Cùng Massageishealthy điểm qua những cách hấp ghẹ, hấp cua ngon và đơn giản. Cách làm món ghẹ hấp bia lai rai đãi tiệc, đãi khách gia đình. Và quan trọng là thời gian hấp ghẹ, hấp cua mấy phút là chín. Cùng xem nhé.
Giá trị dinh dưỡng từ thịt cua, ghẹ
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Thịt cua, ghẹ là phần thịt tại bộ phận thân và càng của con cua, ghẹ phổ biến nhất là cua và ghẹ biển. Đa phần được lấy từ cua và ghẹ thịt, bởi loại này cung cấp nhiều thịt hơn so với những loại khác.
Cua, ghẹ là động vật thủy sinh, có ở nước mặn và nước ngọt, chúng có nhiều dưỡng chất như: Protein, chất béo, chất khoáng cùng những loại Vitamin khác.
Cụ thể, hàm lượng protein có trong thịt cua, ghẹ cao hơn so với những loại thịt hoặc cá khác. Lượng protein cao nhưng lại rất dễ tiêu hóa, trung bình 100g thịt cua sẽ chứa khoảng: 12,3g protid, 3,3g lipid, 5.040g canxi, 430mg phốt pho, 4,7mg sắt. Bên cạnh đó còn có lượng vitamin B1, B2, PP, B6. Lượng Cholesterol dao động từ 30 – 56 mg/kg.
Điều đặc biệt, thịt cua lại chứa rất ít hàm lượng thủy ngân, điều này rất tốt và có lợi cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra, thịt cua còn chứa nhiều đồng, kẽm, sắt, Omega 3,… Nhờ có hàm lượng dưỡng chất cao, thịt cua, ghẹ xứng đáng là thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Với lượng vitamin B12 và chất sắt có trong thịt cua, chúng giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu. Nhờ đó có thể ngăn ngừa và chữa trị được chứng bệnh thiếu máu hiệu quả.
Trong thịt cua, ghẹ chứa nhiều chất khoáng, axit béo Omega 3, magie có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa có trong máu. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về nhồi máu cơ tim, hoặc đột quỵ.
Thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển cơ bắp: Lượng protein có trong thịt cua, ghẹ nhiều hơn so với các loại cá và thịt khác, do đó bạn có thể bổ sung cho cơ thể lượng protein cần thiết có trong thịt cua. Chúng giúp cơ bắp phát triển, giúp cho tóc, móng tay và làn da luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
Omega 3 có trong cua, ghẹ sẽ là dưỡng chất giúp não bộ và tim mạch phát triển. Đồng thời, chúng cung cấp hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen.
Trong thịt cua có chất selen – đóng vai trò như chất chống oxy hóa, nhằm ngừa các bệnh về viêm khớp. Đồng thời, chúng còn dùng để chữa trị những vết bầm dập, trật khớp, ứ huyết hoặc gãy xương khá hiệu quả.
Ngoài ra thịt cua còn có khả năng phòng bệnh loãng xương, giúp giảm cân, ngừa mụn, giảm thiểu cholesterol, điều chỉnh huyết áp. Tốt cho phụ nữ mang thai và người lớn tuổi mắc các chứng bệnh về huyết áp, tim mạch.
Ăn cua, ghẹ bao nhiêu là đủ?
Cua, ghẹ tuy có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, nhưng cần ăn với lượng hợp lý, khoảng 1-2 con cua là tốt nhất. Nếu ăn quá nhiều cua, ghẹ sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.
Những người nào không nên ăn cua. ghẹ, hải sản?
Mặc dù thịt cua, ghẹ rất tốt, nhưng những đối tượng sau được khuyến cáo là không nên ăn:
Người bị bệnh gout: Với người có bệnh này thì khi ăn cua, ghẹ sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu, làm tăng quá trình lắng đọng các thể purin ở khớp, gây đau nhức xương khớp.
Người mắc bệnh về thận: Trong thịt cua, ghẹ có hàm lượng natri cao, nếu ăn nhiều cua, ghẹ ở người mắc các bệnh về thận khiến bệnh nặng hơn do hàm lượng natri tăng cao.
Người mắc bệnh về gan: Hàm lượng protein trong thịt cua, ghẹ cao hơn nhiều so với thịt, cá. Hàm lượng khoáng đồng dồi dào sẽ phá huỷ các tế bào gan khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, với người mắc bệnh về gan nên ăn các thực phẩm thanh đạm sẽ tốt hơn.
Người mẩn cảm với hải sản: Cua, ghẹ gây dị ứng cao, vì vậy người mẩn cảm với hải sản tuyệt đối không được ăn, dù là một lượng nhỏ cũng có thể gây ngứa, mề đay, nôn mửa,…
Bạn là người thích ăn hải sản? Bạn định hấp cua ghẹ nhưng không biết cách hấp cua ghẹ ngon không tanh như thế nào? Học ngay cách hấp cua ghẹ thơm ngon, nhìn “sang chảnh” như món cua ghẹ hấp ở nhà hàng của Massageishealthy qua bài viết này nhé!
1. Cách hấp cua ghẹ thông thường
Thông thường, nhiều người mua ghẹ hay cua về đều chỉ hấp theo cách thông thường là cho chúng vào nồi và hấp. Cách này khá phổ biến và dễ làm. Tuy rất nhiều người làm được nhưng không phải ai cũng biết cách hấp cua ghẹ ngon bằng cách này.
Chính bởi vậy Massageishealthy sẽ hướng dẫn các bạn các bước làm chi tiết cách hấp cua ghẹ và thời gian hấp cua ghẹ mấy phút thì chín để bạn có thể tham khảo và làm theo.
Nguyên liệu làm cua ghẹ hấp
- Cua hoặc ghẹ.
- Muối ớt.
- Ớt tươi.
- Cách hấp cua ghẹ ngon
Bước 1. Sơ chế cua ghẹ.
Các món được làm từ hải sản thường được khá nhiều người ưa chuộng bởi chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như mùi vị vô cùng đặc biệt.
Và để làm được các món từ hải sản, đặc biệt là món hấp cua (ghẹ) thì chúng ta phải biết cách sơ chế chúng sao cho sạch, hết tanh.
Để sơ chế cua ghẹ, trước hết bạn cần phải mua cua (ghẹ) còn sống. Nếu mua phải những con cua (ghẹ) đã chết thì khi chế biến chúng sẽ không được tươi ngon.
Dùng dao nhọn đâm vào phần có hình tam giác tên yếu của cua (ghẹ) để chúng chết. Làm như vậy khi hấp xong cua (ghẹ) sẽ không bị rụng chân.
Bước 2. Làm sạch cua ghẹ.
Rửa sạch cua (ghẹ) bằng nước muối để chúng không còn vi khuẩn và đất cát bên trong.
Bước 3. Hấp cua ghẹ bao lâu thì chín?
Đập xả rồi cho xả xuống dưới đấy nồi. Cho cua (ghẹ) lên trên và hấp cho đến khi chín. Thường thì hấp khoảng 10 phút là cua (ghẹ) sẽ chín nên bạn hãy hấp chúng trước khi chuẩn bị ăn nhé.
Cách hấp cua ghẹ ngon như các nhà hàng thì bạn cần hấp thật chín. Không nên hấp sơ qua vì khi chưa chín, người ăn sẽ rất dễ bị đau bụng đó. Món này mà ăn với muối chanh ớt thì ngon tuyệt cú mèo.
2. Cách làm ghẹ hấp bia đơn giản
Cách hấp cua ghẹ với bia là một trong những cách hấp cua ghẹ ngon mà lại nhìn sang chảnh như nhà hàng hàng. Chỉ với một miếng thôi là chắc chắn bạn sẽ “chết mê chết mệt” món này rồi.
Cách hấp này cũng làm cho thịt của cua ghẹ ăn vô cùng thơm, mềm. Massageishealthy sẽ chia sẻ cách là với các bạn ngay bây giờ đây.
Nguyên liệu làm cua ghẹ hấp bia
- Cua hoặc ghẹ.
- Xả.
- Bia
- Chanh
- Muối tiêu.
- Ớt tươi.
Cách làm cua ghẹ hấp bia
Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu.
Để bạn có thể hưởng thụ trọn vẹn món cua ghẹ hấp thơm ngon, Massageishealthy sẽ hướng dẫn sơ qua cho các bạn cách chọn những con cua (ghẹ) tươi, ngon.
Bạn hãy chọn những con cua (ghẹ) có mai màu xanh, khỏe. Những con càng quẫy mạnh là những con khỏe và chắc chắn thịt của chúng sau khi nấu xong sẽ rất thơm ngon đó. Bạn hãy nhấn nhẹ lên phần yếu của cua (ghẹ).
Nếu bạn thấy phần này lõm xống thì chắc chắn đó là cua (ghẹ) ngon, có nhiều thịt. Còn nếu không thì bạn đừng nên mua nhé.
Nếu bạn muốn mua những con cua (ghẹ) có nhiều gạch thì có thể chọn mua những con cua (ghẹ) có chân chắc chắn, khỏe.
Những con có chân mềm, đụng vào đã rụng ra thì sẽ không có nhiều gạch và cũng có thể thịt không được thơm ngon đâu.
Bước 2. Sơ chế nguyên liệu.
Đem cua (ghẹ) rửa sạch qua 2 đến 3 lượt nước cho chúng hết đất cát bẩn. Sả và ớt đập dập.
Bước 3. Chuẩn bị hấp.
Cho sả và ớt vào nồi. Cho cua (ghẹ) vào nồi rồi rót nhẹ nhàng bia vào cho đến khi bia ngập gần mặt cua (ghẹ) thì đậy kín nắp.
Bước 4. Bắt đầu hấp.
Hấp cua (ghẹ) khoảng 10 đến 15 phút,thấy cua (ghẹ) bắt đầu đỏ hồng thì tắt bếp. Lúc này cua (ghẹ) đã chín và bạn chỉ cần bỏ chúng ra đãi và thưởng thức với nước chấm tương ớt hoặc muối ớt thôi.
Chỉ vơi cách làm đơn giản bạn đã có món cua ghẹ hấp bia siêu ngon rồi đó. Thịt của cua (ghẹ) được hấp bằng cách này vô cùng ngọt vì có mùi vị của bia và có mùi thơm của sả. Và cũng chính vì không có dầu mỡ mà bạn sẽ không cảm thấy bị ngấy khi ăn món đâu.
3. Cách hấp cua ghẹ với nước dừa
Cách hấp cua ghẹ với nước dừa là cách hấp cua ghẹ ngon, thịt ngọn không kém gì 2 cách trên. Cùng vào bếp và học cách làm với Massageishealthy thôi nào.
Nguyên liệu làm cua ghẹ hấp nước dừa
- Cua hoặc ghẹ.
- Sả.
- Gừng.
- Muối.
- Nước cốt dừa.
Cách làm cua ghẹ hấp cốt dừa
- Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.
Cua (ghẹ) sau khi mua về, rửa bằng nước sạch từ 2 đến 3 lần để các chất bẩn, đất cát có bên trong chúng trôi hết. Sả rửa sạch rồi đập dập, cắt khúc. Gừng cạo vỏ rồi đập dập.
- Bước 2. Chuẩn bị hấp.
Cho sả xuống dưới đáy nồi. Thả vài lát gừng vào rồi cho cua (ghẹ) vào nồi. Đổ nước cốt dừa rồi cho thêm chút muối vào.
- Bước 3. Bắt đầu hấp.
Cho nồi ghẹ lên bếp, hấp khoảng 10 đến 15 phút thì thấy vỏ cua (ghẹ) có màu hồng đỏ thì tắt bếp. Lúc này cua (ghẹ) đã chín và bạn chỉ cần cho chúng ra đĩa và thưởng thức mà thôi.
4. Cách hấp ghẹ, cua với gừng
Với cách hấp cua ghẹ ngon này, bạn chắc chắn sẽ có một đại tiệc đồ hải sản vừa ngon, vừa đơn giản tại nhà mình đó.
Nguyên liệu làm cua ghẹ hấp gừng
- Cua hoặc ghẹ.
- Gừng.
Cách làm cua ghẹ hấp gừng
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.
Cua (ghẹ) sau khi mua về, rửa sạch qua nước để đất, cát bẩn bên trong trôi hết. Gừng cạo sạch vỏ rồi thái thành các lát mỏng.
Bước 2. Chuẩn bị hấp.
Cho nước vào nồi rồi cho gừng và cua (ghẹ) vào.
Bước 3. Bắt đầu hấp.
Cho nồi lên bếp và hấp khoảng 15 phút. Khi thấy cua (ghẹ) có màu hồng đỏ, mùi thơm của gừng lan tỏa thì chứng tỏ cua (ghẹ) đã chín và bạn chỉ cần cho chúng ra đĩa và thưởng thức với tương ướt hoặc với muối ớt là được.
Cách hấp cua ghẹ ngon, không tanh, nhìn đẹp mắt mà Massageishealthy vừa hướng dẫn ở trên sẽ giúp bạn có món cua ghẹ hấp ngon tuyệt cú mèo tại nhà.
Sắn tay vào bếp và thử làm hấp cua ghẹ theo các cách trên sau khi đọc xong bài viết này nhé!