Trang chủ Công nghệ kinh tế marketing ✅ Logistics là gì, học Logistics ở đâu, dịch vụ Logistics của Việt Nam chủ yếu là gì?

Logistics là gì, học Logistics ở đâu, dịch vụ Logistics của Việt Nam chủ yếu là gì?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Ngành Logistics là gì?

Logistics là một khái niệm được dùng rộng rãi trong ngành Marketing và Business (kinh doanh). Dịch vụ Logistic hay ngành Logistics được hiểu gần như bộ phận hậu cần. Ngành Logistics có 1 vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp sản xuất và luân chuyển hàng hóa.

Ngành Logistics có 2 mảng chính là Logistics nội bộ và Logistics bên ngoài. Bạn có thể theo học ngành Logistics tại một số trường Đại học lớn ở nước ta.

Logistics là gì, học Logistics ở đâu, dịch vụ Logistics của Việt Nam chủ yếu là gì?

Logistics là gì, học Logistics ở đâu, dịch vụ Logistics của Việt Nam chủ yếu là gì?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Logistics là gì? Lương của ngành Logistics cao hay thấp?

Theo làn sóng toàn cầu hóa, Logistics ra đời, phát triển và dần trở thành công việc có sức thu hút lớn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ, không hiểu rõ về công việc Logistics.

Massageishealthy đã biên soạn và tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến Logistics bao gồm công việc cụ thể, mức lương trung bình ngành, cơ hội và thách thức… nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Nếu chỉ nhìn sơ qua những công ty như Giaohangnhanh, Giao hàng tiết kiệm, bạn sẽ dễ nhầm tưởng, Logistics chỉ là một dịch vụ vận chuyển. Thực chất, Logistics lại mang khái niệm rất rộng và rất quan trọng với mọi doanh nghiệp sản xuất nhầm tưởng mà chính trang cung ứng lao động Revup xin giới thiệu về Logistic bạn nên biết nếu bạn thật sự quan tâm hay liên hệ chúng tôi sẽ nhận được ưu đãi tốt nhất.

Công ty ko-box mua hàng hộ Hàn Quốc

Công ty ko-box mua hàng hộ Hàn Quốc

Tin chắc rằng sau khi đã hiểu tận tường, bạn sẽ cảm thấy yêu thích ngành Logistics và biết đâu đấy, lại quyết định thử sức với lĩnh vực đầy mới mẻ và nhanh thăng tiến này.

Logistics lại mang khái niệm rất rộng và rất quan trọng với mọi doanh nghiệp sản xuất.

Logistics lại mang khái niệm rất rộng và rất quan trọng với mọi doanh nghiệp sản xuất.

Ngành Logistics là gì, vai trò dịch vụ Logistics có phải là hậu cần không?

Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Từ đây suy ra, nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên.

Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.

Logistics có thể tạm dịch một cách không sát nghĩa là “hậu cần”, nhưng có lẽ đến nay Tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương. Chúng ta có thể chấp nhận từ logistics như một từ đã được Việt hóa, cũng tương tự như nhiều từ khác trong thực tế đã chấp nhận như container, marketing…

Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau:

“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng.

Ngành Logistics là gì, vai trò dịch vụ Logistics có phải là hậu cần không?

Ngành Logistics là gì, vai trò dịch vụ Logistics có phải là hậu cần không?

Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

Vai trò của Logistics trong doanh nghiệp, kinh doanh kinh tế

Khái niệm “Logistics” trong doanh nghiệp đã được sử dụng từ những năm 1960, do sự gia tăng phức tạp của quản lý vật tư, và yêu cầu vận chuyển hàng hóa phải phù hợp với một mạng lưới vận tải toàn cầu, các “Chuyên gia Logistics” từ đó trở thành một nghề không thể thiếu.

Ngày nay, logistics trong doanh nghiệp có thể được tập trung làm 2 mảng chính, Logistics nội bộ (tối ưu hóa các hoạt động trong doanh nghiệp) và Logistics bên ngoài, bao gồm việc quản lý dòng chảy nguyên vật liệu từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng.

Nhiệm vụ chính của Logistics hiện nay bao gồm việc quản trị tồn kho, thu mua, vận tải, kho bãi, tư vấn và quản lý. Chuyên gia Logistics là người quản lý việc sử dụng nguồn lực của công ty để đem lại một kết quả tối ưu.

Các hoạt động chính trong quy trình Logistics cơ bản

Tuy quy trình cơ bản đơn giản như vậy nhưng với doanh nghiệp càng lớn nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu thì Logistics sẽ là chiến lược cần đầu tư công sức và tiền bạc.

Các hoạt động của Logistics bao gồm:

  • Dịch vụ khách hàng
  • Dự báo nhu cầu
  • Thông tin trong phân phối
  • Kiểm soát lưu kho
  • Vận chuyển nguyên vật liệu
  • Quản lý quá trình đặt hàng
  • Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
  • Thu gom hàng hóa
  • Đóng gói, xếp dỡ hàng
  • Phân loại hàng hóa

Bài toán kho bãi kết hợp với những phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không, đường sắt,… làm hao tổn không ít bộ não của công ty. Chính vì thế, những dịch vụ Logistics ra đời với sự chuyên nghiệp và giải pháp Logistics thông minh sẽ là đối tác cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp.

Lịch sử phát triển của ngành logistics

Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác.

Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.

Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu mà trang >>  https://revup.vn/cung-ung-nhan-su-binh-duong hiểu được điều này

Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã.

Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã.

Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh.

Dịch vụ Logistics trong luật Việt Nam

Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (một cách khá “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Các hình thức Logistics 1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì?

Khi nói đến logistics, bạn có thể hay nghe các công ty dịch vụ nhận mình là 3PL (Third Party Logistics provider), nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3. Câu hỏi đặt ra là: 3PL là gì nếu họ là bên thứ 3, vậy còn các bên thứ nhất (1PL), thứ hai (2PL), hay bên thứ tư (4PL) là gì? Ta cùng xem từng khái niệm.

Các hình thức của Logistics: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì vậy?

Các hình thức của Logistics: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì vậy?

1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper), hoặc là người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình.

Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.

2PL: Doanh nghiệp vừa thực hiện quản lý Logistics vừa thuê ngoài dịch vụ Logistics cho một hoạt động trong chuỗi hoạt động Logistics. Như vậy, sẽ có 2 bên liên quan.

3PL: Doanh nghiệp chủ động thuê ngoài dịch vụ Logistics chuyên biệt quản lý và thực hiện một vài hoặc mọi hoạt động của Logistics.

4PL: Thuật ngữ 4PL lần đầu tiên được công ty Accenture sử dụng, và công ty này định nghĩa như sau: “A 4PL is an integrator that assembles the resources, capabilities, and technology of its own organization and other organizations to design, build and run comprehensive supply chain solutions.”

Doanh nghiệp thuê dịch vụ Logistics lo tất cả mọi thứ từ đầu ra tới phân phối, quản lý và điều hành các bên liên quan để tạo thành chuỗi Logistics hiệu quả.

Ngoài ra, với sự bùng nổ của thương mại điện tử hiện nay, 5PL ra đời sẽ giúp doanh nghiệp E-Commerce quản lý hàng hóa và thực hiện Logistics dễ dàng và thông minh hơn.

Quản trị Logistics là gì?

Quản trị Logistics là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Logistics liên quan tới chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Ngành Quản trị Logistics hiện nay không còn là khái niệm lạ lẫm vì đây là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trên toàn thế giới.

Với vị trí vô cùng quan trọng, có khả năng phát triển mạnh mẽ, chưa có dấu hiệu dừng lại, Logistics luôn nằm trong top những ngành nghề khan hiếm lao động đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề cao.

Logistics tại Việt Nam là một trong những ngành phát triển mạnh nhất theo dự đoán của các thành viên khi nước ta tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, lúa gạo…và mặt hàng thủy hải sản với mức thuế suất ưu đãi cùng với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và các mặt hàng phục vụ ngành công nghiệp nặng: ô tô, dầu nhớt…với thuế suất giảm dần về 0% khiến ngành Logistics trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Chi phí Logistics là gì?

Chi phí logistics thấp sẽ góp phần quan trọng vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu. Chỉ số chi phí logistics đánh giá trình độ phát triển của thương mại của một quốc gia.

Ví dụ, tỷ lệ % chi phí logistics trong GDP của một số nước: Australia khoảng 9%, Brazii, Mexico 15-17%(1), Thái Lan 19% (2005)(2), châu u 12% (2006-2008) và Trung Quốc 21,3% (2004). Ước tính của Việt Nam là 20-25%(3).

Chi phí Logistics sẽ bao gồm: Chi phí vận tải – chiếm một phần ba cho đến hai phần ba chi phí lưu thông phân phối; Chi phí cơ hội vốn – suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác; và Chi phí bảo quản hàng hóa – gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa.

Công thức tính chi phí Logistics

Đối với mọi thị trường, giá bán của hàng hóa (G) đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo tối thiểu bù đắp các chi phí (C):

G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5 (1)

Trong đó :

  • C1: giá thành sản xuất ra hàng hóa. Đây là cơ sở cho việc xác định giá bán EXWORK
  • C2: chi phí hoạt động marketing
  • C3: chi phí vận tải
  • C4: chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ
  • C5: chi phí bảo quản hàng hóa.

Vậy, chi phí Logistics sẽ bao gồm: Clog = C3 + C4 + C5

Cơ hội và thách thức cho dịch vụ Logistics

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.

Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành.

Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.

Tuy nhiên, không có công việc nào dễ dàng cả, để thành công với nghề Logistics cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Đầu tiên, bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ vì hầu hết các doanh nghiệp đều có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, các chứng từ, biên bản theo đó cũng được trình bày dưới dạng tiếng Anh.

Thông thạo ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để bạn tìm thấy cơ hội ở bất cứ công ty nào. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý phải di chuyển nhiều, đặc biệt khi bạn chọn công việc liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng giúp bạn ghi điểm khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Logistics.

GDP là gì, ý nghĩa và cách tính GDP danh nghĩa cho một quốc gia ra sao?

Học LOGISTICS là học những gì và nên học ở đâu?

Logistics tại Việt Nam là một trong những ngành phát triển mạnh nhất theo dự đoán của các thành viên khi nước ta tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, lúa gạo…và mặt hàng thủy hải sản với mức thuế suất ưu đãi cùng với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và các mặt hàng phục vụ ngành công nghiệp nặng: ô tô, dầu nhớt…với thuế suất giảm dần về 0% khiến ngành Logistics trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Học LOGISTICS là học những gì và nên học ở đâu?

Học LOGISTICS là học những gì và nên học ở đâu?

Học Logistics là được học những gì tại trường đại học?

Hiện nay, Logistics được giảng dạy ở một số trường chuyên về kinh tế như: ĐH Ngoại thương, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Giao thông vận tải và ĐH Tôn Đức Thắng,….

Đặc biệt, ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại Thương được giảng dạy chuyên sâu về ngành Logistics. Ở đây, các em được học những kiến thức cơ bản và nâng cao về Logistics như:

Giao dịch thương mại Quốc tế: Quá trình hình thành hợp đồng và tổng quan về ngành Logistics sau khi hợp đồng đã được hình thành.

Những điều khoản Incorterm trong quá trình giao dịch hàng hóa cho cả người bán lẫn người mua, cách khai báo hải quan và thông quan hàng nhập, hàng xuất qua hệ thống khai báo hải quan điện tử VINACCS.

Vận tải Quốc tế: Những kiến thức liên quan đến việc chuyên chở và vận tải hàng hóa bằng đường biển, bằng đường hàng không, chuyên chở hàng hóa bằng Container…và cước phí vận tải liên quan đến hàng.

Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về quá trình đóng gói và xếp dỡ hàng hóa, cùng với quá trình lưu kho, lưu bãi.

Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Việc mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những rủi ro nhất định. Đặc biệt là việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (chiếm 2/3 số lượng hàng hóa giao dịch hàng năm).

Do đó, những kiến thức về bảo hiểm và các loại bảo hiểm sẽ là kiến thức cơ bản để người học ngành Logistics có thể nắm bắt, tránh được những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng từ kho bãi đến cảng, từ địa điểm A đến địa điểm B…và có thể tính toán được TTC ( Tổn thất chung), TTR (Tổn thất riêng) và số tiền bảo hiểm nhận được nếu gặp phải rủi ro trong hành trình trên biển.

Thanh toán Quốc tế: Thanh toán là bước quan trọng nhất trong hoạt động mua-bán hàng hóa. Do đó, đây là kiến thức không thể thiếu cho người học Logistics.

Ở trường Ngoại Thương hay những ngành Kinh tế đối ngoại của trương khác, đều được học những phương thức thanh toán phổ biến hiện nay để áp dụng thanh toán giá trị cho lô hàng nhập: Hối phiếu, Kì phiếu, chuyển tiền bằng điện hay tín dụng thư (L/C)…

Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Bên cạnh bảo hiểm thì Luật pháp chính là căn cứ khi nảy sinh ra những tranh chấp mà hai bên không thể thỏa thuận được.

Những kiến thức về luật pháp điều chỉnh trong nước và Luật quốc tế như Công ước Viên 1980, các quy tắc Hamburg và Hague Visby giúp người học nắm rõ được các nguyên tắc và các điều luật để tránh sai phạm và xảy ra kiện tụng, tranh chấp.

– Ngoài một số bộ môn chính để nắm rõ được kiến thức cơ bản về Logistics thì kiến thức Anh văn chuyên ngành là một trong những gia vị không thể thiếu để bạn có thể đam mê và theo đuổi ngành Logistics.

Quá trình soạn thảo hợp đồng và các loại thư Hỏi hàng, chào hàng, cùng với những kiến thức về tiếng Anh thương mại sẽ là cơ sở để sinh viên có thể thực hiện thành công quá trình xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa trên thương trường Quốc tế.

Học Logistics là được học những gì tại trường đại học?

Học Logistics là được học những gì tại trường đại học?

Trên đây là những kiến thức cơ bản, vì Logistics là một ngành “dịch vụ hậu cần” bao quát tất cả các khâu chuyển tiếp và phối hợp nhịp nhàng từ nơi sản xuất đến tay người dùng nên tất cả các ngành nhỏ khác như Kế toán, Marketing….đều có liên quan đến quá trình giao nhận hàng hóa.

Học ngành Logistics ra trường thì làm gì, làm ở công ty nào?

Học ngành Logistics ra trường sẽ làm gì? Là một trong những câu hỏi băn khoăn hàng đầu của hầu hết các bạn sinh viên mới chỉ nghe qua đến ngành học này, và ngay cả những bạn đang theo học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại đôi khi cũng mập mờ để có thể trả lời sao cho đúng.

Học ngành Logistics ra trường thì làm gì, làm ở công ty nào?

Học ngành Logistics ra trường thì làm gì, làm ở công ty nào?

Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc sau:

  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Nhân viên thu mua
  • Nhân viên quản lý hàng hóa
  • Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải
  • Nhân viên kinh doanh Logistics…

Đây là ngành dịch vụ hàng đầu đem lại kim ngạch cán cân lớn cho đất nước, nên từ dịch vụ vận tải hay đến dịch vụ giao nhận đều là ngành “hot” hiện nay. Bạn có thể làm dịch vụ về vận tải đường biển, đường hàng không hay đường sắt, đường ống…

Ngoài ra, các dịch vụ liên quan đến việc thông quan hàng, các thủ tục thông qaun hàng hóa, dịch vụ lưu kho, lưu bãi và cho thuê các kho ngoại quan cũng là tâm điểm việc làm lớn cho sinh viên ngành Logistics.

Các vấn đề phát sinh và dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa và dịch vụ bảo vệ quyền lợi liên quan đến Luật pháp cũng là cơ hội để bạn làm việc trong môi trường mới lạ và năng động hơn rất nhiều so với các ngành khác.

Các cấp bậc của nghề Logistics sau khi ra trường

Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng.

Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

Logistics Manager ($1000 -$4000): Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.

Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

CEO là gì, CEO là viết tắt của từ tiếng Anh nào, tầm quan trọng của CEO đối với doanh nghiệp

Một số công ty Logistics lớn ở Việt Nam hiện nay

  • Tập đoàn Deutsche Post DHL Group
  • Tập đoàn A.P. Moller-Maersk
  • Công Ty TNHH Hitachi Transport System (Việt Nam)
  • Công ty Kuehne + Nagel Việt Nam
  • Công Ty TNHH On Time Worldwide Logistics (Việt Nam)
  • Công ty DB Schenker Vietnam
  • Công ty Nippon Express Việt Nam
  • Công ty Expeditors Việt Nam

Bạn có thể tham khảo đầy đủ tại https://trangvangvietnam.com/categories/484645/logistics-dich-vu-logistics.html

Học Logistics ở trường Đại học nào tốt nhất hiện nay

Dưới đây là danh sách các trường đại học được đánh giá cao trong công tác đào tạo ngành Logistics mà bạn có thể tham khảo:

Danh sách các trường đại học được đánh giá cao trong công tác đào tạo ngành Logistics

Danh sách các trường đại học được đánh giá cao trong công tác đào tạo ngành Logistics

  • Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội
  • Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
  • Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2
  • Trường ĐH Hàng hải Việt Nam
  • Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM
  • Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam

Nếu bạn cảm thấy có hứng thú với ngành này thì đừng ngần ngại học hỏi, Logistics sẽ giúp bạn khám phá thêm các thế mạnh của chính mình và tất nhiên, còn mang đến cho bạn công việc với mức lương mà bạn luôn mơ ước.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like