Bí kíp ngâm rượu nếp cẩm ngon để uống ngày Tết
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Chắc chắn trong những ngày Tết vui vẻ đầu năm thì những cuộc hội họp, những buổi tiệc là không thể nào thiếu được, nhưng thay vì uống các loại bia rượu có hại cho sức khoẻ thì sao không thay thế bằng một loại rượu tốt cho sức khoẻ như rượu nếp cẩm, đúng không nào các bạn?
Hôm nay Massageishealthy sẽ chia sẻ với bạn 2 cách ngâm rượu nếp cẩm tại nhà, bí quyết ủ rượu nếp cẩm uống để được lâu vô cùng để thưởng thức trong những ngày Tết đến, cùng xem ngay nhé!
Table of Contents
I. Nếp cẩm là gì
Nếp cẩm là loại nguyên liệu vô cùng quen thuộc với người Việt. Gạo nếp cẩm được chia thành 2 loại khác nhau đó là loại gạo nếp cẩm đỏ, khi nấu rượu nước sẽ chuyển sang màu đỏ, loại còn lại là gạo nếp cẩm có màu đen, khi đem nấu rượu nước sẽ cho ra màu tìm đậm như mài tím than.
Bạn bắt gặp thường xuyên các lại thực phẩm làm từ gạo nếp như xôi đỗ đen, xôi xéo,… nhưng khi ăn nếp cẩm bạn sẽ thấy có cảm giác rất khác vì bạn đang nạp vào người một liều thuốc bổ vô cùng tốt cho cơ thể, vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, vừa giúp phòng ngừa các bệnh như suy nhược cơ thể, viêm loét dạ dày, tiêu chảy,… rất hữu hiệu.
II. Cách làm cơm rượu nếp cẩm đơn giản
Nguyên liệu
– 4 bánh men rượu. Bạn hãy chọn loại men tốt, có mùi thơm và nhất là phải mới làm, không bị ẩm mốc. Các loại thảo dược có trong men rượu sẽ tạo nên tính nóng và cay thì ăn, uống.
– 4 kg nếp cẩm. Như bạn đã biết thì nếp cẩm có 2 loại, một là màu đỏ đậm, hai là màu tím thẫm và bạn có thể dùng loại nào cũng được miễn là chọn gạo mới, đảm bảo không bị nhuộm màu, hạt tròn mẩy dài đều.
– Giấy bạc hoặc có thể dùng lá sen, lá chuối để lót sẽ giúp cơm rượu thơm hơn
Các bước làm cơm rượu nếp cẩm
Bán có thể làm món ăn này hoàn toàn bằng nồi cơm điện, mặc dù có nhiều người cho rằng như vậy sẽ không ngon nhưng thực tế do bạn làm chưa đúng cách mà thôi.
Bước 1: Bạn ngâm gạo nếp cẩm qua đêm với nước lạnh, ước tính vào khoảng từ 8 – 10 tiếng ngâm gạo.
Bước 2: Qua hôm sau lấy phần gạo đã ngâm sẵn ra vo sạch lại, loại bỏ những hạt lép, hạt lóc còn sót lại rồi đổ vào nồi cơm điện và cho nước vào ngập mặt gạo như khi nấu cơm thông thường. Thỉnh thoảng hãy mở nắp nồi đảo vài lần rồi đóng nắp và nấu tiếp.
Bước 3: Khi cơm nếp cẩm đã chín, bạn xới cơm ra mâm, rải đều để cơm nguội dần. Sau đó dùng dao cạo hết đi lớp vỏ trấu và lớp màu nâu ngà bên ngài của ben rồi đem men đi giã thật nhuyễn.
Bước 4: Trải miếng giấy bạc ra, cắt một vài lỗ cho nếp cẩm được dàn đều vào trong, sau đó xếp tiếp phần men đã giã lên trên bề mặt rồi dùng đũa đảo đều để cơm và men quyện đều vào nhau, tiếp theo gói kín lại và ủ khoảng 2 ngày.
Cách ủ là bạn cho một cát bát hoặc đĩa để vào nồi rồi đặt gói cơm vào sao cho phần đáy của gói cơm không chạm đáy nồi.
Bước 5: Đậy nắp thật kín khi ủ, sau khi đủ số ngày ủ thì bạn bỏ cơm ra, lúc này cơm sẽ tiết ra thêm nhiều nước có mùi rất thơm khi dùng và vị ngọt ngọt hơi cay. Để cơm không tiếp tục lên men nữa thì bạn hãy cho vào tủ lạnh để bảo quản.
III. Cách ngâm rượu nếp cẩm để uống ngày Tết
Nguyên liệu cần có
- 4 kg men rượu. Bạn hãy chọn loại men mới, ngon và thơm phức để làm
- 4 kg gạo nếp cẩm. Có thể chọn loại gạo đỏ đậm hay màu tím thẫm
- 1 lít rượu trắng ngon, loại 40 độ
- Bình thuỷ tinh to để ngâm rượu.
Cách ngâm rượu nếp cẩm tại nhà
– Bước 1: Nếp cẩm bạn ngâm qua đêm để gạo nở dẫn. Qua hôm sau bạn vớt ra đem gạo đi vo sạch rồi cho vào nồi cơm, đổ nước ngập mặt gạo như lúc nấu cơm thông thường.
– Bước 2: Cơm gạo nếp cẩm chín, bạn xới cơm ra mâm cho cơm nguội hẳn. Trong lúc chờ cơm nguội, bạn đem men rượu ra cạo sạch vỏ trấu và lớp màu nâu bên ngoài sau đó đem giã nhuyễn.
– Bước 3: Giã xong bạn cho gạo nếp trộn lẫn với men rượu, nhớ đảo đều tay. Sau đó cho gạo vào bình thuỷ tinh đã chuẩn bị sẵn, cứ một lớp gạo nếp cẩm thì bạn rắc thêm một lớp men rượu vào. Tiếp tục cho đến khi hết nguyên liệu và đầy bình thì đậy nắp lại ngâm khoảng 3 – 4 ngày.
– Bước 4: Qua 3 – 4 ngày bạn mở nắp bình ra đổ thêm 1 lít rượu trắng vào ngâm khoảng 20 ngày nữa là có thể uống được. Bởi vì là rượu nên càng ngâm lâu thì rượu sẽ càng có độ ngon tuyệt hảo hơn. Thành phẩm sẽ là một bình rượu màu đỏ tím, cảm nhận vị cay ở đầu lưỡi thì uống vào và vịt ngọt dần ở cổ họng.
– Bạn hãy nhớ rằng khi ngâm bạn nên để vào chỗ tối không có ảnh sáng chiếu vào, nhiệt độ khoảng 20-25 độ để bảo đảm chất lượng cho rượu.
Lưu ý khi ngâm rượu nếp cẩm tại nhà
– Men dùng dể ngâm rượu phải là loại men ngon, mới làm có mùi thơm nồng, khi nếm có vị cay ở đầu lưỡi, trôi vào họng sẽ có vị ngọt thanh.
– Rượu có ngon hay không sẽ còn phụ thuộc vào cơm gạo nếp mà bạn nấu mềm hay cứng, vì thế bước nấu cơm rất quan trọng, hãy chú ý canh chỉnh để nước không quá nhiều cũng không quá ít và cơm được nấu ra dẻo thơm đúng ý.
– Rượu khi ngâm còn tùy thuộc vào thời tiết nóng lạnh khác nhau. Trời càng nóng rượu dễ lên me hơn nhưng tốt nhất nên ử rượu ở những nơi có nhiệt độ khoảng 20-25 độ là hợp lý nhất. Trời lạnh bạn có thể ủ ấm lọ rượu để rượu mau lên men hơn.
– Hãy đảm bảo cho lượng men vừa đủ bởi vì nếu cho quá nhiều sẽ khiến rượu có mùi gắt, sẽ bị cay khi uống rất khó chịu.
Như thế là bạn đã xem xong cách làm cơm rượu nếp cẩm và cách ngâm rượu nếp cẩm tại nhà của chúng tôi rồi đấy! Chỉ cần vài bước là xong ngay nên đừng chần chừ mà thực hiện ngay để chiêu đãi cả nhà trong những ngày đầu năm mới nhé.
Chúc các bạn thành công!