Chỉ số ROE là gì trong báo cáo tài chính
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Chỉ số ROE (tiếng Anh là Return On Equity) là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn. Cách tính ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) * 100% dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối kỳ này.
Table of Contents
ROE là gì? Công thức tính ROE? Mối liên hệ ROE và chỉ số tài chính khác
ROE là gì? Công thức tính ROE như nào? Mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì? Quan hệ giữa ROE và các chỉ số tài chính khác ra sao? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, hãy đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây của Massageishealthy nhé.
ROE là viết tắt của từ tiếng Anh nào?
ROE là gì? ROE chính là viết tắt của từ Return On Equity – có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn. ROE phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn để sinh lời như thế nào.
Ví dụ: bạn bỏ ra số tiền là 100.000.000đ để kinh doanh, trong 1 năm bạn có một số tiền lời là 300.000.000đ.
Thì chỉ số ROE của bạn là số tiền lời/ số vốn mà bạn đã đầu tư: ROE = 300.000.000/100.000.000đ = 3 hay 300%.
Công thức và cách tính chỉ số ROE
Bên cạnh khái niệm ROE là gì, có rất nhiều bạn quan tâm đến công thức tính. Vậy, công thức tính chỉ số ROE như sau:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là thu nhập ròng dành cho cổ phiếu thường.
- Vốn chủ sở hữu: tổng số vốn của chủ sở hữu
Ví dụ về cách tính Roe
Doanh nghiệp A dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ này:
- Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 20.000.000đ.
- Vốn chủ sở hữu đầu kỳ là: 100.000.000đ
Như vậy, ROE = 20.000.000/100.000.000 = 0,2 hay 20%
Điều này có nghĩa là từ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ sinh ra được 0.2 đồng lợi nhuận.
Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì trong đầu tư kinh doanh
Như đã tìm hiểu về ROE là gì trên đây, ta thấy chỉ số ROE cho thấy mức độ hiệu quả về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lời.
Về mặt lý thuyết, chỉ số ROE càng cao cho thấy khả năng sử dụng càng hiệu quả của doanh nghiệp. Chỉ số ROE được các nhà đầu tư phân tích so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
Thông thường, cổ phiếu có chỉ số ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn và những cổ phiếu có ROE cao thì giá của cổ phiếu đó cũng cao hơn.
Khi đánh giá ROE, nhà đầu tư thường đánh giá ở các góc độ
- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng: nếu doanh nghiệp có lãi vay ngân hàng lớn hơn hoặc bằng
- ROE thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
- ROE lớn hơn lãi vay ngân hàng: thì cần đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay chưa, từ đó xem xét doanh nghiệp này có khả năng tăng ROE trong tương lai không
Ngoài ra, chỉ số ROE cao và duy trì trong nhiều năm cũng cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp có năng lực, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.
Đánh giá doanh nghiệp dựa trên chỉ số ROE
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển ổn định, đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, một trong những tiêu chỉ đánh giá doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính thì chỉ số ROE phải lớn hơn hoặc bằng 15%.
Tuy nhiên, đối với nền kinh tế đang phát triển và tình hình lạm phát cao thì chỉ số ROE bằng 15% rất khó để làm hài lòng nhà đầu tư.
Chúng ta không nên xét chỉ số ROE trong 1 năm mà nên xét trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Như vậy, nếu chỉ số ROE luôn ở mức 15% trở lên trong vòng 3 năm và có xu hướng tăng thì doanh nghiệp được đánh giá là làm ăn có hiệu quả.
Ngoài ra, khi đánh giá ROE thì cần xem xét đến các yếu tố tác động khác có thể tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như: ngành nghề kinh doanh, thị trường, lạm phát,…
Logistics là gì, học Logistics ở đâu, dịch vụ Logistics của Việt Nam chủ yếu là gì?
Mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì?
Chúng ta thường thấy chỉ số ROE và ROA thường đi kèm với nhau. Vậy mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì?
Chỉ số ROA là gì?
ROA (Return on Assets) là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, nó thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.
Công thức và cách tính ROA trên báo cáo tài chính
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tài sản) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là thu nhập ròng dành cho cổ phiếu thường
- Tài sản: là tổng số tài sản của doanh nghiệp.
- Tổng tài sản = Vốn của chủ sở hữu + Nợ
Mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì?
Dựa vào cách tính ROA và ROE sẽ thấy chúng chỉ khác nhau ở mẫu số. ROA là lợi nhuận sau thuế trên tổng số tài sản, ROE là lợi nhuận sau thuế trên cho vốn chủ sở hữu.
Từ đó, ta có thể suy ra:
Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA = Tổng tài sản / Vốn của chủ sở hữu
Để đánh giá một doanh nghiệp tốt hay không, người ta thường dựa trên đòn bẩy tài chính. Một doanh nghiệp phát triển tốt thường có đòn bẩy tài chính ở mức hợp lý hoặc rất thấp. Do vậy, khi đầu tư, các nhà đầu tư không chỉ xét đến chỉ số ROE mà còn xét tới chỉ số ROA:
Ví dụ:
- Doanh nghiệp A có: ROE = 20%, ROA = 15%
- Doanh nghiệp B có: ROE = 25%, ROA = 5%
Như vậy, nếu các điều kiện tài chính, kinh doanh đều như nhau thì doanh nghiệp A sẽ được đánh giá cao hơn doanh nghiệp B, mặc dù doanh nghiệp B có ROE cao hơn.
Mặt khác, đòn bẩy tài chính phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề kinh doanh. Các ngân hàng thường có chỉ số ROE rất cao và chỉ số ROA rất thấp.
Bởi vì bản chất của ngân hàng là lấy tiền người gửi và cho người khác vay lại hoặc đầu tư, thu lợi từ sự chênh lệch lợi suất này. Như vậy, đối với ngành này, ROE cao hơn ROA gấp 10 lần là chuyện bình thường.
Cách tăng chỉ số Roe trong đầu tư kinh doanh
Trong kinh doanh:
- Chỉ số ROE sẽ bằng: Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính
Vì vậy, để tăng chỉ số ROE doanh nghiệp phải tăng ít nhất 1 trong 3 chỉ số nêu trên:
Lợi nhuận biên = thu nhập sau thuế / doanh thu
Để tăng lợi nhuận biên, doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu đồng thời cắt giảm chi phí đầu tư
Vòng quay tài sản = doanh thu của doanh nghiệp / tổng tài sản
Để tăng chỉ số này, doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn trên tổng số tài sản hiện có.
Ví dụ: với không gian là một quán cà phê, buổi sáng bạn có thể bán cà phê kèm với đồ ăn sáng, buổi trưa bạn có thể bán kèm cơm trưa, buổi tối bạn có thể tổ chức các lớp học kèm tiếng anh hoặc các kỹ năng khác.
Như vậy, cùng một tài sản là quán cà phê bạn có thể tăng doanh thu nhờ việc kết hợp bán các thứ cần thiết vào thời gian thích hợp
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn của chủ sở hữu
Doanh nghiệp có thể tăng chỉ số này bằng cách vay thêm vốn đầu tư. Nếu mức lãi suất vay nợ thấp hơn thu nhập trên tổng số tài sản của doanh nghiệp thì việc doanh nghiệp vay tiền để đầu tư đã đem lại hiệu quả.
GDP là gì, ý nghĩa và cách tính GDP danh nghĩa cho một quốc gia ra sao?
Khi nào cần đặc biệt chú ý đến ROE trong tài chính doanh nghiệp
1. Tương quan giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ lãi vay ngân hàng (R)
ROE < R : lợi nhuận tạo ra chỉ để trả lãi vay ngân hàng. ROE > R : lợi nhuận thu được dư trả chí phí lãi vay, cũng phải xem xét thêm liệu ROE có tăng hay không.
2. Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng ROE
Mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), tăng ROE, nhưng lại làm giảm đi giá trị sổ sách (Book value).
Như vậy, dù lợi nhuận doanh nghiệp không đổi, nhưng điều này vô tình bóp méo các chỉ số, “đánh lừa” những nhà đầu tư vốn hay dùng các chỉ số này để tìm kiếm cổ phiếu rẻ đang giao dịch dưới giá trị thực.
*Giải thích thêm:
Khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường (Number of Shares) bị giảm đi, đồng thời giá trị sổ sách (Book Value) cũng giảm xuống do công ty đã mất một phần tiền để mua cổ phiếu.
Đây là 2 yếu tố chính làm cho EPS, ROE, P/B biến hóa bất thường, trong khi tình hình kinh doanh chẳng có gì thay đổi.
Ví dụ về ROE Ngân hàng “thổi phồng” lợi nhuận để làm giá cổ phiếu
Lợi nhuận năm 2011 của hệ thống ngân hàng thương mại tăng 15,1% so với năm 2010, trong khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu là 22,85% và tốc độ tăng quy mô tài sản là 18,55%.
Số lợi nhuận chủ yếu chỉ ở một số ngân hàng lớn, còn nhiều ngân hàng nhỏ có lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ.
Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngành ngân hàng chỉ đạt 1,09%, thấp hơn mức 1,29% của năm 2010 và chỉ đứng 6/10 trong việc so sánh với 10 ngành khác trong nước.
Chỉ số lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 của hệ thống ngân hàng thương mại cũng chỉ đạt 11,86% (thấp hơn con số 14,56% năm 2010).
TS. Nguyễn Trọng Tài, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học ngân hàng (Học viện Ngân hàng) cho rằng, lợi nhuận của ngành ngân hàng thực tế không cao.
Bởi nếu so sánh hai chỉ số ROE và ROA của ngành ngân hàng với 21 ngành khác của nền kinh tế, thì ROE của ngành ngân hàng chỉ ở mức trung bình, còn ROA thì ở mức thấp.
Vì vậy, theo ông không nên nhìn vào những con số báo cáo tài chính. Bởi doanh thu tuy lớn nhưng quy mô vốn của ngân hàng ít nhất phải là 3.000 tỷ đồng.
TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đừng nhìn vào con số tuyệt đối để đánh giá ngân hàng lãi nhiều hay lãi ít, mà phải căn cứ vào chỉ số ROA và ROE.
Khó có thể đánh giá NH vẫn sống khỏe trong khi cả nền kinh tế khó khăn. Bởi không ít Ngân hàng Thương mại phải nuôi cả khách hàng xấu của mình, để cùng tồn tại và không phải trích dự phòng rủi ro 100%. (Báo Đầu tư, Dân Trí, Sài gòn đầu tư tài chính)
Tựu chung lại, chi phí tài chính giảm sẽ giúp cải thiện chỉ số ROE và điều này có thể lý giải việc tại sao nhóm cổ phiếu bất động sản tăng điểm mạnh trong hai phiên giao dịch đầu tháng 4.2012. (TTVN)
ROE của top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
“50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” là chương trình khảo sát xếp hạng thường niên của Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, được thực hiện đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngành bất động sản
Hà Đô – cái tên ít đình đám, dẫn đầu với 4 chỉ số tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 – 2011 khá ấn tượng: doanh thu (46%), lợi nhuận (69%), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE (47%) và lợi nhuận trên vốn – ROC (44%), nhờ hàng loạt dự án bất động sản trung cấp tại TP.HCM, có lịch sử lâu đời (hình thành đầu những năm 1990), là công ty thành viên thuộc Bộ Quốc phòng và được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai.
Ngoài ra còn có 2 công ty bất động sản khác là Tập đoàn Vingroup và Công ty Kinh doanh Phát triển Bình Dương cũng thuộc top 10.
Ngành Cao su
Cao su Đà Nẵng, Cao su Đồng Phú và Cao Su Phước Hòa: Thành công xoay quanh một điểm chung là yếu tố giá cả.
Từ năm 2008 đến nay, giá cao su biến động mạnh, góp phần giúp các doanh nghiệp ngành này ăn nên làm ra. Giá cao su tự nhiên từng giảm mạnh với mức thấp nhất 1.102 USD/tấn vào tháng 12.2008 do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
Đến năm 2009, khi chính phủ các nước lớn tung ra các gói kích cầu, công nghiệp ôtô được tiếp sức, kéo theo giá cao su tăng trở lại gần 4.000 USD/tấn trong đầu quý II/2010.
Tháng 8.2010, trước những bất lợi thời tiết, giá cao su tăng mạnh và có lúc đạt kỷ lục gần 6.000 USD/tấn (tháng 2.2011). Việt Nam là 1 trong 5 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới bên cạnh Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Sản lượng tiêu thụ giảm, nhưng giá bán tăng cùng với ưu thế về tỉ giá VND/USD trong năm 2010 và 2011 đã giúp doanh thu và lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm giai đoạn 2009 – 2011 của 3 công ty Đà Nẵng, Đồng Phú, Phước Hòa tăng trung bình 34% và 46%. ROE trung bình 3 năm 2009 – 2011 cũng đạt trên 40%/năm.
Ngành thực phẩm tiêu dùng
Chỉ có một công ty hàng thực phẩm tiêu dùng lọt vào “top 10” là Vinamilk. Đây là công ty thực phẩm duy trì được cả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên vốn (ROC) ổn định trong 3 năm 2009 – 2011 ở mức trên 40%.
Sự tăng trưởng của Vinamilk xuất phát từ việc nắm giữ thị phần lớn (hơn 65%) với đa dạng các sản phẩm từ sữa và thế chủ động về nguồn nguyên liệu.
Mức lãi suất huy động giảm xuống là 13% thì ROE của hai sàn sẽ tăng lên 1,26% và nếu mức lãi suất huy động giảm xuống 12% thì ROE hai sàn sẽ tăng thêm 2,52%. Nhóm ngành xây dựng và vật liệu, bất động sản, du lịch và giải trí, dầu khí sẽ là những nhóm ngành có mức tăng ROE cao nhất nếu lãi suất huy động và cho vay giảm xuống.
Một số lưu ý về chỉ số ROE là gì?
Để đầu tư có hiệu quả, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Không nên quá coi trọng quá mức chỉ số ROE, cần có sự phân tích, đánh giá, so sánh đồng thời với các chỉ số tài chính khác cũng như các doanh nghiệp cùng ngành để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn
Chỉ số ROE có thể bị bóp méo trong trường hợp doanh nghiệp giảm vốn chủ sở hữu bằng cách mua lại cổ phiếu quỹ; khi đó, lợi nhuận không đổi và vốn chủ sở hữu giảm đi => chỉ số ROE tăng.
Vẫn có nhiều phân khúc khác để đầu tư, không nhất thiết phải có chỉ số ROE cao.
Tổng kết:
- ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu.
- Chỉ số ROE càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao
- Doanh nghiệp tốt: ROE >=15%, xu hướng tăng, duy trì ít nhất 3 năm
- Chỉ số ROE có mối quan hệ chặt chẽ với ROA thông qua nợ.
- ROE = lợi nhuận biên * vòng quay tài sản * đòn bẩy tài chính
- Phải biết linh hoạt sử dụng ROE.
Một số doanh nghiệp có ROE tốt nhất thị trường Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (mã: VNM) luôn nằm trong nhóm tăng trưởng tốt và giá cao nhất thị trường. Lý do là bởi VNM có chỉ số ROA và ROE rất tốt.
Theo thống kê, chỉ số ROE của VNM luôn cao trên 30% trong nhiều năm liền từ 2013 – 2016. Cụ thể: ROE của Vinamilk đạt 37,24% năm 2013, năm 2014 giảm nhẹ còn 30,84%. Đến năm 2015 ROE tăng trở lại mức 37,15% và đến năm 2016 tăng vọt lên 41,73%.
Những con số trên cho thấy VNM hoạt động kinh doanh vững mạnh trong nhiều năm qua. Công ty sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn của công đông.
Ngoài VNM, các cổ phiếu khác như: FPT, HPG, TCT… cũng có chỉ số ROE tốt và được giới đầu tư đánh giá cao.
ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư, việc phân tích và đánh giá chỉ số ROE một cách đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cao. Trên đây là bài viết tổng hợp về chỉ số ROE, hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc ban đầu của bạn.
Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào chưa rõ về chỉ số ROE là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, Massageishealthy sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.