Hướng dẫn cách làm cơm rượu nếp ngon đơn giản nhất
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Với hương thơm lên men tự nhiên và đặc biệt món cơm rượu nếp này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thật tuyệt vời phải không nào, để giúp các bạn biết cách tạo ra món ăn vặt ngon bổ dưỡng này thì hôm nay mình sẽ chia sẻ bí quyết làm cơm rượu thơm ngon.
Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian với cách chế biến vô cùng đơn giản là các bạn đã có thể làm ra được một chén cơm rượu thật thơm ngon rồi.
Cách làm cơm rượu nếp thường được các chị em tìm kiếm và áp dụng nhiều nhất là trong dịp Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên trong những ngày thường, chị em vẫn có thể áp dụng thực hiện để ăn kèm với sữa chua rất hợp vị. Cùng khám phá cách làm cơm rượu cùng Massageishealthy ngay bây giờ nhé. Món ăn này hứa hẹn sẽ mang đến cho cả nhà bạn một cảm giác ngon miệng đầy thú vị đấy.
Table of Contents
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Gạo nếp: Có hai loại gạo nếp bạn có thể dùng để làm cơm rượu là gạo nếp trắng và gạo nếp cẩm. Nếu bạn muốn ăn cơm rượu nếp trắng thì bạn chọn loại gạo trắng. Ngược lạị, bạn chọn loại gạo cẩm để làm cơm.
– Gạo nếp ngon nhất để làm cơm sẽ là loại gạo không chà bóng vỏ (còn nguyên lớp cám). Tuy nhiên, nếu bạn không mua được loại gạo thô như trên thì có thể chọn loại gạo đã chà bóng cũng không sao. Chuẩn bị khoảng 500 gram gạo nếp.
– Men rượu: Bên cạnh gạo thì đây là nguyên liệu quan trọng tiếp theo và quyết định chính tới chất lượng của món. Bạn cần chọn kỹ men, tuyệt đối không được mua men tàu bởi nếu không thì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chuẩn bị khoảng 3 viên men, mỗi viên chừng 2 gram là được.
– Nước lọc: Chuẩn bị loại nước lọc đã đun sôi và còn hơi âm ấp để thực hiện. Với lượng cơm rượu như trên thì bạn cần từ 300 – 400 ml nước.
– Muối ăn: Muối ăn để nắm cơm trong quá trình ủ men. Chuẩn bị 2 thìa cafe muối ăn sạch.
Cách làm đơn giản như sau
Bước 1: Chuẩn bị gạo nấu cơm. Không giống với cách dùng gạo nếp khi nấu xôi, trong cách nấu cơm rượu này, phần chuẩn bị gạo sẽ hơi khác 1 chút. Nếu như đối với món xôi, bạn cần phải ngâm gạo từ 6 – 7 tiếng thì với món cơm rượu này, phần gạo nếp bạn chỉ cần vo sạch là được.
Bước 2: Cho gạo ra rá sau đó vo sạch, nhặt hết bụi bẩn, mày trấu. Sau khi vo xong, bạn để cho gạo ráo nước tự nhiên. Lưu ý là bạn không cần vo kỹ quá để tránh làm mất lớp cám dinh dưỡng của gạo.
Bước 3: Nấu cơm nếp. Sau khi vo gạo xong, bạn cho phần gạo vào nổi và cho tiếp vào gạo ¼ thìa cafe muối rồi trộn đều. Trộn xong, bạn cho nước vào nồi cơm sao cho phần nước này chỉ xâm xấp mặt gạo, không được nhiều quá.
Một cách dễ hiểu hơn đó là để có được cơm rượu ngon thì trước tiên, món cơm nếp của bạn cần phải hơi khô một chút, không được vừa hay nhão. Bởi thế, lượng nước bạn cho vào nấu cơm chỉ bằng 2/3 lượng nước tiêu chuẩn bạn vẫn nấu là được.
Bước 4: Chuẩn bị men rượu. Cho các viên men rượu vào một chiếc cối khô, sạch. Tiếp đến, bạn dùng chày để giã thật mịn phần men này. Giã xong, bạn dùng đũa hoặc tay đảo đều để men không bị dí chặt mà tơi bột là được. Trường hợp bạn muốn nhanh và men mịn hơn thì bạn có thể sử dụng tới máy xay sinh tố.
Bước 5: Làm cơm rượu. Chuẩn bị mọi nguyên liệu sẵn sàng xong, ở bước cuối này, bạn sẽ tiến hành làm cơm rượu và ủ cơm rượu. Đầu tiên, bạn đánh tơi phần cơm nếp. Tiếp đến, bạn xới cơm ra một khay phẳng, dàn đều và để cơm được nguội tự nhiên.
Bước 6: Trong lúc chờ cơm nguội, bạn pha 1 thìa cafe muối với khoảng 300 ml nước âm ấp. Pha đều xong, bạn kiểm tra xem cơm đã nguội bớt chưa. Khi chạm tay vào cơm thấy cơm ấm vừa là được.
Bước 7: Phần men đã giã nát, bạn đem chia làm hai phần. Rắc toàn bộ phần men thứ nhất lên bề mặt của cơm. Rắc xong, bạn lật mặt kia của cơm lên và rắc nốt phần còn lại. Cuối cùng, bạn dùng thìa và đũa đảo để cho men ngấm đều và kỹ vào với cơm.
Bước 8: Nhúng tay vào bát nước muối ấm đã chuẩn bị sau đó lấy từng phần cơm nhỏ và nắm chặt lại. Nắm cơm xong, bạn cho chỗ cơm này vào tô/bát sạch rồi bọc kín và để vào nơi khô ráo, thoáng mát từ 3 – 4 ngày là có thể thưởng thức.
Những lưu ý khi làm cơm rượu
Cách chọn gạo ngon để làm cơm rượu: loại gạo thường được dùng để làm cơm là gạo nếp thơm, dẻo hay ngon nhất là gạo nếp nương, nếp cái hoa vàng của 1 số vùng cao người ta vẫn trồng được, đây được gọi là loại gạo hảo hạng để làm cơm rượu.
Men dùng để làm cơm rượu, bạn tuyệt đối không sử dụng men tàu vì khi ăn( uống) sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc, vì thế bạn nên chọn men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cùng với nhiều vị thuốc bắc, men dạng cục màu tráng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cái bánh giày
Thêm một lưu ý nhỏ nữa là trước khi rắc men các bạn phải kiểm tra cơm, nếu cơm còn nóng không nên rắc men vì như thế sẽ làm chết men, còn nếu cơm quá nguội thì khi rắc men lên cơm sẽ nhanh hỏng. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.
Ăn cơm rượu có mập không, có tốt không ?
Nhiều người lo lắng rằng ăn cơm rượu nếp cũng như ăn cơm, có tác dụng tăng cân. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cơm rượu cũng còn tác dụng khác là giảm cân. Lý do là vì cơm rượu nếp có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol dư thừa, hỗ trợ cơ thể trong việc giảm cân.
Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân bằng cơm rượu, bạn chỉ nên sử dụng món ăn này một lượng vừa phải và không cho thêm đường để ăn kèm.
Gạo nếp là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thường được chế biến thành nhiều món như bánh chưng, cơm nếp, xôi nếp cẩm, gạo nếp, cốm. Nhưng liệu chúng có phù hợp với người thừa cân?
Các câu hỏi: ăn cơm nếp có béo không, ăn nếp cẩm có béo không, ăn nếp có mập không, ăn rượu nếp có béo không… vẫn luôn khiến những người đang muốn giảm cân phân vân khi chọn lựa thực đơn cho mình.
Theo kết quả nghiên cứu của TS. Zhimin Xu thuộc Đại học tiểu bang Louisana, Hoa Kỳ, nếp là kho thực phẩm quý báu, một thìa nếp chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống ôxy hóa.
Trong Đông y, gạo nếp có vị ngọt, thơm, tính ấm, tác dụng bổ tỳ vị, có thể dùng để chữa bệnh nôn mửa, tăng tiết sữa, chống tiêu chảy… Phần cám còn được tận dụng làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn do nó có chứa chất phytin.
Mặc dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe về cả mặt dinh dưỡng nhưng nếp được xem là “kẻ thù” của những ai đang trong lộ trình giảm cân.
Lượng calo trong nếp rất cao, 100 gram gạo nếp chứa 357 Kcal. Khi được chế biến thành các món khác như bánh chưng, xôi nếp, cơm nếp, hoặc rượu nếp còn được thêm các gia vị khác, càng làm gia tăng lượng calo nạp vào.
Đơn cử như bánh chưng – món ăn quen thuộc với chị em trong ngày Tết. Khi gạo nếp kết hợp với đỗ xanh, thịt mỡ, bánh chưng là món đầy đủ các thành phần: đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Khi đó, một góc bánh (1/8 chiếc bánh) có giá trị dinh dưỡng tương đương khi ăn 1 bát cơm đầy cùng thức ăn.
Vì thế, người thừa cân nên tránh xa các thực phẩm giàu calo như nếp, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, nạp đủ năng lượng theo chuẩn 30 Kcal/ kg cân nặng/ ngày và cân bằng giữa 4 nhóm chất (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).
Để ăn cơm rượu đúng cách và hợp lí thì bạn tuyệt đối không nên thưởng thức cơm rượu thay cho bữa sáng vì ăn khi đói sẽ cảm thấy bụng cồn cào khó chịu và đừng ăn cơm rượu quá nhiều vì bản chất của nó có 1 lượng cồn nhỏ, tuy nhỏ nhưng ăn quá nhiều thì sẽ dẫn đến nhanh say.
Cách làm cơm rượu nếp này có thể được áp dụng cho cả nếp cẩm, nếp trắng hay nếp than. Bởi thế nên bạn đừng quá lo lắng về loại gạo mà chỉ cần làm đúng công thức là được nhé.
Cách làm cơm rượu nếp cẩm, quy trình kỹ thuật làm cơm chuẩn nhất
Cách làm cơm rượu nếp cẩm – Trong những dịp Tết Đoan Ngọ hay dân gian còn hay gọi là tết Giết sâu bọ, thì cách làm món cơm rượu rất được các chị em tìm kiếm và áp dụng nhiều nhất. Tuy vậy trong những này bình thường, các chị em cũng có thể áp dụng thực hiện món này để ăn kèm với sữa chua cũng rất tuyệt. Và ngay đây là các bước làm cơ rượu cơ bản nhất.
Những nguyên liệu làm cơm rượu nếp gồm
-
Nguyên liệu quan trọng:
Gạo nếp. Khối lượng: 500 gram gạo nếp: Khi chọn lựa gạo nếp để làm cơm rượu, bạn có thể chọn lựa giữa gạo nếp trắng và gạo nếp cẩm. Nếu bạn chọn loại gạo trắng thì sản phẩm bạn làm ra sẽ là cơm rượu nếp trắng. Còn ngược lại, nếu bạn chọn loại gạo cẩm thì sản phẩm sẽ là cơm rượu nếp cẩm.
Khi chọn lựa loại gạo nếp để làm cơm rượu ngon, bạn nên chọn lựa loại gạo nếp không bị chà bóng vỏ quá, ý là còn nguyên lớp cám, đây là loại gạo nếp ngon nhất để làm cơm rượu. Nhưng nếu bạn không tìm được loại gạo nếp như thế thì cũng không sao, món cơm rượu của bạn vẫn sẽ được hoàn thành với loại gạo nếp thông thường.
-
Nguyên liệu cần chuẩn bị thứ hai là men rượu
Để quyết định nên một món cơm rượu ngon và chất lượng, ngoài gạo nếp ra chúng ta cần chuẩn bị thêm men rượu. Khi bạn chọn mua men rượu, bạn nên chọn lựa kỹ, không nên chọn loại men tàu, vì nếu không cẩn thận sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Số lượng men cần chuẩn bị tầm 3 viên men, mỗi viên có khối lượng tầm 2 gram là đạt chuẩn.
Tiếp theo chúng ta cần chuẩn bị là nước lọc: Nước lọc cần chuẩn là nước lọc đung sôi và để ấm, không để nước nguội. Chị em cần chuẩn bị tầm 300 ml đến 400 ml nước lọc để ấm với lượng cơm rượu được chuẩn bị ở trên.
Chúng ta cần chuẩn bị thêm muối ăn: Chị em cần chuẩn bị 2 muỗng cà phê ăn sạch muối. Muối ăn là nguyên liệu dùng để nắm cơm trong quá trình ủ men.
Các bước tiến hành ủ men cơm rượu
-
Bước 1: Chuẩn bị gạo để nấu cơm
Khác với khi chuẩn bị gạo nếp để nấu xôi, khi chuẩn bị gạo nếp để nấu cơm rượu, phần chuẩn bị gạo nếp sẽ khác một chút. Nếu như gạo nếp để náu sôi cần phải vo rồi ngâm kỹ trước một đêm hoặc từ 6 tiếng đến 7 tiếng, thì đối với bước chuẩn bị gạo nếp để làm rượu gạo chỉ cần vo sạch là được.
Cho gạo nếp đã chuẩn bị vào một cái rổ dày rồi vo sạch, loại bỏ hết bui bẩn, vỏ trấu. Sau khi gạo nếp đã được vo sạch, bạn để gạo ráo nước tự nhiên. Chú ý, trong quá trình vo gạo chị em không cần vo gạo quá kỹ, để tránh làm mất lớp cảm dinh dưỡng bao bên ngoài hạt gạo.
-
Bước 2: Bắt đầu nấu cơm nếp
Sau khi gạo đã được vo xong, chị em cho phần gạo nếp này vào nồi và cho thêm vào gạo nếp ¼ cà phê muối rồi trộn đều lên. Trộn xong hỗn hợp trên, bạn cho thêm nước vào nồi gạo, đổ nước vừa bằng mặt gạo, không được đổ quá nhiều cơm nếp sẽ dễ bị nhão.
Nói một cách dễ hiểu hơn là, để phần cơm rượu được ngon thì trước tiên cơm nếp cần được chuẩn bị phải hơi khô một chút, không được để cơm nếp quá nhão hay quá khô. Vì thế lượng nước chị em cần chuẩn bị cho phần nấu cơm nếp chỉ cần bằng 2/3 lượng nước tiêu chuẩn bình thường bạn hay nấu là đạt.
-
Bước 3: Chuẩn bị phần men rượu
Chị em chuẩn bị một cái cối thật khô và sạch, cho các viên men rượu đã chuẩn bị vào cối. Sau đó, chị em dùng chày giã thật mịn phần men này.
Sau khi giã xong, chị em dùng tay hoặc dùng đũa để đão đều phân men này, tránh cho men không bị dí chặt mà tơi bột là được. Trong trường hợp bạn không có thời gian, mà muốn nhanh và men mịn hơn thì chị em có thể cho viên men vào cối xay sinh tố để xay.
-
Bước 4: Làm cơm rượu
Sau khi các nguyện liệu đã được chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta tiến hang bước cuối cùng, là tiến hành làm cơm rượu và ủ cơm rượu. Trước tiên, bạn đánh tơi phần cơm nếp. Sau đó bạn xới cơm ra một cái khay phẳng, được trải đều và để cho cơm nếp được nguội tự nhiên.
Trong khi chờ cơm nếp nguội, chị em chuẩn bị 300 ml nước lọc ấm, cho vào một muỗng cà phê muối và hoà tan. Sau khi pha hỗn hợp xong, chị em kiểm tra phần cơm nếp đã nguội bớt chưa. Khi kiểm tra, chị em chạm tay vào cơm thấy cơm âm ấm là đạt chuẩn.
Sau khi cơm đã đạt yêu cầu, bạn dùng phần nem đã giã nhuyễn trước đó, chia chúng làm hai phần. Dùng phần thứ nhất rãi đều trên bề mặt sẵn có, sau khi rãi xong, bạn lật mặt ngược lại và cũng rãi đều phần men còn lại. Sau cùng, chị em dùng đũa và muỗng trộn đều phần cơm và men để men ngấm đều và kỹ vào cơm.
Sau khi trộn cơm rượu nếp xong, tiến hành nắm cơm. Chị em nhúng tay vào nước muối, rồi lấy từng phần cơm nhỏ và nắm chúng lại thật chặt. Nắm xong cơm, chị em cho phần cơm này vào tô hoặc bát sạch rồi bọc kín và để nơi khô ráo, thoáng mát, sau 3 ngày đến 4 ngày là chị em có thể thưởng thức.
Với cách làm cơm rượu nếp trên, chị em có thể áp dụng với tất cả những loại nếp cẩm, nếp than hay nếp trắng. Vì thế chị em không cần lo lắng, mà chỉ cần chú ý để làm đúng theo công thức trên là đạt chuẩn. Massageishealthy xin chúc các bạn thành công và ngon miệng với món cơm rượu tự tay mình làm ra theo công thức này nhé!
I – Địa chỉ bán cơm rượu an toàn sạch sẽ tốt cho sức khỏe tại thành phố Hố Chí Minh
Bánh bò cơm rượu là món vô cùng ngon và tốt cho sức khỏe. Bạn muốn làm bánh bò hoặc làm cơm rượu ngâm rượu ngay tại nhà nhưng chưa tìm được địa điểm bán cơm rượu? Hay lo lắng về vệ sinh của cơm rượu không được đảm bảo. Cùng tham khảo ngay những địa chỉ bán cơm rượu an toàn sạch sẽ tốt cho sức khỏe tại thành phố Hố Chí Minh ngay nào!
1. Nếp cẩm dưỡng sinh – Từ lúa nếp đặc sản Điện Biên
Đây là một cửa hàng uy tín về nhiều mặt hàng có lợi cho sức khỏe như cơm rượu nếp cẩm, rượu nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm…Đặc biệt, đây đều là những sản phẩm được làm ra từ tinh túy lúa nếp Điện Biên nức tiếng.
- Giá tham khảo: Cơm rượu nếp cẩm hộp 0,5 kg/ 45.000đ
- Địa chỉ: 36/48 đường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
- Số điện thoại liên hệ: (028) 88 529 838
- Website: http://nepcamduongsinh.com/
2. Cơm rượu Kim Hoa
Cơm rượu và cơm rượu nếp cẩm Kim Hoa với thương hiệu cơm rượu nếp cẩm Hà Nội làm tại nhà được các mẹ vô cùng tin dùng. Tại đây, ngoài đặc sản cơm rượu còn có nhận đặt các món đặc sản như nem cua bể, nem tôm thịt và các loại giò.
- Giá tham khảo: 100.000đ/ 1kg
- Địa chỉ: 14/12B1 Kỳ Đồng, Quận 3, TPHCM
- Số điện thoại liên hệ: 0983051164
- Website: https://www.facebook.com/kimhoa051164/
3. Cơm rượu Miền Tây, Tân Châu, An Giang
Đây là shop bán hàng đặc sản của An Giang, từ cơm rượu tự làm, bánh bò thốt nốt, chà là tươi, chà là khô…
- Giá tham khảo: 35.000đ/ 1 hộp 24 viên
- Địa chỉ: Chung cư Sunview Town, 8 Gò Dưa, phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, TP HCM
- Số điện thoại liên hệ: 093 789 8761
4. Cơm rượu nếp Hồng Vân
Cơm rượu nếp Hồng Vân cũng là một trong những địa điểm bạn cơm rượu và nhất là cơm rượu nếp cẩm tự làm tại nhà, đảm bảo vệ sinh an toàn và đã được người sử dụng tin dùng, tìm mua.
- Giá tham khảo: 50.000đ/ 500gram
- Địa chỉ: 46/15 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP HCM
II – 5 công dụng tuyệt vời của cơm rượu nếp
1. Cơm rượu nếp bồi bổ gan thận
Bạn lo lắng rượu sẽ làm hại gan? Khi uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, dẫn tới một số bệnh lý như xơ gan, gan nhiễm mỡ… Tuy nhiên, cơm rượu lại không mang lại hậu quả như vậy. Đặc biệt, cơm rượu nếp từ ngàn xưa đã nổi tiếng với công dụng kiện tỳ, ích khí, giảm ho, bồi bổ gan thận…
2. Cơm rượu nếp giúp giảm cân, đẹp da
Có rất nhiều chị em lo lắng rằng ăn cơm rượu nếp cũng sẽ giống như ăn cơm, có tác dụng tăng cân. Tuy nhiên, trái lại cơm rượu lại có tác dụng giảm cân. Lý do là vì cơm rượu nếp có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol dư thừa, hỗ trợ cơ thể giảm cân. Đặc biệt, cơm rượu nếp còn giúp da trở nên hồng hào nữa.
3. Cơm rượu nếp phòng bệnh thiếu sắt
Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Vì vậy khi chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt. Đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai, chúng ta nên ăn ít nhất 2 lần/ tuần để hạn chế các bệnh cho cả mẹ và con về những nguyên nhân do thiếu sắt gây ra.
4. Cơm rượu nếp tốt cho tim mạch
Kết quả nghiên cứu khoa học đã công nhận rằng men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp tái tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não.
5. Cơm rượu nếp kích thích tiêu hóa
Ngoài những công dụng trên, công dụng mà hầu như mọi người đều biết về cơm rượu đó chính là tốt cho tiêu hóa. Cơm rượu giúp kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh về đường ruột và hệ tiêu hóa.
III – Cách tự làm cơm rượu đơn giản tại nhà từ gạo nếp
Nguyên liệu cần có:
- 1 kg gạo nếp
- 15 viên men
- 500 gram lá chuối tươi
Hướng dẫn thực hiện làm cơm rượu:
– Bước 1: Men cho vào cối, giã nhuyễn.
– Bước 2: Lá chuối rửa sạch, để ráo. Dùng vài lá lót quanh thố đựng cơm rượu.
– Bước 3: Nếp vo sạch, để ráo. Nấu sôi 1 lít nước rồi cho nếp và nước sôi vào nồi cơm điện, nấu chín thành cơm nếp.
– Bước 4: Xới cơm nếp ra khay thành lớp mỏng, để nguội.
– Bước 5: Khi cơm nếp nguội thì rây men đều lên mặt cơm nếp.
– Bước 6: Chuẩn bị sẵn chén nước để thoa tay. Vắt cơm nếp trộn men thành từng viên nhỏ cho thật chặt tay, quấn lá chuối quanh viên cơm nếp.
– Bước 7: Xếp viên cơm nếp vào thố thành từng lớp, trên cùng đậy một lớp lá chuối. Đậy nắp thố, cho thố vào 2 lớp nilon buộc kín lại. Ủ trong 3-5 ngày thì được.
– Bước 8: Khi thấy cơm rượu có độ nồng vừa phải thì lấy lá chuối ra, xếp các viên cơm rượu và nước rượu vào một thố khác, cho vào tủ lạnh. Dùng dần.
Xem và lưu lại công thức làm cơm rượu kiểu miền Nam nhé! Hi vọng bạn đã có những thông tin bổ ích xoay quanh về món cơn rượu này. Chúc bạn có được một mẻ cơm rượu thật ngon và vừa ý nhé!