳnh Tuấn Kiệt sẽ chẳng phải là một hành động xã giao thông thường.
Cũng theo nội dung trong bức thư của Flores thì nhiều khả năng trong thời gian vài tuần tới, võ sư người Canada sẽ tới Việt Nam với mục đích giao đấu cùng cao thủ Karate Đoàn Bảo Châu.
Chia sẻ với chúng tôi, võ sư Đoàn Bảo Châu cho biết thời gian này, ông đang gác bỏ tất cả mọi công việc để tập trung vào việc luyện tập để chuẩn bị cho màn thượng đài đặc biệt với Flores.
Tất nhiên, dù không đặt nặng vấn đề thắng thua nhưng đây chắc chắn sẽ là trận đấu đáng chú ý bậc nhất với làng võ Việt Nam, đặc biệt là võ cổ truyền trong thời gian tới.
C. “Đột nhập” mật thất Nam Huỳnh Đạo: Đặc dị công phu đàn trảo công
Đàn trảo công hay thiết trảo công là một trong những đặc dị công phu chỉ được võ sư có nội công thâm hậu luyện tập trong mật thất môn phái Nam Huỳnh Đạo.
Mật thất là khu vực cấm địa của môn phái Nam Huỳnh Đạo, người ngoài và thậm chí các đệ tử bình thường hầu như không được tùy tiện bước vào. Chỉ có những đệ tử lâu năm, có khiếu võ học mới được truyền dạy võ công và luyện tập tại khu vực đặc biệt này.
Mật thất của môn phái là nơi cất giữ những binh khí độc đáo của bổn môn, nơi để chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt truyền tuyệt học môn phái cho các đệ tử và đặc biệt là nơi luyện “đặc dị công phu”. Đó là các bài tập thượng thừa, đòi hỏi nội công và sức bền vượt trội của người luyện.
Một trong số ít đó là đàn trảo công hay còn được gọi là thiết trảo công, một bài tập nội ngoại công kết hợp. Võ sư luyện sẽ dùng đôi tay trần nhào vào trong chậu lớn chứa đầy sỏi đá sắc nhọn.
Nếu người tập không có đủ nội công, thực lực thì rất dễ dẫn đến chấn thương khớp tay hay chảy máu từ các đầu ngón tay. Tuy nhiên với những võ sư có nội công không dưới 8 năm này, nhào sỏi đá trong chậu không khác gì nhào bột.
Đặc biệt, các võ sư luôn đeo hàng chục vòng thiết xuyến có khối lượng nặng trên cánh tay nhằm gia tăng độ khó và sức chịu đựng cho cơ thể. Số lượng và độ nặng của vòng xuyến tùy vào công lực và trình độ của võ sư.
Trung bình võ sư đeo từ 3-7 vòng xuyến ở mỗi cánh tay. Trường hợp đặc biệt có võ sư đeo đến 10-14 vòng. Người tập đàn trảo công có những ngón tay cứng chắc, sức cánh tay hơn người mà còn có tốc độ ra đòn rất cao sau khi bỏ các vòng xuyến ra.
Một số hình ảnh cao thủ Nam Huỳnh Đạo luyện “đặc dị công phu”:
“Đặc dị công phu” đàn trảo công giúp võ sư có đôi tay cực khỏe, ngón tay cứng chắc hơn người
Mật thất còn là nơi chứa đựng nhiều binh khí quý và độc đáo của môn phái. Cách thức luyện bộ pháp và thiết đầu công của các cao thủ Nam Huỳnh Đạo vô cùng độc đáo. Cùng với cách luyện quyền Đàn Trảo Công thì Nam Huỳnh Đạo còn có một môn “đặc dị công phu” khác cũng vô cùng độc đáo, được gọi là Mộc Dục Công với những bài tập luyện riêng biệt chỉ được chưởng môn truyền dạy và cho luyện tập trong mật thất cấm địa.
Cụ thể, các võ sư sẽ phải di chuyển bộ pháp để đánh quyền trên chậu lớn có mặt tiếp xúc khá nhỏ và không bằng phẳng. Đây là một bài tập có độ khó rất cao đòi hỏi vị võ sư phải có thân thủ bộ pháp cân bằng hợp nhất, tấn pháp vững vàng, quyết đoán và độ chính xác trong từng bước di chuyển.
Đáng nói, các đòn thế đánh liên tục, tốc độ nhanh khiến chỉ cần một bước di chuyển sai cũng khiến người tập rơi khỏi chậu dẫn đến chấn thương. Chưa kể để tăng độ khó, võ sư sẽ chuyển sang tập trên các chậu có độ gập ghềnh.
Tuy nhiên với những cao thủ có nội công thâm hậu lên đến 15 năm của Nam Huỳnh Đạo, các bài tập này không còn là điều quá khó khăn. Thậm chí, các võ sư còn tự tập các bài khó hơn như tọa thiền chỉ bằng một chân trên thành chậu.
“Kinh điển” nhất đó là màn luyện thiết đầu công. Người tập trồng cây chuối, dựng đầu trên thành chậu không bằng phẳng trên đòi hỏi độ tập trung và sự thăng bằng rất cao. Bài tập giúp võ sư luyện tinh thần thép, độ tịnh tâm và sức chịu đựng vô hạn của con người.
Và tất nhiên, tất cả các bài tập này đều luyện tập trong khi võ sư đeo hàng chục vòng thiết xuyến nặng nề trên cánh tay. Trong mật thất môn phái Nam Huỳnh Đạo có một căn phòng mà tất cả các môn sinh đều ao ước được một lần bước vào, đó là phòng công phu cao cấp.
Đây là phòng cao nhất trong hệ thống mật thất đòi hỏi vị võ sư phải trải qua khoảng 15 năm tu tập võ công môn phái, vượt qua các thử thách ở các phòng đặc dị công phu và phòng thiền công mới được vào phòng này.
Phòng công phu cao cấp là nơi mà chưởng môn tùy theo tố chất cũng từng học trò mà bí mật truyền lại những tuyệt học đặc sắc nhất của môn phái, những phương pháp chiến đấu đặc dị có một không hai.
Trước đây, chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt luôn là người trực tiếp đứng ra truyền dạy tại phòng này. Về sau, ông bế quan thường xuyên hơn để nguyên cứu võ công và viết sách, công việc quan trọng này được kế thừa bởi Trưởng tràng Huỳnh Quốc Hùng – chính là em ruột của võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt.
Một trong những bài cao cấp nhất được truyền dạy ở đây là Đại Bộ Công. Bài quyền giúp người tập có đôi tay, thân thể cứng như sắt thép và sức mạnh hơn người. Khi luyện tập, võ sư sẽ đeo 10 chiếc vòng thiết xuyến lớn ít nhất nặng 8kg và liên tục quật thật mạnh vào cơ thủ mình.
Ngoài ra, phòng thiền công là nơi chứa đựng nhiều vật dụng quan trọng của môn phái, bàn thờ tổ sư, những mộc nhân được làm từ rất nhiều cây gỗ quý giá, những vật dụng có giá trị tinh thần rất cao.
Trong phòng thiền công có một “pháp bảo” rất quý giá đó là một mộc nhân được làm từ gỗ cây cổ thụ 300 năm tuổi. Chỉ có những người có công đức lớn với môn phái mới được tập.
Các võ sư bước vào khu vực này đều trải qua sự lựa chọn, sàng lọc kỹ lưỡng và hội tụ nhiều phẩm chất tốt theo “kim chỉ nam” Đức – đạo – thiền – y – võ của môn pháo.
D. Huỳnh Tuấn Kiệt Nam Huỳnh Đạo giờ ra sao: Đệ tử Nam Huỳnh Đạo tung tuyệt kỹ
Dưới sự chủ trì của võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, các cao thủ môn phái Nam Huỳnh Đạo đã có những màn biễu diễn tinh hoa võ học vô cùng đặc sắc.
Tối ngày 28/1 tại Đình Nam Chơn (Quận 1, TP.HCM) đã diễn ra lễ tổng kết hoạt động năm 2018 của môn phái Nam Huỳnh Đạo dưới sự chủ trì của chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt.
Đây là dịp hiếm hoi mà đại võ sư này xuất hiện trước đông đảo truyền thông, khách mời cũng như người dân. Bởi lẽ, võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt đã lui về bế quan chuyên tâm nghiên cứu võ học. Mọi công việc của môn phái điều được giao lại cho Trưởng tràng Huỳnh Quốc Hùng (em trai ông).
Sau phần lễ đầy trang trọng, chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt tuyên bố bắt đầu phần được nhiều người chờ đợi nhất, đó là màn biểu diễn võ thuật, tinh hoa của môn phái.
Các môn sinh Nam Huỳnh Đạo khiến hàng trăm người có mặt phải trầm trồ trước những màn biểu diễn công phu đặc sắc, các bài binh khí đa dạng, những trận đấu đối kháng biểu diễn nảy lửa.
Ấn tượng nhất là màn biểu diễn thân thể “mình đồng da sắt” của các cao thủ môn phái này. Các võ sư bật nhảy rất cao rồi tiếp đất bằng cả cơ thể xuống nền xi măng. Tiếp đến, họ đeo những vòng thiết xuyến nặng rồi dùng sức mạnh tự quật liên tục vào cơ thủ mình mà không biết đau đớn.
Cuối cùng và đặc sắc nhất, các võ sư đứng gồng mình cho đồng môn dùng cây gỗ lớn đập vào người. Cây gỗ gãy đôi trong tiếng pháo tay vang dội của người xem.
Phát biểu kết thúc buổi lễ, chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt chia sẻ: “Con người Việt Nam có tinh thần nhân văn thượng võ và nền văn hóa dân tộc lớn lao. Vì vậy, võ sinh phải rèn luyện được tinh thần, văn hóa và phẩm chất tốt. Muốn vậy phải có một sức khỏe, một thể chất cường tráng và võ thuật sẽ mang lại điều đó cho chúng ta”.
E. Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt thực chiến với Từ Hiểu Đông MMA?
Những “cao thủ giả dối” đã bị Từ Hiểu Đông vạch mặt. Nếu phái Nam Huỳnh Đạo ở Trung Quốc, họ có thể sẽ bị võ sĩ MMA “hỏi thăm”.
Dù chỉ tiếp chiến các võ sư thách thức mình thời gian gần đây, mục đích ban đầu của Từ Hiểu Đông – trong trận đấu với Ngụy Lôi hồi năm 2017 – vẫn là vạch trần những công phu giả mạo của võ sư này.
Trong trận đấu đầu tiên, Từ Hiểu Đông đã không rảnh tay tới thách đấu Ngụy Lôi, nếu vị võ sư Thái Cực Quyền không liên tiếp quảng bá những món công phu. Chính võ sĩ MMA cũng xác nhận muốn phanh phui “những kẻ giả dối và dùng võ thuật để lừa bịp”.
Nam Huỳnh Đạo là mục tiêu tiếp theo của Từ Hiểu Đông?
Mãi tới sau này, khi nổi tiếng khắp cộng đồng với những màn tỷ võ, Từ Hiểu Đông luôn nhắc đi nhắc lại tiêu chí trên mỗi khi tiếp nhận bất cứ trận đấu võ nào. Tất cả môn công phu được quảng bá hay dọa dẫm sẽ hạ gục anh đều lần lượt mất tăm khi tiếng chuông vào trận vang lên.
Nếu ở Trung Quốc, công phu “truyền điện” của phái Nam Huỳnh Đạo có là đích nhắm của Từ Hiểu Đông?
Sự tình cờ nhất giữa vụ việc của võ sư Vịnh Xuân Nam Anh Pierre Francois Flores với Từ Hiểu Đông là diễn ra cùng thời điểm và cùng cách thức. Đó là khi những ngón công phu huyền bí được lan truyền trên mạng xã hội, cùng với số lượng lớn người tung hô tới tận mây xanh khiến những người luyện võ chân chính “chướng mắt” và quyết vạch trần sự giả dối này.
Rõ ràng, chẳng cần trận đấu nào cũng có thể kết luận màn “truyền điện” được Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt của phái Nam Huỳnh Đạo thi triển hoàn toàn không có cơ sở khoa học để minh chứng sẽ có ích trong thực chiến.
Từ những lời đồn thổi về truyền “chân khí” khiến đối phương rối loạn, đến truyền kình lực qua một người đánh ngã người phía sau hay đánh ngã mà không cần chạm vào đối thủ. Tất cả lời tiếng này không khác gì sự dọa dẫm từ các đối thủ đến Từ Hiểu Đông.
Võ sĩ MMA được cảnh báo chỉ cần vài cú điểm huyệt hay những đòn đánh hiểm từ đối thủ có thể khiến anh gục ngã. Điều đó sau cùng không xảy ra. Từ Hiểu Đông làm bẽ mặt Thái Cực Ngụy Lôi, đánh vỡ mũi Lã Cương của Vịnh Xuân phái.
Có thể thấy, Từ Hiểu Đông một lần vì chướng tai gai mắt trước sự tung hô của truyền thông Trung Quốc về Thái Cực Quyền của Ngụy Lôi nên đã dạy cho vị võ sư kia bài học thích đáng.
Với Nam Huỳnh Đạo, những công phu còn mập mờ chưa tỏ kia có khi cũng chẳng mấy chốc chịu chung số phận nhận lời thách đấu khi các hình ảnh về thứ võ công “truyền điện” liên tiếp xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
F. “Cao thủ giả dối, lừa bịp” từng chịu cái kết đắng
Điển hình nhất, Flores – môn đồ của Vịnh Xuân – chủ động tìm đến Nam Huỳnh Đạo để kiểm chứng môn công phu của võ phái này. Vậy giữa làn sóng “lật tẩy” với tâm chấn là Từ Hiểu Đông, không lý gì Nam Huỳnh Đạo lại tránh khỏi dây dưa vào lời thách đấu từ “gã điên” của làng võ thuật Trung Quốc.
Nếu thượng đài, có lý do nào khác để từ chối công phu “truyền điện” sẽ nhanh chóng gục ngã trước những cú đấm của Từ Hiểu Đông. Đơn giản vì võ công của Chưởng môn Kiệt thực sự chưa chứng minh được giá trị nào trong sự khắc nghiệt của những trận đánh thực chiến.
Thực tế, có nhiều trường hợp tương tự như phái Nam Huỳnh Đạo, đó là “Lăng không kình”. Lăng không kình là một thuật ngữ chỉ phương pháp tạo ra sức mạnh từ những cú đẩy tay (kình pháp thôi thủ), xuất phát điểm từ thái cực quyền, là phương pháp ra đòn theo cách mượn tác dụng của tinh thần, tiếng hô lớn để áp đảo đối phương, giúp người võ sư không cần chạm đến đối thủ vẫn có thể khiến đối thủ phải ngã nhào.
Theo như “quảng cáo”, những võ sư thuần thục Lăng Không Kình đều đã là những bậc có võ công rất cao. Tuy cao siêu là thế, các võ sư Lăng Không Kình lại liên tục bị các võ sư khác bóc trần bằng những thất bại không thể nhục nhã hơn.
Điển hình, võ sư Kiai của Nhật Bản từng tự tin với công phu chỉ cần vẫy tay là những người lao tới đều gục ngã. Ông thậm chí tự tin tuyên bố thưởng 5.000 USD cho bất kỳ tay đấm MMA (võ thực chiến) nào dám đối đầu với ông.
Sau đó, một võ sĩ MMA gửi chiến thư đến võ sư “truyền điện” của Nhật Bản. Khi trận tỷ thí diễn ra, võ sĩ MMA dễ dàng đánh bại võ sư Nhật Bản. Anh thậm chí mất 60 giây để hạ gục đối thủ từng biểu diễn những tuyệt thế võ học vượt ngoài sự tưởng tượng.
“Võ sư truyền điện ở Trung Quốc chỉ xứng là đệ tử của Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo”
Tổng đàn chủ Nam Anh Kiệt phái Vịnh Xuân Nam Anh tỏ ra rất bức xúc trước chiêu trò như phim hành động của “võ sư truyền điện” Trương Pháp Nghĩa và cũng cho rằng nên có một Từ Hiểu Đông ở Việt Nam.
Suốt những ngày qua, võ sư Trương Pháp Nghĩa phái Thái Cực Quyền đã gây tốn nhiều giấy mực của báo giới Trung Quốc sau khi nhân vật này nhận lời giao đấu nhưng lại bất ngờ “bể kèo” với Từ Hiểu Đông.
Mọi chuyện có lẽ đã dần bị chìm xuống nếu Trương Pháp Nghĩa chọn giải pháp im lặng. Tuy nhiên, vị “cao thủ truyền điện” lại không làm như vậy.
Không chỉ đưa ra lý do “sợ đi máy bay” để bào chữa cho việc bể kèo với Từ Hiểu Đông, nhân vật này còn lên tiếng chê bai các môn phái khác (gồm Vịnh Xuân Quyền và Taekwondo) là những môn phái võ không có khả năng chiến đấu mà chỉ để biểu diễn.
Trương Pháp Nghĩa còn hết lời ca ngợi Thái Cực Quyền là môn võ “độc nhất vô nhị”, có thể “làm nên điều phi thường” trong giới võ lâm vốn bao gồm hàng trăm môn phái khác nhau.
Hành động gây tranh cãi của Trương Pháp Nghĩa khiến võ sư Nam Anh Kiệt ở Việt Nam – Tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh tỏ ra rất bức xúc. Võ sư Nam Anh Kiệt cho rằng Trương Pháp Nghĩa chỉ xứng làm đệ tử của Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt và đánh giá màn “công phu truyền điện” dù ở Trung Quốc hay Việt Nam cũng chỉ là chiêu trò bịp bợm.
“Việt Nam cũng có một võ sư truyền điện và bây giờ lại có thêm một vị nữa ở Trung Quốc. Họ cứ diễn trò truyền điện ấy nhưng khi có người đến liên hệ kiểm chứng thì họ lại dùng chiêu né tương tự để khỏi bể mánh.
Tôi nghĩ chắc chắn nhân vật Trương Pháp Nghĩa của Trung Quốc chỉ học lại chiêu này của Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo. Ông Pháp Nghĩa chỉ xứng đệ tử của ông Huỳnh Tuấn Kiệt”.
Võ sư Nam Anh Kiệt cho rằng Trương Pháp Nghĩa chỉ khác so với Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt ở chỗ, vị chưởng môn ở Việt Nam chọn giải pháp im lặng trước dư luận thì vị võ sư Trung Quốc lại dùng giải pháp “nổ”.
“Tôi thấy Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt im lặng dù có bị mang tiếng nhưng còn hơn bị công khai bóc phốt. Thời gian qua, khi có một loạt sự kiện các võ sư cổ truyền dởm ở Trung Quốc thua trận thì có vẻ như ông Kiệt đang đúng khi im lặng như thế”.
Tuy nhiên, khi nhận xét về Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt thì võ sư Nam Anh Kiệt lại đánh giá cao trình độ võ thuật của nhân vật này nếu bỏ qua màn “truyền điện”.
“Thực ra nếu bỏ qua màn truyền điện thì tôi sẽ đánh giá cao môn Nam Huỳnh Đạo vì tính tổ chức tốt, quảng bá tốt, luyện tập khá nghiêm túc, đông môn sinh, môn sinh lễ phép và có kỷ luật. Đó là những cái hay của họ và có lẽ họ còn tốt hơn nhiều một số môn võ cổ truyền hiện nay.
Dù gì thì ông Kiệt (Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt) cũng là một nhân tài luyện võ, cực đam mê võ thuật, có hằng tâm, tính. Ông ta lãnh đạo tốt, có quan hệ rất rộng trong làng võ. Trước đây ông ta cũng từng thụ giáo nhiều bậc trưởng bối, đại thụ trong làng võ Việt Nam. Nhìn chung, nếu bỏ qua màn truyền điện đi thì tôi đánh giá cao ông ấy”.
Sau khi đưa ra những liên hệ giữa hai võ sư Trương Pháp Nghĩa ở Trung Quốc với Huỳnh Tuấn Kiệt ở Việt Nam, võ sư Nam Anh Kiệt cho rằng giữa Từ Hiểu Đông với Flores có những sự tương đồng và ở Việt Nam cũng nên có một Từ Hiểu Đông để “làm sạch” nền võ thuật cổ truyền.
“Tôi thấy có những điểm chung giữa Từ Hiểu Đông với Flores. Họ có chung mục đích ban đầu đó là muốn lột trần sự giả tạo của các võ sư cổ truyền. Vì đi hơi quá đà mà đôi khi họ làm cho các võ sư khác có cảm giác như bị xúc phạm.
Ở Trung Quốc thì Từ Hiểu Đông cũng muốn bóc trần sự lừa dối, bịp bợm của các võ sư dởm, hoang tưởng. Đây là điều rất đáng hoan nghênh. Nhưng thật ra, nếu Từ Hiểu Đông mà có đụng đến những võ sư quá nhiều chiêu trò như Trương Pháp Nghĩa thì anh Từ cũng hết cách mà thôi.
Chiêu trò nổ thật to lấy tiếng rồi né như của ông Trương Pháp Nghĩa tuy có hèn một chút nhưng cũng bịt mắt được rất nhiều người ngây thơ và mù quáng của một đám học trò và một bộ phận dân chúng ít kiến thức.
Theo tôi, nếu ở Việt Nam cũng có một Từ Hiểu Đông thì đó là điều tốt. Điều hại có thể có nhưng về cơ bản là tốt. Vì theo tôi, tình trạng ảo tưởng, mua bán bằng cấp và trình độ của một số võ sư võ cổ truyền đã đến mức báo động. Việc có một Từ Hiểu Đông ở Việt Nam để cảnh tỉnh họ cũng rất tốt. Cá nhân tôi luôn ủng hộ”.
Theo võ sư Nam Anh Kiệt thì làng võ Việt Nam cũng nên có một Từ Hiểu Đông.
Cuối cùng, võ sư Nam Anh Kiệt tiết lộ thông tin liên quan tới cuộc thách đấu của võ sĩ người Mỹ gốc Việt Nam Phan với chuẩn võ sư Flores: “Những ngày qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được sự liên hệ từ phía Nam Phan nhưng có thể việc họ muốn giao đấu là thật sau khi họ đã phát đi tiếng pháo đầu tiên”.
G. Giới thiệu sơ lược môn phái Nam Huỳnh Đạo
Môn phái nam huỳnh đạo chính thức khai môn ngày 24/11/2011. Hiện nay, môn phái đã quy tụ hàng ngàn môn sinh và xây dựng được một đội ngũ cao đồ hùng hậu có trình độ học thuật và đạo đức, đồng thời trang bị hệ thống võ đường mang tính hiện đại và chuyên nghiệp hóa cao.
Chưởng môn sáng lập Nam Huỳnh Đạo là Đại võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, ông là hậu duệ đời thứ 7 của Võ tướng Tổng Trấn Bắc Thành Nguyễn Huỳnh Đức đời nhà Nguyễn (1748 – 1819). Ngài là người tài đức, văn võ kiêm toàn, có công mở mang và phát triển miền Nam Gia Định và Ngài chính là Tiên sư của dòng võ Huỳnh Gia.
Đại võ sư chưởng môn vốn xuất thân từ dòng tộc có truyền thống nhiều đời Y – Võ, ông hấp thụ Võ công và Y gia trực tiếp từ ông nội và thân phụ, nguyên là lương y võ sư có tiếng lúc bấy giờ ở Long An. Riêng thân phụ chưởng môn còn là dịch giả cuốn “Hoàng Hán Y Học” là một trong các tác phẩm y học cổ truyền có giá trị.
Trên nền tảng dòng võ gia truyền Huỳnh gia kết hợp các nguyên lý, nguyên tắc mang tính chỉ đạo của Y gia, Thái gia, Phật gia, Võ cổ truyền Việt Nam, đặc biệt với nguyện vọng làm tỏa sáng văn hóa dân tộc Việt Nam thông qua võ thuật, Môn phái Nam Huỳnh Đạo chính thức sáng lập .
Với nguồn gốc gia truyền nhiều đời trong sự đúc kết tinh hoa của dân tộc, dung hợp các học thuật của Đông phương, môn võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo đã góp phần xây dựng một nền võ học mang bản sắc rất riêng của Việt Nam.
Môn phái đã xây dựng hệ thống giáo án phù hợp cho mọi lứa tuổi từ thiếu nhi, thanh thiếu niên, trung niên đến người cao tuổi. Đặc biệt là những bài tập Dưỡng Sinh Khí Công – Nội Công rất đơn giản giúp đem lại hiệu quả cao cho cộng đồng trong việc nâng cao sức khỏe và phòng trị bệnh không dùng thuốc.
Trong chủ trương đưa tinh hoa Võ dân tộc vào học đường nhằm tăng cường sức khỏe và đạo đức của học sinh sinh viên, Môn phái Nam Huỳnh Đạo đã phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chương trình thí điểm phổ cập môn Võ dân tộc vào giờ học thể dục chính khóa.
Thực tiễn cho thấy vừa mang tính thời sự đóng góp thiết thực vào chất lượng công tác Giáo dục thể chất nhà trường, nâng cao thể trạng tuổi trẻ Việt Nam đồng thời có giá trị bảo lưu Di sản văn hóa phi vật thể Võ dân tộc. Chương trình được đánh giá bước đầu đem lại hiệu quả cao và cần được áp dụng nhân rộng ra các tỉnh thành trên cả nước.
Đạt được những thành tựu như hôm nay, Môn phái Nam Huỳnh Đạo luôn tâm nguyện sẽ là lực lượng tiên phong trong kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ sống có lý tưởng chân chính, xứng đáng với lịch sử hào hùng của Tổ tiên nòi giống Lạc Hồng.
Bản Chất Võ Học – Võ Công Nam Huỳnh Đạo
Bản chất nền tảng Võ học, Võ công Nam Huỳnh Đạo là Nội gia công phu, tức vận dụng nguyên lý Âm dương làm cơ sở hạt nhân cho mọi vận động tâm thể, tiến tới cảnh giới : Thiên Địa Nhân đồng nhất khí (Vô Cực cảnh).
Với chuẩn mực của Y học cổ truyền về Khí hóa luận, âm dương luận… Công pháp bản môn là sự kết tinh hài hòa giữa phép Dưỡng sinh và Chiến đấu, một tiêu chí bản chất của võ thuật
Chỉ đạo tinh thần là Tâm pháp hàm dưỡng trong tổng thể sâu sắc và đặc thù của Văn Hóa Việt Nam. Đây là gốc rễ ( Đạo ) của tinh thần Nam Huỳnh Đạo.
Nguyên lý và cấu trúc vận động chuyên biệt trong mọi công pháp Bản môn là Nguyên lý Âm dương, Tam tài, quan hệ Bát Quái, Ngũ Hành. Nguyên lý Thái cực là cứu cánh để phát triển chuẩn mực năng lực vận động trong sự hợp nhất Nhân khí và Thiên Địa khí .
Tiến trình để tạo nội lực ( Kình lực – Khí lực ),một nội hàm chủ soái trong vận động võ thuật của Bản môn là tạo kình lực thông qua hoạt hóa gân cơ xương khớp, trong đó cân giữ vai trò chủ đạo, sau đó tiến đến định khí và thăng hoa khí trên nền tảng của kình lực đã đạt đến giai đoạn căn cơ .
Võ học Nam Huỳnh Đạo là động lực xây dựng, đúc kết, thăng hoa phẩm tính, năng lực con người Việt Nam mãi thấm sau trong nội lực Văn Hóa Dân tộc, góp phần tỏa sáng nhân cách Việt Nam.
Bài viết tổng hợp về “Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt lừa đảo thật hay giả, thực chiến đánh nhau truyền điện như thế nào” từ nhiều nguồn báo.
- VÕ CÔNG BẢN MÔN – NAM HUỲNH ĐẠO, http://namhuynhdao.vn/vo-cong-ban-mon, 09/11/2019
- Võ sư Flores có thể được Nam Huỳnh Đạo tiếp, https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40619687, 09/11/2019
- Clip: Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt tái hiện công phu ‘truyền điện”, https://vov.vn/the-thao/the-gioi-the-thao/clip-chuong-mon-nam-huynh-dao-huynh-tuan-kiet-tai-hien-cong-phu-truyen-dien-755377.vov, 09/11/2019