Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ Ý nghĩa, điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân

Ý nghĩa, điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân

Cùng tìm hiểu về cấu tạo của bộ khung xương, đặc điểm và điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân, ý nghĩa của xương tay, xương chân đối với hoạt động của con người nhé.

Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân

Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân

Bộ xương có chức năng

  • Nâng đỡ.
  • Bảo vệ cơ thể.
  • Là nơi bám của các cơ.

Giống

  • Đều là xương ống.
  • Xương đai vai (đai hông)
  • Xương cánh tay (cẳng chân)
  • Xương cổ tay (cổ chân)
  • Xương bàn tay (bàn chân)
  • Xương ngón tay (ngón chân)

Những điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân của chúng ta

– Xương tay có kích thước nhỏ hơn, có các khớp xương cử động linh hoạt, xương ngón tay cái đối diện với xương các ngón còn lại. -> Phù hợp với công việc cầm, nắm, sử dụng các công cụ lao động.

– Xương chân có kích thước to hơn, xương gót nhô ra phía sau, xương bàn chân cong lên, có các khớp xương vững chắc. -> Góp phần giúp đứng vững, tạo dáng đứng thẳng, nâng đỡ cơ thể.

Cấu tạo của bộ xương người gồm 3 phần

  • Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.
  • Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
  • Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).

Sự khác nhau và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của con người

– Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

– Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

Sự khác nhau và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của con người

Sự khác nhau và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của con người

Vai trò của các loại khớp

  • Khớp động : giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.
  • Khớp bán động : giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp , cử động của khớp hạn chế.
  • Khớp bất động là loại khớp không cử động được.

Cấu tạo của xương tay (xương cánh tay)

Xương cánh tay là một xương dài ở cánh tay hay chi trên bắt đầu từ vai cho đến khuỷu tay.

Cấu tạo của xương tay (xương cánh tay)

Cấu tạo của xương tay (xương cánh tay)

Về mặt giải phẫu, xương này nối xương vai với phần dưới của tay (bao gồm xương quay và xương trụ). Xương cánh tay có ba phần. Đầu trên xương cánh tay bao gồm một đầu hình tròn gọi là chỏm xương cánh tay có hình 1/3 khối cầu hướng lên trên vào trong tiếp khớp với ổ chảo của xương vai và được sụn khớp bao bọc.

Hai cổ gồm:

  • Cổ phẫu thật nối đầu trên với thân xương
  • Cổ giải phẫu

Hai củ gồm:

– Củ lớn và củ bé là 2 khối xương nhô lên làm chỗ bám cho cơ đai xoay. Củ lớn nằm ngoài ngăn cách với củ bé bởi một rãnh gọi là rãnh gian củ. Rãnh có hai bờ, bờ ngoài là mào củ lớn còn bờ trong là mào củ bé. Thân xương cánh tay gần giống hình lăng trụ tam giác có 3 mặt (ngoài, trong, sau), 3 bờ (trước, ngoài, trong)

Các mặt

  • Mặt trước ngoài có ấn Delta cho cơ Delta bám, nằm ở khoảng giữa của xương cánh tay
  • Mặt trước trong có lỗ nuôi xương, mào củ bé
  • Mặt sau có rãnh xoắn từ trên xuống và ra ngoài được gọi là rãnh thần kinh quay. Trong rãnh có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu.

Các bờ

  • Bờ trước: ghồ ghề, nhẵn phẳng ở giữa chia làm 2 gờ bao lấy hố vẹt
  • Bờ ngoài và bờ trong mờ ở trên, rõ ở dưới là chỗ bám của hai vách gian cơ trong và ngoài.

Đầu dưới xương cánh tay dẹt, hơi bè ngang và cong ra trước gồm

– Chỏm con ở phía ngoài. Nhìn phía trước giống hình cầu (còn gọi là lồi cầu). Phía trên hơi lõm được gọi là hố quay

– Ròng rọc nằm ở bên trong, hình ròng rọc, mặt trước trên có hố vẹt, mặt sau có hố mỏm khuỷu. Là nơi tiếp khớp với khuyết ròng rọc của xương trụ.

– Phía trên trong và trên ngoài của chỏm con và ròng rọc là hai mỏm: mỏm trên lồi cầu ngoài và mỏm trên lồi cầu trong. Giữa mỏm trên lồi cầu trong và ròng rọc là rãnh thần kinh trụ có dây thần kinh trụ đi qua.

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.

You may also like

You cannot copy content of this page