Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Món ngon ngày Tết ✅ 15 nước có Tết Nguyên Đán giống Việt Nam, những quốc gia nào đón Tết âm, Tết nguyên đán?

15 nước có Tết Nguyên Đán giống Việt Nam, những quốc gia nào đón Tết âm, Tết nguyên đán?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Những nước nào trên thế giới có tết âm lịch giống Việt Nam ?

Danh sách các nước, các quốc gia đón tết âm lịch giống Việt Nam bao gồm Tết Âm lịch Trung Quốc, Tết cổ truyền Hàn Quốc, Tết Triều Tiên – Tết đuổi quỷ và đốt tóc, Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền Singapore, Tết tháng trắng Mông Cổ – Tsagaan Sar, Đài Loan Trung Quốc – Xuân Tiết, Tết âm lịch Hồng Kông.

Và còn Tết Songkran Thái Lan – Lễ hội té nước, Ngày Tết Diwali tại Ấn Độ – Lễ hội màu sắc, ánh sáng, Lễ hội Tết truyền thống ở Indonesia, Tết Losar – Bhutan, Tết truyền thống Nhật Bản, Tết Lào, Tết Chol Chnam Thamy – Campuchia.

Ngoài Việt Nam, thì ở Châu Á vẫn còn một số quốc gia giữ phong tục đón Tết Âm lịch

Ngoài Việt Nam, thì ở Châu Á vẫn còn một số quốc gia giữ phong tục đón Tết Âm lịch

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

15 nước đón Tết Nguyên Đán không giống Việt Nam trên Thế Giới

Nguyên đán nghĩa là ngày đầu tiên của năm mới, tính theo lịch mặt trăng – Âm lịch. Ngoài Việt Nam, thì ở Châu Á vẫn còn một số quốc gia giữ phong tục đón Tết Âm lịch, như Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, và Trung Quốc. Dù có không ít nét khác biệt do đặc thù văn hóa, song tựu chung, đây vẫn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp để đón chào năm mới bình an và hạnh phúc.

Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Ở nhiều nước, thời điểm giao mùa này cũng thường được tínhtừ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.

1. Tết Âm lịch Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.

Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là “Guo Nian”, trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.

Tết cổ truyền ở Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Trung Quốc

Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ “bánh gói” – ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.

Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên.

Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.

Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”.

15 Nước Có Tết Nguyên Đán, Đón Tết Âm Lịch Giống Việt Nam

15 Nước Có Tết Nguyên Đán, Đón Tết Âm Lịch Giống Việt Nam

Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: Kẹo: khởi đầu năm mới ngọt ngào; Hạt dưa đỏ: niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành; Vải sấy khô: quan hệ gia đình bền chặt; Quả kim quất: thịnh vượng; Mứt dừa: sự gắn bó; Đậu phộng: sống lâu; Long nhãn: sinh nhiều con trai; Hạt sen: con cháu đầy đàn…

Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.

Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.

Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…

2. Tết cổ truyền Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, năm mới chính thức bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Nhưng từ những ngày cuối năm âm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngả đường và trong mỗi gia đình.

Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.

Đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Tết cổ truyền Hàn Quốc

Tết cổ truyền Hàn Quốc

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà) và món cay kim chi. Người Hàn cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác.

Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu món canh bánh gạo (tteokguk) – món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.

Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ.

Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.

Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó.

Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ

Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ

Sau đó, cả nhà cùng quây quần thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên. Tiếp đến, đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa. Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.

Ngày Tết, trước cửa nhà người Hàn Quốc không thể thiếu một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok jo ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Trước đây, ở Hàn Quốc còn có người đi bán rong “Bok jo ri” vào sáng mùng 1.

Họ được coi là người đem lại sự may mắn cho năm mới. Ai gọi được người bán hàng rong “Bok jo ri” vào nhà càng sớm thì sẽ được nhiều lộc. Ngày nay, không còn những người bán hàng rong như thế nữa. “Bok jo ri” được mua ở cửa hàng từ trước Tết.

3. Tết Triều Tiên – Tết đuổi quỷ và đốt tóc

Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch. Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết.

Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết.

Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11

Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11

Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.

Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: “đuổi quỉ’ và “đốt tóc”. Để “đuổi quỉ”, họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành.

Tục “đốt tóc” thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.

Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: "đuổi quỉ' và "đốt tóc".

Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: “đuổi quỉ’ và “đốt tóc”.

Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương… rồi hấp chín.

Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.

4. Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền Singapore

Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền Singapore

Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền Singapore

Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie,diễn ra ở khu Chinatown – trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore.

Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau tuỳ theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp.

Vào dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…

Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên trong Lễ hội mùa xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình.

Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên

Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên

Mọi người, nhất là các du khách nước ngoài sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa thông qua các gian trưng bày và hoạt động biểu diễn, bao gồm khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp cũng như chương trình biểu diễn hàng đêm của các nghệ sỹ đến từ Tây Tạng và các tiết mục biểu diễn pháo hoa đặc sắc trên Vịnh Marina.

Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn ẩm thực các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Lễ hội Đường phố Chingay ở Singapore thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng cũng là kết thúc tết. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là “nghệ thuật trang phục và hoá trang”. Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.

5. Tết tháng trắng Mông Cổ – Tsagaan Sar

Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7.

Những ngày này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn. Nghi thức trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.

Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.

Tết tháng trắng Mông Cổ - Tsagaan Sar

Tết tháng trắng Mông Cổ – Tsagaan Sar

Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.

Ngày Tết gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: “Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt”. Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng và mỳ vằn thắn.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

Cũng giống như Việt Nam, tại nhiều nước Đông Á khác, ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền đã là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hoà thuận, yêu thương và mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

6. Đài Loan Trung Quốc – Xuân Tiết

Giống với Việt Nam, Tết cổ truyền ở Đài Loan Trung Quốc cũng được coi là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm. Ngày lễ này còn được gọi là Xuân Tiết (Tết xuân), và mọi người thường đến các đền chùa để cầu nguyện cho một năm mới an khang, hạnh phúc.

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, giao thừa, các gia đình sẽ cùng sum họp trong một bữa cơm hạnh phúc để cùng nhau chào đón một giai đoạn mới của thời gian. Bữa ăn giao thừa rất quan trọng với người Trung Quốc vì nó thể hiện sự đầm ấm và hạnh phúc.

Ngày lễ này còn được gọi là Xuân Tiết (Tết xuân)

Ngày lễ này còn được gọi là Xuân Tiết (Tết xuân)

Ngoài ra, phong tục trao phong bì đỏ tiền lì xì vẫn được duy trì. Hầu hết trẻ em đang đi học đều nhận được tiền lì xì vào những ngày đầu năm mới.

Tại Đài Loan (Trung Quốc), mọi người rất coi trọng sự sum họp trong ngày Tết. Kể cả khi một thành viên trong gia đình không thể về kịp, những người còn lại vẫn sẽ để dành một ghế trong bàn ăn cho người đó, thể hiện rằng gia đình họ vẫn có mặt đông đủ, không thiếu một ai.

Dân Đài Loan còn chuộng việc treo các cuộn giấy màu đỏ trước cửa nhà mình. Trên các cuộn giầy này là những lời chúc năm mới thành công, phát tài, dồi dào sức khỏe cùng hy vọng cho tất cả mọi người trong gia đình và xã hội.

7. Tết âm lịch Hồng Kông

Tết cổ truyền ở Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hồng Kông pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây.

Ngày tết tại Hong Kong khá nhộn nhịp và vui vẻ với 3 lễ hội đặc trưng cho văn hóa nước này, đó là lễ hội hoa chào năm mới, lễ hội pháo hoa và lễ hội đua ngựa đầu xuân. Lễ hội hoa thường được tổ chức từ khoảng ngày 25 đến 30 Tết. Tại đây có rất nhiều loài hoa được bày bán với những ý nghĩa tượng trưng khác nhau.

Tết cổ truyền ở Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc

Hoa thủy tiên, cây quất, mẫu đơn tượng trưng cho sự may mắn, phát tài, cây đào là hiện thân của sự lãng mạn, ngọt ngào còn cây quýt giúp mang lại sự đầm ấm cho gia đình gia chủ.

Lễ hội pháo hoa rực rỡ sắc màu sẽ diễn ra tại cảng Victoria giữa khu Wan Chai và khu Tsim Sha Tsui trong những ngày đầu tiên của năm mới. Lễ hội đua ngựa đầu xuân: theo tín ngưỡng của người Hồng Kông, sự may mắn và hạnh phúc sẽ đến với bạn nếu bạn đến xem và đặt cược cho con ngựa yêu thích của mình trong lễ hội này.

Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động. Tiêu biểu như: Hội chợ hoa đón mừng năm mới, kéo dài từ 25 đến 30 Tết âm lịch. Hội chợ này không thể thiếu những loại cây quen thuộc của mùa xuân bởi đây chính là biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới. Ví dụ như cây quất, thủy tiên, mẫu đơn, cây đào.

Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động

Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hồng Kông tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Ngày mùng 2 Tết, mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút- được xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất Thế Giới.

8. Tết Songkran Thái Lan – Lễ hội té nước

Songkran là cách mà người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình. Ngày mừng năm mới của họ là từ 13/4 đến 15/4.

Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.

Lễ hội Té nước là một trong những nét đặc trưng văn hóa của Thái Lan

Lễ hội Té nước là một trong những nét đặc trưng văn hóa của Thái Lan

Những người lớn tuổi yêu cầu thế hệ trẻ hơn bỏ qua những hành vi và lời nói khó chịu của họ trước đó. Sau đó, họ sẽ buộc những đoạn dây nhỏ vào cổ tay chúng như một phần của nghi lễ cầu nguyện.

Lễ hội năm mới được tổ chức cùng với các cuộc thi sắc đẹp cũng như các cuộc diễu hành. Đặc biệt, người dân Thái Lan còn tham gia vào lễ hội té nước lên nhau bằng xô, chậu, súng bắn nước, bóng bay … Họ quan niệm rằng người bị té nhiều nước nhất là những người may mắn nhất của năm mới.

9. Ngày Tết Diwali tại Ấn Độ – Lễ hội màu sắc, ánh sáng

Tết ở Ấn Độ bắt đầu từ ngày 31.10 và kéo dài trong 5 ngày. Ngày Tết này còn có một cái tên khác là Diwali – lễ hội ánh sáng. Lễ hội Holi được xem là lễ hội quan trọng nhất và là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người dân Ấn Độ.

Đây còn là dịp để mọi người ăn mừng mùa xuân, đánh dấu sự kết thúc của mùa xuân và kết thúc một mùa đông lạnh và sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.

Ngày Tết Diwali tại Ấn Độ - Lễ hội màu sắc, ánh sáng

Ngày Tết Diwali tại Ấn Độ – Lễ hội màu sắc, ánh sáng

Đây là sự kết hợp các nghi lễ tôn giáo đa dạng, phức tạp như Hindu, Muslim… Trong thời gian lễ hội, toàn đất nước Ấn Độ được thắp sáng bằng những ngọn nến và đèn lồng truyền thống; ai cũng cầu nguyện mọi điều tốt lành và tặng quà cho nhau.

Đây còn được gọi là Lễ hội ánh sáng vì mọi người có phong tục thắp đèn dầu bấc vải (gọi là dipa) để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác.

Vào dịp này mọi người sẽ pha bột màu và nước lên mặt và áo quần bạn bè, gia đình, người thân thậm chí là người lạ. Cùng với đó là hàng loạt các hoạt động đặc sắc, truyền thống của dân tộc này cũng được dịp tưng bừng nở rộ.

10. Lễ hội Tết truyền thống ở Indonesia

Dù Tết không phải là một lễ hội tôn giáo song người Indonesia gốc Trung Quốc vẫn đón mừng Tết đến tại chùa, nhà thờ và đền, dựa vào tín ngưỡng.

Lễ hội Tết ở Indonesia

Lễ hội Tết ở Indonesia

Đừng ngạc nhiên nếu ai chào mừng bạn bằng câu “Selamat Hari Raya” vào dịp Tết âm lịch. Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.

11. Tết Losar – Bhutan

Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch.

Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày

Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày

Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.

12. Tết truyền thống Nhật Bản

Chịu ảnh hưởng theo vòng văn hóa Đông Á, kể từ năm 1873 Nhật Bản theo lịch Gregorian và năm mới là ngày đầu tiên của tháng giêng dương lịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc và được tổ chức nhiều thế kỉ qua.

Tết truyền thống Nhật Bản

Tết truyền thống Nhật Bản

Người Nhật sẽ dùng những món ăn đặc biệt trong năm mới được gọi là Osechi. Trong đó, ngoài những thứ khác còn có súp Miso và Micho … Vào những ngày đầu năm họ cũng thực hiện các nghi lễ mừng tuổi đầu năm trong các phong bao lì xì.

13. Tết Lào

Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng tuy nhiên thời điểm đó vào mùa đông không thích hợp cho phong tục té nước nên phong tục truyền thống này đã được chuyển sang mùa nóng nhất trong năm.

Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng

Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng

Do chiu nhiều ảnh hưởng và giao thoa của các nước quốc gia láng giềng nến tết cổ truyền tại Lào cũng diễn ra sôi nổi với các chương trình tết đặc sắc mang nhiều nền văn hóa đa dạng và độc đáo.

14. Tết Chol Chnam Thamy – Campuchia

Tết cổ truyền tại Campuchia hay còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thamy lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer.

Tết Chol Chnam Thamy - Campuchia

Tết Chol Chnam Thamy – Campuchia

Theo đó, tại quốc gia này ngoài việc tôn thờ Phật Gíao là chính thì họ còn tin rằng mỗi năm có một vị thần được sai xuống chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại có một vị thần khác xuống.

Vào những ngày đầu năm tại Campuchia người dân sẽ tổ chức các lễ hội truyền thống như: thả đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa,…

15. Trở về Tết âm lịch ở Việt Nam

Như vậy chúng ta thấy Tết âm lịch gần như là một nét văn hóa, truyền thống đẹp của nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước đã biến nó thành lễ hội lớn để thu hút khách du lịch và truyền bá văn hóa của họ cho thế giới biết.

Trở về Tết âm lịch ở Việt Nam

Trở về Tết âm lịch ở Việt Nam

Tại Việt Nam ngày Tết tuy có vẻ sự ấm cúng đã giảm so với trước đây nhưng đây vẫn là nét đẹp truyền thống, là tinh hoa văn hóa từ thời các vua Hùng để lại cho chúng ta. Không nên để các biến tướng xấu mà gộp ngày Tết Nguyên Đán lại cùng Tết Tây được, mà chúng ta cần lưu giữ để con cháu mai này vẫn tận hưởng được không khí Tết từ hoa Mai, hoa Đào, bánh Trưng, bánh Tét.

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền

Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Mọi người quây quần bên nhau mỗi dịp Tết về

Mọi người quây quần bên nhau mỗi dịp Tết về

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 nông lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên… Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.

3.4/5 - (7 bình chọn)

You may also like