Hướng dẫn cách làm mì trứng tươi đơn giản tại nhà
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Nếu như mì gói là món ăn vô cùng quen thuộc với người Việt Nam tì người Trung Hoa lại yêu thích loại mì trứng tươi với sợi dài thẳng, mềm mịn hơn.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua được loại mì trứng tươi ở siêu thị hay chợ nhưng mì trứng tự tay làm tại nhà sẽ đảm bảo được chất lượng hơn nhiều đấy. Hãy cùng Massageishealthy tham khảo qua cách làm mì trứng tươi thơm ngon tại bếp nhà mình nhé!
Table of Contents
Nguyên liệu
- Bột mì đa dụng: 150g
- Trứng vịt: 2 quả
- Muối: 1 nhúm nhỏ
- Nước: 20ml (có thể hòa thêm 1 ít bột nghệ để tạo màu vàng tươi hơn
- Dầu olive: 10ml
- Dụng cụ:
- Ống ép sợi mì: 1c
- Tô trộn bột
Cách làm mì trứng tươi đơn giản
— Bước 1: Rây bột mì vào 1 âu to, tạo lỗ ở giữa bột thành giếng. ( các bạn bớt lại 1 ít bột để khi nhồi thì làm bột áo nhé). Đánh trứng, nước, muối và dầu ăn đủ để tan và hòa đều vào với nhau. Đổ vào giữa hố bột mì, dùng thìa trộn nhẹ cho bột quyện vào với hỗn hợp trứng.
— Bước 2: Dùng tay nhào cho đến khi bột tan đều hết vào với hỗn hợp trứng thì đổ ra 1 mặt phẳng rộng (mâm hoặc tấm silicon hoặc mặt bàn sạch) đã rải trước bột khô lên để khi nhào không bị dính.
— Tiếp tục nhồi bột (như nhồi bánh mì) cho đến khi bột mịn, dẻo và không còn dính vào tay. Khi kéo miếng bột ra thành màng mỏng khó đứt là được. Để bột nghỉ khoảng 1 tiếng.
— Bước 3: Chia bột ra thành từng miếng nhỏ rồi cho vào khuôn từ từ xoay nắm là bạn đã có được những sợi mì trứng tươi ngon ngay tại nhà rồi.
— Bước 4: Mỳ sau khi ép xong, đem treo hoặc rải ra mâm, hong khoảng nửa tiếng cho mì se sợi rồi mới đem chế biến. Các bạn nhớ là chỉ hong chỗ mát mẻ thôi nhé và chỉ phơi cho bột se se nếu khô quá sẽ bị gãy mì.
— Bước 5: Sử dụng như mì tươi mua ngoài chợ, nấu khoảng 2-4p là mềm, không nên để lâu hơn nhé vì mì sẽ bị nát, khi luộc mì cho thêm 1 nhúm muối nhỏ. Mỳ tươi có thể bảo quản được trong vòng 3 ngày trong tủ lạnh.
Những điều cần lưu ý khi làm mì trứng tươi
Trong quá trình trộn bột có thể thêm hoặc bớt 1 ít bột khô, điều này phụ thuộc vào khối lượng trứng và loại bột mì bạn sử dụng. Kinh nghiệm là bớt lại 1 ít bột, nếu thiếu thì thêm vào.
Dầu olive là ngon nhất, tuy nhiên nếu bạn không sẵn có thì có thể thay bằng dầu bình thường (cooking oil). Luôn sử dụng bột áo cho khỏi dính.
Khi hong khô mì, cần sử dụng bột áo đủ, tránh tình trạng mì dính vào nhau làm biến dạng. Có thể thêm 1 số loại rau củ nghiền (cà rốt, cải bó xôi, cải bắp tím,…) để tạo màu cho sản phẩm.
Dùng trứng vịt thay vì dùng trứng gà trong làm mì sẽ làm sợi mì cứng cáp, giòn và dai hơn. Nhưng không vì thế có nghĩa là không sử dụng trứng gà, chúng ta chỉ ưu tiên sử dụng trứng vịt hơn thôi nhé.
Mỳ trứng tươi, mì sợi và những lưu ý khi bảo quản
Một số loại mỳ tươi có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu không được để trong tủ lạnh từ khi sản xuất đến khi chế biến. Vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng và đạt đến mức gây ngộ độc bởi mỳ tươi có hoạt độ nước cao và mức pH gần như trung tính.
Nguy cơ ngộ độc do sử dụng thực phẩm này còn cao hơn đối với những ai có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có mang, trẻ nhỏ dưới năm tuổi và người già hơn 70 tuổi mắc một số bệnh lý nhất định. Hãy chú ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình.
Để mỳ tươi trong tủ lạnh
— Để mỳ tươi trong tủ lạnh tới khi sử dụng. Một số người có thói quen để mỳ trong bếp để làm mềm sợi mỳ, nhưng việc này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ngộ độc phát triển.
Làm mềm sợi mỳ
— Thông qua hạn “Sử dụng đến ngày”, hạn “Sử dụng tốt nhất”, ngày sản xuất, hướng dẫn dự trữ và nấu nướng ghi trên gói đựng thực phẩm, bạn có thể biết liệu mỳ còn tươi và cần được để trong tủ lạnh hay không.
— Thông thường, sợi mỳ sẽ cứng lại khi để trong tủ lạnh. Điều này không có nghĩa là mỳ không còn tươi.Mỳ sẽ mềm trở lại khi được hâm nóng. Hướng dẫn hâm nóng có thể được ghi trên bao bì sản phẩm. Bạn có thể làm mềm sợi mỳ bằng cách trần qua nước sôi. Hãy sử dụng một chiếc dĩa và nhẹ nhàng gỡ sợi mỳ.
Không phải loại mỳ nào cũng cần để trong tủ lạnh
— Một số loại mỳ tươi đã được xử lý và hút chân không để có thể để ở nhiệt độ thường, không cần để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, vẫn cần kiểm tra và tuân thủ hướng dẫn dự trữ thực phẩm và chú ý đến hạn “Sử dụng tốt nhất”.
Nhà bán lẻ thực phẩm chỉ được phép bán thực phẩm an toàn
— Sản phẩm từ mỳ tươi bị hỏng có thể trông như vẫn còn tươi, do đó mỳ tươi cần được để trong tủ lạnh nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.Bằng cách này, nhà bán lẻ thực phẩm đã góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.
Thật đơn giản đúng không nào? Chỉ cần vài bước là bạn đã hoàn thành xong cách làm mì trứng tươi của chúng tôi rồi đấy. Từ bây giờ không cần phải lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm khi mì ở ngoài nữa. Hãy thử ngay và cho chúng tôi biết thành quả nhé.
Chúc các bạn thành công!