Cách làm dầu dừa dưỡng da, dưỡng tóc tại nhà
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Những cách làm dầu dừa tại nhà cực nhanh (nóng + lạnh) bằng nồi cơm điện, hoặc nhanh nhất không cần máy xay giúp bạn có dầu dừa dưỡng da mặt, dưỡng tóc, dưỡng mi, dưỡng môi hiệu quả rất đơn giản. Cùng Massageishealthy điểm qua những cách làm dầu dừa nhanh và hiệu quả nhất nhé.
Table of Contents
Cách làm dầu dừa như thế nào đơn giản và nhanh nhất tại nhà?
Dầu dừa hay tinh dầu dừa là gì? Cách làm dầu dừa nguyên chất thế nào? Dầu dừa chính là một loại dung dịch lỏng được chiết xuất từ quả dừa tươi hoặc khô. Dầu dừa nguyên chất rất có tác dụng đối với sức khỏe và có giá trị cao trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ.
Gần đây, dầu dừa ngày càng được sử dụng thịnh hành trên thế giới. Dầu dừa làm cân bằng lượng đường trong máu, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất, v,v…..
Có thể thấy, tác dụng mà dầu dừa mang lại là rất lớn. Dầu dừa nguyên chất được sử dụng khá rộng rãi từ rất lâu trong ẩm thực và bên cạnh đó nó còn được xem là một trong nhiều loại thần dược làm đẹp da của các chị em phụ nữ.
Cách làm dầu dừa nguyên chất khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách nấu dầu dừa tại nhà với những nguyên liệu dễ kiếm được ngoài chợ hoặc siêu thị. Có nhiều cách nấu dầu dừa khác nhau và trong đó phổ biến là phương pháp làm dầu dừa nóng và lạnh.
Dưới đây Massageishealthy – Mẹo vặt, làm đẹp, sức khỏe đời sống – xin chia sẻ đến các bạn chi tiết cách làm dầu dừa tại nhà rất đơn giản cho các bạn nhé.
Hướng dẫn mua dừa làm dầu dừa
Tinh dầu dừa rất dễ để tinh chế, tuy nhiên chị em cũng nên lưu ý một số điều rất nhỏ để có thể có được những hũ dầu chất lượng nhất.
Dù làm dầu dừa bằng cách nào đi nữa như bằng nồi cơm điện, bằng chảo hay thực hiện cách làm dầu dừa không cần máy xay thì vẫn phải chú ý đến việc lựa chọn được những trái dừa đảm bảo nhất.
Nếu như bạn lựa chọn trái dừa quá non sẽ không cho lượng cùi dừa chất lượng, có nhiều dầu , do vậy để có thể có được một lượng dầu lớn sau khi tinh chế chị em nên lựa chọn những trái dừa có phần cùi dày, trái dừa già.
Thường thì dừa càng già sẽ cho càng nhiều dầu => hãy nói với người bán chọn cho mình trái dừa thật già.
Nếu chỗ chợ của các chị không bán dừa nạo dạng sợi mảnh mà bán theo từng miếng cơm dừa to cỡ 1/2 bàn tay thì sau khi mua về nên cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Nên dùng một cái khăn xô, khăn vải mùng hoặc khăn sữa em bé để vắt, hiệu quả hơn là vắt dùng tay trần nhé.
I – Cách làm tinh dầu dừa nóng, lạnh cực nhanh tại nhà
Nguyên liệu làm dầu dừa nguyên chất gồm
- Dừa già : 1 trái ( càng già càng tốt)
- 1 ca nước sạch ( có thể là nước nóng hoặc lạnh tùy theo việc làm dầu dừa nóng hay dầu dừa lạnh)
A: Làm dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp nóng
Bước 1: Sơ chế dừa để lấy cùi dừa
– Bạn bổ đôi quả dừa sau đó lấy phần cùi dừa và nạo nhuyễn hoặc nạo thành những sợi nhỏ vụn (cơm dừa như hình). Sau đó cho vào máy xay với ít nước nóng .
– Lưu ý : Việc nạo thành cơm dừa trước khi xay, mình thấy 1 số bạn có hỏi tại sao k thể xay vụn dừa được bằng máy xay, tìm hiểu ra mới biết là các bạn đang để cả miếng dừa to hoặc thái quá to – như kiểu rang thịt.
Bước 2: Thực hiện làm dầu dừa nguyên chất:
– Bạn đặt 1 nồi nước sạch lên bếp để đun sôi rồi tắt bếp đi, sau đó để bớt nóng bỏ bớt nước ra bát bên ngoài. Đặt phần cơm dừa xay ở bước 1 vào chung với nước nóng trong nồi.
– Lưu ý: Khi đổ nước trở lại vào nồi cùng với cơm dừa bạn chỉ cần để nước vừa đủ sấp với dừa là được (không để quá nhiều) sau đó tiếp tục đun sôi nhỏ lửa trong vòng 15 phút rồi tắt bếp đi.
Bước 3: Xay dừa
– Xay lại phần dừa vừa nấu ở bước 2 bằng cách cho toàn bộ nồi dừa vừa đun (đã để nguội) vào trong máy xay sinh tốt xay thật nhuyễn cho đến khi hỗn hợp trở lên thật sánh và mịn.
– Sau đó vắt lấy nước cốt dừa bằng cách cho hỗn hợp dừa xay mịn vào vải xô hoặc dụng cụ màng lọc để vắt lấy nước (tốt nhất là bạn sử dụng vải xô để vắt thật mạnh) cho ra bát.
Bước 4: Nấu dầu dừa nguyên chất
– Bạn cho nước dừa vắt được ở trên lên bếp đun sôi nhỏ lửa. Trong quá trình nấu nước cốt dừa bạn sẽ thấy phần cơm dừa dần dần tách khỏi dầu dừa và đứng xuống đáy nồi.
Lưu ý phần cơm dừa sẽ đọng dần xuống đáy nồi do đó bạn cần ngoáy thường xuyên để tránh bị khê hoặc cháy.
– Cuối cùng sau khi phần cơm dừa ngả toàn bộ sang màu nâu sẫm bạn có thể lọc chắt dần dầu dừa nguyên chất ra khỏi nồi cho vào lọ để nguội rồi đậy kín nắp và dùng dần .
Vậy là bạn đã thu được một lượng dầu dừa nguyên chất từ quá trình thực hiện cách nấu dầu dừa ở trên.
Ưu điểm:
- Giúp dầu không đổ mùi hôi nhờ diệt được vi khuẩn
- Thời gian sử dụng có thể kéo dài đến 2 năm mà không sợ hỏng
Nhược điểm:
- Do đun lâu, nhiệt độ cao có thể làm hao hụt một phần nhỏ dưỡng chất trong tinh dầu.
- Không tiết kiệm nhiên liệu.
B: Cách làm dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp lạnh
Nguyên liệu làm dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp lạnh tương tự như với cách làm ở trên chỉ khác là ta sẽ không sử dụng nước đun sôi để thực hiện.
– Bước 1: Bạn sơ chế dừa và cạo sạch vỏ ở cùi dừa cắt thành nhiều miếng nhỏ và cho vào lò vi sóng để ở nhiệt độ thấp để sấy khô (bạn có thể để từ 4-6-8 tiếng.
Tùy theo thời gian bạn cảm thấy dừa đã khô hay chưa hoặc tùy theo việc bạn thái dừa như thế nào) – mục đích của việc sấy khô giúp tăng nồng độ dầu dừa sau này khi bạn chế biến thực hiện bước tiếp theo.
– Lưu ý: Bạn cũng có thể không sử dụng cách này thay vào đó thì bạn có thể thái nhỏ dừa và xay mịn rồi thực hiện vắt như ở phương pháp A bên trên, và khi đó bạn chỉ bỏ qua phương pháp đun nóng.
– Bước 2: Bạn cho dừa đã sấy khô vào máy ép nước hoa quả để ép chắt lấy phần dầu dừa (cố gắng ép thật kỹ, ép đi ép lại để có thể chắt toàn bộ tinh chất dầu dừa – tiết kiệm tránh lãng phí).
– Bước 3: Với nước dầu dừa vừa ép bạn cho vào trong hộp thủy tinh để ở nhiệt độ phòng trong 1 đêm, 1 ngày đế khi phần sữa dừa nắng đọng xuống đáy bình và phần dầu dừa nguyên chất sẽ nhẹ hơn và nổi lên trên cùng.
– Bước 4: Dùng thìa lấy phần dầu dừa này ra bỏ vào lọ thủy tinh sạch và sử dụng. Ngoài ra bạn có thể cho hỗn hợp này vào trong ngăn mát của tủ lạnh nhà bạn để 1 thời gian khi mà phần dầu dừa quánh lại bạn dùng thìa múc ra cho dễ.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm nhiên liệu
- Đỡ mất thời gian và công sức
- Giữ được nguyên vẹn dưỡng chất trong dầu dừa vì không chịu tác động nhiệt.
Nhược điểm:
- Tinh dầu không tiết ra hết, hao phí nguyên liệu
- Thời gian bảo quản ngắn, chỉ trong vòng 1 tuần.
- Tinh dầu không thơm và màu không đẹp như phương pháp đun.
Trên đây là chi tiết cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà được kênh cẩm nang mẹo vặt, sức khỏe đời sống, nội trợ – Massageishealthy chia sẻ đến các bạn. Chúc các bạn thành công và có được những lọ dầu dừa nguyên chất nhất nhé!
II – Cách làm dầu dừa không cần máy xay cùi dừa đơn giản nhất
Dầu dừa là một trong những loại nguyên liệu được chị em rất ưa chuông sử dụng để chăm sóc cho là da của mình. Do đó các cách làm dầu dừa nhất là cách làm dầu dừa đơn giản nhất không cần máy xay luôn được chị em rất quan tâm, để có thể tự chế biến cho mình loại mỹ phẩm rẻ tiền hiệu quả này.
Có rất nhiều cách làm dầu dừa đơn giản tại nhà giúp mang lại hiệu quả không hề kém so với dầu dừa được tinh lọc bằng công nghệ máy móc hiện đại. Vậy những cách làm dầu dừa đơn giản nhất đó là gì hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg dừa khô nạo sẵn, mua ở chợ (giống như mua dừa để làm nước cốt dừa ăn chè). Chị nào “siêng” hơn thì mua trái dừa khô về tự nạo, nhưng sẽ khá mất công đấy ạ.
- Cái ray (cái vợt, dùng để lọc nước cốt dừa)
- 2 ly nước (đựng khoảng 400ml nước)
- Chảo, thau, bếp (ga, điện đều được)
Công thức thực hiện
– Bước 1: Cho 1kg dừa nạo vào thau, đổ thêm 400ml nước rồi nhào trộn cho đều khoảng 3 phút. Nếu các chị không có thời gian thì cứ để ngâm khoảng 15 phút (không cần nhào trộn gì cả). Tốt nhất nên dùng nước nóng (xem lưu ý ở dưới).
– Bước 2: Vắt nước cốt dừa vào chảo hoặc nồi. Nhớ dùng cái ray để bã dừa không bị lọt vào trong nước cốt dừa nhé. Nếu nhà có máy xay sinh tố thì càng tiện, cho dừa vào xay nhuyễn rồi vắt lấy nước, bỏ xác.
– Bước 3: Bắc chảo chứa nước cốt dừa lên bếp đun lửa lớn cho sôi.
– Nói thêm: Để tiết kiệm thời gian nấu, các chị có thể thực hiện thêm bước 2bis (sau khi thực hiện bước 2), đó là cất tô hoặc chậu nước cốt dừa vừa vắt vào tủ lạnh.
Sau khoảng 2-3 tiếng mang ra vớt phần váng ở trên để cho phần váng vào chảo thực hiện theo bước 3). Nếu chị nào cảm thấy khó hiểu, thì có thể bỏ bước 2bis này cũng được (đừng bận tâm ạ).
– Bước 4: Khi chảo sôi, giảm nhỏ lửa một chút nhưng vẫn để sôi. Thỉnh thoảng các chị nên dùng xẻng hoặc đũa đảo đều để tránh bị cháy ở đáy.
– Bước 5: Khi thấy nước trong chảo bắt đầu sền sệt thì giảm nhỏ lửa (vẫn để chảo sôi).
– Bước 6: Chảo sẽ cạn dần, nước cũng trong dần, ở đáy có một lớp lợn cợn sền sệt, dân gian gọi là lớp bồng con. Lớp bồng con ban đầu màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng.
– Bước 7: Lúc này nước đã bay hơi hết. Các chị sẽ thấy lớp dầu nổi lên trên, còn lớp bồng con (đã chuyển sang màu vàng nhạt) thì đọng ở dưới đáy chảo.
– Bước 8: Tắt bếp. Múc dầu dừa ra tô để nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh để dùng.
Nếu làm đúng theo cách làm dầu dừa này, dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc ngà tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.
Một số lưu ý thêm
Các chị nên dùng nước nóng trộn vào phần dừa nạo trước khi vắt sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc hơi ngà vàng tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.
Dầu dừa làm chuẩn thì không cần bảo quản lạnh mà vẫn dùng được trên 6 tháng.
Nhiều chị cho mình biết dầu dừa làm ra để khoảng 1 tuần là bị mốc đen, như vậy là do các chị làm chưa “chuẩn”, lọc chưa sạch cặn hoặc nước nên mới bị mốc đấy ạ.
Nếu để tủ lạnh hoặc nhiệt độ dưới 23 độ C dầu sẽ đông đặc lại. Tuy nhiên chất lượng dầu không bị ảnh hưởng mà còn giữ được mùi thơm lâu hơn.
Mỗi lần dùng chỉ cần dùng muỗng xúc một ít xoa lên tay, dầu sẽ tự tan ra.
Đựng dầu dừa trong lọ bằng thủy tinh hoặc chai nhựa, để nơi ít ánh sáng (ánh sáng mạnh trong thời gian dài có thể làm mất dưỡng chất trong dầu).
III – Cách làm dầu dừa nguyên chất bằng nồi cơm điện cực nhanh
Dầu dừa tự làm tại nhà vừa bảo đảm nguyên chất vừa hợp túi tiền. Không chỉ vậy, với dầu dừa tự làm đúng cách, các chị sẽ thấy giá trị làm đẹp hơn hẳn so với nhiều loại dầu dừa bán ở ngoài (do đã bị pha loãng và xử lý hóa chất nhiều).
Quá trình làm dầu dừa từ khâu vắt nước cốt đến khi thu được dầu dừa mất khoảng 90-120 phút) tùy vào độ “mát tay” của các bạnị. Một số người do chưa quen nên có thể mất 3-4 tiếng mới xong!
Chuẩn bị
Nguyên liệu làm dầu dừa- 1kg dừa khô nạo sẵn, mua ở chợ (giống như mua dừa để làm nước cốt dừa ăn chè). Chị nào “siêng” hơn thì mua trái dừa khô về tự nạo, nhưng sẽ khá mất công đấy ạ.
- Cái ray (cái vợt, dùng để lọc nước cốt dừa)
- 2 ly nước (đựng khoảng 400ml nước)
- Chảo, thau, bếp (ga, điện đều được)
Cách làm dầu dừa bằng nồi cơm điện
– Đây là cách làm dầu dừa rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Dừa nên mua loại dừa để lấy dầu. Thường dừa làm lấy dầu màu sẽ hơi đen hơn là dừa mình mua về ăn xôi. 1 kg tầm khoảng 25 – 30 ngàn.
– Cho ít nước hơi sôi vào chờ khoảng 5 phút rồi bắt đầu nhồi thật mạnh. Nhồi càng nhiều càng tốt, rồi vắt lấy nước , lọc qua rây. Tiếp tục cho thêm nước âm ấm vào nhồi tiếp ah. Lượng nước này nhiều hơn nước ban đầu. Xong lại tiếp tục vắt và lọc lại qua rây.
– Lấy 1 miếng vải mùng lược lại cho sạch (gạc y tế ), lọc cho hết cặn đen. Lấy 1 bịch nilong to màu trắng, đổ hết nước vào bịch và cột miệng bao lại bằng dây thun, chờ cho nó lắng.
– Khoảng nửa tiếng sau phần dầu ở trên miệng bao có cột dây thun, phần nước thì lắng xuống miệng bao. Lấy kéo cắt 1 góc phần dưới bao, nước sẽ chảy xuống, cắt lỗ nhỏ thôi để mình còn kịp thời ngưng. Khi nước chảy gần đến phần dầu, bịt miệng bao lại.
– Mở nồi cơm điện cho phần nước còn lại của bao nilon vào nồi, bật công tắc nấu, để đó và chờ đợi. Khoảng 20 phút sau quay lại thấy phần nước trong nồi đã sôi, khuấy đều và đậy nắp lại, chừng 10 phút sau lại khuấy lại cho dầu không bị khét.
– Nấu như vậy khoảng 40 phút thì sẽ ra được dầu dừa , tắt điện và đổ dầu vào chai lọ và dùng mà không cần tốn thời gian vài 3 tiếng để đun ra thành phẩm.
Lưu ý khi làm dầu dừa
- Đừng đun lửa quá to, chỉ để lửa bé, dầu dừa sôi liu riu là được.
- Thời gian đun sôi dầu dừa rơi vào 4- 6 tiếng.
Sở dĩ thời gian lâu như vậy là bởi vì lượng nước và tạp chất trong dầu dừa của bạn sẽ bốc hơi hết, lọ dầu dừa nguyên chất sẽ giữ được lâu (có khi lên đến vài năm sử dụng).
Sau khi vớt hết cặn cùi dừa và để lại lớp dầu dừa đã trong, các bạn tắt bếp, để nguội và cho ra lọ thủy tinh dùng dần.
Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản, các bạn đã bỏ túi cách làm dầu dừa nguyên chất, sạch sẽ đảm bảo an toàn, không lo bị trộn hóa chất như mua ở ngoài hàng. Dầu dừa các bạn có thể sử dụng để hấp tóc, dưỡng da, bôi vào vết côn trùng cắn, thậm chí còn có thể sử dụng trong các món ăn.
IV – Cách làm đẹp da mặt bằng dầu dừa giúp dưỡng da trắng mịn
Cách làm đẹp da mặt bằng dầu dừa cũng có thể áp dụng cho toàn thân. Cách này giúp bạn “trút bỏ” làn da đen sạm để “khoác” lên mình làn da trắng hồng tự nhiên trong thời gian nhanh nhất.
Dầu dừa được xem là “thần dược” đa năng có nhiều công dụng hữu hiệu trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Nó có thể dưỡng trắng da mặt giúp da bật tông nhanh chóng, giúp tóc nhanh dài, óng ả và bồng bềnh, giúp lông mi dày, dài và cong hơn…
Chính vì vậy, thời gian gần đây có rất nhiều chị em “cuồng” sử dụng dầu dừa để chăm sóc cho vẻ đẹp làn da một cách tối ưu nhất. Để có hiệu quả chăm sóc tốt nhất, bạn nên sửa dụng cách làm đẹp da mặt bằng dầu dừa theo hướng dẫn sau đây.
1. Cách làm đẹp da mặt bằng dầu dừa và chanh tẩy tế bào chết hiệu quả
Chanh chứa axit Citric giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, nhẹ nhàng lấy đi lớp dầu thừa và tế bào chết, không cho mụn có cơ hội hình thành. Đồng thời, giúp da khỏe mạnh, trắng hồng tự nhiên.
Nguyên liệu cần có:
- Dầu dừa: 1 thìa cà phê.
- Nước cốt chanh: ½ thìa cà phê.
- Đường trắng: 1 thìa cà phê.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị theo tỷ lệ 1: ½ :1 thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 2: Dùng sữa rửa mặt để làm sạch bụi bẩn và chất nhờn trên da.
- Bước 3: Xông hơi bằng nước nóng cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà làm giãn nở lỗ chân lông.
- Bước 4: Thoa đều hỗn hợp và massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào da.
- Bước 5: Để mặt nạ trên da khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.
Thực hiện 2-3 lần/tuần là phù hợp nhất. Cách này vừa giúp da ngăn ngừa mụn, lại có tác dụng dưỡng trắng da mịn màng và khỏe mạnh hơn.
2. Cách làm đẹp da mặt từ dầu dừa với sữa chua dưỡng da trắng hồng tự nhiên
Dầu dừa có chất chống oxy hóa cao, cùng các vitamin A, C, E… giúp nuôi dưỡng da từ sâu bên trong kết hợp cùng với nhóm lợi khuẩn có trong sữa chua, giúp căng mịn, trắng hồng rạng rỡ.
Nguyên liệu cần có:
- Dầu dừa: 2 thìa cà phê.
- Sữa chua: 1 thìa cà phê.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Trộn dầu dừa với sữa chua theo tỉ lệ 2:1 thành hỗn hợp đồng nhất.
– Bước 2: Rửa mặt sạch sẽ, lau khô rồi thoa đều hỗn hợp lên da đồng thời dùng tay massage theo chiều xoắn ốc để các dưỡng chất nhanh chóng thẩm thấu vào da.
– Bước 3: Bạn nằm thư giãn khoảng 15-20 phút rồi sửa sạch bằng nước mát.
Dầu dừa kết hợp với sữa chua sẽ cung cấp độ ẩm, tăng độ đàn hồi, làm da sáng lên trông thấy.
3. Cách làm đẹp da mặt bằng dầu dừa với mật ong và lòng trắng trứng
Nếu sở hữu làn da khô thì cách này là sự lựa chọn hoàn hảo của các chị em. Trứng gà giàu protein, chứa độ ẩm dồi dào giúp tăng độ đàn hồi cho da.
Mật ong chứa chất chống oxy hóa cùng chất kháng khuẩn mạnh nhanh chóng làm lành các tổn thương do mụn gây ra.
Còn dầu dừa vừa có tác dụng cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết, giúp da khỏe mạnh, mịn màng và xóa mờ vết thâm.
Nguyên liệu:
- Dầu dừa: 2 thìa cà phê.
- Trứng gà: 1 quả.
- Mật ong: 2 thìa cà phê.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chỉ tách lấy lòng trắng trứng gà. Sau đó, cho mật ong và dầu dừa đã chuẩn bị ở trên vào trộn đều.
- Bước 2: Thoa hỗn hợp lên mặt và massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
- Bước 3: Sau 20 phút lớp mặt nạ khô bạn thoa thêm một lớp nữa và đợi cho khô rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
Thực hiện cách này 2-3 lần/tuần, không chỉ giúp da trắng mịn dần lên mà còn đẩy lùi dấu hiệu lão hóa, ngăn sự phát triển của mụn và giảm thâm nám rõ rệt.
V – 50 tác dụng tuyệt vời của dầu dừa dưỡng da mặt, dưỡng tóc trị mụn, làm đẹp
Bạn đã biết đầy đủ tác dụng của dầu dừa? Ngoài công dụng spa, làm đẹp, dưỡng tóc thì dầu dừa còn giúp cân bằng lượng đường trong máu, kháng khuẩn và chống viêm… nữa đó.
Gần đây, dầu dừa ngày càng được sử dụng thịnh hành trên thế giới. Dầu dừa làm cân bằng lượng đường trong máu, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất, v,v…..
Có thể thấy, tác dụng mà dầu dừa mang lại là rất lớn. Dầu dừa có tác dụng gì? Dưới đây là 50 cách sử dụng dầu dừa mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp.
1. Mát xa
Dầu dừa giúp bạn làm dịu đi sự mệt mỏi và giảm đau cho các cơ bắp. Khi sử dụng, bạn nên thêm vài giọt tinh dầu để tăng hiệu quả.
2. Bệnh nấm chân
Các đặc tính kháng nấm mạnh mẽ của dầu dừa sẽ giúp bạn ngăn chặn những căn bệnh về nấm. Thêm vài giọt thảo mộc oregano hoặc tinh dầu trà giúp tăng khả năng chống nấm.
3. Trị mụn trứng cá
Trong dầu dừa chứa các axit béo chuỗi trung bình như axi lauric, axit capric,.. có tác dụng kháng khuẩn gây mụn trứng cá.
Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị mụn, để khoảng 15 đến 20 phút sau đó rửa lại bằng sữa rửa mặt.
4. Chất tẩy rửa
Dầu dừa sẽ giúp bạn loại bỏ những vết bụi bẩn nhanh chóng và hiệu quả.
5. Trị chấy rận
Dầu dừa sẽ giúp bạn loại bỏ vấn đề khó chịu này.
6. Trị rạn da
Phụ nữ mang thai dùng dầu dừa sẽ giúp làm giảm và ngăn các vết rạn da. Dầu dừa sẽ giúp làn da của bạn trở nên mềm mại.
7. Mụn cơm và Nốt ruồi
Bôi dầu dừa vào khu vực da có mụn cơm hoặc nốt ruồi, sau đó băng lại. Thay băng và bôi dầu dừa mỗi ngày.
8. Kem dưỡng ẩm
Sử dụng dầu dừa dưỡng da là cách tuyệt vời để giữ ẩm cho làn da, đặc biệt với da khô hoặc da bị hư tổn
9. Tẩy da chết trên mặt
Trộn dầu dừa với thuốc muối (baking soda), đường hoặc quế, và bột yến mạch. Sau đó bôi hỗn hợp lên mặt và mát xa nhẹ nhàng.
10. Trị gàu
Mát xa da đầu với dầu dừa để giảm bớt các triệu chứng của gàu như ngứa, hay bong tróc da đầu.
11. Giảm cơn thèm ăn
Dùng 1 thìa dầu dừa trước khi ăn sẽ giúp bạn kiềm chế cơn thèm ăn.
12. Xóa mờ nếp nhăn
Mát xa dầu dừa vào các nếp nhăn sẽ khiến chúng mờ dần và biến mất
13. Đau họng
Ngậm 1 thìa dầu dừa sẽ giúp giảm đau và sưng họng, ngăn ngừa nhiễm trùng.
14. Bệnh vảy nến
Xoa dầu dừa lên vùng da bị tổn thương để diệt nấm. Thêm tinh dầu trà để giảm nhiễm trùng hiệu quả hơn.
15. Bệnh mụn rộp môi do vi rút herpes
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, giúp cơ thể tránh khỏi các loại vi khuẩn gây rộp môi. Thoa dầu dừa lên vùng miệng bị rộp, thêm giọt tinh dầu thơm oregano giúp dưỡng môi hiệu quả.
16. Son dưỡng ẩm
Dầu dừa cung cấp một số chất bảo vệ khỏi ảnh nắng mặt trời như SPF4.
17. Chất bôi trơn
Dầu dừa là một chất bôi trơn tự nhiên, không hóa chất.
18. Loại bỏ bã kẹo cao su
Dầu dừa sẽ giúp bạn lấy bã kẹo cao su khỏi tóc hay quần áo dễ dàng hơn.
19. Tăng cường sức khỏe cho thú cưng
Bộ lông của thú cưng sẽ trở nên bóng mượt hơn với dầu dừa, diệt sạch bọ chét.
20. Lẹo mắt/ Đau mắt đỏ
Xoa một ít dầu dừa vào chỗ lên lẹo hoặc xung quanh mặt để tránh các bệnh nhiễm trùng mắt và giảm khó chịu một cách nhanh chóng.
21. Đau tai
Đau tai, viêm tai hoặc nhiễm trùng tai có thể sẽ khỏi rất nhanh chỉ với một vài giọt dầu dừa trộn với dầu tỏi.
22. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Dầu dừa rất an toàn cho trẻ sơ sinh, giúp giảm ngứa, đau hay bong da ở trẻ sơ sinh
23. Vết hăm tã
Bôi dầu dừa lên vết hăm tã ở trẻ sẽ làm giảm các vết hăm rất hiệu quả.
24. Vết bầm tím
Chà dầu dừa lên vùng da bị thâm tím để làm tan vết máu bầm.
25. Đồi mồi ở người cao tuổi
Dầu dừa có tác dụng trên bất kỳ làn da có tỳ vết. Nó làm mờ đi các chấm đồi mồi và có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
h17 Dầu dừa có tác dụng trên bất kỳ làn da có tỳ vết.
26. Kem cạo râu
Dùng dầu dừa khi cạo râu sẽ giúp bạn có làn da mịn màng và mềm mại.
27. Vết xước sau khi cạo râu
Sau mỗi lần cạo râu, bạn thấy da mặt hơi căng, khô, thậm chị có những vết xước. Dầu dừa sẽ giúp da bạn mềm hơn, và chữa lành các vết xước.
28. Kem đánh răng
Trộn một phần dầu dừa với một phần nước soda (viên sủi NaHCO3) và thêm vài giọt tinh dầu bạc hà. Hỗn hợp tạo ra kem đánh răng tự nhiên làm sạch và trắng răng mà không hề có chất bảo quản.
29. Bệnh thủy đậu
Dầu dừa làm giảm ngứa ở bệnh thủy đậu cũng nhưng các vết do muỗi hay côn trùng cắn.
30. Viêm nhiễm do nấm
Dầu dừa sẽ ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do nấm cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
31. Tẩy trang
Xoa dầu dừa lên mặt sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ lớp trang điểm. Giúp da bạn sáng và sạch hơn.
32. Dưỡng tóc
Dầu dừa sẽ giúp tóc bạn chắc khỏe và chăm sóc tóc bị hư tổn . Mát xa dầu dừa lên da đầu, sau 10 phút gội lại bằng nước sạch.
33. Đánh bóng đồ gỗ
Dầu dừa cũng được sử dụng sơn bóng một số loại đồ gỗ. Nó cũng cấp một lớp bảo vệ chống bụi bẩn.
34. Cung cấp nguồn năng lượng
Chất béo đặc biệt có trong dầu dừa là nguồn năng lượng tuyệt vời để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
35. Khử mùi
Trộn dầu dừa với bột bắp, thuốc muối, hoặc bất kỳ tinh dầu dừa mà bạn ưa thích, sẽ tạo ra chất khử mùi tự nhiên, không độc hại.
36. Xóa tan quầng thâm mắt
Trước khi đi ngủ, thoa dầu dừa lên vùng mắt bị thâm hoặc sưng, để qua đêm, sáng dậy rửa bằng nước sạch. Trong dầu dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin làm tăng độ đàn hồi cho da.
37. Bệnh Eczema
Dầu dừa làm giảm ngứa, bong da, hay khô da do bệnh eczema, vẩy nến hay viêm da gây nên.
38. Cháy nắng
Bôi dầu dừa lên cơ thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa cháy nắng hay giảm cảm giác bỏng rát khi da bạn bị cháy nắng.
39. Bệnh trĩ
Dầu dừa sẽ làm giảm đau và khó chịu mà bệnh trĩ gây nên.
40. Chảy máu cam
Nếu bạn thường xuyên chảy máu cam, xoa một ít dầu dừa vào trong lỗ mũi.
41. Nhiệt miệng
Thoa dầu dừa lên vết loét miệng để làm giảm đau và ngăn nhiễm trùng.
Dầu dừa ngăn ngừa nhiệt miệng
42. Bệnh trào ngược dạ dày
Ăn một thìa dầu dừa trong bữa ăn để tránh ợ chua và ợ nóng.
43. Đau răng
Dầu dừa giúp bạn giảm đau nhức và tăng cường chắc khỏe cho hàm răng. Trộn giọt dầu dừa với 1 giọt dầu đinh hương sẽ giúp bạn giảm đau ngay lập tức.
44. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Dầu dừa sẽ giúp điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu hoặc giảm đau ở bệnh sỏi thận
45. Dưỡng da
Dầu dừa là một nguyên liệu tự nhiên tự nhiên chống khô da, nứt nẻ. Các bà mẹ cũng có thể dùng dầu dừa xoa lên núm vú để tránh đau khi cho các bé bú.
46. Bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Trong một vài nghiên cứu gần đây cho thấy dầu dừa sẽ làm chậm phát triển hoặc ngăn ngừa bệnh bệnh mất trí nhớ.
47. Chắc xương
Canxi và magie là hai khoáng chất quan trọng bảo vệ và giúp xương chắc khỏe. Dầu dừa hỗ trợ cơ thể bạn hấp thụ hai khoáng chất đó.
48. Bệnh động kinh
Dầu dừa sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh động kinh . Và cũng làm giảm cường độ của các cơn co giật.
49. Vóc dáng thon gọn
Dầu dừa làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể bạn, cải thiện chức năng của tuyến giáp và hỗ trợ giảm cân một cách an toàn.
50. Nấu ăn
Khi đun nóng, dầu dừa vẫn đảm bảo an toàn, không hề độc hại như hầu hết các loại dầu ăn khác và mỡ động vật. Dầu dừa sẽ đem đến cho bạn bữa ăn ngon miệng và đảm bảo chất chất dinh dưỡng.
VI – Dùng dầu dừa sai cách tàn phá làn da
Dầu dừa được xem là thần dược chăm sóc da của chị em vào mùa đông song theo các chuyên gia, chính những sai lầm của phái đẹp khiến dầu dừa phản tác dụng.
Giải thích về nhiều trường hợp bị dị ứng hoặc viêm da khi dùng dầu dừa, TS. BS. Ngô Hồng Phong – chuyên ngành Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, Hà Nội cho hay:
“Nguyên nhân bởi dầu dừa không đảm bảo. Trên thị trường hiện nay, dầu dừa luôn được quảng cáo là tinh chất tự nhiên 100%, nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có thể mua phải loại có pha các chất phụ gia.”
Theo tiến sĩ Phong, dầu dừa 100% nguyên chất phải được lấy trực tiếp từ quả dừa già nguyên trái, không qua bất kì xử lý hóa chất nào. Cứ 2-3 trái dừa già cho 1 kg cơm dừa,1 kg cơm dừa lại cho khoảng 100-150 ml dầu dừa. Để có 1 lít dầu dừa xịn cần từ 13-15 trái dừa già tươi.
Tuy nhiên, để sản xuất tinh dầu, các nhà máy ép dầu sẽ thu dừa sau đó sấy khô và cho vào máy ép dầu. Thành phẩm họ cho ra không tính trên đơn vị lít mà là tấn, hàng chục tấn, đó được gọi là dầu thô, sau đó được đưa vào hệ thống lọc.
Và chắc chắn là có sự tham gia của các chất xúc tác để dầu thô trở thành dầu sạch, màu trong vắt và thơm hương liệu. Với những loại dầu này, chỉ em chỉ nên sử dụng cho body, tránh dùng cho phần da nhạy cảm như da mặt hoặc uống.
Để biết dầu dừa nguyên chất có tinh khiết hay không, bạn chỉ cần cho chai dầu dừa nguyên chất vào ngăn mát tủ lạnh.
Sau đó chờ 30 phút đến 1 tiếng (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), do có nhiệt độ dưới 25 độ C thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn (nếu dung tích nhỏ thì sẽ mau đông lại hơn).
Ngược lại nếu chai dầu dừa của bạn không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại cho dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của loại dầu dừa mà bạn đang sỡ hữu.
1. Khi dầu dừa tự làm phản tác dụng
Để tránh mua phải các loại dầu dừa không đảm bảo trên thị trường, nhiều chị em đã truyền tay nhau công thức làm dầu dừa tự chế.
Cách nấu dầu dừa thực chất không quá khó, chỉ cần tỉ mỉ một chút là có thể làm được. Vì nghĩ đây là dầu dừa “sạch” nên các chị em đã khá an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Phong, ngay cả với dầu dừa đảm bảo tinh khiết 100%, chị em cũng cần có những lưu ý nhất định.
Thứ nhất, trong dầu dừa có một số tinh chất rất tốt cho da và tóc, song nếu sử dụng không đúng, bạn hoàn toàn có thể gặp tác dụng ngược.
Chẳng hạn như với những người có làn da nhạy cảm, da nhờn,.. dầu dừa có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay do bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao.
Trong khi đó, mụn là bệnh do nang lông – tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, nên nếu bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn sẽ ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Với da dầu, tốt nhất nên hạn chế sử dụng dầu dừa chăm sóc da.
Nếu dùng dầu dừa massage, bạn chỉ nên làm tối đa 2 lần/ tuần. Hàng ngày buổi tối sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt, dùng một chút tinh dầu dừa chấm lên vùng da mặt, cổ. Sau đó massage khoảng 3 phút rồi rửa mặt thật sạch để đảm bảo lượng dầu dừa còn lại không làm bít lỗ chân lông.
Đối với tóc cũng vậy, bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Việc sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc cũng cần hết sức cẩn trọng bởi lượng lipid trong đó chính là nguyên nhân tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự “tấn công” của các vi khuẩn gây hại cho tóc và nhất là da đầu.
2. Ăn nhiều gây hại
Nhiều chị em đã ăn dầu dừa với mục đích giảm cân, tuy nhiên, trên thực tế, dừa có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật. Nếu ăn quá nhiều dầu dừa có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Do đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) và nhiều quốc gia khác (Anh, Canada…) đều khuyến cáo không sử dụng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Hơn nữa, đối với những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân béo phì…), việc sử dụng những sản phẩm nhiều axit béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Cũng theo Tiến sĩ Phong, hiện tại, dầu dừa vẫn chưa được cấp phép sử dụng như một loại thuốc hoặc dược phẩm an toàn nào.
Trong quá trình tự chế dầu dừa, chắc chắn sẽ có những mặt trái nhất định trong vấn đề an toàn, vệ sinh nên khi sử dụng trực tiếp, đặc biệt là việc uống dầu dừa sẽ vô tình đưa một lượng lớn vi khuẩn vào cơ thể chúng ta. Điều này sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch và gây ra nhiều bệnh tiềm tàng bên trong.
“Dầu dừa chỉ có một số tác dụng nhất định đối với cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng cũng cần hết sức cẩn trọng. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia để có thể đạt được kết quả một cách tốt nhất”, tiến sĩ Phong khuyến cáo.