Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể con người. Dạ dày được nối với phần thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non. Hình dáng bên ngoài hơi giống chữ J, có dung tích khoảng 4,4 – 51 lít nước.
I. Dạ dày là gì? Cấu tạo và chức năng của dạ dày
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Thông thường, chúng ta hay nghe nhắc đến bệnh đau dạ dày, thậm chí đau dạ dày còn là chứng bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kì ai, người già cho đến trẻ nhỏ. Nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến bộ phận dạ dày là gì? Vai trò và chức năng của dạ dày trong cơ thể con người như thế nào?
Chính vì vậy, hôm nay Kiến Thức Bệnh xin chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về dạ dày và những căn bệnh liên quan đến bộ phận này. Mong rằng qua đây mọi người sẽ hiểu hơn về cấu tạo, chức năng của dạ dày và có biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn.
Chụp X-quang chúng ta sẽ thấy được cấu tạo dạ dày của người già, người thấp béo và trẻ em có hình dáng sừng bò. Người cao gầy thì giống hình móc câu. Người có cơ thể vạm vỡ, cường tráng thì có hình chữ J. Dung tích dạ dày có thể tăng trưởng theo số tuổi.
1. Dạ dày trong cơ thể con người được chia thành những phần
- Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc ngăn cách với phần thực quản.
- Đáy vị: Phần này bình thường được dùng để chứa không khí.
- Thân vị: Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra HCL và chất Pepsinogene.
- Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt được gọi là cơ thắt môn vị.
2. Từ ngoài vào trong dạ dày bao gồm 5 lớp sau:
– Thanh mạc: Bộ phận này tức là lớp phúc tạng bao bọc dạ dày.
– Tấm dưới thanh mạc: Lớp cơ có ba lớp từ ngoài vào trong đó là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
– Lớp cơ: bao gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
– Tấm dưới niêm mạc: Lớp niêm mạc có chứa các tuyến của dạ dày, các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra các chất khác nhau có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy vừa có vai trò tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene. Đồng thời có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như histamin, gastrin, giúp hấp thụ sinh tố B12
– Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày: Bao gồm nhiều loại tiết ra các chất khác nhau, chúng giúp bảo vệ dạ dày như chất nhầy, đồng thời có vai trò tiêu hóa và điều hòa nội tiết hóa học trung gian.
3. Chức năng chính của dạ dày là gì?
Cơ quan dạ dày có 2 chức năng cơ bản đó là:
- Nghiền cơ học thức ăn và thấm dịch vị.
- Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị.
II. Tìm hiểu về chứng bệnh đau dạ dày là gì, điều trị ra sao?
Đau dạ dày là một trong những chứng bệnh thuộc về đường hóa rất phổ biến hiện nay. Đau dạ dày được hiểu là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bạn cần biết để phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời.
1. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là gì?
Vi khuẩn Hp: Đây là một loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Loại vi khuẩn này khiến cho niêm mạc dạ dày bị teo, khả năng tiết acid bị suy giảm, gây ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày rất nguy hiểm.
Ăn uống không điều độ: Ăn không đúng giờ đúng giấc, ăn quá no, quá đói, ăn nhiều thực phẩm khô cứng, chứa nhiều axit, thức ăn chế biến sẵn, uống quá nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày, vì vậy bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách tốt hơn.
Stress, mệt mỏi cũng là một nguyên nhân khiến cho dạ dày bạn bị tổn thương và gây đau dạ dày. Vậy nên, chúng ta nên sắp xếp công việc khoa học để có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Triêu chứng đau dạ dày là gì?
Nếu như bạn đang gặp phải hai hoặc nhiều triệu chứng sau đây, thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra vì có thể bạn đang mắc phải bệnh đau dạ dày:
- Cảm thấy chán ăn, mệt mỏi.
- Đau vùng thượng vị và có cảm giác nóng rát hoặc râm ran rất khó chịu.
- Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu.
- Bị xuất huyết dạ dày.
Đây được xem là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của bệnh đau dạ dày, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng bạn có thể mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa khác. Để biết chính xác thì cần phải đến các trung tâm y tế để thăm khám.
Bệnh đau dạ dày tuy không gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu thấy bị xuất huyết dạ dày kèm theo biểu hiện nôn mửa, đi ngoài ra máu thì bạn nên cẩn thận.
3. Cách điều trị bệnh đau dạ dày là gì?
Để điều trị bệnh đau dạ dày, bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc với một số thuốc như: Nhóm thuốc kháng acid, các thuốc làm giảm tiết acid, nhóm thuốc ức chế bơm proton, nhóm thuốc tạo màng bọc, nhóm thuốc diệt Hp.
Ngoài việc uống thuốc điều trị, người mắc bệnh đau dạ dày cần thực hiện tốt những điều sau:
- Ăn uống khoa học, đúng giờ, đúng giấc.
- Tránh các chất kích thích cay nóng, chua, không uống rượu bia, thuốc lá.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng.
- Khi uống thuốc cần tuân thủ theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuyệt đối không được dừng thuốc giữa chừng cũng như lạm dụng quá nhiều thuốc.
Theo: Benhduongtieuhoa