Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅ Bảng dinh dưỡng cho bé ăn dặm cho bé từ 4 đến 12 tháng tuổi, 5 lưu ý khi cho trẻ tập ăn dặm

Bảng dinh dưỡng cho bé ăn dặm cho bé từ 4 đến 12 tháng tuổi, 5 lưu ý khi cho trẻ tập ăn dặm

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

I – Bảng dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo độ tuổi giai đoạn từng tháng

Chế độ ăn uống theo từng giai đoạn phát triển của bé trong năm đầu đời. Chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi. Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi.

Bảng dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo độ tuổi giai đoạn từng tháng

Bảng dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo độ tuổi giai đoạn từng tháng

Nếu như trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần được bú sữa là đã đủ chất dinh dưỡng và không cần ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả nước lọc thì khi bắt đầu bước vào khoảng cuối tháng thứ 5 và đầu tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho bé nữa, mà theo đó, bé cần được bổ sung chất từ thực phẩm.

Đó là lý do mẹ nên xem xét việc cho bé ăn dặm ở độ tuổi và kiến thức bảng dinh dưỡng cho bé ăn dặm trong giai đoạn này rất quan trọng. Massageishealthy giới thiệu cho bạn chế độ ăn uống cho bé thuộc 5 nhóm tuổi:

  • Từ sơ sinh đến 4 tháng
  • Từ 4-6 tháng tuổi
  • Từ 6-8 tháng tuổi
  • Từ 8-10 tháng tuổi
  • Từ 10-12 tháng tuổi.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

  • Bé ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ
  • Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, không từ chối thức ăn từ mẹ nữa
  • Bé sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì mẹ cho vào miệng
  • Bé có dấu hiệu thích dùng tay để nắm chặt thức ăn rồi cho vào miệng
  • Bé háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình

Với mỗi giai đoạn phát triển của bé từ sơ sinh đến 12 tháng, bạn có thể sử dụng hướng dẫn này để biết nên cho bé ăn gì, khối lượng thức ăn bao nhiêu. Nếu bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng được liệt kê cũng không cần lo lắng vì các thông tin chỉ là hướng dẫn cơ bản để tham khảo.

Trong giai đoạn cho bé tập ăn dặm, bạn có thể linh hoạt chứ không nên tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc. Nếu bạn muốn cho bé nếm đậu phụ ở 6 tháng tuổi, có thể thử mà không cần chờ tới 8 tháng như thông tin trong bài viết.

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Tuy nhiên, các mẹ được khuyến cáo là nên đợi bé được 1, thậm chí 3 tuổi trước khi cho bé thử các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như trứng, cá và đậu phộng.

Mặc dù chưa thể khẳng định việc trì hoãn này có thể ngăn ngừa được việc bé bị dị ứng thực phẩm, nhưng nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên bạn nên chờ đến khi bé lớn hơn, đặc biệt với các bé bị bệnh chàm hoặc gia đình có tiền sử với dị ứng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về dinh dưỡng nếu cần thiết.

1. Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng

  • Hành vi ăn: Bản năng sẽ khiến bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng.
  • Thức ăn cho bé: Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Lời khuyên: Đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên giai đoạn này bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.

2. Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi

Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột. Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc. Bạn có thể cho bé thử nghiệm thức ăn dặm nếu bé:

  • Có thể kiểm soát các cử động của đầu và cổ.
  • Có thể ngồi lên với sự giúp đỡ của người thân.
  • Có thể giả vờ nhai.
  • Tăng cân lên gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
  • Thể hiện sự thích thú với thức ăn.
  • Có thể ngậm một cái muỗng.
  • Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng.
  • Có thể đẩy lưỡi qua lại.
  • Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.
  • Mọc răng.

Thức ăn cho bé

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt.

Liều lượng mỗi ngày

  • Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Tăng thêm khẩu phần với 1 thìa thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày.
  • Nếu cho bé ăn ngũ cốc, từ từ cho ít sữa lại để tăng độ đặc.

Lời khuyên: Nếu lúc đầu bé không chịu ăn ngũ cốc, nên để một vài ngày rồi thử lại.

Còn gì tuyệt vời hơn khi mẹ được tự tay pha cho con một chén bột ăn dặm trong lần đầu tiên, nhất là khi cách chế biến lại không quá khó khăn và mất nhiều thời gian? Tuy nhiên, cũng chính vì đơn giản, nên rất nhiều mẹ đã lơ là mà không biết mình đã chế biến và bảo quản bột ngũ cốc sai cách

3. Giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi

Tương tự như khi bé 4-6 tháng.

Thức ăn cho bé

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch).
  • Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào).
  • Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang).
  • Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt heo, thịt bò).
  • Đậu phụ xay nhuyễn.
  • Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng..).

Liều lượng mỗi ngày

  • 3-9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần.
  • 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
  • 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.

Lời khuyên: Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không

Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào).

Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào).

Không còn xoay quanh 1-2 loại trái cây như giai đoạn “khởi động”, thực đơn trái cây cho bé ăn dặm trong giai đoạn 6-8 tháng đã được mở rộng với nhiều cách chế biến hấp dẫn hơn. Sự kết hợp tuyệt vời giữa hương thơm và vị ngon khó cưỡng của các loại trái cây chắc chắn sẽ mang đến sự thích thú cho…

4. Giai đoạn 8 – 10 tháng tuổi

Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc

  • Tương tự như khi bé 6-8 tháng.
  • Bé thích dùng tay bốc thức ăn.
  • Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.
  • Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.
  • Chuyển động hàm khi nhai.

Thức ăn cho bé

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
  • Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
  • Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
  • Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).

Liều lượng mỗi ngày

  • 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa .
  • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt.
  • 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
  • 1/4 đến 1/2 chén rau.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.

Lời khuyên: Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không. Có một điều thú vị là hầu hết các nhóc tỳ mới bắt đầu ăn dặm đều ưa thích vị ngọt. Chính vì vậy, trái cây là lựa chọn lý tưởng cho giai đoạn này

5. Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi

  • Tương tự như khi bé 8-10 tháng.
  • Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
  • Bé mọc răng.
  • Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi.

Thức ăn cho bé

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
  • Các loại ngũ cốc giàu sắt.
  • Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
  • Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
  • Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm).
  • Thực phẩm giàu chất đạm.
  • Thực phẩm cho bé ăn bốc.

Liều lượng mỗi ngày

  • 1/3 chén bơ sữa.
  • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
  • 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
  • 1/4 đến 1/2 chén rau.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.
1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.

1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.

Lời khuyên: Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.

6. Những lưu ý “sống còn” khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé

  • Cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau.
  • Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kĩ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.
  • Mẹ nên biết thức ăn nào phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối cấm. Nhất là đối với những bé có cha/ mẹ hay bị dị ứng thực phẩm.
  • Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, mẹ cần kĩ lưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm. Thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền nhuyễn.
  • Nên thay đổi thức ăn theo tuần cho bé để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để bé tập với những món ăn mới.
  • Cho bú và ăn dặm song hành với nhau vì thời điểm này bé vẫn cần phải có sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết.
  • Luôn ở bên cạnh bé khi bé ăn để kịp thời can thiệp nếu bé bị nghẹn

II – Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm các mẹ nên nắm rõ

Giai đoạn bé ăn dặm là thời điểm đòi hỏi sự kiên nhẫn và lưu ý rất nhiều từ bố mẹ. Đặc biệt, với các bà mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm trong bài viết này để có thể chăm sóc con yêu tốt nhất nhé!

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc sữa mẹ không đủ thỏa mãn cho bé nữa mà thay vào đó là những nhu cầu dinh dưỡng mới để đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của bé.

Đây cũng được xem là giai đoạn cực kỳ quan trọng, vậy nên việc bố mẹ tìm hiểu và nắm vững kiến thức dinh dưỡng kịp thời trong mỗi giai đoạn sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện hơn.

Nắm vững kiến thức khi cho bé tập ăn dặm giúp bé phát triển tốt và toàn diện hơn

Nắm vững kiến thức khi cho bé tập ăn dặm giúp bé phát triển tốt và toàn diện hơn

1. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm, độ tuổi

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn dặm là từ 4 – 6 tháng tuổi. Lúc này, chức năng tiêu hóa của ruột cũng như khả năng của thận ở trẻ đã khá hoàn thiện và sẵn sàng cho việc ăn các món ngon cho bé ngoài sữa.

Bên cạnh đó, cơ thể bé cũng có nhu cầu cần các chất khoáng như: sắt, kẽm… để có thể cho bé ăn dặm đúng thời điểm, mẹ nên theo dõi sát sao cân nặng, các biểu hiện khi ăn của bé như: cân nặng phát triển chậm hơn bình thường, bé hay nhìn và đòi ăn thức ăn của người lớn, thích thú với các món ăn mới…

2. Tạo thói quen cho bé ăn dặm từ từ

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ cần thật sự kiên nhẫn để tạo cho bé thói ăn uống đúng giờ. Không có một quy tắc nào để có thể cho bé ăn dặm nhanh chóng và dễ dàng nên tốt nhất là mẹ nên tập cho bé ăn từ từ, có thể bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong ngày, sau đó tăng dần lên hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày.

Mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ từ một cách kiên nhẫn

Mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ từ một cách kiên nhẫn

Mặc dù khi ăn dặm bé sẽ ít bú sữa hơn những tuyệt đối, sữa vẫn là một phần quan trọng trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé đủ ít nhất 12 tháng tuổi.

3. Theo dõi khả năng ăn dặm của bé

Khi mới tập ăn dặm, bạn nên bắt đầu từ các loại đồ ăn uống lỏng để bé có thể làm quen dần với thức ăn rắn. Tùy vào khả năng ăn của mỗi bé mà mẹ tăng dần lượng thức ăn, không ép bé ăn. Mẹ nên cho bé thử vài muỗng cà phê một hoặc hai lần mỗi ngày và tăng dần số lượng cho đến khi bé ăn ba bữa một ngày.

4. Chọn đồ ăn đầy đủ dưỡng chất và phù hợp với bé

Bữa ăn dặm của bé cần đảm bảo đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính là: tinh bột, chất đạm, rau củ quả, dầu động thực vật.

Những loại thực phẩm tốt cho bé tập ăn dặm

Những loại thực phẩm tốt cho bé tập ăn dặm

Thông thường, nhiều bà mẹ hay chọn các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon hoặc nghiền nát các loại trái cây như: chuối, xoài, bơ… Cho bữa ăn đầu tiên của bé là hợp lý. Tuy nhiên, với các loại rau củ, mẹ cũng nên nấu hay hấp chín rồi xay nhuyễn và có thể cho bé uống thêm nước ép trái cây.

5. Không kéo dài thời gian khi cho bé ăn dặm

Cho bé ăn trong thời gian quá lâu sẽ làm đồ ăn bị nguội, không ngon và khiến bé chán ăn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng điện thoại, ti vi… để dụ bé ăn vì sẽ làm bé mất tập trung, không chú ý và cảm nhận được bữa ăn. Thay vào đó, chỉ nên cho bé ăn khoảng 30 phút, nếu bé chưa ăn hết, bạn vẫn nên dọn đi luôn.

Không kéo dài thời gian khi cho bé ăn dặm

Không kéo dài thời gian khi cho bé ăn dặm

Thời điểm bé yêu tập ăn dặm rất quan trọng, không những để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà còn giúp bé làm quen với các món ăn, với thế giới ẩm thực phong phú đầy màu sắc.

Hi vọng những lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm trên đây đã giúp bạn có thêm những tham khảo bổ ích để chăm sóc bé yêu nhà mình.

Chúc các bé hay ăn chóng lớn và thật nhiều khỏe mạnh nhé.

2.5/5 - (8 bình chọn)

You may also like