Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửUng thư dạ dày Bệnh dạ dày có biến thành ung thư không, triệu chứng ung thư

Bệnh dạ dày có biến thành ung thư không, triệu chứng ung thư

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bệnh dạ dày có biến thành ung thư không? chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang phải trải qua các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh dạ dày có thể gây ung thư. Nhưng trường hợp nào có thể gây ung thư và cơ chế gây ung thư như thế nào thì mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. Bệnh dạ dày có biến thành ung thư không?

Bệnh dạ dày có biến thành ung thư không, triệu chứng ung thư là gì

Bệnh dạ dày có biến thành ung thư không, triệu chứng ung thư là gì

Hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày cũng như các loại ung thư khác là rất ít khi từ tổ chức bình thường trực tiếp phát sinh ra ung thư. Trước khi xuất hiện ung thư hóa, cần trải qua quá trình diễn biến tương đối dài gọi là thời kỳ tiền ung thư hóa dạ dày.

Thời kỳ tiền ung thư được chia thành trạng thái tiền ung thư và bệnh biến tiền ung thư. Trạng thái tiền ung thư là chỉ một số bệnh dạ dày gia tăng rõ nét có tính nguy hiểm đe dọa phát sinh ung thư dạ dày. Bệnh biến tiền ung thư là chỉ một loại biến đổi về tổ chức bệnh lý dễ phát sinh ung thư hóa.

Nói chung, viêm dạ dày phần nông mạn tính không thể phát sinh ung thư hóa. Còn bệnh viêm dạ dày teo đét mạn tính thì cực hiếm sẽ phát sinh ung thư hóa. Một thống kê nước ngoài cho thấy, đối với các bệnh nhân bị viêm dạ dày teo đét mạn tính độ tuổi 12-20 hoặc 22-26 tuổi phát hiện thấy tỉ lệ phát sinh ung thư hóa là 8-10%. Còn trong nước, đối với 1610 trường hợp, phát hiện tỷ lệ phát sinh ung thư hóa bình quân chỉ là 1,18%.

viêm dạ dày phần nông mạn tính không thể phát sinh ung thư hóa.

Viêm dạ dày phần nông mạn tính không thể phát sinh ung thư hóa.

Vậy, viêm dạ dày phần nông có thể biến thành viêm dạ dày teo đét không?

Mấy năm gần đây, các tư liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy chưa có chứng cứ phát hiện viêm dạ dày phần nông chuyển hóa thành viêm dạ dày teo đét. Vì vậy, đại đa số bệnh nhân viêm dạ dày cảm thấy yên tâm về điều đó.

Còn về bệnh loét tiêu hóa thì số ít loét dạ dày phát sinh ung thư hóa. Tỷ lệ ung thư hóa của người loét dạ dày từ 5 năm trở lên chỉ là 0,5-2%. Bệnh nhân loét tá tràng càng bất tất phải lo lắng, nói chung là không thể phát sinh ung thư hóa.

Viêm dạ dày teo đét biến thành ung thư dạ dày như thế nào?

Viêm dạ dày teo đét có 2 loại hình và chỉ có 1 loại hình có thể gây ung thư, gọi là viêm dạ dày teo đét đơn thuần.

Các nghiên cứu phát hiện 90% các trường hợp viêm dạ dày teo đét kèm theo hóa sinh thượng bì ruột (nghĩa là trong các tuyến dạ dày xuất hiện tràng tuyến của tiểu tràng hoặc đại tràng, sự tràng hóa càng nhiều thì mức độ viêm dạ dày teo đét càng nặng). Tình trạng hóa sinh thượng bì ruột sẽ khiến niêm mạc dạ dày biến dạng thành niêm mạc của cơ quan khác. Niêm mạc lạ này hay hấp thu chất béo mà trong chất béo hay hòa tan các chất làm ung thư hóa.

Viêm dạ dày teo đét biến thành ung thư dạ dày như thế nào?

Viêm dạ dày teo đét biến thành ung thư dạ dày như thế nào?

So với người bình thường, bệnh nhân viêm dạ dày teo đét có cơ hội ung thư hóa cao hơn 4-5 lần. Vì vậy, đối với bệnh nhân viêm dạ dày teo đét thì việc phát hiện sớm. điều trị sớm là điều quan trọng nhất.

Loét dạ dày ung thư hóa như thế nào?

Khi niêm mạc dạ dày phát sinh loét, bờ của vết loét dạ dày sẽ không ngừng phải gánh chịu thức ăn và axit mài mòn phá hoại, cho nên việc tiến hành chữa khỏi ở mức độ này khá khó.

Vì giống như một em bé được sinh ra ở một xã hội không tốt, hoàn cảnh gia đình kém sẽ không thể nào tránh khỏi sự mê hoặc và độc hại. Lúc này, niêm mạc dạ dày dễ tái sinh ra tế bào ấu trĩ. Những tế bào này dễ tiếp thu tác dụng của các nhân tố ung thư hóa từ đó phát sinh khuynh hướng ung thư hóa.

Loét dạ dày ung thư hóa như thế nào?

Loét dạ dày ung thư hóa như thế nào?

Đối với vết loét to có đường kính quá 2mm và vết loét đã có thời gian phát bệnh khá dài thì cơ hội ung thư hóa là rất lớn. Do đó, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe định kì, nếu cần thiết có thể tiến hành điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ và dự phòng sớm là cách tốt nhất để giúp bạn luôn khỏe mạnh và tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau!!!

II. Bạn biết gì về nguyên nhân gây ung thư dạ dày?

Nguyên nhân ung thư dạ dày vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng. Các chuyên gia đã đưa ra một số tác nhân gây bệnh Ung thư, nhưng không phải ai phải đối mặt với các tác nhân gây bệnh đó đều mang bệnh.

Do đó, có thể nói Ung thư gồm có Ung thư dạ dày không phải là kết quả của một yếu tố, mà là tổng hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả những nguyên nhân chúng ta chưa làm rõ.

Vi khuẩn Hp có phải là nguyên nhân Ung thư dạ dày không?

Cho tới nay, vi khuẩn Hp vẫn được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Nhưng sẽ có nhiều người đặt câu hỏi Tại sao có nhiều người tôi quen nhiễm Hp mà không thấy bị ung thư? Quả là như vậy, tỷ lệ người có Hp và chuyển hóa thành Ung thư dạ dày chỉ chiếm khoảng 1% số người có Hp.

Vi khuẩn Hp vẫn được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp nhóm tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày

Tuy nhiên có hai thực tế các nhà khoa học nhận thấy như sau: Thứ nhất, hầu hết (tới 80%) số ca Ung thư dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn Hp và có yếu tố viêm dạ dày mạn tính.

Thứ hai, nghiên cứu dịch tễ trên thế giới người ta cũng nhận thấy, ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm Hp cao thì tỷ lệ Ung thư dạ dày cũng cao tương ứng, đứng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam. Ngoài ra, cơ chế gây viêm dạ dày mạn tính của vi khuẩn Hp là rõ ràng và yếu tố viêm mạn tính tạo điều kiện thuận lợi để tiến triển thành ung thư cũng được rất nhiều công trình khoa học chứng minh là đúng đắn.

Chính vì vậy, có hai kết luận được đưa ra: Vi khuẩn Hp là tác nhân gây Ung thư dạ dày, và Ung thư dạ dày là kết quả tương tác của nhiều yếu tố khác nhau trong đó vi khuẩn Hp đóng vai trò quan trọng.

Các nguyên nhân Ung thư dạ dày

Rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho nguyên nhân Ung thư dạ dày, một số người tin rằng đó là do vi khuẩn Hp, một số thì cho rằng do yếu tố di truyền, do hóa chất, ô nhiễm môi trường, đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh….

Các nguyên nhân Ung thư dạ dày

Các nguyên nhân Ung thư dạ dày

Bằng việc loại trừ các yếu tố này, càng nhiều càng tốt, người ta tin rằng căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh, hoặc ít nhất cũng có thể giảm thiểu tới mức tối đa.

Các tác nhân và yếu tố nguy cơ Ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp: Một nghiên cứu theo dõi trong nhiều năm cho thấy việc loại trừ vi khuẩn Hp giúp giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày.

Gen di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, anh chị em ruột bị Ung thư dạ dày thì những thành viên còn lại cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn hẳn những người khác.

Biến chứng từ các bệnh khác liên quan tới dạ dày gây nên ví dụ như: viêm gan mạn tính, loét dạ dày tá tràng, suy gan, xơ gan… Chính vì vậy khi có bất kỳ bệnh gì, điều quan trọng là bạn cần điều trị triệt để.

Môi trường sống: có thể là môi trường sống bị ô nhiễm nặng, tiếp xúc với các hóa chất hay chất phóng xạ độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh Ung thư dạ dày.

Do ăn uống: ăn uống không hợp vệ sinh hoặc ăn nhiều thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao như đồ nướng, đồ chiên, rán… Ăn mặn thường xuyên làm tăng gấp đôi nguy cơ bị Ung thư dạ dày.

Do sinh hoạt không hợp lý: quá căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên trong công việc cuộc sống, thường xuyên thức đêm cũng là một trong những yếu tố gián tiếp gây nên bệnh ung thư dạ dày.

Do sinh hoạt không hợp lý

Do sinh hoạt không hợp lý

Sử dụng một số chất gây hại cho dạ dày: như cồn có trong rượu bia, thuốc lá… Các chất làm tiêu lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, chất cồn khi tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc dạ dày cũng có xu hướng là biến đổi các tế bào này và có thể dẫn tới Ung thư dạ dày.

Kiến Thức Bệnh mong rằng các thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Chúc các bạn có các biện pháp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Chủ đề: ung thư dạ dày có chữa được không, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối, triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu, dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng, điều trị ung thư dạ dày, ung thư dạ dày sống được bao lâu, nguyên nhân ung thư dạ dày, nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày.

You may also like

You cannot copy content of this page