Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Các món lẩu ngon ✅ 18 loại Rau Ăn Lẩu Thái, lẩu cá, lẩu bò hay lẩu thập cẩm, Lẩu ăn với các loại rau củ gì cho ngon đỡ ngán

18 loại Rau Ăn Lẩu Thái, lẩu cá, lẩu bò hay lẩu thập cẩm, Lẩu ăn với các loại rau củ gì cho ngon đỡ ngán

bởi Mâm Cơm Việt
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Danh sách các loại rau ăn lẩu bò, lẩu Thái hay lẩu thập cẩm bao gồm rau cần nước, rau chuối, các loại nấm, rau muống, lá tía tô, bông súng, rau đắng, rau mồng tơi, rau xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt. Ngoài các loại rau không thể thiếu cho các món lẩu như rau muống, cải thảo, rau nhút, chúng ta vẫn còn nhiều loại rau sẽ đem đến cho nồi lẩu chúng ta thơm ngon hơn.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Danh sách các loại rau ăn cùng món lẩu ngon

Lẩu là một trong những món ăn được lựa chọn nhiều nhất trong các dịp tiệc tùng bên cạnh những người thân trong gia đình và bạn bè. Nhất là vào những ngày có nhiệt độ thấp. Có rất nhiều những món lẩu với hương vị khác nhau để các bạn có thể thay đổi khẩu vị trong những dịp lễ tết cùng gia đình.

Có rất nhiều những món lẩu với hương vị khác nhau – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Có rất nhiều những món lẩu với hương vị khác nhau – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Có thể nói khi ăn lẩu, chúng ta có thể sử dụng chung nhiều loại rau khác nhau, miễn sao nó vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon và đầy đủ chất bổ dưỡng có trong nước lẩu. Mặt khác, nếu chúng ta không biết cách kết hợp tốt, thì sẽ làm cho nồi lẩu của chúng ta không còn là một món ăn đặc trưng nữa.

Và món lẩu sẽ không thể thiếu sự góp mặt của các loại rau ăn cùng. Cùng Massageishealthy điểm qua các loại rau ăn lẩu (lẩu chua cay, lẩu cá, lẩu hải sản, lẩu chay, lẩu thái, lẩu bò, lẩu gà….) nhé !

Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu hải sản, lẩu chua cay, thập cẩm

  • 1. Rau cần nước

Rau cần nước là loại rau khá phổ biến ở các chợ ở Việt Nam, rau cần nước có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các loại vitamin có lợi cho sức khỏe của chúng ta, hay tốt cho hệ tiêu hóa.

Rau cần có vị ngọt, mát và rất phổ biến ở Việt Nam, vụ rau chính được trồng vào mùa đông. Các chất dinh dưỡng có trong rau cần rất tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể. Mùi thơm của rau thích hợp để chế biến cùng thịt bò hay ăn cùng lẩu Thái.

Nếu bạn không thích ăn lá rau cần thì có thể bỏ chúng đi và chỉ ăn phần thân. Tuy nhiên hãy cân nhắc vì dinh dưỡng trong rau nằm chủ yếu ở phần lá đấy nhé. Ngoài ra, rau cần thân mềm nên khi nhúng lẩu không cần quá nhiều thời gian chờ rau chín, bữa ăn sẽ không bị gián đoạn.

  • 2. Rau chuối

Rau chuối hay còn gọi là búp chuối, hoa chuối, búp chuối chúng ta bào sợi. Rau chuối thì có vị ngọt bùi, béo giòn, lầu Thái thì có vị chua cay nên khi kết hợp chúng lại thì đảm bảo chúng ta sẽ có được món ăn rất hoàn hảo.

Rau chuối vốn có độ giòn, vị lại ngọt mát nên rất thích hợp với vị chua cay của lẩu Thái. Ngoài tác dụng cân bằng lại hương vị trong nồi lẩu Thái, rau chuối còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của người ăn. Loại rau này có thể hỗ trợ việc điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, làm giảm tình trạng ợ chua.

Rau chuối hay còn gọi là búp chuối – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Rau chuối hay còn gọi là búp chuối – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Rau ăn kèm lẩu Thái không nhất định phải dùng rau có lá xanh vẫn đảm bảo ngon lành. Bạn có thể mua rau chuối đã thái sẵn hoặc mua về rồi mới thái cũng được. Tuy nhiên, nếu tự thái thì bạn nên ngâm ngay với nước pha một chút dấm để rau không bị thâm xỉn nhé.

Rau chuối sẽ giúp cân bằng lại hương vị của món lẩu, giúp món ăn thơm ngon hơn. Rau chuối có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của người sử dụng như là có thể chữa trị được các bệnh: kiết lị, đau dạ dày,…

  • 3. Các loại nấm

Nấm là những nguyên liệu không thể thiếu trong một nồi lẩu thơm ngon. Vì vậy, khi được hỏi lẩu Thái ăn sẽ ăn kèm rau gì, thì nấm sẽ là những sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Các loại nấm mà chúng ta thường sử dụng trong lẩu là: nấm kim chi, nấm rơm, nấm hương, nấm kim chân, …

Nấm sẽ làm nên độ ngọt cho nước dùng cùng sự mềm mại cho món lẩu Thái, Chính vì lý do đó mà nấm cũng là 1 món làm tang vị ngon cho món lẩu.

Các loại nấm thường hay được lựa chọn để giúp lẩu Thái ngọt nước là nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà. Nấm rất nhanh chín nhưng cũng có độ giòn nhất định, không lo bị nhũn nếu không kịp vớt ra khỏi nồi lẩu. Trong nấm không hề chứa chất béo, lại là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp giữ dáng và cải thiện trí nhớ. Các chị em ăn nấm cùng lẩu Thái sẽ không sợ tăng cân nhé.

  • 4. Rau muống

Ăn rau muống – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Ăn rau muống – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

  • 5. Lá tía tô

Các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được rau tía tô thái nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.

Tía tô là một loại rau gia vị có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng nhiều nhất trong việc chữa cảm mạo và chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe. Nếu bạn bị cảm dai dẳng mãi chưa khỏi thì có thể ăn lẩu Thái có thêm lá tía tô để tranh thủ giải cảm. Vị cay trong lẩu Thái cùng mùi thơm của lá tía tô cũng sẽ giúp bạn toát mồ hôi và sảng khoái đến bất ngờ đấy.

  • 6. Bông súng

Bông súng (tên gọi ngắn của cây bông súng hoặc cây hoa súng) là cây vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng, màu tím hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.

Lá Hoa Súng là dạng lá đơn mọc cách, lá hình tròn hay xoan, bìa có răng cưa thưa, mặt dưới không lông có màu lam hoặc tím đậm, mặt trên nhẵn và có màu xanh bóng. Lá cây Hoa Súng xẻ thùy sâu, có gân tỏa tròn, nổi rõ ở mặt dưới của lá.

Cây hoa súng ăn ngon mà còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Nếu bạn sợ ăn lẩu Thái bị cay nóng thì hãy ăn cùng với loại rau đặc biệt này nhé. Khi ăn cây hoa súng thì tước vỏ, bẻ khúc, nhúng trong nồi lẩu cũng rất nhanh chín.

  • 7. Rau đắng

Rau đắng còn là vị thuốc – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Rau đắng còn là vị thuốc – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Rau đắng được sử dụng phổ biến trong bữa ăn gia đình. Không những thế, rau đắng còn là vị thuốc giúp phòng và trị một số bệnh thường gặp, đồng thời nó còn là loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả.

Tuy không phải ai cũng ăn được rau đắng, nhưng nó sẽ làm cho nồi lẩu Thái của bạn phong phú mùi vị hơn. Rau đắng có tính mát, ăn sống hoặc chế biến cách nào cũng rất ngon. Nếu dùng rau đắng làm món khai vị thì sẽ có tác dụng kích thích vị giác rất tốt. Đây quả là loại rau ăn lẩu Thái cực kỳ hợp lý.

  • 8. Rau mồng tơi

Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.

Mồng tơi có nhiều vitamin C, vị chua nhẹ và có tác dụng tán nhiệt. Rau mồng tơi đặc biệt thích hợp để ăn trong mùa nóng hoặc các món cay nóng như lẩu. Vậy nên ăn cùng lẩu Thái kết hợp với các loại thuỷ hải sản tươi rói, giàu chất đạm là cực kỳ hợp lý rồi. Để nhúng lẩu thì bạn chọn phần ngọn mồng tơi là ngon nhất nhé.

  • 9. Rau xà lách

Xà lách là món ăn phổ biến trong mùa đông – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Xà lách là món ăn phổ biến trong mùa đông – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Xà lách là món ăn phổ biến trong mùa đông, chứa rất nhiều muối khoáng với các nguyên tố kiềm, mang lại sự tỉnh táo tinh thần và tránh được nhiều bệnh tật.

Đây là loại rau có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải nhiệt và giàu muối khoáng. Ăn xà lách giúp cơ thể tỉnh táo và còn giảm stress. Vị của xà lách rất thích hợp với các món có vị tanh của thủy, hải sản như là lẩu Thái.

  • 10. Cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh là loại thực phẩm quen thuộc với gia đình Việt, hay còn gọi là cải cay, là thành phần chủ yếu trong mù tạt (wasabi) thường được sử dụng trong các món hải sản tươi sống.

Ngoài ra, rau cải cay còn còn là loại thực phẩm ngăn ngừa lão hóa da, giúp da dẻ hồng hào bởi thành phần axit folic có trong cải cay rất cần thiết cho máu.

  • 11. Cải ngọt

Nếu bạn không biết rau gì ăn với lẩu Thái ngon thì hãy chọn rau cải ngọt. Cải ngọt là loại rau ăn lá giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nên khi ăn cùng lẩu Thái sẽ giúp bạn không bị quá no và duy trì được sự ngon miệng.

Rau cải ngọt có vị thanh mát, chứa chất kiềm giúp chống mỡ trong gan và tăng sức đề kháng cho cơ thể, là loại rau được dân gian khuyên nên nấu nhừ. Tuy nhiên ngày nay để đảm bảo được hàm lượng vitamin C trong rau thì khi nhúng lẩu bạn không nên để rau bị nhũn quá.

Nên chọn mua cải lá nguyên vẹn, xanh tươi, cuống thẳng, non. Mắt lá sáng bóng, thẳng nhọn, có sức căng. Rau khi rửa sạch và thái rau cải, phải nấu ngay, nếu để quá lâu rau sẽ bị mất chất dinh dưỡng. Nếu ăn rau còn thừa tốt nhất nên đổ đi vì nếu để lâu bạn sẽ ăn phải chất muối axit nitrat là chất gây ung thư.

  • 12. Rau cải thảo

Cải thảo có vị tương đối nhạt so với những loại rau khác nên khi dùng làm rau ăn lẩu Thái thì sẽ giữ trọn vẹn được vị chua cay của lẩu. Cải thảo là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất chống ung thư hiệu quả và khả năng đánh tan chất béo.

Đặc biệt còn có một khả năng ít người biết, đó chính là giải rượu và làm cho tinh thần tỉnh táo. Rất lợi hại phải không? Nếu ăn lẩu trong một bữa tiệc tùng, liên hoan có rượu thì bạn hãy tranh thủ ăn thật nhiều cải thảo nhé.

  • 13. Cải xoong

Cải xoong có tác dụng khai vị, kích thích tiêu hóa và đặc biệt tốt cho phụ nữ. Trong rau cải xoong có các chất giúp chống ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Chỉ với các tác dụng tích cực này cũng đủ cho loại rau này trở nên “đắt khách” trên bàn lẩu rồi. Chọn rau nhúng lẩu Thái thật sự chẳng khó chút nào!

  • 14. Mướp đắng

Mướp đắng tuy có vị đắng nhưng là loại quả có thành phần vitamin C rất cao cùng các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nó có tác dụng giải độc, tăng sức đề kháng rất tốt. Nếu dùng mướp đắng để ăn cùng lẩu Thái, bạn nên thái lát mỏng cho dễ ăn nhé.

  • 15. Ngó sen

Ngó sen có vị ngọt thanh và ăn rất giòn. Nó thường được dùng làm món nộm hoặc xào, ăn giải nhiệt vào mùa hè rất ngon. Nó có khả năng thải độc, bổ máu và giảm căng thẳng.

Ăn ngó sen thường xuyên sẽ có làn da đẹp nhờ thành phần vitamin C dồi dào, nó cũng là thực phẩm hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và cũng là một rau ăn lẩu Thái khá mới mẻ phải không?

  • 16. Đậu phụ

Đậu phụ cũng là một món phổ biến khi ăn lẩu, ngoài vị ngon thì đậu phụ còn có tác dụng ích khí, làm sạch dạ dày và giảm loãng xương. Bên cạnh đó đậu phụ cũng đặc biệt có tác dụng tốt với sức khỏe của phụ nữ nhờ khả năng ngăn chặn bệnh ung thư vú. Khi nhúng với lẩu Thái bạn có thể để đậu phụ sống hoặc rán giòn đều rất ngon.

  • 17. Khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ giàu dưỡng chất lại thơm ngon có độ bở thường được dùng để chế biến các món canh, món xào hoặc chiên. Khi khoai được chiên lên thì có khả năng “gây nghiện” cực lớn bởi vị bùi bùi béo béo của nó.

Khoai tây có chứa nhiều chất xơ và protein nên còn có nhiều công dụng làm đẹp da và chữa bệnh nữa. Bạn cũng nên chú ý, tuy có vị rất ngon nhưng nếu ăn cùng lẩu Thái thì bạn không nên cho khoai tây vào quá sớm, vì khi khoai chín sẽ bở ra và làm nước lẩu bị đặc lại.

  • 18. Cà rốt

Cà rốt là một trong các loại rau củ quả sạch, giàu vitamin có độ ngọt tự nhiên rất cao, có khả năng ổn định huyết áp và rất tốt cho mắt. Dù là ăn sống, ép nước, nấu chín hay ăn lẩu thì cà rốt đều có vị ngon ngọt rất hấp dẫn.

Cà rốt cho vào nồi lẩu có thể tỉa hoa cho đẹp mắt và thả vào nồi sớm một chút cũng được. Cà rốt không bở như khoai tây nên không cần lo lắng nó làm hỏng nồi nước lẩu.

Lưu ý chọn rau an toàn để ăn lẩu

– Các loại rau ăn lẩu phổ biến rất an toàn và có lợi cho sức khỏe khi ăn lẩu, như rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen,… đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt… vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.

– Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu, bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau. Nên chọn mua rau ở những cửa hàng rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Bởi rau xanh hiện thường được sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu… hay được trồng trong môi trường ô nhiễm.

– Nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí… để ăn lẩu. Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường. Nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao.

– Ví dụ dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…

– Điều quan trọng cần lưu ý nữa là bạn cần phải rửa thật sạch các loại rau, ngâm kỹ trong nước muối hoặc trong dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại. Khi ăn, cần nhúng rau kỹ, tránh ăn sống có thể bị ngộ độc.

11 Loại Rau Ăn Lẩu – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

18 Loại Rau Ăn Lẩu – Các loại rau ăn lẩu thái, lẩu cá, lẩu bò ăn với rau gì

Với danh sách và cách chọn lựa các loại rau ăn lẩu kể trên, chúc bạn và gia đình có một món lẩu thơm ngon đậm đà như ý nhé.

Nguồn tham khảo:

 

4.6/5 - (5 bình chọn)

You may also like