Nhạc Bolero là dòng nhạc gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Dòng nhạc Bolero (hay Boléro) là một thuật ngữ âm nhạc tiếng Tây Ban Nha và nguồn gốc từ Cuba từ những năm 80 của thế kỷ XIX, cha đẻ của dòng nhạc Bolero này là Jose Pepe Sanchez. Nhạc Bolero là một thể nhạc mang tính trữ tình, giai điệu và tiết tấu âm nhạc chậm rãi, nhạc Bolero được du nhập vào Việt Nam từ năm 1950.
Table of Contents
Khái niệm nguồn gốc, sự phát triển dòng nhạc Bolero toàn tập
Để làm cho tâm hồn mình trở nên vui tươi, yêu cuộc sống hơn… có nhiều người đã chọn những hoạt động giải trí như chơi game, đi du lịch, hay đơn giản chỉ là đọc sách, xem phim… Một trong những hoạt động khiến tâm hồn ta trở nên thoải mái, thư giãn, sống động hơn đó là thưởng thức âm nhạc.
Nói đến âm nhạc thì có rất nhiều thể loại, nhiều hình thức, và trong bài viết này Massageishealthy sẽ nhắc đến một loại nhạc được nhiều người yêu thích, gần gũi trong cuộc sống, đó là nhạc Bolero.
Vậy nhạc Bolero là dòng nhạc gì? Nguồn gốc của nó đến từ đâu? và phát triển tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu ngay nhé!
Bolero là nhạc gì?
Bolero tên chính xác là “Boléro” là một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha. Bolero là một thể loại nhạc trữ tình có giai điệu chậm, xuất hiện từ rất sớm, du nhập vào Việt Nam từ năm 1950. Nhạc Bolero mang đậm chất dân ca, lời ca giản dị nhưng giàu tình cảm, ít hình tượng và mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc.
Mỗi ca khúc Bolero là một câu chuyện về đời, về người với những hình tượng vô cùng gần gũi, quen thuộc. Chính vì thế mà nhạc Bolero dễ dàng chạm đến tâm hồn của con người, dễ nghe và dễ thuộc.
Bolero xuất phát từ nước nào?
Nhạc Bolero xuất phát từ Cuba – một quốc gia Mỹ Latinh vào những năm 80 của thế kỷ XIX. Cha đẻ của dòng nhạc Bolero này là Jose Pepe Sanchez. Ông xuất thân từ một gia đình nghèo, không được ăn học tới nơi tới chốn, cho nên ông chọn học nghề thợ may.
Nhờ có năng khiếu âm nhạc và lỗ tai rất thính, ông tự học nhạc bằng cách mò mẫm chơi đàn, ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc.
Dù không được học qua bất kỳ một trường lớp đào tạo chuyên sâu nào nhưng những ca khúc mà Jose Pepe Sanchez viết ra với cây đàn ghi ta đều hết sức xuất sắc, có khả năng lay động lòng người. Tuy nhiên tất cả đều là chơi thuộc lòng, không có bài nào được ghi chép một cách bài bản.
Cũng chính vì vậy mà sau ngày ông qua đời, có rất nhiều bài hát bị lãng quên, do không được lưu trữ lại. Cho tới hiện tại, ông có một tác phẩm Bolero kinh điển mà người đời vẫn luôn truyền tai nhau câu hát ý nghĩa của nó, bài hát mang tên “Nỗi buồn”.
Dòng nhạc Bolero mang tiết tấu như thế nào?
Nhạc Bolero hay còn gọi “nhạc vàng” là chất nhạc buồn, chậm chãi, lời ca giản dị, gần gũi với cuộc sống và giàu tình cảm trong mỗi giai điệu.
Bolero thường nhắc tới những nhân vật cũng vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống con người. Dòng nhạc thấm đượm tình cảm này không hề trừu tượng như các thể loại âm nhạc khác.
Ẩn sâu bên trong mỗi bài Bolero là hình ảnh về một cuộc đời nào đó, về người mang tính triết lý nhân sinh. Chính vì thế mà những câu từ của Bolero khi cất lên đều đem lại cho người nghe cảm giác dễ chạm tới tâm hồn bên trong chúng ta một cách sâu sắc.
Sự phát triển của dòng nhạc Bolero hiện đại
Khi Bolero bắt đầu trở nên phổ biến, đáng chú ý đến và kỹ thuật của nó tiếp tục được phát triển trong suốt thế kỷ 19 và 20 với việc mở một số trường “Escuela Bolero” trên khắp Tây Ban Nha.
Các công ty vũ đạo trên toàn thế giới bắt đầu đưa cả Bolero vào trong các chương trình của họ, đặc biệt là vào giữa thế kỷ 20. Trong những năm gần đây, dòng nhạc Bolero đã trở nên ít phổ biến thay vào đó là Flamenco và Tango trở nên phổ biến hơn.
Bolero Cuba phát triển độc lập từ Bolero Tây Ban Nha, dẫn đến hai phong cách khá khác nhau. Trong khi cả hai phiên bản đều tập trung vào chủ đề tình yêu, Bolero của Cuba ít kịch tính hơn tiếng Tây Ban Nha và có xu hướng sử dụng nhiều lời bài hát tình cảm hơn.
Cuba Bolero có nguồn gốc từ thế kỷ 19. Nó được cho là có nguồn gốc từ truyền thống âm nhạc trova – một phong cách phổ biến trong thời gian này đã sử dụng một số đặc điểm của Bolero Cuba, bao gồm một phong cách hát lãng mạn và một cây đàn guitar là nhạc cụ chính.
Âm nhạc Bolero trong truyền thống Cuba tương phản với Tây Ban Nha theo một số cách, mặc dù họ có tương đồng về một số đặc điểm. Giống như Bolero của Tây Ban Nha, Bolero của Cuba được chơi với tốc độ chậm – trung bình, với những lời nhịp nhàng dưới một giai điệu.
Tuy nhiên, phong cách Cuba là 2/4 hoặc 4/4 nhịp thay vì 3/4, sử dụng nhiều dòng nhịp điệu thay vì chỉ một để hỗ trợ giai điệu, và thường có hai phần tương phản thay vì ba.
Còn tại Việt Nam, dòng nhạc này du nhập vào khoảng những thập niên 1950, thời điểm tân nhạc Việt Nam đang phát triển, nhiều nhạc sĩ bắt đầu ưa chuộng sử dụng những giai điệu từ phương tây để thay thế cho những giai điệu truyền thống của Phương Đông. Hiện nay không có bất kỳ tài liệu nào ghi lại lịch sử về bài hát bolero đầu tiên tại Việt Nam.
Dẫu vậy, theo nhạc sĩ Đức Sao Biển thì bài hát “Duyên Quê” của Hoàng Thị Thơ chính là bài hát bolero đầu tiên tại Việt Nam. còn theo nhà nghiên cứu “Trần Thị Vĩnh Tường” thì bài hát “Xóm đêm” – Phạm Đình Chương mới là bài bolero đầu tiên của Việt Nam. Và cứ lần lượt như vậy những bản nhạc bolero ở Việt Nam lần lượt được ra đời.
Một ca khúc Bolero như thế nào được gọi là bất hủ ?
Bất hủ theo nghĩa thông thường là không mất đi, nó có giá trị mãi mãi và Bolero cũng nằm trong số đó.
Sau gần 70 năm phát triển, có rất nhiều ca khúc Bolero ra đời. Nhưng để nói là bất hủ thì xét về hai khía cạnh: một là cách thể hiện cảm xúc và hai là giá trị vượt vượt thời gian.
Thế nhưng giá trị vượt thời gian thì không nhiều bài hát làm được điều đó. Phải chăng ca khúc nhạc xưa cũ được mọi người nhớ đén thì mới gọi là bất hủ?
Một phần không nhỏ góp phần tạo nên tính bất hủ là ca khúc đó phải thể hiện tính quần chúng. Nhu cầu thưởng thức nhạc của đại bộ phận quần chúng, không phân biệt văn hóa, tầng lớp hay độ tuổi.
Bất cứ ai cũng có thể nghe, hát theo và đắm chìm trong đó. Ngoài ra, còn có tính buồn đặc trưng, chỉ cần nghe đã có cảm giác buồn man mác, dễ liên tưởng đen sự hoài niệm.
Sự đón nhận và phát triển dòng nhạc Bolero tại Việt Nam
Đặc điểm của nhạc Bolero Việt Nam
Tại Việt Nam, nhạc Bolero du nhập vào miền Nam Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ 20. Giai điệu Bolero Việt Nam mang đậm chất dân ca và nổi bật nhất chính là dân ca Nam Bộ. Bolero đem tới sự lắng đọng nhẹ nhàng, sự chậm rãi trong từng câu hát.
Thể loại nhạc Bolero có giai điệu du dương, êm đềm, dễ đi vào lòng người. Những ca từ cũng như nhạc điệu mỗi bài hát dễ tạo nên cảm xúc khi nghe, khiến cho người nghe cảm nhận được nổi lòng của tác giả, thấu hiểu dược tâm tư của tác giả.
Dù là du dương như thế, tình cảm như thế, cảm xúc như thế nhưng mấy ai có thể hát được nhạc Bolero. Đây là một loại nhạc dễ nghe nhưng không dễ hát. Thể loại Bolero thường được sử dụng trong các ca khúc nhạc vàng, Tân nhạc Việt Nam,….
Với những câu từ dễ nghe, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, Bolero là những câu chuyện kể nhẹ nhàng, chân tình, không có mỹ từ trau chuốt dễ dàng thâm nhập vào trái tim của người nghe. Nói theo cách khác, Bolero là loại nhạc bình dân, gần gũi, phù hợp nhiều đối tượng, lứa tuổi.
Những ca khúc Bolero là những câu chuyện buồn vui quen thuộc xảy ra trong đời sống. Mỗi một người dễ dàng chọn cho mình một, hai hoặc nhiều hơn nữa các ca khúc gắn liền với kỷ niệm mình đã đi qua.
Một nét đặc trưng không thể thiếu ở dòng nhạc Bolero là tính đượm buồn trong lời bài hát. Khi nghe một ca khúc Bolero dù là về chủ đề nào, thì những giai điệu của nó cũng mang đến cho người nghe một chút buồn, một chút tiếc thương, một chút đồng cảm cho những câu chuyện đời, chuyện người trong bài hát.
Phân Loại nhạc Bolero Việt Nam
Bolero được chia thành nhiều loại, gồm các loại căn bản như:
- Bolero căn bản
- Bolero đảo phách
- Bolero rumba
- Bolero flamenco
- Bolero giai điệu
- Bolero classic
- Bolero django
- Bolero beguine
Một số nhạc sĩ có những tác phẩm thành công với thể loại nhạc Bolero
- Anh Bằng
- Trần Thiện Thanh
- Châu Kỳ
- Trúc Phương
- Giao Tiên
- Hoài Linh
- Hoàng Thi Thơ
- Hoàng Trang
- Hồng Vân
Một số ca sĩ thể hiện thể loại nhạc Bolero
- Giao Linh
- Chế Linh
- Hương Lan
- Lệ Quyên
- Ánh Tuyết
- Khánh Ly
- Duy Khánh
Những bài hát hay nhất của dòng nhạc Bolero
1. Khi Đã Yêu
2. Áo Đẹp Nàng Dâu
3. Hồng Nhan
4. Đời Là Thế
5. Chuyện Tình
6. Một Đêm Say
7. Áo Mới Cà Mau
8. Chưa Yêu Lần Nào
9. Ra Giêng Anh Cưới Em
10. Trên Đường Đi Lễ Xuân Đầu Năm
11. Chút Kỷ Niệm Buồn
12. Giọt Lệ Đài Trang
13. Con Đường Xưa Em Đi
14. Người Tình Không Đến
15. Nếu Chúng Mình Cách Trở
16. Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao
17. Thành Phố Mưa Bay
18. Hương Tóc Mạ Non
19. Chuyến Đò
20. Đừng Nói Xa Nhau
21. Áo Lụa Hà Đông
22. Dẫu Có Lỗi Lầm
23. Lại Gần Hôn Anh
24. Tình Đời
25. Ngày Mai Em Đi
26. Phút Cuối
27. Để Nhớ 1 Thời Ta Đã Yêu
28. Khúc Niệm Cuối
29. Kiếp Đam Mê
30. Buồn ơi! Chào Mi
31. Nơi Tình Yêu Bắt Đầu
32. Lời Đăng Cuộc Tình
33. Về Đâu Mái Tóc Người Thương
34. Vùng Lá Me Bay
35. Cát Bụi Cuộc Đời
36. Con Đường Mang Tên Em
37. Ta Phụ Nhau Rồi
38. Xin Thời Gian Qua Mau
39. Tôi Vẫn Nhớ
40. Chuyến Tàu Hoàng Hôn
41. Sự Tích Con Muỗi
42. Chuyện Hai Đứa Mình
43. Nhật Ký Đời Tôi
44. Sầu Tím Thiệp Hồng
45. Mưa Đêm Ngoại Ô
46. Đắp Mộ Cuộc Tình
47. Chuyện Hẹn Hò
48. Lại Nhớ Người Yêu
49. Mưa Rừng
50. Chuyện Ba Người
51. Xin Trả Lại Thời gian
Những ca khúc Bolero Việt Nam nổi tiếng
Nhắc đến dòng nhạc Bolero không thể không nhắc đến tên tuổi của nhiều ca sỹ, nhạc sỹ nổi tiếng của Việt Nam như: Chế Linh, Lệ Quyên, Duy Khánh, Như Quỳnh, Quang Lê, Phi Nhung…Hay gần đây hơn là Dương Ngọc Thái, “thiên thần Bolero” Quỳnh Trang.
Những ca khúc Bolero luôn chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam, điển hình là những ca khúc như: Cô hàng xóm, Về đâu mái tóc người thương, Đập vỡ cây đàn, Giọt lệ đài trang, Sầu tím thiệp hồng, Gõ cửa trái tim…
Những ca khúc nhạc bolero bất hủ theo thời gian
Duyên phận: Đây là một ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Thái Thịnh từ cách đây 10 năm về trước, lúc đầu tiên ca khúc này được ca sĩ Như Quỳnh thể hiện, về sau nhiều cái tên hát lại khiến tên tuổi của cả bài hát và ca sĩ của nổi như cồn, phải kể đến Lệ Quyên, Jang Mi…
Kể từ thời điểm mới phát hành, ca khúc này trở thành một hiện tượng âm nhạc, nhưng chính thức đăng lên youtube là từ năm 2016. Bài hát duyên phận được sáng tác theo chủ đề “chân dung người phụ nữ Việt Nam” trong chương trình Paris by Night số 90.
Cô hàng xóm: Đây là ca khúc của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng, phổ lại của thi si Nguyễn Bính. Đây là ca khúc được thể hiện bởi ca sĩ Mạnh Quỳnh với những lời thơ đượm buồn kết hợp với giai điệu của bolero thực sự khiến người nghe không khỏi chút chạnh lòng cho nhân vật tự sự trong lời bài hát.
Hai chuyến tàu đêm: được xem là một trong những bài hát bolero hay nhất được sáng tác bởi nhạc sĩ Trúc Phương – “tôi muốn nó giữ cạnh những tiếng hát một thời của ba nó”.
Lời bài hát thấm đượm tình cha con, những hình ảnh về tuổi thơ lần lượt hiện ra một cách chậm rãi qua lời ca của ca sĩ Quang Lê. Sau có được hát lại bởi nhiều ca sĩ.
Hai chuyến tàu hoàng hôn: Đây là bài hát của nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh, bài hát gợi lại nhiều kỉ niệm về tình yêu về hy vọng.
Khung cảnh được miêu tả trong bài hát có chút buồn của những buổi chia ly, chút màu sắc buồn của tình yêu khó phai mờ. Có lẽ đây cũng là một màu sắc đặc trưng của bolero tự sự phổ biến tại Việt Nam.
Mưa rừng: Được sáng tác bởi nhạc sĩ Huỳnh Anh. Lại thêm một câu chuyện buồn về tình cảm, về tâm lý cũng như sự hư cấu ly kỳ của tác giả Hà Triều, Hoa Phượng.
Trong nhiều thập kỷ Mưa Rừng đã trở thành một hiện tượng giải trí âm nhạc, không những vậy nó còn được phổ rộng dưới nhiều hình thức khác nhau như kích nói, phim ảnh, cải lương,… Đây là ca khúc của riêng nhạc sĩ Thanh Nga, trải qua nhiều thế kỷ bài hát đã có nhiều ca sĩ cover lại.
Tình lỡ: Với những giai điệu nhẹ nhàng mượt mà “thôi còn chi đâu em ơi, có còn lại chăng dư âm thôi, Trong cơn thương đau men đắng môi.” đã khắc khoải vào tâm hồn người Việt trong suốt nhiều thập kỷ nay.
Nhạc sĩ Thanh Bình đã làm được những điều không tưởng trong việc mang đến ca khúc say đắm lòng người đến như vậy. Dưới giọng ca của ca sĩ Khánh Ly càng khiến cho giai điệu bài hát đượm buồn hơn mỗi lần nghe lại.
Nhiều ca sẽ từng cover lại nhưng chất giọng thường có không khắc khoải được như vậy. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng về “tình lỡ” qua những chất giọng khác nhau.
Sầu lẻ bóng: Là bài hát của nhạc sĩ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường, ông là người có nhiều sáng tác nổi tiếng trong đó phải kể đến Sầu lẻ bóng được ca sĩ Lệ Quyên thể hiện.
“Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm, Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ, Mơ vui là lúc ngàn đắng cay xé tâm hồn”, những câu ca khắc họa lại cảm xúc của người con gái trong tình yêu. Người con gái khi đã yêu dù có như thế nào thì vẫn thủy chung vẫn nhớ mãi không quên.
Tuy có chút buồn, nhưng lại đúng với thực tế mỗi người đều phải đối mặt trong một cuộc tình tan vỡ. Bài hát như nhắc nhở lại người con gái không nên quá cố chấp với cảm xúc của bản thân, ai cũng có thanh xuân, hết duyên rồi thì hãy buông bỏ để tìm cuộc sống mới tốt hơn cho mình.
Sự khác nhau giữa nhạc vàng, nhạc Bolero, nhạc sến là gì?
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến nhạc vàng, nhạc sến hay nhạc Bolero. Nhìn chung, đó đều là những ca khúc trầm buồn, sâu lắng và dễ đi vào lòng người. Vậy sự khác nhau giữa 3 thể loại nhạc này là gì?
Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu về khái niệm và phân biệt sự khác nhau giữa nhạc vàng, nhạc Bolero và nhạc sến là gì.
Khái niệm về nhạc vàng có phải là Bolero không?
Nhạc vàng là dòng nhạc được ra đời trong khoảng thập niên 1960 với các ca khúc được sáng tác có giai điệu trầm buồn, đều đều (Rumba, Bolero, Chachacha,…), mang âm hưởng dân ca, nói lên tâm trạng, nỗi niềm và thường để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người nghe.
Nhạc vàng được ca bằng giọng thứ quãng âm trung hoặc trầm. Đặc trưng của dòng nhạc này là lời ca giản dị, câu từ khá dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một bộ phận trong xã hội, chủ yếu là những người nghèo và tầng lớp bình dân.
Màu vàng thể hiện cho sự sang trọng. Khái niệm nhạc vàng ý muốn nói ca từ của dòng nhạc này gần gũi, dễ hiểu nhưng cũng không kém phần sang trọng, lãng mạn. Thực ra thì khái niệm nhạc vàng đã xuất hiện từ thời tiền chiến.
Và theo quan điểm của những người Cộng sản thời đó thì nhạc vàng dùng để chỉ các bài hát tiền chiến và do thuộc vùng Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát nên nội dung thường nhuốm màu bi lụy, yếu đuối hay mang tâm lý chiến đấu.
Chính vì vậy nên đôi khi khái niệm nhạc vàng vẫn thường được dùng cho các bài nhạc tiền chiến, bản “tình khúc 1954-1975” chậm buồn hay các bài hát mang đậm chất dân gian. Tuy nhiên, do không hoàn toàn giống về giai điệu nên những ca khúc thể loại này vẫn không phải là nhạc vàng.
Nhạc vàng đã từng có thời gian bị cấm khi xã hội đổi mới sau thống nhất. Ở thời điểm này, phần lớn các băng catset hay những tài liệu liên quan đến dòng nhạc này đều bị hủy.
Tuy nhiên, do nhu cầu về giải trí và thưởng thức dòng nhạc này trên thực tế của người dân khá nhiều nên không thể cấm được lâu. Cho đến nay, mặc dù nhạc vàng không bị cấm hoàn toàn nhưng vẫn còn kiểm soát, một số bài không còn được phép sử dụng như trước.
Các nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc này có thể kể đến như: Trúc Phương, Vinh Sử, Hoài Linh, Minh Kỳ, Duy Khánh, Lam Phương,….;
Các ca sĩ hát nhạc vàng tiêu biểu có thể kể tên như: Chế Linh, Duy Khánh, Hương Lan, Giao Linh, Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế,….;
Một số bài hát nhạc vàng quen thuộc như: Không bao giờ quên anh, Mưa rừng, Nếu chúng mình cách trở, Nỗi buồn hoa phượng,….
Khái niệm về nhạc sến có phải là Bolero không?
Nhạc sến ra đời từ thập niên 1960. Dòng nhạc này được xuất phát từ cụm từ “Marri Sến” dùng để chỉ những người giúp việc hay con sen từ ngoài miền Bắc di cư vào và khá phổ biến ở Sài Gòn trong những năm thập niên 60 của thế kỷ trước.
Nhạc sến thường được sử dụng nhiều ở khu vực miền Nam dùng để phân biệt với nhạc vàng, thường phối nhạc phương Tây sang trọng hơn. Nội dung của dòng nhạc này cũng gần tương tự như nhạc vàng, song ca từ rất dễ nhớ, giai điệu bằng phẳng, nhẹ nhàng dễ hát dễ học, thường hay nói đến sự chia ly, cô đơn.
Tuy nhiên, nội dung của dòng nhạc sến thì không nói về đồng quê, sự nghèo khó hay kể một câu chuyện.
Sự khác nhau giữa nhạc vàng, nhạc bolero, nhạc sến là gì?
Như đã nói ở trên, Bolero là một điệu của dòng nhạc vàng. Việc phân chia các bài hát theo thể loại nhạc vàng (nhạc Bolero) hay nhạc sến chủ yếu dựa vào giai điệu, nội dung của ca từ và có thể là cả lối hát.
Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt chủ yếu của nhạc vàng và nhạc sến đó chính là điệu Slow Rock của nhạc vàng. Điệu Slow đều đều, chậm buồn, mang phong cách thính phòng và thường được hát bằng giọng Bắc chuẩn.
Còn với dòng nhạc sến thường mang âm hưởng dân ca, có thể hát bằng giọng Bắc, giọng Bắc pha và sau này thường được hát nhiều bằng giọng Nam, thậm chí là giọng địa phương (chủ yếu là dân ca Nam bộ), phù hợp hơn với tầng lớp bình dân trong xã hội.
Nhạc EDM là gì, Toplist nhạc EDM hay nhất, nhạc EDM remix China, Thái Lan gây nghiện cực mạnh
Bolero Việt – thể loại nhạc gây những cuộc tranh cãi ‘nảy lửa’
Ở Việt Nam, Bolero gây tranh cãi ngay từ việc định danh. Nhiều nghệ sĩ cho rằng nó là một dòng nhạc, số khác lại khẳng định đó chỉ là một điệu nhạc du nhập từ nước ngoài.
Sau phát ngôn thẳng thắn của Tùng Dương, Bolero một lần nữa lại là chủ đề làm dư luận “sục sôi” những ngày qua. Trước đó, nhạc sĩ Quốc Trung, Lê Minh Sơn, Bảo Yến cũng từng gây tranh cãi khi có những góc nhìn riêng về các vấn đề liên quan thể loại nhạc trữ tình này.
Với số đông công chúng Việt, Bolero là một tên gọi quen thuộc dù không thuần Việt. Thế nhưng, không phải khán giả trẻ nào cũng biết Bolero từ đâu đến, từng “làm mưa làm gió” như thế nào tại miền Nam và vì sao lại bùng nổ trở lại trong những năm gần đây.
Đáng nói hơn, lý do nào Bolero lại có thể tạo nên những cuộc tranh cãi trái chiều?
Bolero có phải là một dòng nhạc?
Bolero vốn chỉ là một điệu nhạc chậm rãi có nguồn gốc Mỹ Latin, du nhập vào Việt Nam từ đầu thập niên 1950 và nhanh chóng phổ biến trong các bài hát tại miền Nam Việt Nam.
Hầu hết các ca khúc Bolero đậm chất dân ca, giai điệu đều, chậm, lời ca vần, dễ thuộc, chủ đề đơn giản, ít có tính hình tượng và mang tính triết lý.
Với những đặc trưng như vậy, Bolero được nhiều người xem là một dòng nhạc ở Việt Nam thay vì chỉ là một điệu nhạc, tiết tấu nhạc như xuất xứ của nó. Trước năm 1975, Bolero từng ở vào thời kỳ hoàng kim, được đông đảo khán giả miền Nam yêu thích.
Sau đó, Bolero bị hạn chế một thời gian dài trước khi bùng nổ trở lại vào những năm gần đây. Nhiều ca sĩ Bolero hải ngoại như Giao Linh, Phương Dung, Hương Lan, Chế Linh,… về nước biểu diễn. Bolero được hát ở những sân khấu lớn, thậm chí trên cả truyền hình.
Chương trình truyền hình thực tế, game show về Bolero
Một loạt cuộc thi, chương trình truyền hình thực tế về Bolero ra đời như Thần tượng Bolero, Song ca cùng Bolero, Tình Bolero, Kịch cùng Bolero,… Một số game show khác như Người hát tình ca, Tuyệt đỉnh song ca… nhạc Bolero cũng áp đảo. Đến cả cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội cũng chấp nhận Bolero.
“Người người nhà nhà” hát Bolero. Dòng nhạc này được cho là phát triển chưa từng thấy từ năm 1975 trở lại đây. Nhiều ca sĩ chuyên trị nhạc trẻ cũng chuyển sang hát Bolero và gây dựng được tên tuổi, ví dụ tiêu biểu nhất là Lệ Quyên. Còn số lượng giọng ca trẻ theo đuổi Bolero cũng như “nấm sau mưa”, “nhiều không kể xiết”.
Bolero cũng được phân hạng
Bảo Yến – một giọng ca Bolero thành danh – từng chia sẻ Zing.vn rằng Bolero cũng có hạng, không phải nhạc sĩ nào cũng như nhạc sĩ nào. “Có người đẳng cấp, có người bình thường, không thể đánh đồng được, giống như ca sĩ cũng có hạng A, hạng B, hạng C, hạng D”, nữ danh ca nhấn mạnh.
Theo Bảo Yến, ở dòng nhạc Bolero, Trúc Phương, Lam Phương được xem là “vua Bolero”, là hạng trên vì lời ca đầy chất văn. Muốn viết được những ca từ như thế phải sống qua đau khổ, dày dạn gió sương, phải chắt lọc để tinh tế.
Trong khi, các ca khúc của nhạc sĩ Vinh Sử ở hạng thấp hơn. “Nhạc của Vinh Sử với những lời như ‘Ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay’ thì sao có thể gọi là vua. Nhạc của Vinh Sử chỉ dành cho người bình dân, ít học”, giọng ca Bolero nêu quan điểm.
Trong khi đó, nhạc sĩ – nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long phân loại Bolero của Trúc Phương, Lam Phương là “văn minh”: “Nếu phải dùng mấy từ ngắn nhất để phân biệt với các ca khúc khác cùng thuộc dòng Bolero thì có thể dùng hai chữ văn minh”, nam nhạc sĩ nói.
Tuy vậy, theo nhà phê bình Nguyễn Quang Long bên cạnh những ca khúc được tạm dùng từ “văn minh” của Trúc Phương, Lam Phương, một phổ biến với Bolero là các bài mang tính dân dã.
Thấy gì, nghe gì, thích gì, nghĩ gì viết nấy. Không nhất thiết phải tuân theo quy luật, khúc triết, ca từ mỹ miều, có chiều sâu. Các sáng tác của nhạc sĩ Vinh Sử thuộc loại này.
“Như vậy, xét về phương diện thẩm mỹ nghệ thuật, ít nhất Bolero được phân hai tầng, một tầng hàm chứa sự văn minh nhất định và một tầng hết sức dân dã. Tạm gọi là ‘văn minh’ và ‘bình dân'”.
Có điều từ khi Bolero được Việt hóa từ nguồn gốc điệu nhảy ngoại nhập thành một điệu nhạc được gọi theo tên gốc và tên Việt hóa, sau đó có thêm các điệu nhạc khác khiến Bolero mang dáng dấp là một dòng nhạc Việt, thì Bolero đã là đại diện nhạc đại chúng bình dân.
Bình dân có nghĩa phổ cập, ai, tầng lớp và học thức nào cũng có thể nghe được. Nên dù có văn minh thì cũng là ‘văn minh’ trong bình dân hay ‘bình dân’ trong bình dân”, nam nhạc sĩ phân tích.
Những cuộc tranh cãi không hồi kết về dòng nhạc này
Không chỉ tranh cãi về sự định danh, sự phân cấp chia hạng, Bolero từng nhiều lần trở thành đề tài gây bão mạng xã hội, khiến báo chí – truyền thông “tốn nhiều giấy mực”.
Từ vấn đề giọng Bolero thuần, việc làm mới Bolero đến những quan điểm riêng về dòng nhạc này đều dễ dàng nhận những ý kiến trái chiều. Có người ví Bolero như “tổ kiến lửa” mà bất cứ ai động vào sẽ trở thành tâm điểm của dư luận và bị ném đá không thương tiếc.
Khi nhạc sĩ Lê Minh Sơn cho rằng “Việc bùng nổ đêm nhạc Bolero là trì trệ, đau khổ với người sáng tạo”, có ý kiến phản hồi “Tôi thà làm kẻ lạc hậu bên Bolero còn hơn nghe nhạc dị hợm”. Lê Minh Sơn chọn cách im lặng sau đó.
Trước Lê Minh Sơn, nhạc sĩ Quốc Trung cũng từng gây tranh cãi khi đặt câu hỏi: “Những thanh niên trí thức trẻ tuổi, sành điệu nhưng lại đắm đuối với nhạc sến liệu có gọi là bình thường?”. Một nhận định đã bị phản ứng dữ dội…
Mới đây nhất, Tùng Dương nêu quan điểm “Già trẻ lớn bé đều đắm đuối với Bolero thì đúng là sự thụt lùi trong âm nhạc”. Thực tế Tùng Dương không có ý bài bác Bolero, bản thân anh cũng cho rằng “Bolero là kỷ niệm, là dòng nhạc có sức sống bền bỉ, không ai được phép khinh bỏ”.
Nam ca sĩ đặt câu hỏi: “Nếu tất cả ca sĩ nhạc nhẹ đều chuyển sang hát Bolero để đắt show, để dễ kiếm tiền thì âm nhạc sẽ như thế nào”. Và một cơn bão chỉ trích bùng lên nhắm vào Tùng Dương.
Những cuộc tranh cãi về Bolero là không có hồi kết. Nhưng hẳn sự tôn trọng đối với những quan điểm cá nhân là điều cần thiết trong mọi cuộc tranh luận.
Nhạc bolero là một trong những thể loại nhạc dành cho tất cả mọi người không hề phân biệt ngành nghề cũng không phân biệt tuổi tác.
Là dòng nhạc từ lâu đã được nghe từ nông thôn đến thành thị, từ những anh/ chị nông dân đến các cô chú thành thị tất cả đều đã quen thuộc với tất cả chúng ta, không chỉ bởi nhạc hay mà còn vì từng câu ca trong đó đều rất bình dị, thân quen.
Nhiều người cho rằng thể loại nhạc này đã vượt qua được những giới hạn về sự đơn thuần của giai điệu khiến cho lời bài hát thay thế được tiếng lòng của người tự sự trong lời bài hát.
Trên đây là một số chia sẻ về thể loại nhạc Bolero từ Massageishealthy. Hi vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về thể loại nhạc hay và dễ đi lòng người này. Chúc bạn có những phút giây thư giãn và thoải mái với thể loại nhạc Bolero.