Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Các món lẩu ngon ✅ Cách nấu lẩu Thái truyền thống, lẩu thái hải sản đậm chất ẩm thực Thái Lan Đông Nam á

Cách nấu lẩu Thái truyền thống, lẩu thái hải sản đậm chất ẩm thực Thái Lan Đông Nam á

bởi Mâm Cơm Việt
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Lẩu Thái – món ăn truyền thống của người Thái Lan

Cách nấu lẩu Thái hải sản chua cay là một trong các món lẩu ngon mang một hương vị đặc trưng của ẩm thực truyền thống Thái Lan lẩu hải sản nói chung nhưng cũng không hề lẫn với các món lẩu khác.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Sự kết hợp hài hòa giữa hương vị hải sản và rau củ quả đã làm lên hương vị đặc trưng của món lẩu thái phù hợp với khẩu vị người Á Đông (Đông Nam Á).

Có một lý do quan trọng mà lẩu thái khá được ưa chuộng và thường xuyên được chuẩn bị nấu nướng trong các buổi tiệc đó là nguyên liệu hải sản đủ dinh dưỡng và an toàn cực tốt cho sức khỏe, kết hợp với chất xơ từ rau , tinh bột từ củ quả làm cho bạn luôn thèm ăn mà không thấy ngán.

Cách nấu lẩu thái chua cay, cách nấu lẩu thái ngon

Cách nấu lẩu thái chua cay, cách nấu lẩu thái ngon

Lẩu Thái là một trong những món truyền thống khá nổi tiếng của nền ẩm thực Thái Lan và trở thành đặc sản và món truyền thống của con người nơi đây cũng như thói quen ăn uống vùng Đông Nam Á nói chung.

Như tất cả món lẩu khác, lẩu Thái là một món ăn cay và nóng, khi ăn thì nhúng các thực phẩm đã được chuẩn bị bên ngoài (thịt bò, tôm, cua, rau,…) vào trong nước lẩu.

Sau khi thịt, tôm, cua đã chín khi cho ra sẽ được chấm với một loại nước chấm riêng rất lạ miệng. Vị đặc trưng của lẩu Thái là chua và cay.

Vì vậy khi ăn lẩu Thái bạn sẽ nhận ngay ra sự khác biệt về vị với các loại lẩu khác. Đó chính là mùi thơm đặc trưng của riềng sả và sự cay nồng tỏa ra từ ớt tươi.

Lẩu Thái là một trong những món nổi tiếng của Thái Lan

Lẩu Thái là một trong những món nổi tiếng của Thái Lan

Hiện nay, lẩu Thái không chỉ được ưa chuộng ở Thái Lan mà món ăn này còn được truyền sang các nước khác trên thế giới. Rất nhiều nước đã học hỏi công thức nấu nước lẩu thơm ngon từ Thái để tạo ra món ăn khác có vị gần giống như vậy.

Ví dụ như các món lẩu truyền thống của nền ẩm thực Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam đã có rất nhiều cửa hàng lấy món lẩu Thái làm món chính trong thực đơn và được rất nhiều người yêu thích.

Lẩu Thái được yêu thích đến vậy bởi vị chua chua cay cay của nước dùng, đồ ăn nhúng cùng thì thơm ngon, hòa quyện thành một món ăn đậm đà.

Lẩu Thái gốc của nền văn hóa ẩm thực Thái Lan có những gia vị chính đi kèm là những loại rau thơm rất bổ dưỡng đó chính là riềng, sả, thêm vào đó là chút nước dừa tạo độ ngọt và một chút chanh để tạo nên vị chua chua vốn có của lẩu Thái.

Khi sang đến Việt Nam, món lẩu vẫn giữ được các nguyên liệu cũ và tinh tế hơn khi thêm một số gia vị khác thơm ngon. Vẫn là nước dùng có sả, thay vì cho chanh, người Việt dùng me để tạo độ chua cho nước dùng. Ớt thì tạo độ cay tự nhiên.

Và đặc biệt hơn cả, người Việt còn thêm vào nước lẩu cà chua xào kĩ. Màu của lẩu có đẹp mắt hay không đều phụ thuộc vào độ chín mọng và đỏ tươi của cà chua đã chín.

Theo nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Thai_suki

I – Cách nấu lẩu thái : lẩu hải sản chua cay đúng vị đơn giản nhất

Cách nấu lẩu thái : lẩu hải sản chua cay đúng vị đơn giản nhất

Cách nấu lẩu thái : lẩu hải sản chua cay đúng vị đơn giản nhất

Vào những ngày trời mưa hay se lạnh, thưởng thức món lẩu thái hải sản chua cay thì còn gì bằng nhỉ. Hương vị cay nồng, chua chua đầy kích thích của món lẩu thái đã làm món ăn này trở nên rất quen thuộc đối với biết bao người. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các bạn cách nấu lẩu thái đơn giản để làm mà cũng đầy chỉnh chu sau đây.

Nguyện liệu nấu lẩu thái chua cay vị hải sản

  • Khoảng 1kg xương lợn (có thể là xương ống)
  • Hải sản gồm: Mực, ngao, tôm, mực (số lượng tùy người ăn)
  • Thịt bò (nếu thích) – nên có
  • Nấm: nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm…
  • Rau củ qua: Rau muống, đậu bắp, ngô ngọt, khoai môn, rau ngải cứu, cà chua, rau chuối…
  • Sả khoảng 4-6 cây, ớt tươi hoặc satế
  • Chanh tươi: 1-2 quả dùng để vắt lấy 3 nước cốt chanh
  • Lá chanh khoảng vài lá
  • Vị lẩu Thái khoảng 2 thìa nhỏ
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm…

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu thái chua cay như sau

– Đối với mực tươi: bạn về làm sạch, khứa sọc chéo để cho dễ ngấm gia vị rồi cắt thành từng miếng vừa ăn

– Đối với ngao: bạn rửa sạch thật kỹ, sau đó ngâm ngao với một chút nước pha muối loãng hoặc nước gạo, cắt 1 chút ớt tươi thả vào nước rồi khuấy đều (mục đích để ngao nhả ra các tạp chất trong cơ thể chúng) , ngâm khoảng 20-30 phút nhé, sau thời gian đó mang ra rửa lại thật sạch.

– Đối với tôm: cũng rửa sạch, cắt bớt râu tôm cho đỡ xồm xoàm đi cho đẹp hoặc bạn cũng có thể bóc vỏ tôm nếu thích

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu thái

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu thái

– Đối với thịt bò bạn rửa thật sạch, dùng dao sắc thái lát thật mỏng để khi nhúng nhanh tái và ngon hơn.

– Với mực, thịt bò, ngao bạn cho ra đĩa cho đẹp mặt, phần còn lại chỉ là phần rau, củ quả.

– Với rau, củ, quả: Cà chua bạn rửa sạch bổ múi cau, bỏ bớt hạt, dứa xanh gọt vỏ, bỏ mắt và cắt lát. Sả đập dập cắt khúc. Giềng rửa thật sạch sau đó cắt lát. Nấm rơm bạn rửa sạch khía hoặc thái sao cho đẹp mắt. Các loại rau khác rửa sạch, cắt khúc xếp hết ra đĩa.

Cách nấu lẩu thái chua cay tại nhà , cach lam lau thai ngon

Cách nấu lẩu thái chua cay tại nhà , cach lam lau thai ngon

Thực hiện cách nấu nước lẩu thái như sau

– Với xương heo bạn hãy rửa sạch, luộc qua nước sôi rồi đổ nước đầu đi, sau đó thay nước và đun sôi khoảng 1 giờ đồng hồ (càng kỹ càng tốt).

Cách nấu lẩu thái chua cay – cách nấu nước lẩu hải sản

Cách nấu lẩu thái chua cay – cách nấu nước lẩu hải sản

– Nấm rơm và các loại nấm khác cắt chéo hoặc thái cho đẹp mắt rồi trần qua nước sôi.

– Lá chanh vò nhàu, sả đập dập cắt khúc, hành tây bổ cau và một số nguyên liệu khác chế biến theo cách thông thường.

Nẩu nước lẩu bằng cách sau: đầu tiện bạn thả sả và nước tranh vào nồi nước xương đã được đun sôi, tiếp theo đó hãy cho thêm gia vị lẩu thái và các gia vị khác vừa ăn là đươc. Bổ sung thêm ngao đã sạch và ráo nước vào nồi. Nước xương bạn đung nhiều nước chút để chế thêm trong quá trình ăn.

Kết quả của cách nấu lẩu thái (nấu lẩu hải sản)

Lẩu thái, thành phẩm của món lẩu thái – Cách nấu lẩu thái ngon

Lẩu thái, thành phẩm của món lẩu thái – Cách nấu lẩu thái ngon

Như vậy là tất cả các nguyên liệu của món lẩu hải sản cũng như nước lẩu đã được chuẩn bị xong, việc tiếp theo chỉ là bắc lên bếp và chén thôi. Lẩu thái có thể gọi là lẩu hải sản kết hợp với những rau củ quả. Trong quá trình ăn khi chế nước bạn lưu ý nếm lại gia vị để tránh bị nhạt.

II – Cách nấu lẩu thái bằng gói gia vị, chai gia vị đơn giản ngon như nhà hàng

Cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị không còn xa lạ với các bạn thích vị chua cay, muốn tiết kiệm chi phí và thời gian chuẩn bị. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách nấu lẩu nhanh nhất. Cũng như các món lẩu khác, lẩu Thái cũng quan trọng nhất là phần nước dùng đậm đà và thơm ngon nhất. Giá thành rẻ cũng với thời gian chuẩn bị nguyên liệu thật nhanh gọn thì gói lẩu Thái chua cay bán sẵn ở các sạp tạp hóa chính là lựa chọn đúng đắn cho các bạn.

Cách nấu lẩu thái bằng gói gia vị, chai gia vị đơn giản ngon như nhà hàng

Cách nấu lẩu thái bằng gói gia vị, chai gia vị đơn giản ngon như nhà hàng

Thời tiết se lạnh thì lẩu sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để làm ấm người. Bạn muốn có nhiều thời gian ngồi quây quần bên gia đình mà không phải mất thì giờ nhiều để chuẩn bị nước lẩu. Vậy Kiến Thức Bệnh sẽ mách nhỏ cho bạn một cách đơn giản mà vẫn giữ được vị thơm ngon chua cay của lẩu Thái. Đó chính là cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị, vừa rẻ vừa dễ tìm, bất kì khi nào muốn ăn thì chỉ cần tốn chi phí nhỏ để mua chúng.

Nguyên liệu nấu lẩu thái

Chủ yếu là những nguyên liệu dễ tìm mua ở ngoài chợ và giá rất phải chăng.

  • Sả, tỏi
  • Nước cốt chanh, lá chanh tươi
  • Hành lá, húng quế
  • Nước mắm, đường, muối
  • Gói lẩu gia vị Thái
  • Tương ớt, sa tế
  • Đồ chuẩn bị để nhúng lẩu:
  • Thịt bò
  • Hải sản nhúng: tôm, cua, mực
  • Rau xanh: rau muống, xà lách
  • Mì gói hoặc bún đều được

Các công đoạn tiến hành nấu lẩu Thái:

– Băm nhuyễn tỏi và sả cùng một lúc. Bắc một nồi lớn lên bếp, cho chút dầu rồi đổ cả tỏi và sả đã băm nhuyễn vào thi thơm. Lúc này nhớ đảo tay thật nhanh cho tỏi và sả không bị cháy, thấy sả tỏi đã dậy mùi thơm và có màu vàng đẹp mắt là được. Để riêng một phần tỏi sả ra một bát con.

– Đổ vào nồi chứa phần sả và tỏi đã phi thơm khoảng một đến hai lít nước lọc. Cắt khúc sả cây cùng với lá chanh rồi cho hết vào trong nồi. Đun sôi hỗn hợp sả và tỏi.

– Cho gói lẩu Thái mua sẵn vào trong nước dùng. Lúc này nêm thêm các gia vị đã chuẩn bị như mắm muối đường sao cho vừa vị và hợp khẩu vị từng người.

– Một chú ý nhỏ cho các bạn là: dùng nước hầm xương luôn đậm đà ngon nhất. Nhưng nếu không có thời gian chuẩn bị nước hầm xương thì khi làm nước dùng nên sử dụng mắm để tạo vị ngọt, k nên thay thế mắm bằng muối.

– Cuối cùng cho thêm một chút tương ớt sa tế để tạo độ cay đặc trưng cho món lẩu Thái. Tùy vào mức độ ăn cay thì cho lượng sa tế ít hay nhiều. Sau đó cắt hành lá thành khúc cùng với húng quế. Cho chúng vào nồi là bạn đã hoàn thành nước lẩu Thái siêu thơm ngon.

– Khi dùng gói gia vị lẩu Thái sẵn thì đã có sẵn vị chua, nhưng nếu muốn chua hơn thì có thể dùng nước cốt chanh.

– Khi bạn nhúng thêm các thực phẩm thì sẽ cảm nhận được vị ngon quấn vào trong từng miếng. Càng nhúng thịt hay hải sản thì bạn sẽ nhận thấy nước dùng sẽ càng ngọt và ngon hơn lúc ban đầu.

Nồi lẩu nhỏ xinh, đồ nhúng rau củ bày xung quanh

Nồi lẩu nhỏ xinh, đồ nhúng rau củ bày xung quanh

Vì trong thịt và hải sản có lượng dinh dưỡng khá nhiều nên bạn nên nhúng ăn kèm cùng rau xanh. Nước lẩu nên ăn cùng bún nhưng ở Việt Nam chủ yếu mọi người thích ăn kèm với mì tôm. Chỉ cần một nồi lẩu nhỏ xinh, đồ nhúng rau củ bày xung quanh, gia đình bạn sẽ có một bữa ăn ấm cúng và vui vẻ nhất.

Cách nấu lẩu thái bằng gói gia vị không khó và rất nhanh gọn không những vậy còn rấ thơm ngon. Kiến Thức Bệnh chúc các bạn thành công trong món lẩu đặc biệt này.

III – Công thức nấu lẩu thái cá diêu hồng vừa ngon vừa đơn giản

Cá diêu hồng còn có tên gọi khác là cá rô phi đỏ, là loại cá cho chất lượng thịt thơm ngon, béo ngậy, thịt thịt cá không có quá nhiều xương. Có rất nhiều cách chế biến cá diêu hồng thành các món ăn ngon, hấp dẫn như cá diêu hồng nướng lá sen, cá diêu hồng nấu riêu,…. và đặc biệt là món lẩu cá diêu hồng nấu kiểu Thái. Hãy cùng khám phá cách nấu lẩu thái cá diêu hồng vừa ngon vừa đơn giản nhé!

Công thức nấu lẩu thái cá diêu hồng vừa ngon vừa đơn giản

Công thức nấu lẩu thái cá diêu hồng vừa ngon vừa đơn giản

Nguyên liệu nấu lẩu cá diêu hồng:

  • Cá diêu hồng: 1kg
  • 500g xương ống
  • 200g tôm sú
  • 400g ngao
  • Các loại rau nhúng: rau muống, rau nhút, hoa chuối, rau đắng….
  • Các loại gia vị: cà chua, ớt tươi, ớt bột, ngò, tỏi, hành, sả, riềng, nước sốt me, nước mắm, muối tinh, chanh…
  • Bún hoặc mì tôm

Cách nấu lẩu cá diêu hồng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Làm sạch cá: cắt bỏ mang, ruột gan, rửa sạch bằng nước muối, sau đó dùng dao khứa xéo thân cá và để ráo nước.

– Ngâm ngao bằng nước lạnh có pha thêm muối trắng và 1,2 quả ớt thái nhỏ trong 1 tiếng để ngao nhả hét cát và sạn ra

– Tôm bỏ đầu, cắt đuôi, rút chỉ đen trên thân và rửa sạch

– Rau nhặt sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước lạnh và để ráo nước

– Hành củ và tỏi bóc vỏ, rửa sạch và thái mỏng. Gừng và sả, riềng rửa xong đập dập. Cà chua rửa sạch, thái múi cau

– Xương ống đem rửa qua nước muối loãng, rồi rửa lại với nước lạnh nhiều lần

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Làm nước lẩu thái

– Cho xương ống vào nồi lớn, đổ nước săm sắp vào trần qua rồi đổ nước đầu này đi. Sau đó cho nước vào và hầm xương trong khoảng 2 tiếng. Trong quá trình hầm, lưu ý nên vớt bọt thường xuyên để nước hầm không có mùi hôi.

– Cho lần lượt hành tím, tỏi, gừng, riềng, sả vào chảo phi thơm rồi đổ vào nồi nước dùng. Thả miếng cà chua đã thái vào xào cùng. Nêm nếm gia vị gồm đường, ớt, bột ngọt vừa đủ vào, có thể cho thêm sốt me vào nồi lẩu để tạo vị chua cho món ăn

– Để lửa nhỏ, đun thêm tầm 15-20 phút thì thả cá diêu hồng vào nồi lẩu. Rắc thêm hành ngò cắt khúc dài vào.

– Tiếp tục đun đến khi cá chín thì vớt ra đĩa. Sau đó cho các loại hải sản đã được chế biến sẵn ở trên vào, đun thêm khoảng 5 – 10 phút cho nước sôi trở lại.

Bước 3: Thưởng thức

– Bày bún hoặc mì, các loại rau sống, rau nhúng ra đĩa, đặt quanh nồi lẩu và thưởng thức

Lưu ý: Bạn có thể chuẩn bị thêm nước mắm và ớt để chấm cá nếu muốn ăn thịt cá đậm vị hơn

Bạn có thể chuẩn bị thêm nước mắm và ớt

Bạn có thể chuẩn bị thêm nước mắm và ớt

Cách nấu lẩu thái ngon ngất ngây này thật quá đơn giản phải không nào. Món ngon mỗi ngày này đặc biệt hợp với không khí của những ngày tiết trời se se lạnh, cả nhà quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói, vừa ăn vừa xuýt xoa và khen tài nấu nướng của bạn đó! Bạn cũng có thể thay nguyên liệu cá diêu hồng bằng các nguyên liệu khác để thành một nồi lẩu thập cẩm, lẩu thái hải sản, lẩu gà kiểu Thái… nhé!

IV – Cách nấu lẩu thái thập cẩm chua cay ngon đúng vị

Còn gì tuyệt vời hơn khi cuối tuần cả nhà cùng nhau quây quần bên nồi lẩu thái chua cay thơm nồng hương chanh, sả, ớt. Cách làm đơn giản sau đây giúp chị em nào cũng có thể vào bếp trổ tài đãi cả nhà.

Cách nấu lẩu thái thập cẩm chua cay ngon đúng vị

Cách nấu lẩu thái thập cẩm chua cay ngon đúng vị

Nguyên liệu:

  • Xương heo: 0.5kg
  • Thịt gà ta, tôm sú, thịt bò: tùy thích
  • Rau, củ, quả ăn kèm: Rau cải mơ, rau muống, cà chua, ngô ngọt, cà rốt, nấm hương khô.
  • 4 miếng đậu phụ, 3-4 cây sả, hành khô, 1 củ riềng, 2 quả chanh, ớt tươi, 4-5 lá chanh.
  • Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, bột canh, đường, tiêu, gia vị lẩu thái…

Thực hiện:

-Xương heo rửa sạch cho vào nồi áp suất hầm lấy phần nước trong.

-Gà rửa sạch chặt miếng nhỏ vừa ăn, thịt bò thái mỏng đúng thớ, tôm làm sạch cắt bỏ đầu, đậu phụ thái miếng vuông rồi xếp tất cả ra đĩa.

-Các loại rau nhúng nhặt bỏ lá úa, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút; Ngô ngọt rửa cắt khoanh tròn, cà rốt bổ miếng vừa, cà chua bổ múi cau, nấm hương khô ngâm nước ấm cho hết chất bẩn rồi rửa sạch, để ráo, sả đập dập, riềng thái lát mỏng, lá chanh vò nát.

Nấu nước lẩu Thái

Nấu nước lẩu Thái

– Cách nấu nước lẩu: Phi thơm hành băm rồi cho cà chua vào xào, tiếp đến cho nấm hương, sả đập dập, riềng thái lát, 1 quả ớt tươi thái nhỏ. Nêm 2 thìa nước mắm, 1 thìa bột canh, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa tiêu, 2 thìa đường, 2 thìa nước cốt chanh. Tiếp tục cho phần nước xương heo đã hầm vào, cuối cùng nêm thêm 2 thìa gia vị lẩu thái cùng lá chanh là đã xong phần nước lẩu.

Có thể ăn lẩu Thái cùng với bún tươi cũng rất ngon.

Có thể ăn lẩu Thái cùng với bún tươi cũng rất ngon.

-Khi ăn chỉ cần đun sôi lại nước lẩu và cho rau củ cùng nguyên liệu ăn kèm vào là có thể thưởng thức. Có thể ăn cùng với bún tươi cũng rất ngon.

V – Cách nấu lẩu thái chay chua, ngon chuẩn vị chỉ với 2 bước

Lẩu thái mặn là một món lẩu ngon được rất nhiều bà nội trợ thường xuyên nấu để đãi gia đình. Tuy nhiên món lẩu thái được kết hợp từ rất nhiều nguồn động vật và hải sản vậy người ăn chay không thể thưởng thức món lẩu ngon này.! Bạn đừng lo Kiến Thức Bệnh sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu lẩu thái chay chua cay ngon tuyệt vời mà không phải ai cũng biết cách.

Cách nấu lẩu thái chay chua, ngon chuẩn vị chỉ với 2 bước

Cách nấu lẩu thái chay chua, ngon chuẩn vị chỉ với 2 bước

Nguyên liệu nấu lẩu thái chay

  • ¼ trái dứa thơm
  • 5 bìa đậu phụ chiên
  • 2 cây hành boa rô
  • 50g nấm bào ngư
  • 50g nấm rơm
  • 50g chả quế chay
  • 1 mớ rau muống
  • 1 mớ rau cải thảo
  • 1 mớ rau nhút
  • 1 mớ rau cần
  • 1 hộp nấm kim châm
  • Muối, đường, hạt nêm chay, nước mắm chay
  • Ớt, gói gia vị nấu lẩu thái, bún tươi hoặc mì chay

Cách làm

– Dứa mua về gọt vỏ bỏ mắt cắt miếng vừa ăn. Đậu hủ, chả quế chay cắt quân cờ. Hành boa rô 1 cây cắt nhỏ còn 1 cây cắt khúc.

– Các loại nấm nhặt rửa sạch cắt đôi hay xé miếng vừa ăn. Các loại rau nhặt rửa sạch cắt khúc. Nếu ăn mì thì bạn nên trụng mì trước qua nước sôi rồi rửa qua nước lạnh cho khỏi dính

– Bắc chảo lên bếp cho 1 muỗng canh dầu ăn vào sau đó cho dậu hủ, nấm rơm, nấm bào ngư, chả quế chay, vào xào qua cho thơm thì cho ra đĩa.

– Thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo và cho hành boa rô cắt nhỏ vào phi thơm rồi cho khóm vào xào qua sau đó cho 1500ml nước lọc vào đun sôi.

– Khi nước sôi cho dĩa đồ xào ban nãy vào cùng gói gia vị lẩu thái nêm muối, đường, hạt nêm cho vừa vị. Rất đơn giản đúng không nào. Giờ bạn cùng mọi người chỉ cần cho lên bếp ngồi quây quần và thưởng thức thôi!

Rất đơn giản đúng không nào.

Rất đơn giản đúng không nào.

– Một số lưu ý khi thực hiện nấu lẩu thái chay là các nguồn nguyên liệu chay rất mau chín nên ta không nấu quá lâu sẽ làm mất độ dai ngon của nguyên liệu.

– Với nước dùng thì chỉ dùng 1500ml nước cho 1 gói gia vị lẩu thái nếu thêm nước cho nhiều người ăn thì phải cân bằng gia vị lẩu thái theo công thức để tạo vị chua cay đúng điệu. có thể nêm nếm thêm các gia vị khác tùy theo khẩu vị mỗi người. Bạn cần mua thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh thực phẩm từ Trung Quốc.

Cách nấu lẩu thái chay thật đơn giản nhưng mang lại một món ăn ngon không thua kém gì các món ăn mặn đúng không nào? Một nồi lẩu thái chua cay chay tuyệt vời sẽ làm cho ngày rằm thêm vui vẻ và thanh đạm đấy. Chúc bạn thành công!

VI – Cách nấu lẩu Thái cá hồi đúng vị Thái đơn giản nhất

Nguyên liệu

  • Thịt cá hồi: 300g
  • Đầu cá hồi: 1 cái
  • Bún, miến, mì tôm tùy ý
  • Cà chua: 3 quả
  • Dứa chín: 1 quả. Nếu không thích có thể thay bằng sấu hoặc me.
  • Đậu phụ non: 4 bìa
  • Kim chi: 200g
  • Nấm hương khô: 10og
  • Tỏi, xả, ớt, hành hoa, thì là
  • Các loại củ náu nước dùng: Cà rốt, su hào, khoai lang, khoai sọ. Mỗi loại 1 củ.
  • Rau nhúng lẩu: rau muống, cải thảo, cải xoong, kim chi hoặc rau xà lách…Tùy sở thích bạn nhé
  • Gia vị : nước mắm, hạt nêm, đường, chanh, tỏi, ớt…

Cách nấu lẩu Thái cá hồi đúng vị Thái đơn giản nhất

Cách nấu lẩu Thái cá hồi đúng vị Thái đơn giản nhất

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cá hồi và đầu cá hồi làm sạch. Để khử bớt mùi tanh bạn hãy rửa bằng hỗn hợp rượu+gừng tươi giã nát. Sau đó, thịt cá hồi cắt miếng mỏng vừa ăn, còn đầu cá thì bổ làm tư. Đây chính là bí quyết để cách nấu lẩu cá hồi không tanh và thơm ngọt đó bạn ạ.

– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt miếng vừa ăn.

– Đậu phụ non cắt thành từng miếng vuông quân cờ vừa ăn.

– Kim chi cắt khúc vừa ăn và cho ra bát để riêng.

– Nấm hương rửa sạch rồi ngâm nước nóng cho mềm. Nhớ giữ lại nước ngâm để nấu nước dùng cho thơm.

– Rau nhúng lẩu rửa sạch, ngâm nước muối loãng và để ráo nước.

– Các loại củ và xương ninh nước dùng rửa sạch, cắt khúc to.

– Tỏi, gừng, hành khô bóc vỏ và băm nhuyễn.

Bước 2: Nấu lẩu Thái cá hồi

– Bật lửa to, phi thơm hành tỏi và gừng, cho phần đầu cá hồi, thịt vụn, xương vào xào sơ qua khoảng 10 phút với muối+mắm+tiêu+hạt nêm. Sau đó cho nước ngập hỗn hợp và ninh nhừ.

– Tiếp tục cho dầu ăn nóng già và phi thơm hành tỏi, rồi cho kim chi, cà chua, nấm hương và dứa vào xào qua. Mục đích là để nồi lẩu có màu đỏ hấp dẫn và đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Kim chi chính là thành phần chính để cách nấu lẩu cá hồi không quá cay mà vẫn tròn vị đó bạn nhé.

– Khi nồi nước dùng đã nhừ xương và đầu cá hồi thì cho các loại củ vào ninh khoảng 15 phút để nước ngọt hơn. Sau đó cho kim chi, cà chua, dứa, nấm hương, nước ngâm nấm vào đun nhỏ lửa cho đến lúc ăn lẩu.

– Cuối cùng, bạn bắc nồi lẩu lên bếp lẩu đặt giữa bàn và xếp đĩa cá hồi phi lê, các loại rau nhúng lẩu, đậu phụ non, bún,…xung quanh và bắt đầu thưởng thức.

Yêu cầu thành phẩm cho món lẩu Thái cá hồi

Đặt nồi lẩugiữa bàn và xếp đĩa cá hồi phi lê, các loại rau nhúng lẩu, đậu phụ non, bún,…xung quanh

Đặt nồi lẩugiữa bàn và xếp đĩa cá hồi phi lê, các loại rau nhúng lẩu, đậu phụ non, bún,…xung quanh

– Nồi nẩu có mùi thơm đặc chưng và màu đỏ bắt mắt. Nước lẩu vừa hơi cay cay, ngọt ngọt và chua chua. Thịt cá mềm, ngấm gia vị.

– Có thể ăn kèm với bún, mì tùy sở thích.

VII – Cách nấu lẩu Thái cốt dừa công thức chuẩn bị Thái

Cách nấu lẩu Thái cốt dừa công thức chuẩn bị Thái

Cách nấu lẩu Thái cốt dừa công thức chuẩn bị Thái

Nguyên liệu:

  • Tôm
  • Nấm các loại (nấm đùi gà, nấm rơm, nấm mỡ, nấm kim châm, nấm sò…)
  • Lá chanh Thái
  • Hành khô
  • Ớt tươi (hay sa tế, ớt khô)
  • Củ sả
  • Củ riềng non (không dùng riềng già)
  • Nước cốt hoặc nước me
  • Rau thơm (ngò gai, rau mùi, húng quế)
  • Cà chua
  • Nước dừa hay nước cốt dừa
  • Nước ninh xương gà hay xương lợn
  • Mắm Thái (hoặc nước mắm), đường, muối, hạt nêm…

Cách nấu

– Tôm rửa sạch, bóc vỏ hoặc để nguyên tùy ý.

– Nấm rơm gọt bỏ lớp đất, cắt đôi, nấm kim châm và các loại nấm khác cắt gốc, tách ra, rửa sạch.

– Các loại rau củ gia vị cạo vỏ, gọt, cắt và rửa sạch.

– Bật bếp, đặt một nồi nước vừa đủ ăn, vặn lửa lớn (nước ninh xương lợn, vỏ tôm, xương gà, hay đơn giản là nước có nêm hạt nêm và mắm).

– Cho riềng thái lát, sả cắt khúc, củ hành khô nướng sơ, lá chanh thái, ớt, mắm, đường, muối, bột/súp gia vị lẩu Thái, nước cốt dừa hoặc nước dừa nêm cho vừa miệng.

– Khi nước sôi thì cho tôm đun tiếp cho các nguyên liệu chín mềm. Thả nấm các loại vào đun sôi trở lại. Tắt bếp vắt nước cốt chanh cho vừa miệng. Nồi lẩu phải có vị chua cay mặn ngọt.

– Bắc nồi xuống múc ra tô, trang trí đẹp mắt bằng vài lá chanh Thái hoặc lá húng quế, lá ngò gai, dùng nóng với bún hoặc cơm trắng.

VIII – Cách nấu lẩu Thái Tomyum hương vị truyền thống

Cách nấu lẩu Thái Tomyum hương vị truyền thống

Cách nấu lẩu Thái Tomyum hương vị truyền thống

Nguyên liệu

  • 200g đầu tôm
  • 1 củ riềng nhỏ
  • 5 trái ớt hiểm
  • 30g ngò rí
  • 5 lá chanh thái
  • 150g sốt Tomyum
  • 60g đường
  • 40g bột nêm
  • 100ml nước mắm
  • 30g bột chanh
  • 70ml sữa tươi không đường
  • Một ít hải sản, thịt đỏ, các loại nấm, dầu ăn

Cách làm:

– Sả, ngò rí cắt khúc. Đập dập sả, riềng và ớt hiểm.

– Bắc nồi lên bếp, cho đầu tôm vào xào sơ với một ít dầu ăn. Sau đó đổ 3 lít nước vào nồi đun sôi. Nước sôi cho riềng, sả, ớt hiểm, ngò rí, lá chanh vào nấu khoảng 15 phút cho dậy mùi thơm.

– Vớt bỏ sả, riềng. Cho nước mắm, đường, bột nêm, bột chanh và xốt Tomyum vào nồi khuấy tan. Cuối cùng cho sữa tươi không đường vào khuấy đều. Chờ nước lẩu sôi lại rồi tắt bếp.

IX – Cách nấu lẩu Thái với ghẹ tươi đơn giản tại nhà

Cách nấu lẩu Thái với ghẹ tươi đơn giản tại nhà

Cách nấu lẩu Thái với ghẹ tươi đơn giản tại nhà

Nguyên liệu:

  • Ghẹ: 1-2 con ghẹ tươi
  • 1 mớ rau muống
  • 500 gam xương heo
  • 1 nhánh riềng,
  • 3 củ sả
  • 50 gam tiêu xanh
  • 1 ít rau thơm và hành khô
  • 1 bát nấm hương,
  • 1/2 chén nấm rơm
  • 1/2 quả dứa,
  • 2-3 quả cà chua
  • Gia vi: Sa tế, tiêu, mì chính, bột canh

Cách nấu lẩu Thái Ghẹ:

Bước 1: Xương heo mua về bạn đem rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho xương vào nồi luộc qua để xương hết hôi. Sau đó, bạn cho xương vào nồi và hầm chừng 40 phút để xương tiết vị ngọt.

Bước 2: Dứa gọt vỏ, loại bỏ mắt dứa và bổ miếng. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Nấm hương và nấm rơm ngâm mềm, cắt bỏ phần gốc cứng rồi chẻ làm đô. Các loại rau thơm bạn đem nhặt và rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra để ráo

Bước 3: Rau muống nhặt bỏ cuống và lá úa, rửa sạch và để ráo.

Bước 4: Riềng cắt lát. Sả bóc vỏ ngoài, đập dập. Tiêu xanh đập dập. Tiếp đến, bạn cho sả + riềng + tiêu vào nồi nước dùng (nước hầm xương).

Bước 5: Về ghẹ, lúc này bạn rửa sạch, tách mai và bỏ yếm. Rửa sạch bùn đất bên trong rồi chặt ghẹ ra làm 2.

Bước 6: Cho nước lẩu ra nồi lẩu, thêm vào ghẹ + cà chua + dứa + nấm. Trong quá trình đun, ghẹ và nấm sẽ tiết ra vị ngon rất đặc trưng. Và để món lẩu thêm phần hấp dẫn, bạn thêm sa tế, ớt và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Bày trí rau sống, rau muống, bún hoặc 1 vài vắt mì. Khi ăn trụng với lẩu ghẹ bạn nhé.

Vậy là chỉ với một thoáng thời gian, chẳng hề khó khi chúng ta có món lẩu ghẹ thơm ngon đúng không bạn. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chuẩn bị thêm thịt bò, ngao hay tôm để ăn cùng nữa nhé.

X – Cách nấu lẩu Thái với thịt gà

Cách nấu lẩu Thái với thịt gà

Cách nấu lẩu Thái với thịt gà

Nguyên liệu:

  • Gà : 1/2 con
  • Cà chua chín : 2 trái
  • Thơm (Dứa) : 1/4 trái
  • Sả : 1 cây
  • Lá chanh: 5 lá
  • Rau nhút : 200g
  • Rau muống sợi: 200g
  • Rau chuối : 200g
  • Bún tươi : 500g
  • Hành tím, tỏi, riềng, ớt hiểm
  • Gia vị: Nước mắm, dầu ăn
  • Gia vị nêm sẵn Lẩu Thái

Cách làm:

– Gà chặt miếng vừa ăn, rau rửa sạch, cắt khúc, xếp ra đĩa.

– Cà chua cắt múi cau. Thơm cắt miếng mỏng. Sả đập dập, cắt khúc ngắn. Hành tím, tỏi, riềng băm nhỏ.

– Cho vào nồi 1/2 chén dầu ăn, phi thơm hành tỏi và riềng, cho thơm và cà chua vào xào kỹ cho mềm, thêm 1.5L nước, cho sả vào, đun sôi, nêm vào 1 gói gia vị nêm sẵn Lẩu Thái, khuấy đều.

– Cho gà vào nồi lẩu. Nấu cho gà chín, cho lá chanh và ớt hiểm vào.

– Đun sôi nồi lẩu, khi ăn cho các loại rau vào, ăn kèm nước mắm ớt và bún.

Mách nhỏ:

– Chọn gà ta khi nấu thịt sẽ chắc và ngon hơn.

– Vò sơ lá chanh trước khi cho vào nồi Lẩu, giúp lẩu thơm ngon hơn.

XI – Cách nấu lẩu Thái Cua biển đơn giản dễ làm

Nguyên liệu:

  • Cua biển sống: 2 đến 3 con.
  • Tôm khô: 100gram.
  • Mực khô: 100gram.
  • Xương heo ống: 1kg.
  • Đậu phụ: 5 bìa.
  • Nấm rơm: 100gram.
  • Nấm kim châm: 100gram.
  • Hành tây: 1 củ lớn.
  • Súp lơ: 1 bông.
  • Hành lá: 100gram.
  • Hành tím, tỏi khô: Mỗi thứ 1 củ.
  • Cà chua: 3 trái.
  • Rau muống, mồng tơi, cải cúc ăn kèm.
  • Bún tươi: 1kg.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế cua biển

– Để có cách nấu lẩu cua biển chua cay ngon trước hết ta phải chọn loại cua gạch sẽ ngon hơn là cua thịt, tuy nhiên các bạn thích loại nào thì mua loại cua đó, nhưng đặc biệt chú ý mua ở những vựa lớn cua mới về liên tục thì thịt mới chắc, ngọt.

– Ta ngâm rửa cua cho sạch, rồi dùng dao chặt cua làm hai sao cho mỗi bên có 4 cái chân và 1 cái càng là được. Tách riêng phần gạch cua để vào 1 cái chén, còn phần thịt cua ta rửa lại thêm 1 lần với nước sạch.

Bước 2: Hầm xương lấy nước dùng

– Xương heo ống rửa với nước lạnh sau đó ta rửa lại một lần với nước muối loãng rồi cho vào nồi nước đặt trên bếp bật lửa đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi thì ta tắt lửa đổ hết nước trong nồi bỏ đi (luộc lần 1 chỉ giúp xương sạch hết chất bẩn), đổ một lượng nước đủ dùng rồi bắc lại lên bếp tiếp tục hầm chừng 3 tiếng để lấy nước dùng lẩu.

– Hầm xong ta múc xương bỏ ra một cái tô còn nước dùng lẩu thì tiếp tục nêm thêm các gia vị rồi đun tiếp.

Bước 3: Sơ chế nguyên phụ liệu nấu lẩu

– Tôm khô và mực khô ta cho vào chậu nước ấm ngâm chừng 15 phút cho mềm ra. Sau đó vớt mực ra xé thành từng miếng nhỏ, còn tôm khô để nguyên. Trong cách nấu lẩu cua biển này chúng ta nên chọn loại tôm nõn cho ngọt nước nha.

– Nấm rơm ta cạo rửa thật sạch, cho vào rổ để ráo nước. Còn nấm kim châm ta cắt bỏ gốc, cho vào chậu nước muối loãng ngâm chừng 10 phút rồi vớt ra rổ cho ráo nước.

– Hành tây lột vỏ ngoài, cà chua rửa sạch rồi thái múi cau. Hành tím, tỏi khô cũng bóc vỏ rồi băm nhuyễn.

– Súp lơ (bông cải) tách thành từng nhánh nhỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối chừng 1 phút rồi vớt ra rổ.

– Rau muống, mồng tơi, cải cúc nhặt rửa sạch, cũng ngấm với dung dịch nước muối loãng cho an toàn vệ sinh thực phẩm nha.

Bước 4: Nấu lẩu cua biển ngon

– Khi cua đã ráo nước ta cho ga vị: 1 muỗng hành tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng muối ăn, 1/2 muỗng đường, 1/2 muỗng tiêu bột đảo cho đều để chúng ngấm gia vị, thời gian ướp khoảng 30 phút nhé.

– Bắc chảo lên bếp đổ 2 muỗng dầu ăn vào đun nóng rồi trút số hành tỏi băm còn lại phi thơm, sau đó đổ phần gạch cua vào xào sơ qua, tiếp tiếp ta cho mực khô, tôm khô vào xào cùng tới khi nào các nguyên liệu này chín thì trút vào nồi ninh nước dùng.

– Dùng lại cái chảo này đổ thêm một chút dầu ăn nữa đun sôi thì thả nấm rơm vào xào chín rồi cũng trút vào nồi nước dùng lẩu. Ở cách nấu lẩu cua biển ngon này ta có thể cho thêm một số loại nấm ưa thích vào nấu cùng cho đậm đà nhé.

– Khi nước lẩu bắt đầu sôi thì ta cho cà chua, hành tây bổ múi cau, cua biển vào đun cho sôi lại, nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị, nếu muốn món lẩu cua có vị chua cay thì ta cho thêm 1 ít sa tế vào nha.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức lẩu cua biển

– Để tiết kiệm thời gian nấu ta nên đun nồi nước dùng bằng bếp ga lớn cho sôi rồi mới chuyển sang đun bằng bếp ga mini hay bếp từ, bếp cồn tùy ý.

– Bày bún tươi ra dĩa, rau muống, mồng tơi, cải cúc cho vào rổ, bố trí sao cho nồi lẩu nằm ở vị trí chính giữa còn các nguyên liệu ăn kèm phải nằm xung quanh nha.

Cách nấu lẩu Thái Cua biển đơn giản dễ làm

Cách nấu lẩu Thái Cua biển đơn giản dễ làm

– Nước sôi ta vớt cua ra dĩa khác rồi cho rau, nấm kim châm vào đợi sôi lại là có thể dùng được. Chú ý trong cách nấu lẩu cua biển này ta không nên cho nấm kim châm vào quá sớm vì sẽ làm cho nấm bị nát, khi nào gần ăn mới cho nấm vào nấu cùng nha.

XII – Cách nấu lẩu Thái nấu nấm thơm ngon đơn giản

Cách nấu lẩu Thái nấu nấm thơm ngon đơn giản

Cách nấu lẩu Thái nấu nấm thơm ngon đơn giản

Nguyên liệu:

  • Xương heo hoặc gà ( dùng xương gà thơm và thanh hơn):0,5kg
  • Đậu hũ non: 2 miếng hoặc 1 gói loại thanh tròn.
  • Nấm đông cô, nấm hải sản, nấm trâm vàng, nấm hương tươi, nấm vị cua, nấm tiên mỗi thứ 100gr (có thể thay đổi hoặc thêm vào các loại nấm khác mà bạn thích).
  • Bún, miến, mì gói: 0.5kg
  • Rau: tần ô, cải xoong, cải thảo: 300g
  • Thịt bò, tôm, mực, mộc: 05kg
  • Hành, ngò, bột nêm, nước mắm ngon, muối

Cách chế biến:

Bước 1: Cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước, đun sôi rồi cho xương đã rửa sạch vào hầm trên lửa nhỏ. Trong quá trình hầm xương nhớ hớt bọt.

– Hầm xương trong khoảng 30 phút là được.

– Cho hạt nêm, muối… nêm nếm cho vừa ăn.

– Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 2: Các loại nấm sau khi đã rửa sạch bạn xếp ra dĩa. Nấm dài hoặc to bạn có thể cắt ngắn hoặc chẻ đôi như nấm mỡ, nấm rơm.

– Xắt đậu hũ thành những miếng vừa ăn.

– Thịt bò, tôm, mực, mộc sau khi rửa sạch để ráo nước, rồi sắp ra dĩa riêng.

– Dọn bún, miến, mì ra dĩa.

– Múc nước dùng vào nồi lẩu nhỏ, khi nước sôi bạn cho hải sản và nấm đã chuẩn bị vào chung để dùng, ăn kèm với bún và thêm các loại rau sống khác nếu thích.

Lưu ý: là nấm bạn không nên để chín kĩ quá. Bật mí cho bạn một mẹo nhỏ: Khi ăn lẩu nấm, bạn không nên cho nước mắm nhé, vì như thế nước lẩu sẽ không còn bị thanh mát đặc trưng của nấm nữa.

XIII – Cách nấu lẩu Thái kiểu miền Nam rất dễ làm tại nhà

Cách nấu lẩu Thái kiểu miền Nam rất dễ làm tại nhà

Cách nấu lẩu Thái kiểu miền Nam rất dễ làm tại nhà

Nguyên liệu:

  • Xương ống: 1kg
  • Tôm, mực, ngao
  • Nấm rơm, rau muống, bắp chuối, mì/bún
  • Riềng: 1 củ
  • Sả: 6 cây
  • Chanh: 2 quả vắt lấy 3 thìa canh nước cốt
  • Lá chanh: 10 lá
  • Vị lẩu Thái: 2 thìa cà phê
  • Đường: 3 thìa cà phê
  • Hạt nêm: 6 thìa cà phê
  • Nước mắm: 1 thìa cà phê
  • Sa tế

Cách làm lẩu thái chua cay

– Xương ống rửa sạch, đun sôi nước thả xương ống vào đun sôi cho nổi các bọt đen, vớt ra xả lại với nước rồi đem ninh nhỏ lửa, nước dùng sẽ rất trong.

– Riềng thái lát mỏng, sả đập dập phần đầu trắng, phần thân non cắt khúc để thả vào lẩu cho đẹp. Rau muống nhặt rửa sạch, bắp chuối thái mỏng ngâm vớt nước pha chút dấm, nấm rơm rửa qua, bổ đôi.

– Tôm bóc vỏ, chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen. Mực thái khoanh tròn hoặc thái miếng rồi khía vẩy rồng, xếp ra đĩa.

– Nước dùng sau khi đã ninh xong thì cho sả đập dập, riềng và lá chanh vò nát vào đun để lấy mùi thơm.

– Nêm nếm hạt nêm, nước mắm, đường, nước cốt chanh và gia vị lẩu Thái vào nước dùng (nếu không có gia vị lẩu thì các bạn làm theo cách sau: đun màu điều rồi cho cà chua vào xào, tiếp đến cho riềng, sả, hành tím, ớt bột, chút xíu ngũ vị hương xào đến khi dậy mùi đặc trưng của lẩu Thái)

– Thả sả cắt khúc vào nước lẩu, xếp một ít tôm, mực, ngao vào nồi cho đẹp mắt.

XIV – Công thức nấu lẩu Thái cho 10 người ăn đãi tiệc

Với cách nấu lẩu thái cho 10 người ăn bạn chỉ cần tăng lượng nguyên liệu lên sao cho hợp lí, tùy sở thích và khẩu vị bạn có thể chọn 1 trong các cách nấu phía trên để thực hiện.

Các loại rau ăn kèm với lẩu thái hải sản

Bạn nên biết cách chọn các loại rau phù hợp với các món lẩu để món ăn thêm hấp dẫn và đúng vị hơn. Không phải loại rau nào cũng có thể cho vào nồi lẩu. Bạn nên biết cách chọn rau phù hợp với từng món lẩu để cho món lẩu thêm hấp dẫn và đúng vị hơn.

Lẩu hải sản: Với đặc tính là món tanh, lẩu hải sản cần có các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng,… hành tươi, các loại rau thơm, cà chua, 1 quả dứa.

Lưu ý khi làm lẩu Thái cho 10 người (đãi tiệc tại nhà)

– Nếu không có nước sốt lẩu thái bạn có thể tự nấu theo cách sau nhé: đun màu điều rồi cho cà chua vào xào 1 lúc, tiếp tục thêm riềng, xả, hành tím, ớt bột và 1 chút ngũ vị hương vào xào đến khi thấy mùi thơm đặc trưng của lẩu thái thì đổ nước dùng vào và nấu tiếp theo các bước như trên.

– Các loại rau có thể thay thế tùy thuộc khẩu vị của bạn nhé, và nếu không ăn được cay bạn có thể cho ít sa tế hoặc bỏ đi.

– Khi ninh nước dùng, nếu không có thời gian ninh đủ 6 tiếng cho xương ra hết nước ngọt thì bạn có thể ninh khoảng 1 tiếng là ăn được rồi nhé.

– Nếu các bạn dùng thêm nghêu cho món lẩu thì nhớ nước dùng phải nêm nhạt hơn bình thường, khi cho nghêu vào sẽ vừa ăn

Công thức nấu lẩu Thái cho 10 người ăn đãi tiệc

Công thức nấu lẩu Thái cho 10 người ăn đãi tiệc

Lẩu Thái không còn là món ăn xa lại với người dân Việt Nam chúng ta, từ nơi đồng quê dân dã đến nơi phố thị xa hoa khi nhắc đến lẩu Thái thì không ai là không biết.

Với món lẩu Thái truyền thống của nền ẩm thực nơi đây, những người đầu bếp đã chế biến để món lẩu thái thêm đa dạng và phong phú phù hợp với tất cả mọi người. Thêm nước lẩu chua cay kèm theo vị ngọt của thịt, cá, cua, tôm,…hòa cùng vị ngọt từ rau, nấm ăn kèm làm món thêm phần hấp dẫn.

Vậy là với cách nấu lẩu thái ở trên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng làm một món ngon cuối tuần cho gia đình mình. Kiến Thức Bệnh chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc.

4.6/5 - (8 bình chọn)

You may also like