A. Cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm với thịt thăn, đậu hũ cà chua
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Với những bí quyến và cách nấu lẩu cua đồng bí truyền, bạn sẽ có được nồi lẩu cua thơm ngon trong những ngày giá lạnh. Thời tiết đang chuyển thu là khoảng thời gian cua đồng béo nhất, món canh cua nóng nghi ngút khói ngày gió trở mùa luôn là món ăn hấp dẫn trong mâm cơm của các gia đình ở Bắc, Trung thậm chí là miền Nam. Đậm đà, ngon lạ miệng và giàu dinh dưỡng là những nhận xét đầy ưu ái cho món cua đồng.
Giá trị dinh dưỡng có trong nồi lẩu cua
Yếu tố dinh dưỡng nhiều canxi, rất tốt cho sức khỏe mà món làm từ cua đồng đem lại khiến nó luôn được các bà nội trợ ưu ái lựa chọn cho mâm cơm gia đình, thế nhưng những đặc tính của cua đồng khiến món ăn ngon này trở nên nguy hại, nếu như không cẩn trọng khi ăn có thể nguy hại đến tính mạng.
Và đặc biệt nhất thì nhắc đến lẩu cua đồng cũng là một món ăn ngon trong các món lẩu của Việt Nam được mọi người ưa thích và làm sao bỏ qua được bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng của nhiều nguyên liệu hòa vào nhau cùng với vị ngon thanh mát tự nhiên từ cua đồng.
Nhưng các bạn có chắc những nồi lẩu có được nấu đúng cách, có được vệ sinh an toàn thực phẩm và quan trọng có thực sự xứng đáng với số tiền mình bỏ ra không? Hôm nay đây Massageishealthy chia sẻ một vài mẹo vặt nhằm hướng dẫn cho bạn cách nấu lẩu cua đồng thơm ngon, béo ngậy, nóng hổi nghi ngút mà không còn lo vấn đề vệ sinh này tại nhà mình nhé!
Table of Contents
Nguyên liệu chuẩn bị
- Cua đồng: 300 gram cua xay sẵn. (chọn cua nhỏ vì sẽ có vị ngọt thanh cho nước dùng hơn nhé)
- Thịt bò thăn: 200 gram. (vì thịt thăn sẽ nhúng nhanh chín và mềm hơn các loại thịt gân)
- Sườn: 300g sườn sụn heo. (hay còn gọi là sường non cho các bạn dễ mua hơn nhé!)
- 3 bìa đậu phụ.
- Cà chua tươi: 4 quả.
- Nấm tươi, hoa chuối, rau muống sống. hành lá……
- Nước dấm, dấm bỗng và đường…..
- Cuối cùng là các gia vị cần thiết cho giai đoạn nêm nếm: muối, mắm, dầu ăn,….
Cách nấu lẩu cua đồng tại nhà
-
Bước 1: Sơ chế cua đồng.
Cua đồng khi bạn mua nên lựa cua loại đã xay sẵn nhé hoặc mua nguyên con cũng được xong nhờ người ta rửa sạch và xay giùm đỡ tốn công về nhà chúng ta làm.
Phần gạch cua sẽ được lấy ra, bạn lấy phần gạch để sang 1 bên nhé để ta sẽ chế biến “em” này sau. Dùng một miếng vải lọc phần thịt cua xay ra với khoảng 1 đến 1,5 lít nước.
-
Bước 2: Nấu thịt cua ngọt, chín vừa tới.
Sau khi lọc xong phần nước cua bạn cho vào một cái nồi lớn nấu, khi nước sôi bạn thấy phần thịt cua nổi lên và dính lại vào nhau, bạn vớt phần thịt này cho ra 1 cái bát để riêng nhé, phần nước bạn đem nấu tiếp một lúc nhé.
-
Bước 3: Ninh kĩ nồi nước lẩu và chuẩn bị các nguyên liệu rau, thịt ăn kèm lẩu
Tiếp đến bạn đem phần sườn non đã làm sạch cho hết vào nồi nấu lấy nước trong khoảng thời gian 30 phút đến 45 phút nhé. Trong lúc này bạn lấy phần đậu phụ ra cắt thành miếng hình vuông vừa ăn, rồi chiên cho thật vàng và vớt ráo dầu, để sang một bên; thịt bò bạn đem ướp với gừng thái mỏng, cùng một chút gia vị. Lưu ý: thịt bò bạn phải thái thật mỏng nhé.
-
Bước 4: Ngâm nấm hương
Bạn lấy nấm hương ngâm với nước cho nấm nở ra (khi bạn nấu nhanh hãy ngâm với nước ấm khoảng 5 phút, còn bạn còn thời gian hãy ngâm lâu hơn một chút khoảng 15 đến 20 phút cho nấm nở đều), tiếp đến bạn lấy rau sống rửa thật sạch để cho ráo nước.
-
Bước 5: Chuẩn bị cà chua và hành lá.
Cà chua bạn rửa sạch cắt thành hình múi cau nhé, hành lá bạn rửa sạch và thái nhỏ như nấu canh bình thường.
-
Bước 6: Xào cà chua và gạch cua đã lấy từ bước 1.
Bạn bắc một cái chảo không dính lên bếp cho 1 ít dầu ăn vào, khi dầu ăn nóng đều lên bạn cho hành củ băm vào phi cho thơm, sau đó bạn cho gạch cua vào xào cho đến khi gạch tan đều ra và có màu vàng tươi.
Tiếp đến bạn cho cà chua vào xào chung cho đến khi cà chua mềm nhẹ ra là được. Lúc này bạn nên đổ hết phần hành lá đã xắt lúc trước vào.
-
Bước 7: Hoàn thành và thưởng thức món lẩu cua đồng
Sau khi bạn đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu trong 6 bước trên, hãy múc nước cua đã ninh chung với sườn ra một cái nồi lẩu nhỏ, sau đó bạn cho tiếp đậu hủ vào cùng nấm hương đã ngâm, thêm gạch cua vừa xào chung với cà chua, hành lá và rau thơm cùng thịt bò vào nữa, chờ lẩu sôi lên là chúng ta dùng được.
Lưu ý về món lẩu cua đồng được thơm ngon đậm vị
Chúng ta phải nêm nếm nồi nước lẩu trước cho nó vừa theo khẩu vị mỗi gia đình nhé. Các bạn khi đi chợ hãy lựa các con cua còn sống nhé. Vì Nguyên nhân là cua đã chết không những làm mùi vị của món ăn kém thơm ngon mà còn sinh ra độc tố có hại rất nguy hiểm. Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng trong đó có a-xít amin histidine, là loại a-xít ‘rất cần thiết’.
Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine có thể dị ứng cho hệ miễn dịch trong cơ thể người. Nếu cua chết càng lâu thì lượng chất độc đó sinh ra càng nhiều, khi ăn vào sẽ gặp các triệu trứng nhiễm độc gồm: đau bụng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, ngạt thở và nôn mửa.
Và thêm nữa chúng tôi xin khuyến cáo không nên dùng món này khi các chị em đang thời kì mang thai. Nguyên nhân là cua chết không những làm mùi vị của món ăn kém thơm ngon mà còn sinh ra độc tố có hại rất nguy hiểm. Khi ăn vào sẽ gặp các triệu trứng nhiễm độc như đau bụng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, ngạt thở và nôn mửa như trên và có thể gây sảy thai không mong muốn.
Ngoài các chị em đang mang bầu thì người bị bệnh gout; bị cảm lạnh, đau bụng; mới ốm dậy; người bị hen, cảm cúm; có tiềm sử cao huyết áp và tim mạch; và tất nhiên không thể thiếu người bị dị ứng với cua đồng thì tốt nhất không nên sử dụng.
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu xong cho bạn cách nấu lẩu cua đồng tại nhà rồi phải không nào, bạn còn chần chờ gì nữa hãy nhanh tay làm cho gia đình mình một nồi lẩu cua đồng ngon như tiệm nhé. Chuyên mục các món lẩu ngon của Massageishealthy chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
B. Cách nấu lẩu cua đồng ngon, ngọt cùng thịt bò sườn sụn
Cách nấu lẩu cua đồng ngọt không chỉ hấp dẫn, khiến cả nhà mê tít vào mùa hè mà ngay cả những ngày đông lạnh, món ngon này cũng nằm trong list đồ ăn không thể bỏ qua. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không kênh cẩm nang nội trợ nấu ăn ngon cùng tìm hiểu các nguyên liệu cũng như cách nấu lẩu cua đồng ngon tuyệt này nhỉ?
Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng cần có
– Cua đồng: Chọn những con cua cái chắc mình, còn tươi. Bạn chỉ nên chọn những con cua đực có càng thật to để giữ càng. Nếu kích cỡ càng chỉ vừa phải thì không nên chọn bởi cua đực ít thịt, không béo và sẽ không cho nước ngọt như cua cái.
– Để có một nồi nước lẩu ngon cho 4 người, bạn lựa khoảng từ 600 – 800 gram cua đồng là vừa xinh. Không nên chuẩn bị lượng cua ít hơn vì như vậy nước dùng dễ bị loãng, cũng không nên dùng nhiều cua quá vì có thể gây lãng phí trong quá trình lọc cua.
– Thịt bò: Thịt bò dùng để nhúng lẩu cua khi ăn. Vì còn kết hợp nhiều loại rau và các món ăn khác nên bạn không cần chuẩn bị quá nhiều thịt bò. Với một nồi lẩu cua như trên, bạn chuẩn bị khoảng 200 – 300 gram thịt bò là được.
– Sườn sụn: Cũng như thịt bò, sườn sụn sẽ dùng để nhúng ăn kèm lẩu. Sườn sụn sẽ cho vị giòn, đậm, ăn kèm các loại rau sẽ rất ngon. Bạn chuẩn bị khoảng 300 – 500 gram sườn sụn tươi.
– Đậu phụ: Đậu phụ bạn có thể mua theo bìa hoặc theo cân tuỳ nơi. Đậu phụ sẽ giúp bạn chống ngán khi ăn lẩu, tạo cảm giác thanh, mát hơn. Nếu mua theo bìa thì bạn mua khoảng 5 bìa đậu, nếu mua theo cân thì khoảng 300 – 400 gram là được.
– Rau nhúng lẩu: Lẩu cua đồng có thể ăn kèm nhiều loại rau. Tuy nhiên, các loại rau ngon nhất và phù hợp nhất cho món lẩu này gồm có: rau chuối, hoa chuối, rau mồng tơi, rau rút, xà lách…
– Các loại gia vị: Các loại gia vị cũng như một số thực phẩm đi kèm để làm món lẩu hấp dẫn hơn bao gồm: cà chua, hành, váng đậu, sa tế, muối, tiêu, mắm, đường, bột nêm…
Cách nấu lẩu cua đồng ngon như sau
- Bước 1: Chuẩn bị sơ chế nguyên liệu
– Cua: Cua ngâm và rửa sạch. Có thể xả sạch từng con cua dưới vòi nước mạnh nếu bạn có thời gian để làm sạch đất bám vào các kẽ của cua. Cần chú ý để tránh bị cua cắp.
– Cua sau khi rửa sạch thì đem xé và để riêng biệt phần thân và phần mai. Phần thân thì bạn lại tiếp tục rửa qua nước cho sạch một lần nữa rồi cho vào cối giã hoặc máy xay xay nhuyễn. Phần mai thì khêu lấy gạch sau đó vứt bỏ.
– Khi xay hoặc giã cua bạn nên bỏ thêm chút muối để cua giã được quện, bông, dễ giã hơn. Sau khi giã xong, bạn lọc lấy nước và bỏ bã.
– Đậu phụ: Đậu phụ xắt thành các miếng vừa ăn sau đó rán vàng cả hai mặt. Sau khi rán xong, bạn gắp phần đậu này để riêng ra đĩa
– Sườn sụn: Bạn rửa sạch sườn sụn sau khi mua về, tiếp đó trần sơ qua nước sôi cho sạch rồi đem thái thành các miếng mỏng. Lưu ý là nên thái thành các miếng mỏng như bạn thái thịt, tránh thái to quá vì như vậy rất khó ăn. Sau đó, bạn cho sườn sụn vào ninh trong khoảng 20 – 25 phút cho mềm.
– Thịt bò: Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Tiếp đó bạn ướp các loại gia vị bao gồm gừng, tỏi, mắm, hạt nêm cho đậm đà sau đó trộn đều và để từ 10 – 15 phút.
– Các loại rau nhúng lẩu: Rửa sạch các loại rau nhúng lẩu và các loại rau gia vị. Tiếp đến, bạn ngâm các phần rau này trong nước muối pha loãng từ 15 – 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Làm nước dùng lẩu
– Nước cua: Cua sau khi đã lọc lấy nước, bạn cho vào nồi đun và bật nhỏ lửa. Khuấy đều tay liên tục trong thời gian đầu cho đến khi bánh cua nổi lên. Việc khuấy đều tay sẽ tránh cho nồi nước cua bị khê, đóng bánh ở đáy.
– Sau khi phần bánh cua đã nổi hết lên, khi nước chưa kịp sôi, bạn nhanh tay vớt riêng phần này ra một chiếc bát và giữ lại phần nước cua.
– Nước dùng thịt: Phi thơm hành khô, cà chua với một chút dầu ăn. Tiếp đến, bạn cho phần gạch cua đã khêu từ mai và bánh thịt cua đã vớt từ nước cua vào xào chín.
– Sau khi xào chín, đổ khoảng 500 ml nước ninh sườn sụn vào đun sôi. Tiếp đến bạn lại đổ tiếp 500 ml nước cua vào đun chung. Nêm gia vị cho vừa ăn.
- Bước 3: Thưởng thức lẩu cua đồng
– Sau khi nồi nước dùng sôi là bạn đã có thể dọn các nguyên liệu, rau ăn kèm ra là có thể thưởng thức lẩu cua đồng. Bạn có thể bỏ thêm vào nồi nước cua váng đậu, nấm rơm hoặc một vài nguyên liệu khác tuỳ ý.
Lẩu cua đồng ngoài ăn kèm các loại rau như rau chuối, rau muống bào thì còn được ăn kèm với bánh đa rất ngon. Hy vọng với cách nấu lẩu cua đồng trên đây, bạn đã có thể bỏ túi cho mình công thức nấu ăn tuyệt ngon để chuẩn bị cho cả gia đình rồi. Chúc các bạn thành công và thưởng thức ngon miệng.
C. Cách nấu món lẩu cua biển Cà Mau ngon và đơn giản nhất
Bạn đã từng được thưởng thức món lẩu cua Cà Mau và luôn thắc mắc món này nấu thế nào mà sao lại ngon như vậy? Dưới đây cách nấu lẩu cua Cà Mau nè! Lẩu được xem là món rất dễ ăn, dễ chế biến. Và khi nhắc tới món lẩu cua, người ta sẽ nghĩ ngay đến món ăn được chế biến từ cua đồng ở miền Tây và miền Bắc. Tuy nhiên nói đến lẩu cua biển là phải nói đến lẩu cua Cà Mau.
Nồi nước lẩu dậy mùi thơm từ hành phi, màu đỏ từ cà chua, cùng ít màu gạch cua trông rất đẹp mắt. Những con cua còn tươi sống sẽ được rửa sạch, nhúng vào nước lẩu cho có màu đỏ đẹp mắt. Một nồi lẩu chỉ thật sự hấp dẫn khi có vị nồng của cua, vị thơm của hành phi, nước dùng có màu nâu đậm được điểm xuyết thêm màu đỏ của cà chua, xanh của hành lá, thoang thoảng hương thơm của ngò gai…
Gắp một phần thịt cua trắng chấm ít muối tiêu chanh hoặc nước mắm cay, rồi đưa vào miệng để cảm nhận hương vị vừa ngọt vừa đậm đà ngất ngây. Sau khi thưởng thức xong phần thịt cua, bạn chỉ cần thêm một chén bún tươi ăn kèm với các loại rau cùng nước dùng thanh ngọt… thế là đủ cho một bữa ngon miệng.
Có thể cùng người thân quây quần bên nồi lẩu cua thơm ngon nóng hổi, rồi chuyện trò năm ba câu chuyện đó đây… thú vị còn gì bằng phải không nào. Cùng Massageishealthy tìm hiểu cách nấu lẩu cua Cà Mau ngay để trổ tài cho cả nhà thưởng thức nhé!
Nguyên liệu nấu lẩu cua biển Cà Mau
- 1,5kg cua gạch
- Hột vịt lộn
- 5 quả cà chua
- 100gr tôm khô
- 50gr nấm rơm
- 2 quả trứng gà
- 1 quải dừa
- 1/2 thìa canh dầu ăn
- 2 thìa canh mắm ruốc
- 0,5kg bún
- Bột ngọt, nước mắm, ớt, hạt tiêu
- Ngò gai, hành lá. Hành khô: 2 củ. Tỏi: 1 củ
- Rau ăn lẩu: rau muống, mùng tơi, rau chuối…
Cách nấu lẩu cua Cà Mau đơn giản và ngon nhất
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Cua biển rửa sạch, tách mai, bỏ yếm. Mình cua cắt làm đôi hoặc làm 4, lấy gạch cua ở mai ra bát. Sau đó xếp thành hình nguyên con cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 2: Hành, tỏi bóc vỏ khô băm nhuyễn, ớt thái nhỏ. Cà chua cắt thành hình múi cau sau khi đã rửa sạch. Ngò gai, hành lá: rửa sạch, cắt khúc
- Bước 3: Nấm rơm rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước thái miếng vừa ăn. Các loại rau: nhặt sạch, rửa và ngâm qua nước muối loãng, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
- Bước 4: Rau chuối thái sẵn, ngâm trong nước có chút giấm cho trắng, đến lúc gần ăn vớt ra rổ.
- Bước 5: Nấu nước dùng. Trứng gà đập ra bát, đánh nhuyễn
- Bước 6: Đặt nồi lên bếp làm nóng dầu ăn rồi cho hành, tỏi vào phi thơm, cho cà chua vào đảo đều để tạo màu, sau đó đổ nước dừa và 1,5l nước rồi đun sôi.
- Bước 7: Tiếp tục cho cua, tôm khô, nấm rơm, mắm ruốc vào đun khoảng 20 phút. Sau đó cho trứng vào nồi nước dùng để tạo gạch, cuối cùng nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Bước 8: Cho nước dùng vào trong nồi lẩu, cho thêm hành lá, ngò gai vào bắc lên bếp từ (bếp điện hoặc bếp ga) rồi đợi nước sôi. Pha chút muối tiêu chanh ớt chấm cua và các loại rau nhúng.
- Bước 9: Nước sôi Bạn cho mồng tơi, rau muống, rau chuối vào nhúng tái là có thể ăn được. Với hương vị nước dùng đậm đà, béo ngậy của cua và vị chua chua ngọt ngọt rất thích hợp để ăn kèm với bún.
Trong thời tiết se lạnh thì ngồi quanh quần bên gia đình cùng thưởng thức món lẩu cua của là điều tuyệt vời. Một nồi lẩu cua biển với màu đỏ của nước dùng, cùng với màu gạch của mai cua cùng hương vị thơm nồng quyến rũ. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món lẩu cua biển Cà Mau này nhé!