Nem Công Chả Phượng nghĩa là gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Lý do được gọi là “Nem công chả phượng” là vì thời phong kiến xa xưa, nó được chế biến bằng thịt chim công và chim phụng thật. Theo quan niệm cung đình xưa, “nem công chả phượng” được coi là món ăn “hộ mệnh”, không thể thiếu trong các buổi yến tiệc cung đình cũng như trong bữa ăn của các đấng đế vương.
Table of Contents
Ngày nay, người đầu bếp đã kế truyền công thức nấu nướng ấy và biến tấu tạo ra món nem công chả phụng theo công thức hiện đại. Nó đã vô tình mang món ăn này dần phổ biến và trờ thành một biểu tượng, đặc sản không thể thiếu tại Huế.
Ở cố đô Huế, nem công chả phượng tượng trưng cho sự tao nhã nhưng đầy quyền lực của cung đình xưa. Món ăn này có màu sắc rất tinh tế, được tạo hình từ chim công quý phái và chim phụng chỉ có trong truyền thuyết.
Nem công chả phượng còn được coi là món ăn “nhất phẩm” trong hàng bát trân cung đình Huế (vi cá mập, yến sào, nem công chả phụng…). Chuyện về giai thoại xuất hiện của nem công chả phượng cũng mang lại rất nhiều tranh cãi.
Nhiều người cho rằng, món ăn thuộc cung đình này xuất hiện từ thời Chúa Nguyễn, được sao chép từ một món ăn của Trung Hoa, qua một số cách tân và biến tấu mà tạo thành. Sử sách có ghi một số vùng thuộc Trung Quốc nổi tiếng về món nem này như: nem công Tứ Xuyên, chả phụng Tây Khương.
Nem công chả phượng Huế Xưa Và Ý Nghĩa là gì?
Nem công là món ăn đặc sản Huế, được chế biến không hề qua nấu nướng. Món này tự chín nhờ sự lên men vi sinh cộng với sự tác động của các gia vị có tính nóng như riềng, tỏi và ớt…
Thịt công có tính giải độc, điều này đã được các giáo sư đông y công nhận. Khi ăn nem công, thịt sẽ hấp thụ vào tế bào máu và giải được các độc tố nhất định mà con người nhiễm phải. Đây chính là nguyên nhân người ta gọi nem công là món ăn rất quý hiếm.
Theo quan niệm của người Việt xưa, chim phụng là chim đực và chim cái là hoàng (phụng hoàng). Loài chim này được đồn đại sống ở núi cao và ít ai trông thấy.
Khi chế biến,thịt phụng sẽ được giã mịn, nêm gia vị và cuốn thật kín bằng lá chuối, sau đó sẽ hấp cách thủy một cách công phu nhất. Cũng như nem công, chả phụng rất giàu dinh dưỡng và có tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Vào thời phong kiến, sức khỏe của đấng đế vương là thứ luôn được đặc lên hàng đầu. Việc tranh giành ngôi báu khiến họ có thể đầu độc lẫn nhau. Vì vậy, nem công chả phượng được xem như vị thần hộ mệnh, không thể thiếu trong bữa ăn của bậc vương giả xưa.
Nem công chả phượng Ngày Nay – Đặc Sản Không Thể Thiếu Ở Huế
Lý do món ăn này được gọi là “nem công chả phượng” là vì thời phong kiến xa xưa, nó được chế biến bằng thịt chim công và chim phụng thật. Nhưng ngày nay, công và phụng là hai loài chim rất quý, có tên trong sách đỏ nên việc săn bắt chúng được xem là phạm pháp.
Vì thế để tái hiện hình ảnh món ăn này, các đầu bếp đã trình bày chúng theo cách rất vua chúa. Để duy trì tính năng giải độc, họ có thêm vào một số thảo dược nhầm thay thế tính năng này trong thịt công và chim phụng. Khi đặt chân đến Huế, sẽ rất thú vị nếu bạn mua món ăn này về làm quà tặng cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Nem công chả phượng được xem là đặc sản riêng của vùng cố đô Huế, nó đã được người dân nơi đây gìn giữ, biến tấu và phát huy qua bao thế hệ, đồng thời món ăn này được xem là một nét văn hóa trong ẩm thực Việt Nam.
Cách làm món nem công chả phượng Huế đẹp mắt trong ngày Tết
Khi nói đến “nem công, chả phượng” bạn nghĩ đó là những món ăn cầu kỳ dùng để tiến vua chúa ngày xưa, nhưng ngày nay bạn có thể tự làm với những nguyên liệu đơn giản mà lại rất đẹp mắt.
Phượng thuộc nhóm tứ linh vì vậy chỉ cần chăm chút thêm cho món ăn này, chả phượng hy vọng sẽ là một món ăn mang lại may mắn, an lành cho gia đình trong mâm cỗ ngày Tết. Cách làm nem công chả phượng không quá khó như nhiều chị em từng nghĩ
PHẦN 1: HƯỚNG DẪN TỈA ĐẦU PHƯỢNG
Để tỉa được đầu Phượng bạn chuẩn bị nguyên liệu sau: 1 củ cà rốt, ½ củ hành tây, một ít rau mùi, 2 hạt tiêu đen.
- Dụng cụ tỉa: 1 dao đầu nhọn, 1 dao bào vỏ, 1 xúc hình chữ V nhỏ.
Thực hiện:
Bước 1: Bào sạch vỏ cà rốt, cắt một đoạn cà rốt từ gốc lên trên khoảng 12-13cm. Cắt vát chéo hai bên cạnh từ đầu nhỏ xuống đầu to. Phía đầu nhỏ, cắt vát một đoạn tạo hình chữ V, kéo dài khoảng 4cm để tạo phần đầu và mỏ của Phượng.
Bước 2: Đặt dao bắt đầu từ phần đầu nhọn, lùi xuống khoảng 6mm, khứa lượn hình chữ C tạo phần thon của cổ Phượng. Ở phần thân, cũng dùng dao nhọn khứa chữ C thon ngược lại với chữ C trước như trong hình để tạo sự uốn lượn của thân Phượng.
Bước 3: Dùng dao nhỏ khứa phần mỏ Phượng, phần đầu gọt tròn. Lấy dao bào bào mịn các góc vuông cho mịn màng, hình dáng con công được hình thành như trong hình.
Bước 4: Cắt một lát cà rốt dày khoảng 4mm, dùng dao đầu nhọn khứa tạo hình uốn lượn cho phần lông của đầu Phượng.
Bước 5: Dùng mẩu tăm nhỏ cắm phần cong vừa tạo lên đầu Phượng. Đầu dao nhọn khoét hốc mắt rồi ấn hạt tiêu đã chuẩn bị để tạo mắt cho chim.
Sau đó dùng dao xúc hình chưa V nhọn khắp lên phần thân củ cà rốt để tạo lông vũ cho chim Phượng. Như vậy là hình chú chim Phượng đã được tạo hình xong.
Bước 6: Đặt đầu chim phượng vào đĩa bầu dục hoặc đĩa tròn to, cắt vài lát hành tây bao quanh tạo cánh chim Phượng. Đặt vài lát cà rốt bào mỏng phía trước và đặt rau mùi phía sau để tạo độ mềm mại khi tạo hình chim Phượng.
PHẦN 2: LÀM CHẢ PHƯỢNG
Nguyên liệu làm chả phượng rất đơn giản dễ kiếm và bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
- 4-5 quả trứng vịt, tùy thuộc vào kích cỡ của của trứng
- Giò sống từ 400-500gr
- Một thìa bột năng hòa tan với ít nước
- Cà rốt, đậu cove (hoặc đậu đũa)
- 4-5 miếng rong biển khô (nếu bạn không thích mùi vị rong biển thì bạn dùng mộc nhĩ ngâm nở, cắt gốc, rửa sạch và để nguyên bản để thay thế).
Thực hiện:
Bước 1: Đập trứng ra bát rồi đánh trứng với phần bột năng đã hòa với nước trước đó. Dùng bột năng khi đánh trứng sẽ làm cho lát trứng khi tráng mỏng vẫn có được độ dai, mịn. Nếu bạn thích trứng có màu đậm bạn có thể pha thêm ít dầu điều khi đánh trứng.
Bước 2: Cho chảo chống dính lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn láng mặt chảo rồi đổ phần dầu thừa ra bát. Trứng sau khi đánh đã tan hết bọt, bạn múc một thìa trứng sao cho lượng trứng đủ láng một lớp mỏng kín mặt chảo.
Để láng được đều trước khi đổ trứng bạn phải hạ nhỏ lửa, cho trứng vào phải cầm cán chảo lắc tròn để trứng chạy láng được kín mặt chảo. Thấy bề mặt trên của trứng khô thì nhấc chảo lắc nhẹ để trứng đổ ra đĩa. Làm tiếp tục như vậy cho đến khi hết trứng.
Bước 3: Giò sống bạn trộn đều với một thìa hạt tiêu, một ít hạt nêm, Đậu cove tước sơ, rửa sạch đem luộc chín. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vuông khổ khoảng 6mm, độ dài bằng đường kính của miếng trứng thì càng tốt và đem luộc chín. Trứng tráng sau như vậy các nguyên liệu đã đầy đủ trước khi bọc chả.
Bước 4: Trải miếng trứng tráng mỏng ra đĩa, để phần mịn hơn ra ngoài, múc một thìa con giò sống láng một lớp thật mỏng lên trên để tạo độ kết dính cho các lớp tiếp theo.
Bước 5: Đặt miếng rong biển tiếp lên trên rồi quết một thìa giò sống dày hơn vào giữa và đặt miếng cà rốt luộc như trong hình.
Bước 6: Phủ lên miếng cà rốt vừa đặt một ít giò sống rồi đặt tiếp lên trên đấy đậu cove luộc.
Bước 7: Gập đôi miếng trứng đã được đặt nhân, sao cho cà rốt và đậu cove được bọc kín bởi lớp giò sống. Dùng tay ấn chéo miếng trứng để miếng chả khi cắt ra có hình giọt nước. Làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu. Thông thường 1 lát trứng tráng sẽ dùng 100gr giò sống gói bên trong.
Bước 8: Sau khi gói xong cho chả vào nồi hấp từ 15-20 phút thì chín.
Bước 9: Chả chín, cắt chả thành từng miếng dày khoảng 1cm để chuẩn bị bày.
Bước 10: Xếp các miếng chả chạy dọc hai bên thành đĩa như trong hình. Bạn sẽ thấy màu vàng của trứng, màu xanh của đậu, màu cam của cà rốt cùng với màu sáng của giò sống, màu sẫm của rong biển đan xen nhau sẽ tạo ra hình những chiếc lông chim Phượng vô cùng bắt mắt.
Đảm bảo nhờ có món chả phượng này mâm cỗ nhà bạn sẽ thêm lung linh!
Chỉ cần bạn dành chút thời gian trong kỳ nghỉ Tết của mình cho món chả Phượng thì bạn sẽ thấy mâm cỗ Tết của mình thêm phần trang trọng.
Chúc bạn và gia đình thành công với cách làm chả phượng hấp dẫn, bắt mắt trong ngày Tết!