Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửĐầy bụng Ăn không tiêu 5 cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày nhanh và đơn giản tại nhà phương pháp dân gian

5 cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày nhanh và đơn giản tại nhà phương pháp dân gian

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Ợ nóng hay còn có tên gọi khác là bệnh trào ngược thực quản dạ dày. Đây là một trong những chứng bệnh về đường tiêu hóa gây cho người bệnh nhiều khó chịu và phiền phức. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể để lại các biến chứng nặng nề và nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Khi mắc bệnh ợ nóng hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thức ăn cùng với các chất dịch tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị trào ngược lên thực quản khiến người bệnh rất khó chịu mỗi khi ăn nhiều. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu 5 cách chữa ợ nóng nhanh và đơn giản. Bạn có thể tham khảo và áp dụng. Chúc các bạn thành công!

5 cách chữa ợ nóng nhanh và đơn giản

5 cách chữa ợ nóng nhanh và đơn giản

Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở phần lồng ngực. Kèm theo đó là ợ có vị chua, đắng ở miệng và vùng hầu. Tình trạng ợ nóng thường xảy ra khi chúng ta ăn quá nó hoặc ăn xong rồi nằm. Ợ nóng cũng là một chứng bệnh nguy hiểm nếu như bệnh nhân không chữa kịp thời. Có thể ảnh hưởng đến các tình trạng sức khỏe ở bộ phận khác.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

5 cách chữa ợ nóng nhanh và đơn giản

Ợ nóng, ợ chua thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ợ nóng có thể là do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Dưới đây chúng tôi xin bật mí 5 cách chữa ợ nóng nhanh và đơn giản. Bạn có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng tốt hơn!

1. Cách chữa ợ nóng bằng cây nha đam

Cây nha đam hay còn gọi là cây lô hội. Được trồng nhiều và rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Trong cây nha đam có chứa các hợp chất nhuận tràng như barbaloin, aloin, aloe-emodin. Có hiệu quả chống viêm niêm mạc dạ dày.

Cách chữa ợ nóng bằng cây nha đam

Cách chữa ợ nóng bằng cây nha đam

Ngoài công dụng hỗ trợ chữa ợ nóng thì cây nha đam còn có rất nhiều tác dụng khác như: làm đẹp da mặt, chữa bỏng, chống mỏi mắt, phục hồi tóc hư tổn. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng tuyệt vời trong chữa trị bệnh ngoài da, phòng ngừa sỏi niệu, trị bệnh xơ gan cổ trướng…

2. Cách chữa ợ nóng bằng uống trà gừng

Khi mắc các chứng về dạ dày thông thường chúng ta hay kiêng các loại thực phẩm cay nóng, trong đó có gừng. Nhưng thực chất, gừng có tác dụng rất tốt cho dạ dày. Nó có thể làm giảm tình trạng buồn nôn, ợ chua, giúp kích thích hệ tiêu hóa.

Cách chữa ợ nóng bằng uống trà gừng

Cách chữa ợ nóng bằng uống trà gừng

3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng đơn giản hiệu quả

Mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung cho cơ thể một ly trà gừng ấm. Nên uống trà trước mỗi bữa ăn khoảng 20-30 phút. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái và giảm chứng ợ nóng một cách hiệu quả.

3. Cách chữa ợ nóng bằng cam thảo

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y Đại học Maryland Mỹ. Cây cam thảo có tác dụng điều trị chứng nợ nóng, khó tiêu rất hiệu quả. Trong cây cam thảo có chứa chất giúp cân bằng axit trong dịch vị dạ dày. Ngoài ra, làm giảm thiểu cơn đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, viêm thực quản.

Cách chữa ợ nóng bằng cam thảo

Cách chữa ợ nóng bằng cam thảo

Cách dùng: Mỗi ngày người bệnh chỉ  cần uống 1-2 cốc nước cam thảo. Chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho người sử dụng. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng. Vì nó có thể ảnh hưởng đến huyết áp người bệnh.

4. Cách chữa ợ nóng bằng baking Soda

Theo nghiên cứu thì loại thuốc muối biocarbonat có trong Baking Soda có tác dụng rất tốt trong việc giảm ợ nóng. Tuy nhiên, ngoài công dụng của nó, còn có một số tác dụng phụ như: Thủng hoặc rách niêm mạc, nặng có thể tới tử vong.

Cách chữa ợ nóng bằng baking Soda

Cách chữa ợ nóng bằng baking Soda

Cách dùng: Mỗi ngày chỉ cần một muỗng cà phê bột baking Soda hòa với nước và uống. Sau khi uống bạn sẽ cảm thấy chứng ợ nóng thuyên giảm hẳn.

5. Cách chữa ợ nóng bằng cách ăn chuối

Ăn chuối mỗi ngày cũng là cách giúp bạn giảm chứng ợ nóng hiệu quả. Theo nghiên cứu trong chuối có chứa chất kháng axit tự nhiên. Chất này có tác dụng như một màng lớn chống trào ngược axit. Từ đó giảm thiểu tình trạng ợ chua, ợ nóng một cách hiệu quả.

Cách chữa ợ nóng bằng cách ăn chuối

Cách chữa ợ nóng bằng cách ăn chuối

Cách làm: Rất đơn giản mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung 1-2 quả chuối. Nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 20-30 phút là tốt nhất. Ngoài ra, ăn chuối mỗi ngày còn có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe.

I. Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày bằng Đông Tây y – Giải pháp toàn diện

Cách chữa ợ nóng – Ợ nóng có rất nhiều nguyên nhân, nên việc tìm ra giải pháp toàn diện để thoát khỏi chứng ợ nóng cần sự kiên trì của bệnh nhân.

Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày bằng Đông Tây y

Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày bằng Đông Tây y

1. Giải pháp khi có cơn ợ nóng

Khi có cơn ợ nóng, bệnh nhân sẽ có cảm giác rất khó chịu, nóng rát ở phần niêm mạc thực quản. Bạn hoàn toàn có thể uống ngay một cốc nước với từng ngụm nhỏ để trung hòa lượng acid đang dâng lên trong thực quản của bạn.

Bạn cũng có thể tham khảo cách “tập thể dục nội tạng” của yoga, hít thở sâu, dài, nhịn thở đến mức có thể, mỗi lần đều đặn từng nhịp rồi điều hòa hơi thở, cách này sẽ vừa tạo cho nội tạng của bạn lấy lại nhịp điều hòa, vừa khiến cho cơ thể lấy được nhiều oxy hơn, cải thiện quá trình hô hấp, sẽ giảm được cảm giác khó chịu khi ợ nóng.

Giải pháp khi có cơn ợ nóng

Giải pháp khi có cơn ợ nóng – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

Ngoài ra, khi bị ợ nóng, bạn có thể nhai kẹo cao su, bởi theo nghiên cứu cho thấy, khi nhai kẹo cao su sẽ làm tăng tiết nước bọt, nước bọt giúp trung hòa acid rất tốt sẽ tránh được ợ nóng.

Ngoài ra, tinh thần căng thẳng thường xuyên sẽ là tác nhân tăng cường của chứng ợ nóng, vì vậy, việc điều chỉnh cảm xúc rất quan trọng, hãy cố gắng thư giãn và ít lo nghĩ, bạn sẽ bớt được các cơn ợ nóng thường xuyên.

2. Giải pháp phòng trừ ợ nóng

Hãy tránh xa những loại thực phẩm sau đây để không gặp phải chứng ợ nóng:

Thực phẩm nhiều chất béo: đồ nướng, đồ chiên xào, hoặc đồ ăn nhanh chứa hàm lượng chất béo rất cao. Khi bạn ăn nhiều chất béo, sự tiêu hóa sẽ chậm chạp hơn những chất khác nên thường gây đầy bụng, sinh hơi và dễ gây ợ nóng.ợ nóng

Thực phẩm nhiều tinh bột: Tinh bột cũng giống như chất béo, làm chậm quá trình tiêu hóa, nó sinh ra glucozo, CO2 và glycogen (chất dự trữ năng lượng), gây đầy hơi.

Giải pháp phòng trừ ợ nóng

Giải pháp phòng trừ ợ nóng – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

Trái cây giàu acid và sinh hơi: Cam, bưởi, cà chua, tiêu, hành, tỏi là những thực phẩm giàu tính acid và dễ kích thích tạo hơi nóng trong dạ dày.

Chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá, cà phê là những chất kích thích thần kinh và làm giảm tiết dịch nhầy dạ dày. Những chất này sẽ làm rối loạn quá trình tiêu hóa và làm tăng giảm tiết acid bất thường.

Dùng các loại thuốc gây ợ nóng: Ibuprofen, naproxen… chính là các loại thuốc chống viêm giảm đau, hạ sốt.

Tập luyện các động tác gây ợ nóng: gập bụng, nằm ngang. Tập luyện thể dục quá sức.

Bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi bị trào ngược, acid từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản do van tâm vị đóng mở bất thường. Acid sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản và tác động vào các dây thần kinh ở thực quản gây cảm giác nóng rát, khó chịu.

II. Cách chữa ợ nóng dứt điểm đơn giản

1. Chữa bệnh trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày

Đông y: Có thể dùng các loại thuốc Đông y để kiện tỳ vị, tăng chức năng của ngũ tạng, làm lành vết loét, trung hòa acid như: cam thảo, nghệ, khôi tía, loét mồm, khổ sâm nam, gừng, bột sắn, mai mực, trần bì….

Đông y

Đông y – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

+ Bài thuốc Loét dạ dày, tá tràng: Cam thảo 25%, ngõa lăng tử 75%, nghiền thành bột, ngày uống 2 lần trước bữa ăn ( mỗi lần 1g) cùng với nước sôi để nguội.

+ Bài thuốc chữa dạ dày tá tràng với mai mực:

Độc vị mai mực: Mai mực cạo bỏ chỗ vàng đục và tách bỏ vỏ cứng, sao khô, tán thành bột thật mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-5g, chiêu thuốc bằng nước cơm, nước cháo hoặc nước đã đun sôi.

Phối hợp với các vị thuốc khác: Dùng mai mực 700g, bối mẫu 150g, cam thảo 150g, tất cả tán bột, trộn đều; ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6g. Có tác dụng chữa đau loét dạ dày, tá tràng, chống dư acid trong dạ dày tương đối tốt.

Chữa dạ dày xuất huyết: Dùng mai mực, bạch cập (vị thuốc Đông dược) – 2 thứ liều lượng bằng nhau, cùng nghiền mịn, trộn đều, mỗi lần uống 5g, ngày uống 3 lần.

Tây y:

Tây y:

Tây y – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

+ Nhóm thuốc giảm tăng tiết acid: PPI ( omeprazol, estromeprazol…)

+ Nhóm thuốc tăng nhu động ruột: domperidol.

+ Nhóm thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm ba vòng ( TACs), thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin ( SSRIs), và thuốc ức chế enzym monoamin oxidase ( IMAO), thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và noradrenaline)

+ Phẫu thuật chữa thoát vị hoành

2. Cách tự nhiên chống trầm cảm và stress

+ Suy nghĩ tích cực

+ Tập thể dục đều đặn

+ Dùng các món ăn chống trầm cảm như: bột yến mạch, sữa chua, cá hồi, socola đen, các loại hạt…

Điều trị:

+ Tư vấn tâm lý tại các cơ sở chuyên khoa

+ Dùng thuốc (như trên)

+ Cải thiện thói quen sinh hoạt: không ngủ quá nhiều hoặc quá ít, không thức khuya, làm mới công việc hàng ngày.

3. Cải thiện chức năng tiêu hóa

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Cải thiện chức năng tiêu hóa – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

  • Không ăn quá no, hoặc để quá đói. Ăn uống đúng bữa, không ăn nhiều dầu mỡ, chiên nướng, đồ ngọt. Ăn đúng giờ, không ăn đêm.
  • Thường xuyên dùng các sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn cho tiêu hóa: như chất xơ và vitamin ở trong rau quả, sữa chua…
  • Khi ăn không nên vừa ăn vừa uống nước gây đầy bụng, không ăn quá no, ăn vừa đủ.
  • Ăn theo nguyên tắc tháp dinh dưỡng: ăn ít muối đường, vừa đủ tinh bột, nhiều rau quả.
  • Giữ lối sống lành mạnh, khoa học:
  • Thường xuyên tập thể dục, với những động tác vừa sức, kiên trì trong thời gian dài.
  • Để tâm lý thư thái, bình ổn, không lo âu nhiều
  • Thức ngủ, làm việc và ăn uống đúng giờ giấc chuẩn để dịch vị tiêu hóa hoạt động ổn định.
  • Thường xuyên 3 đến 6 tháng kiểm tra sức khỏe toàn diện 1 lần, đặc biệt là nội soi tiêu hóa và tầm soát ung thư.

III. Những quan niệm sai lầm về bệnh trào ngược dạ dày

Có rất nhiều quan niệm sai lầm trong bệnh trào ngược dạ dày mà nhiều người vẫn lầm tưởng. Hãy cùng tham khảo nhé!

Những quan niệm sai lầm về bệnh trào ngược dạ dày

Những quan niệm sai lầm về bệnh trào ngược dạ dày – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

1. Trẻ em không thể bị bệnh dạ dày!

Bởi vì trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên nếu vẫn còn những biểu hiện nôn trớ ít nhất 2 lần/tuần mặc dù đã ăn thức ăn đặc và ảnh hưởng đến sức khỏe như: gầy yếu, tụt cân, suy dinh dưỡng, lúc nào cũng mệt mỏi quấy khóc, chán ăn… thì bé có thể đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.

2. Hay buồn nôn là biểu hiện của trào ngược dạ dày?

Hay buồn nôn là biểu hiện của trào ngược dạ dày

Hay buồn nôn là biểu hiện của trào ngược dạ dày – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

Buồn nôn hoặc nôn là một trong những triệu chứng của trào ngược dạ dày, tuy nhiên còn rất nhiều triệu chứng khác nữa như đắng miệng buổi sáng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, có dòng thức ăn trào lên cổ, đau tức ngực, nhiều nước bọt…

3. Chỉ những người hay ăn cay mới bị trào ngược dạ dày?

Bị trào ngược có rất nhiều nguyên nhân trong đó, hay ăn đồ ăn cay nóng cũng là 1 trong các nguyên nhân gây trào ngược. Tuy nhiên, lối sống không lành mạnh như: ăn uống không đúng giờ, hay thức khuya, tinh thần thường căng thẳng, hay ăn socola, bạc hà, hút thuốc lá, dùng nhiều bia rượu cũng có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày.

4. Bệnh trào ngược dạ dày chữa khỏi rồi thì không cần kiêng khem gì.

Bệnh trào ngược liên quan mật thiết đến vấn đề lối sống, ăn uống và tâm lí, vì vậy, tuy các triệu chứng của bệnh có thể không còn, nhưng nếu tiếp tục duy trì lối sống không lành mạnh thì chắc chắn bệnh sẽ tái phát trở lại.

5. Bị trào ngược dạ dày chính là bệnh viêm loét dạ dày

Tuy bệnh trào ngược dạ dày và bệnh viêm loét dạ dày có cùng các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi… tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau. Bệnh viêm loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày, nhưng về nguyên nhân, cơ chế thì chúng khác nhau.

Bị trào ngược dạ dày chính là bệnh viêm loét dạ dày

Bị trào ngược dạ dày chính là bệnh viêm loét dạ dày – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

Trào ngược là do cơ thắt thực quản dưới yếu dẫn đến đóng mở bất thường, gây lên cơn trào ngược. Còn viêm dạ dày là do yếu tố tấn công như acid và pepsin cao hơn yếu tố bảo vệ là dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, sự tưới máu cộng thêm các yếu tố bên ngoài như tâm lý, ăn uống… gây nên viêm dạ dày. Vì bệnh khác nhau nên điều trị cũng sẽ khác nhau.

6. Trào ngược dạ dày chỉ vài lần 1 tuần thì chưa phải bị bệnh

Tần suất trào ngược chỉ cần 2 lần/tuần là đã có thể kết luận là có thể bị bệnh trào ngược dạ dày rồi, vì thế, nếu bệnh nhân không để ý, không chữa trị sớm, thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, việc chữa trị cũng sẽ khó khăn hơn. ‘

7. Đã bị trào ngược thì cần kiêng ăn đồ tanh, ăn ít đi cho khỏi trào ngược.

cần kiêng những đồ như: cay nóng, dầu mỡ, cà phê, bia rượu

Cần kiêng những đồ như cà phê, bia rượu – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược, bạn cần kiêng những đồ như: cay nóng, dầu mỡ, cà phê, bia rượu, thuốc lá… Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn nhiều những đồ gây đầy bụng hoặc kích thích như socola hay bạc hà. Không nên ăn uống thất thường, nên ăn uống đúng bữa, đều đặn. Nói chung, không nên ăn quá nhiều cái gì, kể cả đó là món khoái khẩu.

8. Trào ngược nghĩa là chỉ trào mỗi thức ăn lên cổ thì chẳng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả.

Trong dạ dày của bạn, không chỉ có thức ăn, mà nó còn có acid, pepsin là những loại dịch dạ dày dùng để tiêu hóa thức ăn, tức là phân hủy thức ăn bạn nuốt vào từ những miếng trung bình thành những miếng nhỏ nhất có thể để cơ thể hấp thụ, vì thế, sức mạnh của những dịch vị này không hề nhỏ.

Acid trong dạ dày chính là HCL, hoàn toàn có thể gây tổn thương đến niêm mạc của thực quản, thanh quản, vòm họng của bạn, làm hỏng men răng của bạn và gây hôi miệng. Vì thế, trào ngược ảnh hưởng rất lớn đến những cơ quan nó đi qua.

9. Phải tập thể dục thật nhiều, thật mạnh để làm cho cơ thể khỏe chống lại bệnh trào ngược

Tập thể dục rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, nhưng khi bị trào ngược, thì việc vận động hay tập thể dục phải có mức độ. Không nên tập thể dục ngay sau khi ăn no, cũng không nên tập các động tác có tính chất vặn xoắn bụng, cúi gập để tăng cơn trào ngược. Không nên tập thể dục quá mạnh, quá nhiều làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn.

10. Nếu nội soi mà chưa thấy viêm thực quản thì không bị trào ngược.

Thống kê trên nhóm bệnh nhân có đi khám nội soi, tỉ lệ người có viêm thực quản do trào ngược chỉ chiếm 30 – 45%, còn lại 55 – 70% mắc bệnh trào ngược nhưng thực quản chưa bị viêm.

Nếu bạn nội soi mà chưa thấy thực quản viêm nghĩa là acid chưa gây thiệt hại đến niêm mạc thực quản. Nếu để lâu ngày, không điều trị sẽ có những tổn thương niêm mạc gây viêm.

11. Uống thuốc rồi, thấy các triệu chứng trào ngược giảm thì không cần uống thuốc nữa

nên uống thuốc đúng liệu trình, thời gian

Nên uống thuốc đúng liệu trình, thời gian – Cách chữa ợ nóng, trào ngược dạ dày

Không chỉ bệnh trào ngược dạ dày, bất kì bệnh gì nếu uống thuốc không đủ liều, không đúng thời gian chỉ định thì bệnh sẽ không thể khỏi hoàn toàn được, hơn thế, chỉ cần cơ thể đề kháng yếu là sẽ dễ tái phát lại. Vì vậy, nên uống thuốc đúng liệu trình, thời gian. Nếu dùng sản phẩm Đông y, nên sử dụng liều duy trì để bệnh trào ngược không tái phát.

Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

You may also like

You cannot copy content of this page