8 sự khác nhau giữa bánh xèo miền Trung và miền Nam, khác biệt ra sao giữa 2 loại bánh xèo này

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

So sánh sự khác nhau giữa bánh xèo miền Nam, bánh xèo miền Trung

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Bánh xèo là món ăn cực kì quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, miền Nam và miền Trung có những cách làm khác nhau với hương vị mang đậm hương vị cũng như chất riêng của từng miền. Cùng tìm hiểu cách làm bánh xèo miền Nam và miền Trung cũng như sự khác biệt giữa trong món ăn giữa hai miền này.

8 sự khác nhau giữa bánh xèo miền Trung và miền Nam, khác biệt ra sao giữa 2 loại bánh xèo này

8 sự khác nhau giữa bánh xèo miền Trung và miền Nam, khác biệt ra sao giữa 2 loại bánh xèo này

Sở dĩ có tên bánh xèo là do khi đổ, bánh phát ra tiếng xèo xèo rất vui tai nên người ta đã lấy đặt tên cho món ăn. Bánh xèo miền Nam và miền Trung nhìn bên ngoài có vẻ hai loại bánh này đều giống nhau nhưng trên thực tế sự khác nhau giữa bánh xèo miền Trung và miền Nam khá khác nhau về bột làm, nguyên liệu cũng như hương vị.

Bánh xèo miền Trung

Bánh xèo miền Trung

Bánh xèo miền Trung

Bánh xèo miền Trung mang đậm hương vị biển với nguyên liệu chính dành cho phần nhân là hải sản tươi sống khiến những ai ăn vào đều mang một cảm giác miên man khó cưỡng lại.

– Phần bột của bánh được pha từ bột gạo là chính có cho vào một chút bột nghệ để tạo màu vàng đẹp cùng nước cốt dừa để bánh có vị beo béo, thơm lừng.

Phần bột của bánh được pha từ bột gạo

Phần bột của bánh được pha từ bột gạo

– Khác với miền Nam, người miền Trung đổ bánh xèo nhỏ hơn nhiều. Nếu bạn ăn một cái bánh xèo miền Nam là đã cảm thấy no thì với bánh xèo miền Trung bạn phải ăn từ 3 đến 4 cái mới có được cảm giác no.

– Cách đổ của bánh xèo miền Trung cũng không giống với miền khác, người dân nơi đây dùng khuôn để đổ bánh xèo. Những chiếc khuôn tròn nhỏ nhỏ được làm bằng gang rất chắc chắn, chỉ vừa đủ để bạn có thể đổ một cái bánh xèo khoảng tầm 15 đến 19 cm.

– Một điều làm nên độ ngon của bánh xèo miền Trung chính ở độ giòn rụm của bánh. Người đổ thường dùng khá nhiều dầu để bánh được giòn và cũng bởi vì kích thước bánh nhỏ nên mức độ bánh giòn rất nhanh, dễ dàng. Khi cuốn cùng bánh tráng càng tăng thêm độ ngon và không gây ngán cho người ăn.

Bánh xèo miền Trung khá giòn rụm

Bánh xèo miền Trung khá giòn rụm

– Thêm một lí do nữa khiến bánh xèo miền Trung được ưa thích vì nhân bánh là những con tôm to hay những con mực ống vừa vặn nằm đủ trong một cái bánh hoặc mực được cắt khoanh cho vào, kèm theo một chút giá để tăng hương vị và giảm độ ngán của bánh.

– Ngoài ra, nét đặc trưng của bánh xèo miền Trung còn là nước chấm, ngoài nước mắm chua ngọt ra thì người dân miền Trung còn đặc biệt ăn bánh xèo cùng với mắm nêm.

– Bánh xèo miền Trung hấp dẫn người ăn bởi hương vị đậm đà khi cuốn cùng bánh tráng, rau xanh các loại và nước chấm. Chỉ cần thưởng thức qua một lần là bạn sẽ nhớ mãi hương vị khó quên của món ăn.

Bánh xèo miền Nam

– Khác với bánh xèo miền Trung, người dân miền Nam dùng bột bánh xèo đã được pha sẵn, có bán ở khắp các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị rất dễ dàng để tìm mua. Với bột này, bạn không cần phải pha hỗn hợp gì nhiều và khá dễ dàng cho những ai lần đầu muốn đổ bánh xèo. Trong bột bánh còn có một ít hành lá để tạo màu sắc cũng như hương vị cho bánh.

Người dân miền Nam dùng bột bánh xèo đã được pha sẵn

Người dân miền Nam dùng bột bánh xèo đã được pha sẵn

– Một điểm khác biệt giữa bánh xèo miền Nam và miền Trung là miền Nam đổ bánh xèo trong chảo lớn chứ không dùng khuôn như bánh xèo miền Trung. Và điểm đặc trưng ở của bánh xèo Nam Bộ chính là độ lớn của nó. Bánh khá to với topping khá nhiều trong đó, bạn chỉ cần ăn một cái là đã có cảm giác no rồi đấy.

– Thưởng thức bánh xèo Nam Bộ bạn sẽ cảm nhận được bánh không giòn như bánh xèo miền Trung mà khá mềm, dai dai. Bánh chỉ giòn ở phần rìa khi vừa ra lò và bạn nên ăn ngay khi bánh còn nóng sẽ ngon hơn nếu để nguội.

Bánh xèo Nam bộ khá mềm, dai dai.

Bánh xèo Nam bộ khá mềm, dai dai.

– Nếu bánh xèo miền Trung dùng khá nhiều dầu thì bánh xèo miền Nam chỉ cần phết một ít dầu dính chảo hay dùng mỡ heo, rồi đổ bột vào tạo thành lớp vỏ bánh mỏng khắp chảo.

– Người dân miền Nam chỉ chấm bánh xèo với nước mắm chua ngọt hay cuốn cùng bánh tráng, rau sống các loại.

Bánh xèo miền Nam chỉ cần phết một ít dầu dính chảo

Bánh xèo miền Nam chỉ cần phết một ít dầu dính chảo

Cách làm 2 loại bánh xèo miền Trung và miền Nam thơm ngon giòn rụm

Cả bánh xèo miền Trung miền Nam đều mang trong mình vị ngon đặc trưng khác nhau của từng vùng và đều nhận được sự yêu thích của thực khách sau khi thưởng thức món ăn này. Thực ra cách làm bánh xèo hai miền đều khá dễ, bạn có thể tự làm tại nhà với công thức bánh xèo miền Trung và Nam Bộ sau đây.

Nguyên liệu làm bánh xèo miền Trung

  • 200g Bột gạo
  • 50ml Nước cốt dừa
  • 1/2 muỗng Muối
  • 1 muỗng Bột nghệ
  • 1 muỗng Mè trắng
  • 200g Tôm tươi
  • 200g Thịt ba chỉ
  • 200g Mực ống
  • 1 củ Hành tây
  • 100g Giá đỗ
  • 100g Hành lá
  • 1 chén Dầu ăn
  • 2 muỗng Nước mắm
  • 1 muỗng Đường trắng
  • 2 trái Ớt
  • 1 muỗng Nước cốt chanh

Cách làm bánh xèo miền Trung

Cách làm Bánh xèo miền Trung

Cách làm Bánh xèo miền Trung

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu phần nhân: mực rửa sạch nhiều lần với muối hột và nước rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn. Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ, rửa sạch (có thể cắt nhỏ hoặc để nguyên con đều được).

Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng, nhỏ. Hành tây cắt mỏng. Giá đỗ nhặt, rửa sạch. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Lần lượt xào chín sơ hành, mực, thịt ba chỉ.

Bước 2: Chuẩn bị bột đổ bánh – Hòa tan 200g bột gạo, 50ml nước cốt dừa, 1/2 muỗng muối, 1 muỗng bột nghệ, một chút mè trắng giã nhuyễn với 250ml nước lọc trong một âu lớn và khuấy đều.

Bạn chú ý khâu pha bột này không nên cho quá nhiều nước dừa hay nước lọc vì sẽ làm bột loãng khi đổ bánh không được giò ngon. Lượng bột cùng cần một lượng vừa đủ, bột nhiều quá hỗn hợp dễ bị cứng, vón cục, khó tráng thành bánh.

Bước 3: Làm nóng chảo với một lớp mỏng dầu ăn, múc hỗn hợp bột đã pha vào chảo khuôn gang và tráng đều. Lần lượt cho thịt ba chỉ, tôm, mực vào giữa lòng khuôn, để khoảng 30 giây rồi thêm một nhúm giá nhỏ, hành lá vào giữa, gấp bánh làm đôi, trở mặt 2 lần để bánh chín vàng và giòn đều 2 mặt. Gắp bánh để ra dĩa riêng.

Bước 4: Pha nước chấm bánh xèo ngon: cho 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường trắng, 1 muỗng nước cốt chanh, ớt bằm nhuyễn, 2 muỗng nước lọc rồi khuấy đều. Xếp bánh xèo, bánh tráng, rau sống và nước mắm chắm ra bàn rồi thưởng thức.

Nguyên liệu làm bánh xèo miền Nam

  • 500g Bột bánh xèo
  • 150g Bột chiên giòn
  • 1 bó Hành lá
  • 5 quả Trứng vịt
  • 500g Thịt ba chỉ
  • 500g Tôm tươi
  • 300g Giá đỗ
  • 1 lít Nước
  • 500ml Nước cốt dừa

Cách làm bánh xèo miền Nam

Bước 1: Thịt rửa sạch, cắt lát mỏng. Tôm cắt bỏ đầu, chân, rửa sạch để ráo nước. Xào xơ thịt và tôm cho gần chín. Đập 2 quả trứng vịt vào chén, đánh tan.

Bước 2: Cách pha bột bánh xèo ngon: hòa 500g bột bánh xèo, 150g bột chiên giòn, 1 lít nước sôi để nguội vào âu lớn, khuấy đều. Hành lá cắt khúc nhỏ rồi cho vào âu bột cùng 500ml nước cốt dừa, trứng vịt vào trộn đều.

Bước 3: Làm nóng chảo, dùng đũa gắp một cục mỡ cho vào chảo thoa đều hoặc có thể dùng một khúc cây chuối quết chút dầu phết khắp chảo để chống dính.

Sau đó cho thịt ba chỉ, tôm vào đảo sơ cho thơm. Múc một muỗng bột đổ vào chảo rồi đảo tráng đều khắp chảo. Thêm vào một chút giá rồi dùng nắp lớn đậy lại khoảng 2 đến 3 phút.

Bước 4: Mở nắp, gấp bánh xèo làm đôi và cho ra dĩa. Bày bánh xèo, rau sống, chén nước chấm, bánh tráng cuốn lại và thưởng thức.

Cách làm Bánh xèo miền Nam

Cách làm Bánh xèo miền Nam

Danh sách các địa điểm ăn bánh xèo miền Trung, miền Tây ngon tại TPHCM

Tới Sài Gòn nhất định phải thử bánh xèo Sài Thành, vậy các bạn đã biết top 5 quán bánh xèo ngon ở Sài Gòn chưa? Cùng tham quan top 5 quán bánh xèo được du khách 4 phương truyền tai nhau lời hẹn nhất định phải tới một lần nhé.

Bánh xèo là đặc sản của nước ta, bánh xèo miền Trung, bánh xèo miền Bắc đều có những hương vị đặc biệt riêng nhưng bánh xèo Sài Gòn vẫn luôn khiến người ta nhớ mãi không quên. Chiếc bánh dân dã được làm từ bột gạo tẻ, phần nhân gồm tôm, giá đỗ và thịt giản dị, dân dã nhưng lại được yêu thích đến lạ. Đến Sài Thành hoa lệ phải ăn bánh xèo ở nơi nào để thưởng thức được trọn vẹn hương vị?

Bánh xèo Mười Xiềm – Nguyễn Cư Trinh Quận 1

Bánh xèo Mười Xiềm có 2 cơ sở, 1 quán tọa lạc ở số nhà 190 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 6, quận 3. Cơ sở thứ 2 nằm ở số nhà 225 đường Nguyễn Trãi thuộc phường Nguyễn Cư Trinh tại Quận 1.

Bánh xèo Mười Xiềm là một trong những thương hiệu bánh xèo nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung, Mười Xiềm đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng tại các lễ hội ẩm thực. Điều đặc biệt tại bánh xèo Mười Xiềm là bánh xèo nấm – bánh xèo nấm bào ngư , bánh xèo nấm đông cô hay bánh xèo nấm kim châm. Bánh xèo nấm có hương vị rất lạ miệng và không bị ngán. Ngoài bánh xèo nấm, ở Mười Xiềm có những loại bánh xèo truyền thống cũng rất đáng thử.

Bánh xèo Bà Hai – Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận

Bánh xèo Bà Hai đa dạng từ bánh xèo chay cho đến bánh xèo mặn, thực đơn của quán cớ tới 14 loại bánh xèo khác nhau. Phần nhân của bánh xèo Bà Hai lúc nào cũng đầy đặn, gồm 4 đến 5 miếng thịt và 3 đến 4 con tôm sú. Chỉ cần ăn hai đến ba cái bánh xèo ở quán Bà Hai là đã đủ no bụng.

Bánh xèo Bà Hai có mức giá rất bình dân, chỉ 25.000Đ một chiếc. Vỏ bánh giòn, ít dầu mỡ cùng phần nhân đầy ụ khiến quán Bà Hai lúc nào cũng chật kín khách. Rau ăn kèm tại quán bà Hai đều sử dụng những loại rau rừng tươi sạch, ăn hết rau sống bạn có thể thoải mái xin thêm hoàn toàn miễn phí.

Quán bánh xèo Bà Hai nằm ở số nhà 64 đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.

Bánh xèo quán Ăn Là Ghiền – 4 cơ sở tại TPHCM

Bánh xèo tại quán Ăn Là Ghiền nổi tiếng với phần vỏ bánh giòn rụm, thơm mùi nước cốt dừa đặc trưng. Phần nhân bánh gồm có giá đỗ, tôm bóc nõn và thịt thái mỏng ăn cùng nước chấm chua cay bí truyền của quán.

Bánh xèo Ăn Là Ghiền có tới 4 cơ sở ở khắp Sài Gòn : cơ sở 1 tọa lạc lại 54 đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận. Cơ sở 2 tại số 100A đường Cao Thắng còn cơ sở 3 an vị tại số nhà 74 đường Sương Nguyệt ánh. Cơ sở 4 của quán rộng rãi tại số nhà 778 đường Điện Biên Phủ thuộc phường 10 quận 10.

Nhắc tới bánh xèo ngon ở Sài Gòn không thể không nhắc tới bánh xèo Ăn Là Ghiền. Nếu có dịp tới thăm thành phố mang tên Bác, các bạn hãy tranh thủ ghé quán để tìm hiểu lí do tại sao bánh xèo tại quán lại được yêu thích đến vậy nhé.

Bánh xèo lâu đời Ngọc Sơn – Ngô Quyền Quận 5

Bánh xèo Ngọc Sơn đã có mặt tại thành phố mang tên Bác hơn 20 năm, gần 2 thập kỷ nhưng bánh xèo Ngọc Sơn vẫn luôn có một lượng khách đông đảo. Trong nhân bánh của bánh xèo Ngọc Sơn quán có thêm một quả trứng gà non, giúp hương vị của bánh xèo càng thêm đậm đà.

Ngoài bánh xèo, tại quán còn bán rất nhiều món bánh đặc sản như bánh khọt, bánh cống hay súp cua, chả giò,…. Quán bánh xèo Ngọc Sơn có vị trí duy nhất ở số nhà 103 đường Ngô Quyền thuộc phường 11 quận 5. Dù quán bài trí đơn giản, bình dân nhưng hương vị của bánh xèo tại quán lại vô cùng đặc biệt.

Bánh xèo An Quán – Mạc Thị Bưởi Q1

Một trong những quán bánh xèo ngon ở Sài Gòn chính là An Quán. Bánh xèo An Quán nằm ngay tại quận 1 – một trong những quận sầm uất nhất Sài Thành hoa lệ, nhưng An Quán lại bài trí theo phong cách hoài cổ, đầy hoài niệm. An Quán – đúng như cái tên, mang tới cho khách hàng cảm giác bình yên, cảm giác về một ngày xưa cũ.

Bánh xèo tại An Quán là bánh xèo truyền thống, phần vỏ bánh dày kết hợp cùng nước chấm cay khiến thực khách nhớ mãi không quên.

Bánh xèo An Quán nằm tại số nhà 71/5 đường Mạc Thị Bưởi thuộc Quận 1. Nằm ở một trong những khu vực đắt đỏ nhất nhì Sài Gòn, nhưng bánh xèo An quán có mức giá khá bình dân : 35.000đ một chiếc bánh to được gấp lại theo hình bán nguyệt đẫy đà nhiều thịt và tôm.

Sài Gòn vốn nổi tiếng với nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, với hàng trăm món ăn vặt độc đáo. Bánh xèo Sài Gòn thơm ngon, hấp dẫn và có mức giá thành phải chăng là một điểm khiến người ta cứ nhớ thương không nỡ xa Sài Gòn. Bài viết đã liệt kê top 5 quán bánh xèo ngon ở Sài Gòn, nếu bạn có dịp ghé Sài Gòn hãy tranh thủ thưởng thức bánh xèo Sài Gòn nhé.

Qua bài viết so sánh trên, bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa bánh xèo miền Trung và bánh xèo miền Nam rồi. Chúc bạn thành công với cách làm bánh xèo hai miền Nam và Trung nhé!

4.2/5 - (4 bình chọn)

You may also like