Thoát vị đĩa đệm cổ, cột sống là gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Thoát vị đĩa đệm cổ hay cột sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 25 – 50 tuổi, nguyên nhân là do đĩa đệm một cấu trúc vòng sợi nằm giữa khe đốt sống bao bọc nhân nhày bị lệch ra khỏi vị trí trong đốt sống cổ, hoặc đốt sống thắt lung. Thoái vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được.
Table of Contents
I. Giáo án thoát vị đĩa đệm bệnh học toàn tập và đầy đủ
Địa đệm là gì và thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một cấu trúc vòng sợi nằm giữa khe đốt sống bao bọc nhân nhày (nhân tủy) có tính đàn hồi, làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, giúp cột sống của chúng ta cử động được dễ dàng, linh hoạt đồng thời bảo vệ cột sống khỏi chấn thương.
Nhân nhầy là geletin dạng sợi, có tỉ lệ nước rất cao, có hình dạng như một viên bi dẻo và di chuyển theo hướng ngược lại với hướng vận động của cột sống, hỗ trợ các động tác gấp, duỗi xoay nghiêng của cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm cột sống có triệu chứng đặc trưng là đau lưng. Hai vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nhân đĩa đệm có cấu tạo là sụn, nằm giữa hai thân đốt sống.
Chúng có tác dụng hấp thụ lực, làm vị trí trung gian giữa hai đốt sống và hỗ trợ vận động giữa các đốt sống được trơn tru.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 25-55, gây ra những cơn đau buốt sống lưng đột ngột. Những quan niệm sai lầm về thoát vị đĩa đệm có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm.
Theo thời gian, nhân đệm bị mất dần thành phần nước và trở nên cứng, giòn, dễ gãy, trượt ra khỏi vị trí bản lề giữa hai đốt sống. Khi nhân đệm trượt nghiêm trọng, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống gây ra triệu chứng yếu liệt.
Bệnh thoát vị đĩa đệm tiếng Anh là gì?
Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng anh là Disc herniation) là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Do những nguyên nhân như thoái hóa tự nhiên, các phân tử chứa nước bên trong nhân tủy sẽ giảm theo độ tuổi, khô dần, đĩa đệm không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và rách.
Ngoài ra những tư thế sai trong lao động, vận động hay hoạt động mạnh đột ngột cũng làm đĩa đệm bị chấn thương. Nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và tủy cổ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm khi lão hóa hoặc thoái hóa sẽ rách ra, khối nhân nhày thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội.
Tùy vị trí cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau, thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ – Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hồng Yến (Nguyên trưởng khoa cơ xương khớp YHCT Tâm Minh Đường)
Cũng theo bác sĩ Yến, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý vô cùng phổ biến ở đàn ông. Về lý thuyết, cột sống và cơ quan sinh dục không có mối liên quan nào.
Thế nhưng cột sống lại ảnh hưởng rất lớn đến tư thế quan hệ, theo phản ánh của phần đông nam giới, những cơn đau thoát vị khiến chất lượng sinh lý của họ bị ảnh hưởng đáng kể.
Hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị thường bắt đầu với những cơn đau ngắt quãng, thường mức đau sẽ tăng lên khi đứng hoặc ngồi quá lâu.
Tuy nhiên khi nghỉ thì cơn đau lại hết nên bệnh nhân rất hay chủ quan cho rằng đau là do co cơ nên vẫn duy trì thói quen sinh hoạt cũ: Hay ngồi lâu, thích chơi môn thể thao vận động mạnh như tenis, bóng đá, cử tạ… Làm bệnh càng trầm trọng.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Nhiều trường hợp điều trị thoát vị với thái độ “chủ quan”, không kiên trì chữa dứt điểm. Ngoài việc luôn duy trì những sinh hoạt không hợp lý cùng với dùng thuốc ngắt quãng gây nên tình trạng “nhờn thuốc” xảy ra phổ biến hơn, các đĩa đệm đã bị thoái hóa thì ngày càng trở nên xơ cứng, giòn đứt, thậm chí vỡ đĩa đệm mất khả năng phục hồi.
Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào qua từng giai đoạn?
Các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Giai đoạn đầu thoát vị đĩa đệm
- Cơn đau nhẹ
- Thỉnh thoảng cảm giác tê chân, tay
- Biển hiện đau nhức không rõ ràng
Bệnh lúc này có thể dễ dàng điều trị mà không cần dùng thuốc tuy nhiên biển hiện của bệnh không rõ ràng nên người bệnh khó có thể phát hiện ra tình trạng bệnh.
Giai đoạn sau thoát vị đĩa đệm
- Cơn đau nhức dữ dội, dai dẳng kéo dài
- Cúi, hắt hơi, ho cũng khiến cơn đau thêm nghiêm trọng hơn
- Đau nhức, tê bì chân, tay
- Cơn đau kéo dài hàng tháng không dứt
- Khó kiểm soát hành động, cảm giác chân, tay trở nên yếu hơn bình thường
- Teo cơ nặng hơn có thể dẫn tới bại liệt
Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cơn đau mỏi sẽ lan từ vùng cổ, vai, gáy đến 2 cánh tay.
Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cơn đau lan từ vùng thắt lưng xuống mông, đùi, đầu gối, chân, bàn chân…nếu dây thần kinh toa bị chèn ép.
Những ai thường mắc phải thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm tác động đến cả nam và nữ, phổ biến nhất là từ 25–50 tuổi, đa số những người lao động nặng và nhân viên văn phòng Hầu hết bệnh nhân đều cải thiện bệnh hơn sau khi được điều trị.
Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm?
Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm:
- Làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức
- Chơi các môn thể thao tác động mạnh
- Hút thuốc
- Bị bệnh béo phì: cân nặng sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới của bạn
- Di truyền: bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Hầu hết thoát vị đĩa đệm không gây ra triệu chứng. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nơi đĩa đệm bị trật trên xương sống.
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau lưng, thay đổi trong việc đại tiện hoặc tiểu tiện, nhức đầu, đau cổ, tê liệt, ngứa ran và mệt mỏi.
Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Bệnh nhân sẽ cảm thấy chân tay tê bì, đau lưng, đau thần kinh liên sườn, đau dọc theo dây thần kinh tọa, đi lại khó khăn thậm chí teo chân…
Đối với thoát vị đĩa đệm cổ
Còn biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ lại đặc trưng với cơn đau đốt sống cổ, cổ kém linh hoạt, cứng cổ vào buổi sáng, đau vai gáy, tê bì cánh tay…
Một số triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn: Đau, tê bì hoặc yếu cơ tới mức gây cản trở sinh hoạt hàng ngày
Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang: Người bị hội chứng đuôi ngựa (cauda equina syndrome) có thể gặp tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu, ngay cả khi bàng quang căng đầy
Hội chứng mất cảm giác yên ngựa (Saddle anesthesia): Tình trạng mất cảm giác tiến triển, ảnh hưởng tới những khu vực có thể chạm vào vùng “yên ngựa” trên cơ thể – bắp đùi bên trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm?
Bác sĩ sẽ kiểm tra liệu bạn có mắc thoát vị đĩa đệm hay không dựa trên tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang cột sống.
Các trường hợp nặng có thể cần chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chính xác hơn và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?
Tuổi tác: Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian khó tránh khỏi. Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.
Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Dân văn phòng, tư vấn viên, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai.. sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
Chấn thương: Một cú đánh, một cú ngã hoặc chấn thương trong thể thao, gym… sẽ khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.
Bẩm sinh: Nhiều người có di truyền cột sống yếu, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị càng nặng càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:
Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Khó khăn trong việc cúi, xoay người, vươn người lấy đồ trên cao, đau buốt khi làm việc nặng, thậm chí đau sau mỗi cơn ho…
Rối loạn tiểu tiện: Bí tiểu, tiểu không tự chủ, hệ lụy của việc các dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép.
Đau thần kinh tọa: Cơn đau buốt dọc đường đi của dây thần kinh tọa kéo từ thắt lưng lan qua mông xuống chân.
Teo cơ: Các tổ chức thần kinh các chi chân và tay bị chèn ép, máu không lưu thông đến nuôi cơ khiến cơ chân tay bị teo đi, khó khăn trong việc đi lại.
Rối loạn cảm giác: Tê bì chân tay quá mức khiến người bệnh mất cảm giác linh hoạt chân tay, thậm chí không cảm nhận được nóng lạnh.
Liệt: Thường thì nếu biến chứng teo chân không được can thiệp sớm, việc liệt chân là điều hoàn toàn có thể
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Theo tổng hợp của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường (Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng 2018), tỷ lệ thành công khi chữa trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Phương pháp điều trị: Thoát vị đĩa đệm không phải căn bệnh đơn giản, bởi vậy cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị bảo tồn như thuốc nam, vật lý trị liệu, luyện tập… thậm chí là phẫu thuật nếu cần thiết.
Tình trạng bệnh lý: Thoát vị giai đoạn 1,2,3 có thể điều trị bảo tồn, trường hợp thoát vị quá nặng, có biểu hiện của teo cơ… thì bác sĩ có chỉ định mổ để tránh nguy cơ liệt.
Tính kiên trì: Muốn chữa được thoát vị đĩa đệm, người bệnh phải xác định chăm chỉ và kiên trì, không được bỏ ngang giữa chừng.
Vật lý trị liệu có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không?
Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, vật lý trị liệu có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu và hạn chế. Vật lý trị liệu tập trung vào điều trị các triệu chứng chứ không thể chữa lành hoàn toàn được bệnh.
- Vật lý trị liệu giúp giảm đau;
- Vật lý trị liệu làm giảm áp lực lên các dây thần kinh;
- Vật lý trị liệu tăng cường sức mạnh cơ bắp ở những khu vực bị ảnh hưởng;
- Vật lý trị liệu làm tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến đĩa sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh;
- Vật lý trị liệu giúp bạn thực hiện các hoạt động hằng ngày dễ dàng hơn.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thoát vị đĩa đệm, kể cả các trường hợp nặng, có thể điều trị bằng trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu.
Đây là phương pháp điều trị không cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc. Các bác sĩ có thể điều trị tận gốc các bệnh về đĩa đệm và bản thân đĩa đệm, bằng những động tác nhẹ nhàng nắn chỉnh và sắp xếp các đốt sống về đúng vị trí vốn có của nó.
Thêm vào đó, phương pháp trị liệu DTS (Decompression Traction System /Therapy) kéo giãn làm giảm áp lên cột sống, giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Phương pháp trị liệu DTS, kết hợp với vật lý trị liệu và một số bài tập thể dục, thay thế cho phẫu thuật và trị tận gốc căn bệnh, đem lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm.
Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật?
Hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải mổ. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau. Cần phải chú ý các biểu hiện của bệnh để thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nặng nề, dẫn tới phải phẫu thuật.
Nếu cơn đau ở cổ hoặc lưng lan tới cánh tay hoặc chân, hoặc nếu xuất hiện triệu chứng đi kèm như tê bì, đau nhức, yếu cơ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định cụ thể tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Việc tập luyện và sử dụng thuốc theo liệu trình sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh sau vài ngày hoặc vài tuần.
Nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục đeo bám không giảm, bạn có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của bệnh.
Người bị thoát bị đĩa đệm có thể tập vật lý trị liệu hoặc áp dụng phương pháp như châm cứu, mát-xa để giảm triệu chứng đau
Trong một số ít trường hợp, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (nằm ngay bên dưới thắt lưng). Lúc này, bệnh nhân cần phải được mổ ngay để ngăn ngừa bệnh nặng thêm, gây yếu tay/chân hoặc liệt.
9 bác sĩ giỏi về cơ xương khớp, đau nhức do chấn thương tại Tphcm
II. Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ gặp nhiều ở đối tượng nào?
Nhân viên văn phòng, do đặc thù công việc phải ngồi một chỗ suốt nhiều tiếng khiến cho cột sống cũng như đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thời gian dài.
Tư thế hơi chúi người về phía trước của những người ngồi làm việc với máy tính và việc không chú ý vận động, nghỉ ngơi hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến đốt sống cổ.
Bệnh lý về cột sống ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sinh hoạt của người bệnh.
Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cũng như xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với việc tập thể dục thể thao chính là phương pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe nói chung và bảo vệ cột sống nói riêng.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thể hiện ở rất nhiều dấu hiệu đặc trưng. Nắm bắt được những triệu chứng điển hình của bệnh sẽ giúp bệnh nhân chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh lý, hỗ trợ can thiệp kịp thời.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi đĩa đệm trở nên xơ yếu, mất sự đàn hồi và dễ nứt rách vòng sợi bên ngoài. Điều này khiến cho phần nhân keo bên trong thoát ra và chèn ép vào tủy sống, dây chằng, rễ thần kinh.
Khu vực cột sống cổ do thường xuyên phải vận động cũng như chịu áp lực lớn nên các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương và thoát vị. Trong đó, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6.
Để xảy ra tình trạng đĩa đệm bị thoát vị ở cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu do người bệnh vận động sai tư thế, thói quen sinh hoạt sai cách. Bệnh còn xảy ra do quá trình thoái hóa khớp hoặc gặp phải các chấn thương, tai nạn nghiêm trọng tại vùng cổ.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đặc trưng
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ được chia làm hai dạng: triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng. Nắm rõ được các dấu hiệu này là điều kiện tiên quyết để bệnh nhân xác định được tình trạng bệnh của mình, bác sĩ có cơ sở để đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp
Triệu chứng lâm sàng:
– Đau nhức diện rộng: Cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
– Tê ngứa ở tay và chân: Nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa sẽ khởi phát từ cổ lan ra toàn thân rồi lan tới chân tay. Nếu chèn ép xảy ra ở dây thần kinh, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay.
– Hạn chế vận động: Cử động cổ và cánh tay bị hạn chế, không thể đưa tay ra sau lưng hoặc dơ tay lên cao; khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ. Đi bộ khó khăn, có cảm giác căng cứng bắp chân khi đi bộ.
– Yếu cơ: Tình trạng yếu cơ xảy ra khi khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống. Các cơ chân sẽ yếu trước cơ tay khiến cho bệnh nhân đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ tăng lên, người bệnh sẽ thấy được những thớ cơ vùng đùi và bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
– Dấu hiệu khác: Một số trường hợp có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu và khó thở. Đây đều có thể coi là những biến chứng cấp độ nhẹ của bệnh.
Triệu chứng cận lâm sàng:
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cận lâm sàng thấy được sau khi chụp MRI:
– Đĩa đệm không nằm đúng vị trí, có thể chèn ra trước sau hoặc vào thân đốt sống
– Phát hiện khối nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí thông thường
– Cột sống cổ cong vẹo, có tam chứng barr (chiều cao đốt sống giảm)
– Rễ dây thần kinh hoặc tủy sống có dấu hiệu chèn ép.
Thực tế, triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lâm sàng không phải thể hiện ở tất cả các bệnh nhân. Bởi thế, để biết chẩn đoán chính xác, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín chụp MRI. Việc phát hiện và can thiệp muộn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khó kiểm soát.
III. Phòng ngừa đau lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
‘’Đau thắt lưng là một trong những chứng hay tái phát nhất mà chúng tôi thường gặp trong thực tế khám và chữa bệnh.
Có thể những lần đau sau của bệnh nhân là do tổn thương thực thể của cột sống hoặc do một tình trạng bệnh lý mới xuất hiện, nhưng rất nhiều trường hợp đau lưng cấp và đau lưng tái phát là do người bệnh vận động ở tư thế không đúng’’ – ThS. BS Dương Thế Vinh cho biết
Có hai nguyên nhân chính gây nên thoát vị đĩa đệm đó là thoái hoá cột sống và chấn thương. Các chấn thương thường gặp như vận động mạnh, đột ngột, mang vác nặng, ngã, trượt chân… có thể trực tiếp gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống.
Một trong những cách phòng ngừa đau lưng và thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất là giữ cho cơ thể ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Hướng dẫn phòng ngừa đau lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1. Đứng
Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót.
2. Ngồi
Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Có thể kê một gối mỏng vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn này.
3. Bê hoặc nâng đồ vật lên
Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau:
- Hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc
- Ngồi xổm xuống (gấp khớp gối và khớp háng, không cúi gấp cột sống)
- Bê đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
- Nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy (không dùng cơ thắt lưng để nâng).
- Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn.
- Độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường
4. Bê và mang đồ vật đi
Khi muốn bê và mang một vật nào đó đi chỗ khác, chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình cũng như vị trí và khoảng cách của vật đó đối với cơ thể. Một số vấn đề cần chú ý như sau:
- Bê vật đó lên như đã hướng dẫn ở trên
- Ôm chắc vật cần mang đi bằng hai tay.
- Giữ đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang Ngực – Thắt lưng.
- Giữ cột sống thẳng, giữ đoạn thắt lưng ở độ ưỡn bình thường
- Bước đi bình thường, thoải mái, không bước xiêu vẹo, xoắn vặn
5. Lấy đồ vật ở trên cao
Khi muốn lấy đồ vật ở độ cao trên vai trở lên thì cần lưu ý:
- Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên.
- Không cố để với lấy đồ vật bằng cách kiễng chân lên.
- Thu xếp đồ dùng xung quanh cho có diện tích đủ rộng để không phải với lấy đồ vật qua bàn, qua tủ, ở tư thế không thoải mái
6. Kéo hoặc đẩy đồ vật đi
Nếu có thể chọn nên dùng cách đẩy hơn là kéo, nhất là với những đồ vật to, nặng. Khi kéo hoặc đẩy cũng cần lưu ý đến tư thế của cột sống và các khớp, khoảng cách giữa hai chân, các động tác phối hợp như sau:
- Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc
- Hai gối hơi gấp
- Kéo hoặc đẩy trọng lượng của cơ thể trên hai chân để tạo nên lực kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng.
- Giữ độ ưỡn của đoạn thắt lưng ở mức bình thường.
IV. Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Việc chữa thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Khoảng 95% người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cảm thấy khá hơn mà không cần phẫu thuật và trở lại cuộc sống bình thường trong vòng vài tuần.
Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau.
Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y để mau hết bệnh.
Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc bằng cách nào?
Một số phương pháp trị liệu thay thế uống thuốc, hoặc trị liệu kết hợp dùng thuốc có thể giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới. Ví dụ:
Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): Phương pháp này được cho là mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với những cơn đau lưng dưới kéo dài ít nhất 1 tháng. Trị liệu chiropractic với bệnh nhân thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp, có thể gây đột quỵ.
Châm cứu: Có tác dụng làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt
Mát – xa: Giảm đau trong ngắn hạn cho những người bị đau lưng dưới kinh niên
Yoga: Là sự kết hợp của vận động thể chất, bài tập thở và thiền, yoga có thể cải thiện chức năng, giảm làm giảm đau lưng kinh niên.
Chữa thoát vị đĩa đệm theo phương pháp Tây Y
Nhóm thuốc chữa: bao gồm các loại thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm Piroxicam, Diclofenac, Celecoxib… và thuốc giãn cơ Sirdalud, Decontractyl…
Nhóm thuốc hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm: Vitamin nhóm B (B1, B6, B12), thực phẩm chức năng, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Misoprostol, Rebamipide…
Vitamin 3b (b1 b6 b12) có tác dụng gì, uống lúc nào và liều dùng
Liệu pháp hiện đại: sóng cao tần radio, laser, diện chuẩn, cấy chỉ… cũng hỗ trợ chữa bệnh khá tốt.
Phẫu thuật: Trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép đuôi ngựa hoặc rễ thần kinh quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật để loại khối thoát vị.
Chữa thoát vị đĩa đệm theo phương pháp Đông Y
Trong kho tàng YHCT, có rất nhiều bài thuốc nam được người bệnh lựa chọn và chứng minh hiệu quả. Bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng:
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đu đủ nướng rượu gừng: chọn quả đu đủ xanh, cắt bỏ phần đầu sau đó nhồi gừng (đã rửa sạch giã nát) vào bên trong, đổ thêm 1 bát rượu nếp trắng.
Đập nắp đu đủ và nướng trên củi khô cho đến khi chín mềm. Cạo bỏ lớp than đen và đầm nát, đắp lên vùng bị thoát vị sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm “Lục vị anh hùng”: dền gai, chìa vôi, cỏ xước, dây đau xương, tầm gửi, lá lốt mỗi vị 7g đã phơi khô, sao vàng hạ thổ và sắc lấy nước uống. Kiên trì 1-2 tháng, 10 người đỡ đau cả 10.
Ngoài những bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng uống và đắp, Đông Y cũng rất coi trọng việc giải phóng chèn ép và kích thích hoocmon giảm đau bằng những liệu pháp hỗ trợ:
Liệu pháp hỗ trợ: kéo giãn cột sống, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp bằng thuốc nam…
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị đĩa đệm?
Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:
- Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại
- Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn
- Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
Thoát vị đĩa đệm có nhiều mức độ, từ nhẹ chỉ gây đau mỏi lưng đến nặng hơn gây yếu liệt hoặc rối loạn cảm giác vùng chi phối thần kinh bên dưới. Việc chỉ định điều trị bảo tồn nội khoa hay phẫu thuật lấy nhân đệm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và triệu chứng của bệnh nhân.
Bạn có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm từ khi còn trẻ bằng cách hạn chế khuân vác nhiều đồ nặng, mang vật nặng đúng tư thế, tập thể dục để tăng cường sức mạnh của cơ và giảm cân để giảm tải trọng lên cột sống.
V. Nên ăn gì khi bị thoát vị đĩa đệm và nên kiêng gì?
Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì phải đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống của mình, bởi nếu bổ sung dinh dưỡng quá ít thì sẽ không phục hồi sức khỏe nhanh được.
Nhưng nếu tăng cân quá mức sẽ khiến cho bộ xương của bạn phải chịu tải lớn hơn, làm việc nhiều hơn và khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Vậy “Nên ăn gì khi bị thoát vị đĩa đệm và nên kiêng gì?”
Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng và đốt sống cổ, thì chế độ ăn uống cần tập trung vào việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sụn khỏe mạnh, vì đó là những gì các annulus fibrosus được tạo thành.
Các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe sụn bao gồm những sản phẩm tự nhiên giàu vitamin C, E và D, cũng như bổ sung glucosamine và chondroitin. Bổ sung thêm canxi để hỗ trợ sức khỏe cột sống. Nói chung, chế độ ăn nên bao gồm nhiều rau, trái cây và protein nạc như cá, thịt gà và đậu.
– Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều cá: cá ngừ, cá hồi…giàu omega có tác dụng kháng viêm, tốt cho xương khớp
- Ăn khoảng 900g cá giàu omega – 3 như cá ngừ, cá hồi; 2 – 3 lần mỗi tuần
- 900g – 1200g thịt gia cầm không da và trứng khoảng 3 lần 1 tuần.
- Không nên ăn nhiều lòng đỏ.
– Sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu canxi: tôm, cua, sữa, sữa đậu nành…rất tốt cho sự phát triển của xương, giúp xương thêm chắc khỏe hơn.
– Tăng cường ăn các loại hoa quả, rau xanh, sữa giàu vitamin A, C, D, E: cam, xoài, dâu, nho, sữa đậu nành, các loại ngũ cốc…
- Vitamin A,C,D là những dưỡng chất quan trọng đối với xương khớp mà người bệnh nên bổ sung hàng ngày.
- Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, bảo vệ khung xương. Thực phẩm giàu vitamin D đó là: trứng, gan, sữa, ngũ cốc.
- Vitamin C sẽ tác động chống viêm, giảm đau cực tốt do thoát vị đĩa đệm gây ra. Vì thế bệnh nhân nên ăn nhiều cam, bưởi, đậu Hà Lan, kiwi.
– Bổ sung 2-3 lít nước mỗi ngày nhằm thải độc tố ra ngoài cơ thể
– 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày cũng có tác dụng cực tốt trong việc điều trị bệnh.
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì?
Kiêng bia rượu
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: những đồ uống này được khuyên hạn chế dùng đối với tất cả mọi người, với những người bị thoát vị đĩa đệm cũng vậy bởi vì khi dùng các chất này sẽ khiến hàm lượng canxi trong cơ thể bị hao hụt khiến cơ thể bị loãng xương, đau lưng nhức mỏi.
Kiêng đồ ăn nhanh
Do đồ ăn nhanh là thực phẩm chứa nhiều các chất acid béo không tốt cho sức khỏe. Nếu người bệnh cân nặng càng tăng thì sức ép mà nơi bị thoát vị đĩa đệm sẽ tăng lên.
Những thực phẩm giàu đạm: những thực phẩm này cũng được khuyến cáo không nên dùng đối với người bị thoát vị đĩa đệm vì sẽ khiến xương khớp mất độ chắc khỏe, gây ra những cơn đau nhức thường xuyên hơn.
Chú ý: Đối với người bị thoát vị đĩa đệm khi nằm ngủ cũng không nên nằm trên miếng đệm quá mềm, cần chú ý ngủ đúng tư thế.
VI. Hướng dẫn tập 10 bài tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm
Minh chứng rõ ràng nhất là sau khi thực hiện mỗi động tác người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau giảm đi từng chút một, cụ thể là trên từng đốt sống được ngoại lực tác động.
Tổng kết lại, khi thực hiện đủ 10 bài tập thể dục này thì cũng là lúc tình trạng thoát vị đĩa đệm được chữa khỏi hoàn toàn nhờ hiệu quả của mỗi bài tập đã được phát huy tối đa trong từng giai đoạn.
10 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng thể dục sau đây rất đơn giản nhưng hiệu quả thì rất tuyệt vời. Người bị thoát vị L4 L5 sau khi áp dụng đảm bảo chỉ sau một thời gian cơn đau nhanh chóng biến mất.
Bài tập 1
Với bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng thể dục này người bệnh chỉ cần kiên trì luyện tập cơn đau sẽ nhanh chóng rời đi.
Cách thực hiện: Bệnh nhân nằm lên giường có nệm cứng, một đầu gối co lại và sau đó kéo ta hết mức về phía bụng.
Chân còn lại duỗi thẳng, giữ nguyên tư thế cho tới khi đầu gối mỏi nhừ thì làm ngược lại.
Bài tập 2
Đây là bài tập số 2 trong 10 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng giúp cột sống được kéo giãn, tạo điều kiện cho đĩa đệm chuyển dịch về vị trí ban đầu, từ đó giúp nhanh chóng giảm được cảm giác đau nhức, mệt mỏi và khó chịu do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống gây ra.
Cách thực hiện: Nằm xuống thảm, hai đầu gối co sát về bụng, hai bàn tay giữ chặt lấy hai chân. Giữ nguyên vị trí này cho tới khi thấy mỏi thì thả ra.
Bài tập 3
Cách thực hiện: Với động tác này, bạn cần người hỗ trợ để lưng được giữ ở tư thế uốn cong. Bệnh nhân co chân gập gối, nâng mông cao hơn khỏi thảm và giữ nguyên tư thế cho đến khi mỏi thì dừng lại, sau đó tiếp tục tập.
Bài tập 4: Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 Dead bug
Bài tập này tác động vào cơ đùi và mông giúp giảm đau nhức vùng cột sống lưng.
Cách thực hiện: Nằm ngửa trên sàn, tay duỗi thẳng, đầu gối cong
Thắt chặt cơ bụng, giữ chân cong và nâng 1 chân lên khổi mặt sang, giữ nguyên trong khoảng 5 giây thì hạ xuống. Thực hiện tương tự với chân còn lại.
Với tay, bạn nâng 1 cánh tay lên đầu, giữ trong vòng 5 giây rồi hạ xuống. Thực hiện đổi bên.
Chú ý là tập riêng biệt 2 động tác trên, khi đã quen dần thì bạn mới có thể thực hiện song song cả chân và tay: Nâng 1 tay và chân ở phía đối diện vào cùng một thời điểm. Thực hiện 10 lần rồi dừng lại.
Bài tập 5
Đây là bài tập quan trọng nhất trong 10 bài tập thoát vị đĩa đệm, mục đích giúp tập nhóm cơ sau cột sống ngực, cổ và thắt lưng nhằm giúp cho trục của nhóm cơ cột sống lưng được chắc khỏe hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh nằm ngửa trên giường, thả lỏng hai tay
- Gập hai gối, hai chân đạp theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên không như đạp xe đạp.
- Thực hiện đến khi mỏi thì dừng lại. Lặp lại bài tập 10 lần
Bài tập 6
Mục đích: Có tác dụng giúp kéo giãn các cơ bị co thắt.
Cách thực hiện:
- Chống hai tay xuống giường, quỳ gối tạo thành 4 điểm.
- Hạ mông từ từ xuống cho đến khi ngồi trên hai gót chân thì cố gắng bò thẳng về phía trước.
- Thực hiện tới nào mỏi thì thả lỏng. Lập lại từ 10 – 15 lần.
Bài tập 7
Tác dụng của bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 l5 này là giúp tăng cường độ dẻo dai cho các cơ đằng sau cột sống bao gồm cơ cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống vùng thắt lưng.
- Nằm ngửa trên mặt giường cứng, thả lỏng chân tay
- Gập đầu gối, hai tay đặt lên đầu gối, đẩy 2 chân sát bụng và 2 tay đẩy xuống để gồng cơ bụng
- Giữ tư thế này khoảng 10s rồi thả lỏng. Thực hiện động tác 10 – 15 lần
Bài tập 8
Cách thực hiện:
- Nằm sấp, chân tay duỗi thẳng
- Nâng cổ lên cao (hít vào), và hạ xuống từ từ (thở ra)
- Giữ thẳng lưng, thực hiện đều đặn các động tác này khoảng 10 lần.
Bài tập 9:
Cách thực hiện bài tập chữa thoát vị đĩa đệm này như sau:
Nằm úp, chống 2 tay xuống sàn sau đó nâng thân trước cao hết mức, đảm bảo cẳng tay được duỗi thẳng
Lưng, đầu và chân thẳng, giữ nguyên tư thế này khoảng 5 giây, sau đó nâng người lên khoảng 6 tới 8 lần, tập luyện cách nhau 2 tiếng suốt cả ngày.
Bài tập 10:
Cách thực hiện:
- Nằm sấp, đặt hai tay khuỷu tay xuống sàn, nâng phần thân dưới bằng cách kiễng ngón chân.
- Khi cơ thể nâng lên khỏi sàn, cần giữ thẳng lưng và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây.
- Sau đó, từ tự hạ xuống và hít thở nhẹ nhàng, lặp lại động tác 10 – 15 lần.
Trên đây là 10 bài tập thoát vị đĩa đệm bằng thể dục đặc biệt tốt với những bệnh nhân bị thoát vị ở đốt sống L4 L5 và toàn bộ các đốt sống còn lại.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể sẽ phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Những cơn đau nhức kéo dài hàng tháng trời không được điều trị dứt điểm có thể gây ra những hậu quả khó lường sau đây mà bạn cần phải biết, từ đó có cái nhìn đúng hơn về bệnh, có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.
Qua bài viết tổng hợp, Massageishealthy hy vọng đã cung cấp đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm này, chúc các bạn có nhiều sức khỏe.