Cách làm giò lụa truyền thống thủ công không cần bột nở
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Giò lụa hay còn gọi là chả lụa, rất dễ ăn và quen thuộc với người Việt. Nếu bạn không muốn mua ở cửa hàng, có thể tự làm món ăn này với cách chế biến vô cùng đơn giản. Bài viết này Massageishealthy sẽ hướng dẫn cách làm giò lụa đúng chuẩn vị ngon, an toàn cho bạn.
Table of Contents
Nguyên liệu làm giò lụa thủ công
- 900 g thịt heo xay (nhiều nạc, ít mỡ)
- 90 g đường
- 60 ml nước mắm
- 90 ml dầu
- 90 ml nước lạnh
- 1 muỗng canh tiêu xay, 1 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê bột nổi
- 3 muỗng canh bột năng
- Lá chuối sạch
Cách làm giò lụa không cần bột nở đơn giản
Bước 1: Thịt xay bạn cho vào tô đựng của máy đánh trứng (dùng que trộn), thêm đường, muối, dầu, nước mắm và vài viên đá lạnh vào, bật máy đánh trứng ở tốc độ thấp trộn đều hỗn hợp trên trong 10 phút. Nếu không có máy đánh trứng, bạn có thể trộn bằng tay, tuy nhiên rất lâu và dễ mỏi.
Bước 2: Trộn đều hỗn hợp xong, bạn dùng vợt vét các thịt dính trên thành tô xuống, sau đó lấy miếng bọc nilon dùng để bọc thực phẩm bọc kín miệng tô, cho tô vào ngăn đá tủ lạnh, ướp lạnh thịt trong 3 tiếng hoặc hơn.
Bước 3: Sau đó, lấy thịt ra ngoài, cho thịt vào máy xay để xay nhuyễn, tiếp đó, bạn lại bọc miệng tô thịt kín với miếng bọc thực phẩm và đặt tô thịt vào tủ lạnh và ướp lạnh thêm 2 tiếng nữa. Sau 2 tiếng, bạn lấy thịt ra và xay thịt lần nữa.
Bước 4: Khi thấy thịt đã trắng và mịn hơn và còn lạnh thì bạn sẽ chuyển qua bước quết thịt, nếu thịt hết lạnh, bạn cần ướp lạnh thêm lần nữa.
Cho thêm hạt tiêu, bột nổi vào và trộn đều thịt. Sau đó, bạn trộn bột năng với 2 muỗng canh nước đá lạnh và cho vào tô thịt, trộn đều, lúc này thịt đã thành giò sống.
Bước 5: Xếp lá chuối sạch ra bàn, đặt giò sống lên lá chuối, sau đó gói cho chặt như trong hình. Lưu ý là sau khi quết là bên ngoài tô thịt vẫn còn hơi lạnh thì thịt của bạn sẽ rất ngon khi làm giò lụa đấy.
Bước 6: Chuẩn bị nồi hấp, bắc nồi lên bếp, khi nước sôi, bạn cho gói giò sống vào nồi và hấp trong vòng 45 đến 50 phút thì giò sẽ chín ngon, vừa ăn.
Bước 7: Hết thời gian hấp, bạn lấy giò lụa ra, đợi giò lụa nguội thì cắt khúc miếng vừa ăn, thưởng thức khi còn nóng sẽ rất tuyệt hoặc để trong tủ lạnh trữ ăn dần.
Bước 8: Chuẩn bị nồi hấp, khi nước sôi, bạn cho gói giò sống vào nồi và hấp trong vòng 45 đến 50 phút thì giò sẽ chín ngon, vừa ăn.
Ăn giò lụa rất ngon và ăn giò lụa tự làm sẽ còn ngon và thú vị hơn đấy, bạn nên bắt đầu làm ngay đi nhé. Nếu mua chia sẻ thêm cách làm giò lụa khác mà bạn biết, hãy bình luận vào ô bên dưới.
Công thức làm giò lụa không cần lá chuối
Chả lụa là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam trên tất cả các miền. Đây được biết tới là món ăn phổ biến, có thể kết hợp được với nhiều thực phẩm khác. Để làm nên một cây chả lụa ngon cần qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Giò thường được gói trong lớp lá chuối tươi, sau đó đem đi luộc, hấp để cho ra thành phẩm.
Có rất nhiều người muốn được tự mình làm ra cây chả lụa thơm ngon và hợp vệ sinh tuy nhiên lại rất e ngại khâu chuẩn bị lá chuối và gói giò hay thậm chí là tìm không ra được lá chuối để gói.
Công đoạn gói cũng tốn khá nhiều thời gian cho những người mới bắt đầu. Với công thức này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bỏ qua công đoạn gói giò bằng lá chuối mà vẫn đảm bảo được hương vị vốn có của chả lụa.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm để đãi gia đình một bữa ăn đậm chất hương vị truyền thống nào.
Chuẩn bị nguyên liệu làm giò lụa
- 500gr thịt (ngon nhất là nạc dăm có lẫn cả thịt và mỡ)
- 100gr mỡ15g nước mắm10gr đường
- 3gr bột ngọt
- Một ít tiêu
- 2gr bột nở
- 10gr bột bắp/ bột năng
Cách làm giò lụa không cần dùng đến lá chuối
Thịt mua về đem đi rửa sạch, lau khô rồi thái mỏng hoặc băm nhỏ. Bạn cũng có thể nhờ người bán xay qua 1 lần, xay chung với mỡ.
Sau đó, cho thịt vào túi, dàn mỏng và bỏ vào tủ lạnh. Thịt được trải càng mỏng thì thời gian thịt cứng lại sẽ nhanh hơn. Đợi khoảng 3 tiếng, cho thịt thật lạnh nhưng không được để thịt bị đông đá.
Sau thời gian chờ, lấy thịt ra để 1 lúc cho thịt mềm. Thịt lúc này có thể bẻ được từng miếng hay có thể dùng dao cắt được dễ dàng thì cho vào máy xay.
Trong quá trình xay, nếu thịt bị dính, rít dao xay thì bạn có thể bỏ từ 1 – 2 thìa nước đá lạnh và bấm nút xay cho máy hoạt động tiếp. Xay xong lấy thịt ra một tô lớn.
Cho bột năng, đường, nước mắm, bột ngọt và tiêu vào tô thịt xay, trộn đều cho toàn bộ nguyên liệu được hòa quyện với nhau.
Tiếp theo cho nốt phần bột nở còn lại vào và trộn đều. Bạn cũng có thể hòa phần bột kể trên với một ít nước để có thể dễ dàng trộn vào thịt hơn.
Sau khi trộn đều tất cả các nguyên liệu với thịt, tiếp tục cho thịt vào bịch, dàn đều thành lớp mỏng rồi cho vào ngăn đá. Để thịt đông trong khoảng 1 tiếng.
Sau 1 tiếng, đem thịt ra xay lần 2. Lấy thịt đã xay lần 2 tiếp tục bỏ vào bịch, dàn mỏng rồi cho vào ngăn đá, để khoảng 30 phút.
Sau đó lại lấy thịt ra và xay lần 3. Cũng xay tương tự như lần 2, nhưng lần này bạn nên xay kỹ hơn để đảm bảo thịt hoàn toàn nhuyễn, mịn và không còn miếng.
Tiếp đến là công đoạn gói chả lụa. Cách này được sử dụng trong trường hợp bạn không có lá chuối để gói giò. Sử dụng màng bọc thực phẩm, giấy nến hay giấy bạc đều được.
Đầu tiên, bạn trải miếng giấy dùng để gói giò ra một nền phẳng. Dùng cọ quét một lớp dầu ăn mỏng ở giữa miếng giấy gói. Cho phần thịt đã xay nhuyễn lên trên, gấp 2 mép của miếng giấy gói lại với nhau. Nhẹ nhàng nắn hoặc lăn đều cho cục giò được tròn trịa.
Sau đó vặn xoắn, ép hai đầu của cây giò thành hình khối trụ đứng rồi cuộn tròn lại. Nếu cảm thấy đòn chả chưa được chặt, bạn có thể bọc bên ngoài 1 lớp giấy bạc để đòn chả thành hình dễ dàng hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một cái lon rỗng để gói chả lụa. Lấy 1 cái lon rỗng, khoét 2 đầu của lon. Sau đó, bạn trải một lớp màng bọc bên trong ống lon. Cho giò đã xay, quết vào trong và dùng lực nén giò lại, xoắn 2 đầu lại để cố định giò.
Xong! Giờ bạn đã có một cây giò với hình dáng đạt chuẩn 1 cách dễ dàng phải không nào!
Bạn phải bọc kín hoàn toàn cây giò tránh cho không khí bên ngoài xâm nhập vào. Sau đó bỏ vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Mục đích của bước này là để cho giò được cứng lại và giữ được hình dạng ban đầu.
Đun sôi nước với lửa to. Khi nước bắt đầu sôi, bạn hạ lửa xuống mức thấp nhất. Ở bước này, bạn có thể luộc hoặc hấp giò. Tuy nhiên lời khuyên ở đây là bạn nên hấp giò bằng hơi nước, giò sẽ giữ được trọn vẹn vị ngon, ngọt và chất dinh dưỡng.
Cho giò đã gói vào khay hấp và đóng nắp lại. Thông thường, chả lụa sẽ chín sau 30 – 45 phút trong nước sôi liên tục kể từ khi bỏ vào hấp.
Trong qua trình hấp, để biết chả lụa đã chín hay chưa, bạn có thể sử dụng một cây tăm nhỏ chọc vào khoanh giò. Nếu khi rút ra tăm còn dính thịt hoặc có nước tiết ra tức là giò chưa chín, cần được hấp thêm. Hay một kinh nghiệm để biết giò chín hay chưa là khi ném giò xuống đất mà nảy như quả bóng có nghĩa là giò đã chín.
Sau khi hấp giò xong, bạn hãy tắt bếp và để nguyên trong nồi hấp từ 10 – 15 phút nữa để đảm bảo chả được chín hoàn toàn và chả lụa sẽ không bị co lại nhiều, mềm hơn. Vớt chả lụa ra và để ráo.
Tuyệt đối không vớt chả lụa ra rồi cho ngay vào nước lạnh. Điều này không có tác dụng giúp chả lụa săn chắc hơn mà ngược lại, nó còn khiến cho nước ngấm vào chả lụa, khiến cây chả bị thâm và bở.
Tới đây là bạn đã hoàn thành món chả lụa thơm ngon, đảm bảo chất lượng cho gia đình mình rồi. Bây giờ chỉ còn cắt ra và thưởng thức thành quả thôi nào! Với công thức này, bạn hoàn toàn có thể tự tin làm được những cây chả lụa mà không gặp phải bất cứ khó khăn gì.
Một vài lưu ý khi làm chả lụa tránh giò lụa bị bở, bị hư
Thịt heo đủ tiêu chuẩn làm chả lụa phải là thịt heo tươi, thịt không quá nạc, quá mỡ hay không được có quá nhiều gân. Bạn không nên chọn loại thịt quá nạc, sẽ khiến chả lụa bị khô hay quá mỡ giò sẽ ướt, khó kết dính.
Phần thịt ngon nhất khi làm chả lụa là phần mông hoặc phần vai. Nếu là phần thịt từ mông heo thì bạn chỉ cần bỏ đi phần da (bì) còn đối với phần thịt vai thì khi xay bạn cần cho thêm mỡ để chả lụa làm ra được mịn và dai.
Một trong những thành phần cũng không kém phần quan trọng, quyết định đến hương vị của chả lụa là nước mắm. Nước mắm dùng để làm giò phải là nước mắm ngon, có độ đạm cao. Như vậy mới làm dậy được lên hương vị đặc trưng của món ăn làm từ thịt được xay ướp một cách đầy công phu.
Trong quá trình xay, phải hoàn toàn chú ý đến vấn đề nhiệt độ của thịt. Nên làm lạnh thịt rồi mới đem xay, điều này hạn chế được việc thịt bị nóng lên trong suốt quá trình xay.
Nguyên nhân có thể do hoạt động liên tục nên motor của máy bị nóng hay do những nguyên liệu có tính nóng như tỏi, tiêu,… Ngoài ra, trong quá trình xay, bạn cũng có thể cho thêm một vài thìa nước đá lạnh để tránh việc giò bị chín tái trong lúc xay.
Bạn có thể hấp hoặc luộc giò. Tuy nhiên, sử dụng cách hấp giò sẽ hạn chế được việc giò bị ngấm nước và đảm bảo giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong chả lụa.
Tại sao làm giò lụa bị bở, bị hư và cách khắc phục
1. Xay xong chả sống bị khô
Nguyên nhân:
- Thịt để lâu
- Xay xong chả sống không đủ lạnh
- Xay quá lâu
- Máy xay không có lớp làm lạnh bên ngoài và cả dưới đáy cối
Cách khắc phục:
- Thịt để lâu: nếu số lượng thịt nhiều làm không kịp thì bắc buộc phải giữ lạnh thịt trong tủ lạnh. Trải mỏng thịt ra để đảm bảo đủ lạnh cho toàn bộ khối thịt.
- Chả sống không đủ lạnh: mỡ phải đông cứng để lấy độ lạnh của mỡ. Thịt phải ướp lạnh 5 phút trước khi làm.
- Xay quá lâu: nên xay vừa đủ thời gian, nhuyễn mịn thì dừng. Kiểm tra tốc độ quay của máy vì nếu máy quay chậm thì ta phải xay lâu. Khi xay lâu chả sẽ nóng và khô.
- Xử lý chả sống bị khô: Khi xay xong chả sống bị khô ta cho chả vào ngăn mát tủ lạnh, sau đó trộn vào mẻ chả mới khi xay với tỉ lệ 1 chả củ : 5 chả mới.
2. Xay xong chả sống quá nhão (lỏng)
- Nếu ta đã làm đúng hoàn toàn như trong hướng dẫn trên mà khi xay xong chả sống quá nhão (lỏng) thì nguyên nhân là do thịt.
- Do thức ăn nuôi heo
- Do cách xử lý heo trước khi mổ
- Do loại heo: ví dụ heo non, heo nọc, heo náy, heo bệnh, heo vừa được tiêm thuốc…
- Trường hợp này ta phải mua thịt khác.
- Chả đã xay xong không tái chế được vì nếu trộn vào mẽ chả mới sẽ làm hư luôn mẽ chả mới.
3. Chả chín bị tươm mỡ
Nguyên nhân:
- Xay mỡ quá lâu, quá nhuyễn
- Dùng mỡ sa, mỡ bụng
- Thời gian hấp chả quá lâu
- Nhiệt lượng đốt không đều
Cách khắc phục:
- Khi xay mỡ tươi để trữ đông ta chỉ xay cho mỡ vừa nát thành hạt lựu, không nên xay quá nhuyễn, quá lâu.
- Chỉ dùng mỡ lưng, không nên dùng mỡ sa, mỡ bụng.
- Thời gian hấp vừa đủ như hướng dẫn của tài liệu này.
- Xử lý chả chín bị tươm mỡ: ta cho chả vào ngăn mát tủ lạnh thì mỡ sẽ đông lại, khi cắt chả ra sẽ hạn chế đưọc tươm mỡ.
4. Chả nhanh bị hư hỏng
a) Hiện tượng hư hỏng: bên trong cây chả có nhiều lỗ tròn bị nhũng.
Nguyên nhân:
- Không sử dụng sorbate hoặc dùng quá ít
- Chả chưa đủ chín do thời gian hấp chả chưa đủ hoặc nhiệt độ hấp chưa đủ (nghĩa là nước sôi không mạnh hoặc gián đoạn do cúp hiện hay hết gas trong khi hấp chả) hoặc khi xếp chả sống vào nồi quá khít, quá chặt, quá sát nhau làm cho hơi nóng không lưu thông vào đến lớp chả phía trong nồi.
Cách khắc phục:
- Dùng sorbate đúng hướng dẫn 2 gram/1 kg
- Khi xếp chả sống vào nồi phải chừa khe hở cho hơi nóng lưu thông
- Phải hấp đủ thời gian như hướng dẫn
- Trong khi hấp phải đảm bảo nước sôi liên tục trong nồi. Phải hấp bù thời gian nếu bị cúp điện hay hết gas trong khi hấp.
- Xử lý chả hư: chả hư không tái chế được.
b) Hiện tượng hư hỏng: chả nhanh bị thiu, bị nhớt, bị chua
- Chả làm theo đúng công thức trên thì chả sống gói lá chuối thì khi chín chả giữ được 4 ngày đến 5 ngày. Các dạng bao gói khách thì chả giữ được ngắn hơn.
- Nếu chả làm đúng theo công thức trên mà thời gian bảo quản được ngắn thì ta nên xem lại nhiệt độ bảo quản, tránh ánh để dưới ánh sáng trực tiếp, tránh để nơi có nhiệt độ cao.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chả
- Nguyên liệu: thịt và mỡ.
- Nguyên liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng chả. Khi nguyên liệu không ngon, không đúng thì không thể làm ra chả ngon được.
- Cách xử lý nguyên liệu trước khi xay chả cũng rất quan trọng để giữ được chất lượng của nguyên liệu. Khi xay chả phải đảm bảo mỡ phải đông cứng, thịt phải còn tươi dẻo là được.
- Tay nghề: kinh nghiệm nhiều thì làm chả ít bị hư.
- Phụ gia: trên thị trường có nhiều loại phụ gia tạo giòn dai có giá thành và chất lượng khác nhau. Trong đó có 2 loại là Tari K7 và Superbiner K70 thì dể làm và cho độ giòn dai tốt.
- Máy móc thiết bị là rất quang trọng để làm ra chả ngon. Máy xay chả phải đảm bảo xay nhanh nhuyễn, nhuyễn min và ít bị nóng là được.
Chúc bạn và gia đình có những bữa ăn ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng từ những cây chả lụa do chính mình làm ra.