Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Các món lẩu ngon ✅ 37 món lẩu đãi tiệc, đãi khách như tiệc cưới, tiệc tân gia, tiệc sinh nhật, đám giỗ đơn giản dễ nấu

37 món lẩu đãi tiệc, đãi khách như tiệc cưới, tiệc tân gia, tiệc sinh nhật, đám giỗ đơn giản dễ nấu

bởi Mâm Cơm Việt
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản và dễ làm tại nhà, thích hợp cho việc tổ chức tiệc cưới, tiệc tân gia, tiệc sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng, đãi tiệc đãi khách các dịp cuối tuần. Các món lẩu dùng trong bữa tiệc có thể là lẩu bò, lẩu vịt măng cay, lẩu mắm, lẩu nướng, lẩu chay, và món lẩu thái hải sản.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Gợi ý cho bạn các món lẩu đãi tiệc tại nhà ngon hấp dẫn

Lẩu luôn là món ăn hấp dẫn không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc và cũng là món yêu thích của đa số mọi người, từ trẻ con đến người lớn. Nguyên liệu đa dạng, thơm ngon, giàu dinh dưỡng kết hợp với cách thực hiện đơn giản là những ưu điểm khiến các món lẩu luôn có mặt trong các bữa tiệc dù lớn hay bé.

Và cũng có hàng ngàn công thức nấu lẩu thơm ngon đang đợi các chị em khám phá, còn hôm nay hãy cùng Massageishealthy tham khảo qua các món lẩu đãi tiệc cực ngon. Xem ngay nhé!

I. Danh sách 16 món lẩu dễ nấu đãi tiệc đãi khách dịp cuối tuần

STT Tên món lẩu
1 Lẩu riêu cua gà ta
2 Lẩu ếch nấu măng
3 Lẩu cua đồng
4 Lẩu Thái hải sản
5 Lẩu cá khoai
6 Lẩu ghẹ
7 Lẩu mắm cá lóc
8 Lẩu Tôm chua cay
9 Lẩu cá chép dưa cải chua
10 Lẩu cừu
11 Lẩu riêu cua bắp bò

1. Lẩu riêu cua gà ta đãi tiệc đơn giản

Món lẩu này tuy cách chế biến hơi mất một chút thời gian nhưng ăn rất ngon và đáng để bạn bỏ thời gian và công sức. Sự kết hợp riêu cua và gà ta trong nồi lẩu sẽ giúp cả nhà có một trải nghiệm hương vị mới mẻ, hấp dẫn.

Lẩu riêu cua gà ta đãi tiệc đơn giản

Lẩu riêu cua gà ta đãi tiệc đơn giản – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

2. Lẩu ếch nấu măng

Nước lẩu chua cay mặn ngọt rất là vừa miệng, thịt ếch xào săn rất đậm đà với từng miếng măng vàng giòn. Lẩu ếch vừa ngon lại dễ ăn nhất là dịp cuối tuần hay khi nhà có khách.

Chi phí để nấu lẩu ếch cũng không quá tốn kém đâu. Bạn cố gắng mua được ếch đồng, thịt ếch săn chắc và rất ngọt.

Lẩu ếch nấu măng

Lẩu ếch nấu măng – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

3. Lẩu cua đồng

Lẩu cua đồng được nhiều ưa thích vì vị chua thanh mát lại vẫn đậm đà, rất thích hợp cho những ngày trời se lạnh. Với cách làm lẩu cua đồng như thế này, cả nhà sẽ có một bữa ăn đầy hấp dẫn và thú vị.

Lẩu cua đồng

Lẩu cua đồng – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

4. Lẩu Thái hải sản

Đây là loại lẩu phổ biến nhất. Lẩu Thái với hương vị đặc trưng thơm – chua – cay có lẽ là một trong những món lẩu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.

Cách nấu lẩu thái không quá cầu kỳ, quan trọng nhất là phần chuẩn bị nước lẩu. Hải sản tươi, cho vào lẩu giúp tạo nên nước lẩu ngọt tự nhiên.

Lẩu Thái hải sản - Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

Lẩu Thái hải sản – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

5. Lẩu cá khoai

Lẩu cá khoai (cá cháo) thơm ngon từ thịt cá, mềm ngọt của nước lẩu kết hợp với rau củ vô cùng hấp dẫn. Người miền Nam còn gọi là lẩu ngọt, một trong những món lẩu được ưa chuộng trên các bữa ăn sum họp gia đình.

Lẩu cá khoai

Lẩu cá khoai – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

6. Lẩu ghẹ

Lẩu ghẹ ngọt nước, đậm đà, thơm ngon với thịt ghẹ mềm, bổ dưỡng. Cũng có thể cho thêm vào 1 vài loại như nghêu trắng, nhúng rau vớt ra ngay ăn khi giòn. Chẹp, nghĩ đến thịt ghẹ ngọt thôi đã thèm.

Lẩu ghẹ

Lẩu ghẹ – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

7. Lẩu mắm cá lóc

Lẩu mắm là món ruột của người miền Nam. Lẩu mắm đem lại ngoài sự ngon mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dưỡng chất dồi dào, các chất sinh năng lượng và các vitamin. Đặc trưng của lẩu mắm là nước lèo thơm cực.

Lẩu mắm cá lóc

Lẩu mắm cá lóc – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

II. Danh sách những món lẩu dễ làm phù hợp tiệc nhỏ gia đình, tiệc nhẹ cuối tuần

8. Lẩu Tôm chua cay

Lẩu Tôm chua cay là món ăn khá dễ làm nhưng đòi hỏi thời gian chế biến. Nước dùng đậm đà, có vị chua chua, cay cay, tôm ngọt nước.

Bạn hãy thêm một chút cay nếu nhà không có trẻ con ăn cùng, có một chút vị cay, xuýt xoa trong thời tiết lành lạnh ngon miệng hơn hẳn.

Lẩu Tôm chua cay

Lẩu Tôm chua cay – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

9. Lẩu cá chép dưa cải chua

Lẩu cá chép nghe cũng có vẻ hợp lý chứ nhỉ? Không cần cầu kỳ nhiều nguyên liệu, chỉ với cá chép và dưa cải chua là bạn đã có món lẩu ấm nóng cho cả nhà quây quần bên nhau.

Lẩu cá chép dưa cải chua

Lẩu cá chép dưa cải chua – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

10. Lẩu cừu

Đây có vẻ là món lạ lẫm với nhiều người, nhưng mang lại hương vị rất mới mẻ. Khám phá món lẩu cừu được nấu theo phong cách Mông Cổ với các loại gia vị đặc trưng và nước dùng thơm ngon nấu từ xương cừu nguyên chất rất ấn tượng.

Lẩu cừu

Lẩu cừu – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

11. Lẩu riêu cua bắp bò

Lẩu riêu cua bắp bò đậm đà, thơm lừng, ăn kèm với bún và rau thơm là món ăn thích hợp cho cả gia đình quây quần trong những ngày đông lạnh giá cuối năm nhé.

Lẩu riêu cua bắp bò

Lẩu riêu cua bắp bò – Danh sách các món lẩu đãi tiệc đơn giản: tiệc cưới, tiệc tân gia…

Nguyên liệu đa dạng, thơm ngon, giàu dinh dưỡng kết hợp với cách thực hiện đơn giản là những ưu điểm khiến lẩu luôn có mặt trong các bữa tiệc dù lớn hay bé.

Mời bạn xem thêm:

III. Cách nấu các món lẩu đơn giản các dịp tiệc tùng, đám giỗ, tiệc sinh nhật

Cách nấu lẩu món ăn ngon với sự đa dạng nguyên liệu và không quá phức tạp trong cách chế biến. Dùng những nguyên liệu khác nhau sẽ tạo thành món lẩu có tên khác nhau.

Có nhiều cách để nấu lẩu, trong đó có 5 cách nấu lẩu ngon đơn giản tại nhà rất được ưa chuộng là lẩu bò, lẩu vịt măng cay, lẩu mắm, lẩu nướng và lẩu chay… Mỗi món lẩu mang đến hương vị đặc trưng riêng với cách thưởng thức có phần khác nhau.

Thưởng thức các món lẩu thơm ngon bốc khói nghi ngút trong các bữa sum họp gia đình thì còn gì bằng.

Hương vị khác nhau của các loại nguyên liệu đem lại sự hấp dẫn đặc biệt cho các món lẩu. Lẩu cũng là món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, tốt cho sức khỏe.

Hãy cùng tìm hiểu 5 cách nấu món lẩu ngon đơn giản tại nhà để bạn không phải mất công chọn quán, đi xa mà vẫn có các món lẩu thơm ngon, bổ dưỡng có thể nấu thay đổi cho các món ngon đãi tiệc trong các bữa ăn, bữa tiệc gia đình nhé.

12. Lẩu bò

Lẩu bò là món lẩu được ưa chuộng bởi vị dai của thịt bò, vị ngọt của nước dùng và hương vị thơm ngon của các loại rau. Hãy cùng bắt tay làm món lẩu bò này nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món lẩu bò:

Thịt bò: gồm hai phần thịt

Phần thịt bò mềm: khoảng từ 0,5 – 0,7 kg. Nên chọn những phần thịt thăn, vai hoặc bắp bò. Phần thịt ở khu vực này sẽ khá mềm, thơm và ngọt. Tùy theo số lượng người ăn và khẩu phần mà bạn chuẩn bị lượng thịt cho cân đối.

Phần gân bò: khoảng 0,3-0,5 kg, có thể chọn nguyên gân không hoặc phần thịt nhiều gân. Gân bò khi nhúng lẩu sẽ có vị dai, giòn khá đặc trưng, tuy nhiên bạn cũng nên chọn những đoạn gân mềm, dễ thái, không nên chọn các phần gân quá dai.

Xương: Xương ninh dùng làm nước lẩu có thể là xương ống hoặc xương cục, sẽ cho nước dùng trong ngọt, chuẩn bị khoảng 0,5 kg.

Nấm: thường chọn nấm kim châm và nấm rơm

Các loại rau, củ bỏ vào nồi nước lẩu bò cho ngon, ngọt bao gồm: củ cải, khoai môn, sắn, quế hồi.

Các loại rau ăn lẩu: cải thảo, cải bắp, rau cần, rau muống, rau cải, xà lách…

Gia vị cần có: sa tế, hạt tiêu, mắm, đường, tỏi, ớt… Bạn có thể chọn Ớt sate Cholimex 150g có thành phần là ớt, dầu ăn, tỏi, sả, đường, muối ăn đem lại mùi vị cay nồng thơm ngon đặc trưng với sự tổng hòa của các gia vị.

Bún ăn kèm

Cách nấu lẩu bò ngon:

Bước 1: Ninh nước dùng: Cho phần xương đã rửa sạch vào trần sơ qua trong nước sôi khoảng 1 phút cho bớt bọt bẩn.

Tiếp đến, đem xương rửa sạch 1 lần nửa rồi chặt thành các miếng vừa phải. Cho xương vào ninh trong khoảng 2 – 3 tiếng.

Trong quá trình ninh, khi xương bắt đầu sôi, mở vung và vớt sạch bọt bẩn để nước xương được trong và ngon hơn. Khi đã ninh được 2/3 thời gian, cho củ cải, khoai môn đã gọt vỏ sạch và thái miếng vào ninh cùng.

Ướp thịt bò: Phần thịt nạc mềm bạn thái mỏng vừa ăn sau đó đem ướp với gừng, tỏi, tiêu, muối. Trộn đều cho thịt ngấm rồi để riêng ra một chiếc đĩa sạch.

Phần gân bò cũng đem rửa sạch rồi thái thành những đoạn mỏng, nhỏ dài cỡ 2 – 3 cm.

Không nên thái gân thành những đoạn lớn vì như vậy rất khó ăn. Sau khi thái xong, đem phần gân này đi ướp tương tự phần thịt.

Làm rau nhúng: Nấm kim châm, nấm rơm đem cắt chân rồi rửa sạch, đem nấm ngâm qua nước muối loãng trong khoảng từ 5 – 7 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Các loại rau khác loại bỏ phần lá úa đem rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng. Sau khi ngâm xong, vớt rau ra rổ và để ráo nước.

Bước 2: Làm nước nhúng lẩu: Đun nóng dầu, phi thơm hành, ớt, cà chua. Sau khi phi xong, bỏ vào một chút dầu điều để tạo màu đẹp mắt.

Đổ phần nước ninh xương vào chung với phần nguyên liệu vừa phi thơm. Đun sôi nước và nêm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đến, bạn bỏ lần lượt phần quế, hồi và các loại rau thơm vào và tiếp tục đun sôi.

Bước 3: Thưởng thức lẩu bò: Sau khi nước nhúng lẩu sôi, bạn dọn phần thịt bò và rau ra để thưởng thức. Bạn có thể bỏ thêm một số nguyên liệu khác như bắp ngọt, dứa vào nồi nước dùng cho bắt mắt.

Lẩu bò thích hợp cho những bữa tiệc quây quần hoặc trong những ngày đông, ngày tết lạnh. Bạn có thể dùng kèm với bún, mì để thưởng thức món lẩu bò thơm ngon.

Vị dai ngọt của thịt bò cùng với vị giòn của các loại rau kết hợp với hương vị độc đáo của các loại gia vị mang đến món lẩu bò hấp dẫn, tạo sự ấm cúng trong bữa ăn gia đình.

13. Lẩu vịt măng cay

Lẩu vịt măng cay là món ăn ngon hấp dẫn, nhất là những ngày mùa đông. Vị cay béo ngọt của nồi lẩu bốc khói nghi ngút mang lại cảm giác ấm áp, dễ chịu…

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món lẩu vịt măng cay:

  • 1 con vịt khoảng 1.5kg.
  • Măng chua: 500 gram
  • Dừa: 2 quả
  • Gừng, tỏi, hành
  • Đậu phụ: 6 miếng
  • Váng đậu: 1 túi
  • Gia vị: tiêu, muối, đường, bột ngọt, rượu trắng, ớt, sa tế
  • Rau ăn kèm: rau muống, cải thảo, nấm các loại

Chú ý khi chọn vịt, bạn nên chọn vịt không quá non, không quá già vì khi non quá thịt sẽ bị nhão, còn già thì sẽ rất dai.

Nên chọn vịt đực sẽ ngon hơn vịt cái, vịt ngon là những con ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Nếu mua vịt làm sẵn nên chọn những con da bụng dày, ấn vào da thấy độ đàn hồi tốt là vịt tươi.

Cách làm lẩu vịt măng cay:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Vịt mua về làm sạch. Bí quyết khử mùi hôi của vịt là xát vào vịt 1 bát rượu trắng, muối, và gừng rồi rửa lại thật sạch bằng nước lạnh.

Đậu phụ thái miếng vừa ăn. Các loại rau ăn kèm bao, nấm các loại rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Đợi vịt ráo nước, chặt vịt thành những miếng nhỏ và ướp cùng 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa tiêu, 1 thìa hành khô, 1 thìa gừng băm. Ướp trong khoảng 20 phút cho vịt ngấm gia vị.

Bước 3: Măng chua thái mỏng, luộc 2 lần cho ra hết vị hăng và để ráo nước. Tiếp đến, cho dầu ăn lên chảo, sau đó trút măng vào xào sơ, khâu này giúp măng được ngấm gia vị và khi ăn măng sẽ mềm hơn, không bị cứng.

Bước 4: Bắc nồi lẩu lên bếp, cho khoảng 1 muỗng dầu ăn, đợi dầu nóng cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó trút thịt vịt vào xào cho săn.

Bước 5: Khi thịt vịt đã săn, bạn cho sa tế vào (tùy khẩu vị nên cho ít hay nhiều). Tiếp đến bạn cho khoai môn và nấm hương vào xào, đảo đều tay để gia vị được thấm đều lên vịt.

Bước 6: Sau đó, đổ nước dừa xiêm và nước lạnh vào nồi đến khi thấy ngập mình vịt là được. Bật lửa to cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa đun trong khoảng 1 giờ đồng hồ để thịt vịt được mềm.

Bước 7: Khi thịt vịt đã chín mềm, nước dùng ngọt và đậm vị, bạn cho phần măng đã xào và phần đậu phụ thái nhỏ vào, thêm váng đậu vào và đặt lên bếp từ dùng nóng, nhúng lẩu cùng các loại rau nấm đã được rửa sạch.

Chan nước lẩu ăn với cơm hoặc bún, cảm nhận vị béo ngậy của vịt, vị ngon đậm đà của các loại rau ăn kèm…

14. Lẩu mắm miền Tây

Lẩu mắm là món ăn đặc sản của miền Tây sông nước. Đây là món lẩu thơm ngon với vị đậm đà làm từ các loại cá và rau đặc trưng của miền Tây.

Nguyên liệu làm lẩu mắm

  • Thịt ba chỉ: 500 gram
  • Cá hú: 1 con khoảng 700 gram
  • Tôm: 300 gram
  • Mực: 300 gram
  • Cá viên: 300 gram
  • Mắm linh: 50 gram
  • Mắm sặc: 50 gram
  • Cà tím: 200 gram
  • Ớt sừng: 5 trái
  • Thèo nèo: 100 gram
  • Cọng bông súng: 100 gram
  • Bạc hà: 100 gram
  • Rau đắng: 100 gram
  • Rau nhút: 200 gram
  • Bông bí đỏ:: 100 gram
  • Bắp chuối bào: 100 gram
  • Rau muống bào: 100 gram
  • Xương gà: 2 bộ
  • Nước mắm, tỏi xay, ớt bằm, sả bằm: mỗi thứ 1 muỗng cà phê
  • Bột ngọt, dầu ăn
  • Bún tươi: 1 kg
  • Bạn có thể thêm hoặc bớt các nguyên liệu tùy thích

Sơ chế nguyên liệu:

  • Rửa sạch thịt ba rọi, cắt miếng vừa ăn.
  • Rửa sạch tôm, để ráo.
  • Rửa sạch mực, cắt miếng vừa ăn, để ráo.
  • Làm sach cá, cắt khúc, để ráo.
  • Rạch đôi trái ớt, cho chả cá vào. Làm đến khi hết ớt. Phần cá còn lại, viên tròn.
  • Ngâm các loại rau với nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo.
  • Rửa sạch cà tím, cắt khúc.
  • Rửa sạch xương gà, trụng sơ qua nước sôi, để ráo, chặt miếng vừa.

Cách nấu lẩu mắm chuẩn miền Tây:

Hầm xương gà với khoảng 2 lít nước dùng khoảng 30 phút. Lọc nước hầm qua rây cho nước trong và để riêng.

Cho 200 ml nước dùng vào nồi, nấu sôi. Cho 2 loại mắm vào, để hỗn hợp nước dùng và mắm sôi 5 phút thì tắt bếp. Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần xương của mắm.

Phi thơm tỏi, cho phần nước lọc mắm vào, xào thơm. Lấy một chảo khác, phi thơm tỏi, sả, ớt. Cho thịt ba rọi vào, xào chín.

Lần lượt đổ hai hỗn hợp vừa xào vào nước dùng, nấu sôi. Nêm nếm vừa ăn.

Dọn nước lẩu và đĩa tôm, mực, cá, cá viên cùng rau sống. Khi ăn, lần lượt làm chín các thành phần trên bằng nước lẩu.

Bạn có thể thay nước hầm gà bằng nước dùng heo hay nước dừa tươi.

15. Lẩu nướng

Lẩu nướng là một món ăn khá mới mẻ, thay vì dùng nước như các món lẩu thường thấy, bạn chỉ cần chọn những thực phẩm tươi ngon, tẩm ướp gia vị khéo léo cho vừa miệng rồi cho lên chảo gang nướng là đã có món lẩu nướng vô cùng hấp dẫn.

Nguyên liệu làm lẩu nướng:

  • Thịt ba chỉ, sườn thăn non
  • Lòng non, dạ dày
  • Thịt bò
  • Các loại hải sản như tôm, mực, trứng, ngao, sò
  • Nấm sò, nấm kim châm
  • Các loại rau củ nướng kèm: bí đỏ, hành tây, cà chua, đậu bắp, bắp non…
  • Gia vị: xì dầu (nước tương), gia vị chanh ớt.
  • Rau thơm, dưa chuột để ăn kèm. Đồ nướng có thể ăn cùng với bánh mỳ.
  • Chảo gang, bếp cồn hoặc bếp ga. Bạn có thể dùng vỉ nướng nướng trên bếp than hoa.

Cách làm lẩu nướng

Bước 1: Thịt ba chỉ làm sạch, cho vào ngăn đá khoảng 20 phút lấy ra thái lát mỏng vừa phải chừng 3x5cm đem ướp với sốt BBQ, Ketchup (sốt cà chua), hành, tỏi khô và sả băm nhỏ cùng với một chút đường.

Bước 2: Sườn thăn chặt miếng ngắn từng rẻ một, ướp tương tự như thịt. Có thể hấp sườn cho chín rồi mới ướp để khi nướng nhanh chín hơn.

Bước 3: Thịt bò mua phần thịt vai hoặc mông mềm, thái to bản, dần qua cho mềm rồi ướp với dầu hào, chút đường, mật ong cùng với tỏi, sả băm nhỏ.

Bước 4: Các nguyên liệu trên nên ướp tối thiểu 1 giờ trước khi ăn, lâu hơn có thể ướp và bảo quản trong ngăm mát tủ lạnh từ 4-8 tiếng, như vậy các nguyên liệu sẽ ngấm gia vị và mềm hơn.

Bước 5: Hải sản rửa sạch để ráo nước. Các loại củ quả gọt vỏ, rửa sạch thái miếng mỏng. Nấm cắt bỏ gốc, rửa bằng nướng muối loãng vớt ra để ráo.

Bước 6: Bày tất cả các nguyên liệu trên ra đĩa.

Bước 7: Đặt chảo gang lên bếp cồn đun thật nóng, cho vào một thìa dầu ăn, một muỗng bơ nhỏ đun cho nóng chảy. Lần lượt cho các nguyên liệu vào phủ kín mặt chảo để nướng.

Lật qua lật lại khoảng vài ba phút là đã có mẻ nướng thơm nức ăn kèm với dưa chuột chẻ và bánh mỳ nướng giòn.

Gia vị để chấm lẩu nướng có thể là nước tương, gia vị chanh ớt hoặc sốt mayonnaise, ketchup.

Những ngày trời se lạnh, được ngồi quây quần cùng gia đình hay bạn bè thân thiết lai rai những món nướng thì không còn gì ấm cúng và vui vẻ hơn.

16. Lẩu chay

Lẩu chay là món ăn thanh tao được dùng trong những ngày rằm. Với những nguyên liệu tươi xanh từ các loại nấm, rau, củ, đậu phụ, lẩu chay mang đến hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao.

Nguyên liệu làm món lẩu chay:

  • 1 bó rau mồng tơi
  • 1 củ cà rốt
  • 2 bìa đậu phụ non
  • 100g nấm đùi gà
  • 100g nấm kim châm
  • 100g nấm bào ngư
  • 100g nấm rơm
  • Củ cải , su hào, su su mỗi loại 1 củ
  • 1 quả cà chua

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế: Rửa sạch các loại nấm rồi để ráo. Nấm đùi gà có thể cắt sợi hoặc cắt miếng, cà rốt thái miếng mỏng vừa ăn. Rửa sạch rau mùng tơi rồi để ráo nước.

Su su, củ cải, su hào rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn. Có thể thay bằng khoai tây, cà rốt đều rất ngon. Cà chua rửa sạch, thái miếng

Bước 2: Chế biến:

– Cho dầu vào chảo đun sôi, tiếp đó cho cà chua vào phi nát, rồi cho nước vào đun sôi, thêm mắm muối gia vị cho vừa miệng rồi cho các loại củ quả vào. Khi nào nước dùng sôi, bạn vớt củ quả ra để không bị nát.

– Đặt nồi nước dùng lên bếp lẩu rồi cho thêm đậu phụ cắt miếng vào là dùng được. Trong quá trình ăn, bạn cho các loại rau củ quả cùng các loại nấm vào.

Với lẩu chay, bạn có thể ăn kèm cùng, bún, mì hay cơm đều rất ngon. Để cho món lẩu chay thêm đậm vị, bạn có thể sử dụng thêm xì dầu như Xì Dầu Đặc Biệt Lee Kum Kee 500ml có hương vị thơm ngon từ đầu nành, màu nâu sánh đặc trưng cho món ăn thêm hấp dẫn.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu 5 cách nấu các món lẩu ngon đơn giản tại nhà. Với các nguyên liệu và công thức khác nhau, chúng ta sẽ làm nên những món lẩu có hương vị khác nhau.

Bạn hãy thử làm các món lẩu ngon này để đổi bữa cho các bữa ăn gia đình nhé. Chúc bạn thành công và ngon miệng!

IV. Bonus thêm về món lẩu Thái hải sản

Lẩu Thái hay được gọi đơn giản là lẩu (tiếng Thái: สุกี้ยากี้ hay สุกี้, phát âm: suki) ở Thái Lan, là một biến thể của món lẩu ở Thái Lan và cũng là một trong những đặc sản và là món ăn truyền thống của xứ này.

Lẩu Thái về cơ bản là một món ăn nóng, thực khách nhúng thịt, hải sản, mì và rau (hợp vị là rau rút) vào nồi nước dùng nấu ăn tại bàn và nhúng nó một hỗn hợp trước trước khi ăn.

Hương vị chủ đạo của lẩu Thái là chua và cay. Đây là hương vị rất đặc trưng của lẩu Thái ít bị lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi hương thơm của riềng, sả cùng lá chanh Thái, nhất là độ cay nồng của ớt.

Cách nấu lẩu Thái chay chua cay với nấm rơm, nấm bào ngư

Cách nấu lẩu Thái chay chua cay với nấm rơm, nấm bào ngư

Tổng quan

Lẩu Thái là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Thái Lan. Hương vị của lẩu Thái không chỉ nổi tiếng ở Thái Lan mà cũng đã thịnh hành ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Món ăn này có điểm chung với món lẩu Nhật Bản (sukiyaki), shabu shabu và món lẩu Trung Quốc.

Món lẩu Thái là biến thể nâng cấp từ món canh chua Thái (Tom yung) có tham khảo lẩu Trung Quốc trong nhà hàng phục vụ khách hàng và cộng đồng người Hoa tại Thái Lan, sau đó dần phát triển ra thế giới.

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản, cùng với các gia vị của món lẩu, hương vị lẩu Thái còn đặc trưng bởi hương rất thơm của gừng, vị nồng của lá chanh Thái và không thể thiếu vị cay của ớt.

Nước lẩu Thái là sự kết hợp của nhiều hương vị, vị chua đặc trưng của lẩu, vị ngọt từ nước hầm, một chút cay của gừng, ớt, vị nồng của tiêu, vị ngọt thơm và chua chua của nước lẩu ăn kèm bún, rau muống và bắp chuối tạo nên một bữa ăn ngon miệng.

Lẩu Thái được chế biến công phu, trình bày đẹp mắt trong những dụng cụ mang đậm phong cách của người Thái.

Các nguyên liệu thường thấy trong món lẩu Thái gồm có thịt bò, thịt heo, rau muống, cần tàu, cải thảo, cà rốt, nấm tuyết, nấm mèo, bắp non… và tôm, mực ngoài ra còn có thể có cải bó xôi, rau cần tây, nấm đông cô, đậu hũ hoặc cá điêu hồng, chả cá, thịt gà, sò điệp, mực nhồi thịt, bánh xếp nhân tôm, tim và cật heo.

Cách nấu lẩu Thái chay ngon, chua cay đơn giản tại nhà

Cách nấu lẩu Thái chay ngon, chua cay đơn giản tại nhà

Ngoài ra, muốn ăn lẩu cay bao nhiêu, khách có thể tự bỏ thêm tương ớt vào chén bấy nhiêu. Muốn ăn món gì, có thể thêm món nấy để cho vào lẩu.

Hãy lựa chọn trong số các món lẩu đãi tiệc hấp dẫn trên để chiêu đãi gia đình và những người thân yêu của mình bạn nhé! Chúc bạn thành công!

10 món lẩu Việt Nam ngon mùa hè đãi tiệc, đãi khách cuối tuần dễ nấu tại nhà

Danh sách các món lẩu ngon đãi tiệc, đãi khách cuối tuần dễ làm tại nhà như lẩu riêu cua gà ta, lẩu ếch nấu măng, lẩu tôm chua cay, lẩu cá khoai, lẩu ghẹ, lẩu cá trắm, lẩu thái hải sản, lẩu riêu cua bắp bò, lẩu cá chép dưa cải chua, lẩu mắm cá lóc.

Cuối năm là dịp để mọi người trong gia đinh đoàn tụ sum vầy bên nhau, cùng ăn uống trò chuyện kể cho nhau nghe về những chuyện đã xảy ra một năm đã qua. Tầm tháng 11 đến hết tháng 1 dương lịch cũng là dịp thời tiết vào mùa se lạnh, những món lẩu luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các gia đình trong các dịp tiệc tùng gia đình.

Vừa quay quần bên nồi lẩu nóng hổi, vừa ăn vừa trò chuyện, cảm giác thật ấm áp tình cảm gia đình. Điều đó làm gắn kết thêm tình cảm gia đình, những đứa con xa quê được đoàn tụ bên mâm cơm gia đình, hạnh phúc còn gì bằng.

Các món lẩu ngon đãi tiệc, đãi khách cuối tuần dễ làm tại nhà

Các món lẩu ngon đãi tiệc, đãi khách cuối tuần dễ làm tại nhà

Và sau đây chúng tôi sẽ đánh giá và xếp hạng cho các bạn một số món đãi tiệc ngon thích hợp cho thời tiết se lạnh này. Hãy cùng tham khảo và nấu cho gia đình mình nhé, hạnh phúc lắm đấy.

1. Lẩu riêu cua gà ta: đánh giá (3.5/5)

Lẩu riêu cua gà ta: đánh giá (3.5/5)

Lẩu riêu cua gà ta: đánh giá (3.5/5)

Món lẩu này tuy cách chế biến hơi mất một chút thời gian nhưng ăn rất ngon và đáng để bạn bỏ thời gian và công sức. Lẩu riêu cua gà đặc biệt chính là “sự kết hợp mới lạ cho món lẩu riêu cua và lẩu gà quen thuộc”.

Sự kết hợp này trong nồi lẩu sẽ giúp cả nhà có một trải nghiệm hương vị mới mẻ, tuyệt vời và hấp dẫn hơn cả. Nồi lẩu đặc biệt nửa lạ nửa quen này chỉ cần vừa nhìn thấy thôi là đã thu hút bạn bởi những “mảng” riêu cua đồng nổi lên hấp dẫn, nhìn rất đẹp mắt làm sao.

2. Lẩu ếch nấu măng: đánh giá (4/5)

Lẩu ếch nấu măng: đánh giá (4/5)

Lẩu ếch nấu măng: đánh giá (4/5)

Thực ra, để làm một nồi lẩu ếch tại nhà thì cũng không quá khó khăn nhưng để nồi lẩu ếch ấy được đậm đà hương vị, chuẩn vị thì cũng cần đến những tuyệt chiêu nho nhỏ mà chúng tôi sẽ chia sẻ. Nước lẩu chua cay mặn ngọt rất là vừa miệng với mỗi người, thịt ếch xào săn rất đậm đà với từng miếng măng vàng giòn.

Lẩu ếch vừa ngon lại dễ ăn nhất là dịp cuối năm khi gia đình quay quần bên nhau hay khi nhà có khách. Ở quê thì ếch đồng rất dễ kiếm được phải không nào, chỉ cần chọn những con ếch có thịt săn chắc thì sẽ cho ra được nồi nẩu như mong muốn thôi.

3. Lẩu Tôm chua cay: đánh giá (5/5)

Lẩu Tôm chua cay: đánh giá (5/5)

Lẩu Tôm chua cay: đánh giá (5/5)

Tiết trời đông se lạnh là thời điểm cho các món lẩu lên ngôi. Lẩu Tôm chua cay là món ăn khá dễ làm, nhưng đòi hỏi phải kiên nhẫn vì thời gian chế biến khá lâu. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả nhà cùng quây quần bên nhau và thưởng thức món lẩu này chứ.

Nước dùng đậm đà, có vị chua, vị ngọt từ tôm, một chút vị cay, xuýt xoa trong thời tiết lành lạnh ngon miệng hơn hẳn.

4. Lẩu cá khoai: đánh giá (3/5)

Lẩu cá khoai: đánh giá (3/5)

Lẩu cá khoai: đánh giá (3/5)

Lẩu cá khoai thơm ngon từ thịt cá, mềm ngọt của nước lẩu kết hợp với rau củ vô cùng hấp dẫn. Người miền Nam còn gọi là lẩu ngọt, một trong những món lẩu được ưa chuộng trên các bữa ăn sum họp gia đình.

Cá khoai con hơi nhỏ và nhiều xương, nên nếu bạn nào không thích ăn cá có nhiều xương thì đây là một lựa chọn không tốt tẹo nào!

5. Lẩu ghẹ: đánh giá (2.5/5)

Lẩu ghẹ: đánh giá (2.5/5)

Lẩu ghẹ: đánh giá (2.5/5)

Vào thời tiết này, ghẹ chưa thực sự ngon và thường hay bị ốp, tầm tháng ba dương lịch ghẹ sẽ ngon hơn. Lẩu ghẹ ngọt nước, đậm đà, thơm ngon với thịt ghẹ mềm, bổ dưỡng.

Để món lẩu thêm hương vị, các bạn cũng có thể cho thêm vào 1 vài loại hải sản khác như nghêu trắng, 1 vài con tôm với ít nhúng rau vớt ra ngay ăn khi giòn. Chẹp chẹp, nghĩ đến thịt ghẹ ngọt thôi đã thèm lắm rồi.

6. Lẩu cá trắm: đánh giá (5/5)

Lẩu cá trắm: đánh giá (5/5)

Lẩu cá trắm: đánh giá (5/5)

Vào những tháng đông lạnh như thế này, thì cá trắm vô cùng chắc thịt và ngon không thua gì thịt gà. Lâu lâu thay đổi khẩu vị những món lẩu bằng cách thay hải sản, thịt, cua bằng món lẩu cá trắm chua chua, ngọt ngọt, nước lẩu đậm đà cùng thịt cá trắm béo ngậy ngon ngon, rau cải giòn tươi chín tới.

Xì xụp thưởng thức nồi lẩu ngon nghi ngút khói thì thật là tuyệt vời! Đặc biệt cá trắm đen có thể chữa bệnh nữa đấy các bạn, món lẩu dinh dưỡng cho sức khỏe, nhắc đến là muốn nấu liền thôi.

7. Lẩu Thái hải sản: đánh giá (5/5)

Lẩu Thái hải sản: đánh giá (5/5)

Lẩu Thái hải sản: đánh giá (5/5)

Lẩu Thái với hương vị đặc trưng có lẽ là một trong những món lẩu quen thuộc được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Khói bay lên một mùi thơm đặc biệt kết hợp vị chua, vị cay thì món lẩu này hầu như ai cũng từng thưởng thức qua rồi phải không nhỉ?

Cách nấu lẩu thái hải sản không quá cầu kỳ, quan trọng nhất là phần chuẩn bị nước lẩu. Hải sản mua phải thật tươi, cho vào giúp tạo nên nước lẩu ngọt một cách tự nhiên.

8. Lẩu riêu cua bắp bò: đánh giá (4/5)

Lẩu riêu cua bắp bò: đánh giá (4/5)

Lẩu riêu cua bắp bò: đánh giá (4/5)

Lẩu riêu cua bắp bò đậm đà hương vị, thơm lừng, ăn kèm với bún và rau thơm là món ăn tuyệt vời nhất cho cả gia đình. Vừa thưởng thức bên nồi lẩu nóng hổi, vừa nói chuyện tâm sự thì ngày đông lạnh giá cũng trở nên ấm áp thôi nè.

9. Lẩu cá chép dưa cải chua: đánh giá (5/5)

Lẩu cá chép dưa cải chua: đánh giá (5/5)

Lẩu cá chép dưa cải chua: đánh giá (5/5)

Lẩu cá chép nghe lạ không các bạn, nhưng cũng có vẻ hợp lý chứ nhỉ? Không cần cầu kỳ nhiều nguyên liệu như những món lẩu khác, chỉ với cá chép và dưa cải chua là bạn đã có món lẩu ấm nóng cho cả nhà quây quần bên nhau.

10. Lẩu mắm cá lóc: đánh giá (2/5)

Lẩu mắm cá lóc: đánh giá (2/5)

Lẩu mắm cá lóc: đánh giá (2/5)

Lẩu mắm là món ruột của người miền Nam, đối với những bạn không ngửi được mùi mắm thì mình khuyên là không nên thử. Nhưng nếu ăn rồi các bạn sẽ ghiền như được ăn sầu riêng luôn đó!

Đến với miền Nam các bạn thử thưởng thức món lẩu mắm cá lóc này để cảm nhận được cái hương vị lạ lùng của nó rồi nấu cho cả nhà mình dịp cuối năm, thích thật đấy. Đặc trưng của món lẩu mắm này là nước lèo thơm cực kỳ nha.

Chúc các bạn chọn cho mình được một món lẩu phù hợp với buổi tiệc gia đình mình nhé.

You may also like

You cannot copy content of this page