Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ Xét nghiệm máu biết được những bệnh gì, phát hiện được ung thư ko

Xét nghiệm máu biết được những bệnh gì, phát hiện được ung thư ko

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Việc chăm sóc sức khoẻ là việc làm không hề dễ dãi chút nào đối với mọi người, nó luôn gây ra rắc rối trong việc kiểm soát sức khoẻ cho chính mình. Hiện nay, có khá nhiều người đã quan tâm hơn trong việc phòng chống bệnh hơn là việc chữa bệnh. Trong những biện phát để kiểm soát sức khoẻ và phòng bệnh được tốt nhất đó chính là xét nghiệm máu.

Vậy tác dụng của xét nghiệm máu để làm gì? Thì đây là thắc mắc của khá nhiều người khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Để trả lời được câu hỏi này, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này được chia sẻ dưới đây nha.

I. Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu thường làm buổi sáng, người bệnh cần nhịn ăn sáng và hạn chế nước ngọt, hoa quả… và xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, viêm gan B… Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp chúng ta biết thêm về những bệnh hay nguy cơ bệnh gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những điều cần biết về xét nghiệm máu nhé.

1. Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn?

Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uốngnước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khilàm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúngthời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói.

Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.

2. Xét nghiệm máu biết được những gì?

– Số lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu: hồng cầu mang chất dinh dưỡng và ôxy nuôi dưỡng tế bào, bạch cầu chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu.

– Hàm lượng huyết sắc tố (một loại protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ mang ôxy tới mô).

– Tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần, phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc cô đặc máu.

3. Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì? 

Có rất nhiểu bệnh có thể phát hiện được qua xét nghiệm máu. Thông thường khi khám sức khỏe định kỳ người khám sẽ được thực hiện những xét nghiệm máu sau:

Xét nghiệm công thức máu: Cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác, qua đó để biết người khám có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.

Xét nghiệm đường máu: phát hiện bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm mỡ máu: bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Xét nghiệm viêm gan B: phát hiện bệnh viêm gan B.

Xét nghiệm HIV: phát hiện nhiễm HIV.

Ngoài ra tùy từng gói khám mà có thể có thêm những xét nghiệm máu khác. Với xét nghiệm nước tiểu trong khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm:

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: qua đó có thể phát hiện các bệnh ở thận, đường tiết niệu và một số bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường.

Một số xét nghiệm khác tùy theo gói khám như xét nghiệm tìm ma túy trong nước tiểu.

Như vậy xét nghiệm máu khi khám sức khỏe có thể phát hiện được một số bệnh xã hội (bệnh lây qua đường tình dục) như viêm gan B, HIV, song nhiều bệnh khác như lậu cầu, sùi mào gà, giang mai v.v…thì không phát hiện được mà phải làm những xét nghiệm đặc hiệu.

4. Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không

Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết, dấu hiệu sinh học ung thư là các chất được tìm thấy trong máu, nước tiểu hay các loại mô của bệnh nhân, thể giúp việc phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư. Tuy nhiên, nếu chỉ đo các dấu hiệu này thôi thì chưa đủ để chẩn đoán bệnh vì nó có thể lên cao ở người bị bệnh lành tính hay không tăng ở người bệnh ung thư, nhất là khi bệnh ở thời kỳ sớm.

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm tìm dấu hiệu sinh học ung thư như bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm nào đó, đang dùng thuốc, có thai, kinh nguyệt, thậm chí có thể do trục trặc kỹ thuật của phòng xét nghiệm (thuốc thử nhạy quá)…

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì, xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi để làm gì

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì, xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi để làm gì

Vì vậy, kết quả xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu sinh học ung thư chỉ là một biện pháp kỹ thuật bổ sung phương tiện cho thầy thuốc nhằm phát hiện sớm ung thư và theo dõi sự tiến triển của ung thư khi bệnh nhân đã và đang điều trị, giúp bác sĩ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư.

Tốt nhất, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa (ung bướu, niệu, sản phụ khoa…) để chia sẻ sự lo lắng, để được khám và rà tìm nguyên nhân bằng những xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng khác (nội soi sinh thiết, siêu âm, MRI, CT Scanner, X-quang…) giúp phát hiện bệnh sớm hoặc loại trừ không phải bị ung thư.

Cũng theo bác sĩ Chấn Hùng, ngay cả khi không có những xáo trộn sinh học thì vẫn nên giữ chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng. Tốt nhất nên ăn nhiều loại rau củ quả, trái cây tươi có nhiều chất độn (xơ), ăn ít chất béo, nhất là chất béo động vật, giảm ăn thịt động vật. Tuy vậy, nếu kiêng quá mức cũng không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, không để cho cơ thể béo phì, tăng cường vận động ít nhất mỗi ngày 30 phút, chơi thể thao, tập dưỡng sinh… cũng là những biện pháp rất hiệu quả để phòng ngừa ung thư.

“Nếu chỉ vì dấu hiệu sinh học tăng cao mà chuyển sang chế độ ăn chay hoàn toàn và triệt để thì không nên”, ông Hùng nói. Khi cơ thể suy yếu cũng tạo điều kiện cho ung thư bộc phát. Gạo lức muối mè lại càng không thể ngăn ngừa hoặc điều trị được ung thư. Tuy nhiên, với những người trước đây ăn uống quá thoải mái (nhiều thịt mỡ, ít rau quả), khi chuyển sang ăn gạo lức muối mè hợp lý thì cũng tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ Hùng cũng khuyên bệnh nhân không nên tìm đến “thầy lang” hoặc chỉ uống những loại thảo dược để phòng ngừa, điều trị ung thư. Nếu bị bệnh mà đi điều trị bằng những phương pháp chưa được khoa học chứng minh chỉ làm chậm trễ thêm việc điều trị và khi điều trị sẽ không đem lại hiệu quả. Khoa học ngày nay có rất nhiều tiến bộ và ung thư không phải là bệnh nan y khi được phát hiện sớm và điều trị đúng.

5. Khi nào nên đi xét nghiệm máu?

Thực chất, không phải khi có bệnh trong người mới thực hiện biện pháp xét nghiệm máu. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đi khám sức khoẻ thường xuyên trong đó có việc xét nghiệm máu từ 1-2 lần trong năm để tiện theo dõi, đánh giá tình hình sức khoẻ và đồng thời phát hiện được nhiều bệnh lý có liên quan.

Còn nếu bạn thấy trong cơ thể người đang có dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, mẩn ngứa, vàng da,… thì nên đi xét nghiệm máu ngay để sớm phát hiện ra nguyên nhân và các triệu trứng của cơ thể để có được biện pháp điều trị bệnh tốt nhất.

II. Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không?

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư và có 150.000 trường hợp mắc căn bệnh này. Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh, từ 68.000 ca (năm 2000) lên 126.000 ca (năm 2010) và dự kiến sẽ vượt 190.000 ca (vào năm 2020). Bệnh gặp ở mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi khu vực địa lý và mọi ngành nghề khác nhau.

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc BV K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, tuy ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng có đến 50% số bệnh ung thư có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

“Ung thư là bệnh đa hình thái, có trên 200 loại ung thư khác nhau và ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau, cho nên nếu chỉ 1 xét nghiệm máu để phát hiện tất cả các loại ung thư khác nhau là không có. Không thể xét nghiệm máu để phát hiện ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung….”- GS. Đức nhấn mạnh.

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì, xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi để làm gì

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì, xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi để làm gì

Cũng theo GS. Đức, có một số ung thư xuất tiết một số rất ít vào trong máu (rất ít), nên khi xét nghiệm máu chỉ số này cao hơn một chút chúng ta mới chỉ nghi ngờ thôi chứ chưa khẳng định, sau đó cần phải xét nghiệm chuyên sâu hơn để khẳng định. Như chỉ số AFP của ung thư gan, xét nghiệm máu nếu chỉ số trên 400ng/ml, sau đó bác sĩ cần kết hợp siêu âm gan, chụp gan, sinh thiết rồi mới khẳng định. Hay với ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm máu PSA trên 10 (bình thường chỉ 4-5) có thể nghi ngờ. Vì nhiều khi bệnh nhân viêm gan thì AFP cũng tăng hay phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng khiến PSA tăng.

“Nếu nói chỉ xét nghiệm máu để phát hiện ung thư thì không đúng, mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau. Khi xét nghiệm máu, người ta có thể phát hiện ra một số chất chỉ điểm như AFP, PSA, CEA… để phát hiện ung thư, tuy nhiên những chất chỉ điểm này không đặc hiệu. Người thầy thuốc chỉ định xét nghiệm máu trong một số trường hợp đặc biệt.

Với nam giới trên 50 tuổi, người ta khuyên xét nghiệm PSA định kỳ hàng năm, nếu chỉ số cao thì cần tiếp tục siêu âm, sinh thiết…. để chẩn đoán. Với phụ nữ, chị em có thể tự kiểm tra ngực sau khi sạch kinh, nếu phát hiện bất thường cần đi khám ngay. Cổ tử cung, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 1 năm 1 lần. Ở các nước, những việc sàng lọc này người dân rất có ý thức đi khám. Như ở Mỹ bảo hiểm y tế còn chi trả cho việc khám sàng lọc, tuy nhiên ở ta thì chưa làm được. Đối với những người có nguy cơ cao nên đi sàng lọc phát hiện sớm như người hút thuốc lá, bị bệnh đại tràng, viêm gan mạn tính, viêm dạ dày, người bị rối loạn kinh nguyệt, người béo phì… nên đi khám định kỳ.

Xét nghiệm máu biết được những bệnh gì, phát hiện được ung thư ko

Xét nghiệm máu biết được những bệnh gì, phát hiện được ung thư ko

“Nếu nói chỉ xét nghiệm máu để phát hiện ung thư thì không đúng, mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau”- GS. Đức cho biết.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư, trong đó có điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. GS. Đức cho biết, điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc là một thành tựu khoa học rất mới, chỉ xuất hiện cách đây khoảng 10 năm trở lại đây. Người ta nghiên cứu thấy, tế bào gốc có ở một số bộ phận như trong máu ngoại vi, có rất nhiều tế bào, nhưng người ta có thể lấy được tế bào gốc. Tế bào gốc là gốc rễ của các tế bào sinh ra các tế bào khác.

Có 2 loại tế bào gốc là tế bào gốc từ bên ngoài có thể thu thập ở máu cuống rốn hoặc lấy từ người khác. Bên trong có thể lấy tế bào gốc từ tủy xương hoặc máu ngoại vi. Trừ ung thư máu, khi điều trị sử dụng hóa chất, thuốc, phóng xạ để diệt các tế bào máu bị ung thư đi, các tế bào miễn dịch, tế bào ung thư, hồng cầu, bạch cầu bị tiêu diệt, người ta đưa tế bào gốc vào để phục hồi, sản sinh ra tế bào máu. Còn các loại ung thư khác, tế bào gốc không chữa được ung thư.

“Sau khi chữa ung thư bằng các phương pháp hóa chất, phóng xạ, cơ thể suy sụp, mất sức đề kháng, người ta đưa tế bào gốc vào để gây dựng lại, phục hồi lại các tế bào máu, hồng cầu, bạch cầu, tế bào miễn dịch. Nếu không chữa ung thư mà dùng tế bào gốc là một sai lầm vì phải diệt tế bào ung thư trước. Tôi khẳng định tế bào gốc không chữa được ung thư mà chỉ là để phục hồi sau điều trị ung thư”- GS. Đức nói rõ.

Theo Sức khỏe đời sống

III. Xét nghiệm máu tổng quát bao nhiêu tiền, xét nghiệm ở đâu tốt nhất?

1. Bảng giá xét nghiệm máu tổng quát tại viện Pasteur TP HCM bên dưới

KIỂM TRA TỔNG QUÁT VNĐ

Huyết đồ 60.000
VS 20.000
Đường huyết 25.000
Cholesterol TP 25.000
Triglyceride 30.000
Urée 25.000
Creatinine 25.000
A Uric 25.000
SGOT, SGPT 40.000
Tổng phân tích nước tiểu 50.000
Tổng cộng 325.000

KIỂM TRA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Đường huyết 25.000
Đường niệu 15.000
HbA1C 100.000
Tổng cộng 135.000

KIỂM TRA ĐIỆN GIẢI ĐỒ

Ion Na+, K+, C1– 65.000
Ion Ca2+/máu 25.000
90.000
KIỂM TRA MỠ MÁU
Cholesterol 25.000
Chol LDL 25.000
Chol HDL 30.000
Triglyceride 30.000
Tổng cộng 110.000

KIỂM TRA TUYẾN GIÁP

T3 70.000
T4 70.000
FT3 70.000
FT4 70.000
TSH 70.000
Tổng cộng 350.000

KIỂM TRA TRƯỚC PHẪU THUẬT

Huyết đồ 60.000
Đường huyết 25.000
Nhóm máu 70.000
TS, TP, TCA 100.000
HIV 100.000
Tổng cộng 245.000

KIỂM TRA VIÊM GAN SIÊU VI A

Ac HAV 110.000
IgM HAV 110.000

KIỂM TRA VIÊM GAN SIÊU VI B

HBsAg 80.000
Anti HBs 90.000
Anti HBc 410.000

THEO DÕI VIÊM GAN SIÊU VI B

HBeAg 80.000
Anti HBe 80.000
DNA-HBV (định tính) 460.000
DNA-HBV (định lượng) 460.000

KIỂM TRA VIÊM GAN SIÊU VI C

Anti HCV 110.000
RNA-HCV (định tính) 520.000
RNA-HCV (định lượng) 520.000
Định tuýp HCV 800.000

KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN

SGOT, SGPT 40.000
GGT 35.000
BilirubinTT, GT 35.000
αFP 90.000

KIỂM TRA THẤP KHỚP

ASO 50.000
RF 50.000
CRP 60.000

KIỂM TRA VIÊM NHIỄM

Huyết đồ 60.000
VS 20.000
CRP 60.000

KIỂM TRA BỆNH XÃ HỘI

HBsAg 80.000
HIV 100.000
Giang mai 105.000

THEO DÕI NHIỄM HIV

HIV West Blot 880.000
CD4/CD8 300.000
HIV-RNA (định tính) 400.000
Định lượng HIV 600.000

2. Lịch làm việc của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

Tọa lạc tại 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 (góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

ĐT: 08. 3823 0352, phòng khám: 3820 7150

3. Xét nghiệm máu ở đâu tại TP HCM?

Bệnh viện hoà hảo TPhcm: 199 Nguyễn Duy Dương, 4, Quận 10 4 Quận 10 Hồ Chí Minh,
Viện Pasteur TpHCM: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Tp.HCM

Trung tâm Bionet: Tầng trệt, khu văn phòng VINAFOR, số 64 – Trương Định – Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

4. Xét nghiệm máu tại Hà Nội ở đâu chính xác cao nhất?

Nếu ở Hà Nội bạn có thể đến các địa bệnh viện, phòng khám sau:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Chi phí xét nghiệm dựa theo yêu cầu dịch vụ của người bệnh. Thông thường, xét nghiệm máu dao động trong khoảng 40.000đ – 90.000đ.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế VietSing: Pacific Place 83B Lý Thường Kiệt , Lý Thường Kiệt , Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Khoa Huyết Học Truyền Máu – Bệnh Viện Bạch Mai

Viện Huyết Học – Truyền Máu Trung Ương

You may also like

You cannot copy content of this page