I. Cách làm sinh tố đu đủ cho bé tập ăn dặm ngon miệng với chuối, sữa đặc, sữa chua
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Đu đủ là thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt và lợi ích với sức khỏe dành cho tất cả mọi người, trong đó cả các bé đang trong quá trình ăn dặm. Và nếu mẹ chưa biết dùng đu đủ để chế biến món gì, thì hãy tham khảo cách làm sinh tố đu đủ cho bé tập ăn dặm đơn giản dưới đây nhé!
Cách làm sinh tố đu đủ cho trẻ tập ăn dặm nhanh tăng cân với chuối, sữa chua sữa đặc bao gồm:
- Đu đủ nghiền
- Cách làm sinh tố đu đủ sữa chua cho bé từ 8 tháng
- Cách làm sinh tố đu đủ sữa chua đào dầm
- Cách làm sinh tố đu đủ với gà và gạo lứt nhiệt đới
- Cách làm sinh tố đu đủ cho bé ăn dặm
- Cách làm sinh tố đu đủ sữa đặc cho trẻ ăn dặm tăng cân
- Cách làm sinh tố đu đủ kem vani
- Cách làm sinh tố đu đủ và chuối
- Cách làm sinh tố đu đủ nhiệt đới
- Cách làm sinh tố đu đủ, cam, chuối và rau cải xoăn
Table of Contents
1. Trẻ em ăn dặm đu đủ có tốt không?
Đu đủ không chỉ ngọt, thơm, ngon và giàu dinh dưỡng dành cho tất cả mọi người. Loại quả này chứa một lượng lớn hàm lượng vitamin C giúp hấp thụ chất và chuyển hóa chất sắt, vitamin A, vitamin E, chất xơ và acid folic cần thiết cho cơ thể.
Vậy trẻ em ăn đu đủ có tốt không? Câu trả lời là có. Giống như xoài, đu đủ là loại trái cây dễ dàng kết hợp với thực phẩm khác để tạo thành những món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng dành cho bé yêu.
Hơn thế nữa, dưỡng chất có trong đu đủ rất dễ hấp thụ và tiêu hóa, do vậy đây còn là thực phẩm rất tốt dành cho bé bắt đầu ăn dặm.
2. Nên bắt đầu giới thiệu quả đu đủ cho bé khi nào tốt nhất?
Khoảng từ 7 – 8 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung đu đủ trong thực đơn ăn dặm dành cho bé yêu của mình. Như đã nói ở trên, những dưỡng chất có trong đu đủ (các loại vitamin, acid folic, chất xơ) rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não của bé.
Đồng thời, đu đủ còn dễ kết hợp với một số thực phẩm dễ tiêu hóa như bí, chuối, bơ, khoai lang,… Mẹ nên học một số cách làm sinh tố đu đủ cho bé vừa đơn giản, vừa bổ dưỡng giúp con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà dễ ăn.
Tuy nhiên, việc cho bé ăn dặm cũng như bổ sung đu đủ vào thực đơn ăn dặm còn tùy thuộc vào sự phát triển và khả năng hấp thụ của bé. Và mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì lượng chất xơ trong đu đủ dễ khiến trẻ đầy bụng hoặc tiêu chảy.
3. Cách chọn và bảo quản đu đủ tốt nhất cho bé
Theo nghiên cứu của một số tổ chức về thực phẩm uy tín trên thế giới, đu đủ chính là một trong những thực phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu cao, nhất là các loại không có kiểm định vệ sinh, mua bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Thêm vào đó, đu đủ dễ bị bầm, dập trong quá trình vận chuyển, nhất là khi chín còn nhanh hỏng, dễ thối rữa.
Vậy nên, bạn nên chọn những quả đu đủ cứng vừa, vỏ vàng nhạt hay những quả ương (gần chín, có màu vàng pha xanh), không có dấu hiệu bầm dập, cuống còn tươi. Những quả gần chín này khi mua về để ăn dần, vừa thơm dịu tinh tế, vừa bảo quản được lâu.
Về địa chỉ mua sắm, bạn hãy chọn mua ở những siêu thị, cửa hàng cung cấp rau – củ – quả sạch, có giấy chứng nhận an toàn. Nếu là đu đủ nhập khẩu thì phải có giấy tờ chứng nhận nhập khẩu rõ ràng. Điều này sẽ hạn chế những rủi ro như thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, bị ngộ độc thực phẩm.
4. Chuẩn bị đu đủ cho bé ăn như thế nào đúng cách nhất?
Bằng cách làm sinh tố đu đủ cho bé đơn giản tại nhà sẽ giúp bé yêu sẽ ăn ngon miệng, bổ sung dưỡng chất thiết yếu và cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.
Đu đủ sau khi chọn lựa kỹ càng, bạn chỉ cần gọt sạch vỏ, bỏ hạt và cắt lát nhỏ. Tiếp đó, hãy cho vào máy xay sinh tố quen thuộc trong gian bếp, xay nhuyễn phần đu đủ – tương tương 1 bữa ăn của bé là xong.
Cách chế biến thứ hai mà bạn có thể chuẩn bị đu đủ cho bé thưởng thức, đó là chọn quả đã chín, độ mềm vừa phải, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ, dài rồi cho bé tự ăn (kiểu ăn vặt).
5. Những cách làm sinh tố đu đủ thơm ngon cho bé ăn dặm
5.1. Đu đủ nghiền
Cách làm sinh tố đu đủ cho bé này rất dễ. Đầu tiên, mẹ gọt vỏ, bỏ sạch hạt đu đủ hoàn toàn và cắt thành khối nhỏ.
Bước 2 là nghiền nhỏ bằng tay hoặc máy nghiền thực phẩm chuyên biệt, thêm chút đường (nếu thích) là đã xong món đu đủ nghiền cho bé thưởng thức rồi đấy!
5.2. Cách làm sinh tố đu đủ sữa chua cho bé từ 8 tháng
Là những tháng tập ăn dặm đầu tiên của bé, mẹ hãy chuẩn bị những món ăn dễ tiêu hóa như sinh tố đu đủ và sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa để bé thưởng thức nhé!
Bạn chỉ cần lấy phần đu đủ vừa phải khi đã rửa sạch, gọt vỏ đem nghiền rồi trộn đều cùng sữa chua; sau đó cho ra chén nhỏ là bé đã có ngay món sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng này rồi đấy.
5.3. Cách làm sinh tố đu đủ sữa chua đào dầm
Cũng giống như sinh tố đu đủ sữa chua, loại sinh tố này có nhiều hương vị hơn, hấp dẫn hơn nhờ thêm đào dầm thơm ngon.
Nguyên liệu để làm món đu đủ sữa chua đào dầm cho bé sẽ là đu đủ nghiền, sữa chua nguyên chất và quả đào chín.
Sau khi trộn 3 nguyên liệu với nhau, bạn hãy cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn để khi bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
5.4. Cách làm sinh tố đu đủ với gà và gạo lứt nhiệt đới
Một trong những cách làm sinh tố đu đủ cho bé là kết hợp đu đủ với thực phẩm sống (gia cầm) và tinh bột (gạo lứt).
Trước tiên, bạn cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi gồm có: 1/2 chén gạo lứt nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng, 2 cốc nước nhỏ, ¼ chén đu đủ chín, 1/4 chén xoài, 1 – 2 ức gà không xương chế biến từ nguồn gà đảm bảo sạch, tươi và một vài gia vị khác nếu muốn (gừng, nhục đậu khấu), đun lửa vừa khoảng 30 phút.
Bước tiếp theo, lấy ức gà ra, cắt thành miếng nhỏ và cho lại vào nồi cơm, nấu thêm 15 phút nếu gà, cơm chưa chín kỹ.
Sau khi hỗn hợp chín hoàn toàn, bạn chờ nguội và cho vào máy xay, xay nhỏ. Món ăn giàu dưỡng chất này sẽ phù hợp nhất cho trẻ mới biết đi (khoảng từ 12 tháng trở đi).
5.5. Cách làm sinh tố đu đủ cho bé ăn dặm
Về bản chất, quá trình ăn dặm của trẻ là làm quen, tiếp nhận và hấp thu những nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm ngoài sữa. Do đó, việc làm món sinh tố đu đủ cho bé trong quá trình ăn dặm chỉ đơn giản với nguyên liệu chính: đu đủ chín.
Sau khi làm sạch và cắt nhỏ, bạn cho đu đủ vào máy xay, thêm đường hoặc sữa tươi giàu dưỡng chất rồi xay nhuyễn. Bạn nên cho bé thưởng thức ngay sau khi vừa xay xong nhé!
5.6. Cách làm sinh tố đu đủ sữa đặc cho trẻ ăn dặm tăng cân
Cách làm sinh tố đu đủ cho bé này khá đơn giản. Đầu tiên, lấy khoảng 100g đu đủ chín gọt sạch vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ, cho lần lượt đu đủ cùng sữa đặc, sữa tươi và phô mai con bò cười vào máy xay sinh tố rồi xay đến khi nhuyễn.
Do sinh tố đu đủ sữa đặc sẽ ngon hơn khi ăn lạnh, nên bạn hãy làm mát bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh, tránh cho đá vì dễ làm bé bị viêm họng.
5.7. Cách làm sinh tố đu đủ kem vani
Sau khi sơ chế đu đủ (gọt vỏ, bỏ hạt, cắt từng miếng nhỏ), bạn cho vào máy xay cùng sữa tươi, đường, kem vani và 1 ít nước (hoặc vài viên đá) rồi xay nhuyễn mịn thế là xong. Việc còn lại là đổ ra ly nhỏ để bé thưởng thức thôi.
5.8. Cách làm sinh tố đu đủ và chuối
Đu đủ kết hợp với chuối – trái cây giàu năng lượng, dễ tiêu hóa sẽ là cách làm sinh tố đu đủ cho bé mà mẹ không nên bỏ qua.
Sau khi sơ chế xong đu đủ, chuối (tách vỏ, cắt miếng nhỏ), bạn cho lần lượt vào máy xay, thêm nước cốt dừa, cơm dừa (tùy sở thích) rồi xay nhuyễn và cho bé thưởng thức nhé!
5.9. Cách làm sinh tố đu đủ nhiệt đới
Đây luôn là công thức làm sinh tố đu đủ đơn giản nhưng vẫn đáng nhớ và đáng thưởng thức, nhất là cho bé yêu của mình.
Một quả đu đủ miền nhiệt đới chín mọng, tươi ngon sau khi cắt vỏ, bỏ hạt, cắt lát nhỏ, cho vào máy xay sinh tố. Thêm chút mật ong hoặc sữa tươi nữa rồi xay nhuyễn, cho ra ly là đã có thể thưởng thức rồi.
5.10. Cách làm sinh tố đu đủ, cam, chuối và rau cải xoăn
Là sự kết hợp khá thú vị giữa trái cây và rau xanh giàu chất xơ, vitamin, sinh tố đu đủ, cam, chuối và cải xoăn còn mang đến trải nghiệm hương vị mới lạ, giàu dưỡng chất: đu đủ, chuối là rau củ dễ tiêu hóa, rất tốt cho trẻ; cam mọng nước; rau cải xoăn giàu khoáng chất và chất xơ.
Cách làm đơn giản như sau: đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ; chuối bỏ vỏ, cắt nhỏ; cam vắt lấy nước cốt; cải xoăn rửa sạch, cắt vừa phải. Sau đó, bạn cho tất cả nguyên liệu vào máy xay, xay nhuyễn, mịn là xong.
Hy vọng những lợi ích cũng như cách làm sinh tố đu đủ cho bé trên sẽ góp phần đa dạng thực đơn ăn uống cho bé yêu.
II. Ăn đu đủ đúng cách vào buổi sáng, tối như thế nào tốt cho sức khỏe?
Là một trong những loại trái cây giải nhiệt và chữa bệnh được nhiều người yêu thích thế nhưng nếu không biết ăn đu đủ đúng cách sẽ có thể gây ra những hậu quả tai hại với sức khỏe.
Cùng Massageishealthy bổ sung kiến thức về việc ăn đu đủ đúng chuẩn để có sức khỏe tối ưu, đẹp da đẹp dáng bạn nhé!
1. Ăn đu đủ lúc nào thì tốt?
1.1. Ăn đu đủ buổi sáng có tốt không?
Không chỉ được biết đến là một loại trái cây ngon cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng, đu đủ còn là sự lựa chọn của rất nhiều người khi muốn giảm cân.
Đặc biệt, để bắt đầu một chế độ ăn kiêng lý tưởng, lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng đu đủ vào bữa ăn đầu tiên trong ngày.
Tuy nhiên, để có chế độ ăn hợp lý và khoa học vào buổi sáng bạn nên dùng trước một ly sữa hạt hạnh nhân thơm ngon pha loãng hoặc một ly bột yến mạch ngũ cốc chất lượng để cung cấp chất xơ cho cả ngày dài hoạt động của cơ thể. Sau đó 30 phút thì có thể bắt đầu ăn món salad đu đủ.
Đây được xem là một trong những thói quen ăn sáng bổ dưỡng, lành mạnh giúp bạn khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả dù có đang trong chế độ ăn kiêng, giữ dáng.
Với hàm lượng chất xơ được cung cấp trong sữa hạnh nhân, ngũ cốc yến mạch cùng với vitamin C, vitamin B1 B2, các axit gây men và canxi, kali, magie, kẽm có trong đu đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng
Đồng thời hỗ trợ làm sạch đường ruột. Đây cũng chính là câu trả lời thích hợp cho câu hỏi ăn đu đủ buổi sáng có tốt không mà nhiều người đang thắc mắc.
1.2. Ăn đu đủ buổi tối có tốt không?
Nếu bạn đang phân vân giữa việc lựa chọn các loại trái cây tươi ngon mọng nước để ăn nhẹ vào buổi tối thì đu đủ là một trong những gợi ý mà Massageishealthy mang đến cho bạn bởi trong đu đủ có chứa lượng đường cần thiết đồng thời chứa rất ít chất béo nên sẽ không dẫn đến nguy cơ béo phì hay làm cho chất béo đọng lại trong các lớp cơ trong cơ thể.
Bên cạnh đó, đu đủ chứa ít axit hơn so với các loại trái cây khác nên đây sẽ là một loại thực phẩm ăn nhẹ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Đồng thời, đu đủ còn mang đến khả năng cải thiện làn da một cách đáng kể nếu ăn thường xuyên và đúng cách.
Bạn có thể ăn đu đủ đúng cách bằng việc làm một ly sinh tố đu đủ cùng với cần tây, hành tây và nước cốt chanh hoặc ăn không đu đủ thái hạt lựu.
1.3. Có nên ăn đu đủ vào buổi trưa?
Chế độ ăn kiêng cùng đu đủ có thể bắt đầu vào buổi trưa với món nước ép đu đủ. Tuy nhiên, bạn nên uống nước ép sau khi ăn salad ngũ cốc nguyên hạt cùng với cà chua, tỏi và ô liu cùng muối, chanh.
Bạn có thể ăn salad cùng với một ít cơm hoặc ăn salad không đều được. Để thay đổi khẩu vị cho đỡ ngán hơn khi ăn, bạn có thể thay đổi các loại rau quả giàu dưỡng chất khác trong bữa ăn liên tục, miễn là vẫn đảm bảo ăn nhiều rau quả và uống đủ một ly nước ép đu đủ khoảng 30 phút sau khi ăn trưa.
1.4. Chọn đu đủ như một bữa ăn nhẹ
Ngoài việc ăn đu đủ vào buổi sáng, buổi trưa, hay buổi tối thì bạn cũng có thể ăn đu đủ đúng cách vào các buổi ăn nhẹ giữa buổi bằng cách trộn đu đủ thái hạt lựu cùng với một ít lát dứa (thơm) thành hỗn hợp mịn như sinh tố.
Món ăn giàu dưỡng chất và vitamin này sẽ giúp bạn không bị quá đói và đồng thời không tăng cân do không có chất béo, khác hoàn toàn với khi lựa chọn các món ăn vặt nhiều đường nhiều béo khác.
2. Hướng dẫn ăn đu đủ đúng cách, khoa học
Ngoài việc thực hiện ăn đu đủ đúng cách vào các bữa trong ngày bạn cũng cần lưu ý đến các trường hợp tuyệt đối không được dùng đu đủ trong phần dưới đây nếu không muốn bị ảnh hưởng sức khỏe hay gặp nhiều bất lợi trong những lúc giảm cân, ăn kiêng.
2.1. Không nên ăn đu đủ khi nào?
2.1.1. Không nên ăn hạt đu đủ
Có một số thông tin cho rằng việc ăn hạt đu đủ sẽ giúp giảm cân hiệu quả và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể cũng như có khả năng bảo vệ gan hay ngăn ngừa cơ thể hấp thụ chất béo.
Tuy nhiên điều đó chỉ có hiệu quả trong trường hợp bạn ăn khoảng 8 đến 10 hạt đu đủ dưới dạng những viên thuốc vào mỗi buổi sáng kết hợp với việc uống một ly nước bưởi ép.
Trong trường hợp bạn tự ý ăn quá nhiều hạt đu đủ một cách vô tội vạ sẽ dẫn đến việc hấp thụ nhiều chất độc carpine có trong loại hạt này. Chất độc carpine khi xuất hiện nhiều trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng rối loạn mạch và xây dựng hệ thống thần kinh.
2.1.2. Không ăn đu đủ chín mỗi ngày
Dù cho đu đủ là một trong những loại trái cây giàu dưỡng chất, dù cho bạn có yêu thích món sinh tố trái cây tốt cho việc giảm cân này bao nhiêu đi chăng nữa nhưng cũng không nên ăn hàng ngày trong thời gian dài bởi nhiều khả năng lòng bàn tay, lòng bàn chân của bạn sẽ gặp phải hiện tượng vàng da.
2.1.3. Không ăn khi đang bị tiêu chảy
Như chúng ta đã biết đu đủ có chứa hàm lượng chất xơ cao nên nếu cơ thể bạn đang gặp vấn đề về tiêu chảy trầm trọng tuyệt đối không nên ăn bởi đu đủ sẽ càng làm cho việc đi ngoài nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mất nước, cơ thể mỏi mệt chóng mặt, hoàn toàn bất lợi đối với sức khỏe.
2.1.4. Không ăn lạnh
Bản thân đu đủ thuộc hàng thực phẩm có tính chất hàn (lạnh) nên nếu bạn thường xuyên ăn đu đủ để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
2.2. Ai không nên ăn đu đủ?
2.2.1. Phụ nữ đang mang thai
Ngoài việc chú trọng đến việc ăn đu đủ lúc nào thì tốt Massageishealthy khuyên bạn nên đọc thêm các hướng dẫn về những ai có thể sử dụng để đảm bảo việc ăn đu đủ mang lại hiệu quả tối ưu.
Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng đầu tiên nên loại trừ đu đủ khỏi chế độ ăn của mình, đặc biệt là loại đu đủ xanh bởi chúng có khả năng làm tăng cường co bóp tử cung dữ dội.
Phụ nữ mang thai ăn phải đủ xanh có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, gây hiện tượng thai lưu hoặc trẻ sinh ra gặp nhiều bất thường về cơ thể.
2.2.2. Người mắc bệnh thận
Trong đu đủ có chứa hàm lượng lớn vitamin C – đây là tin vui đối với những người có sức khỏe bình thường bởi vì vitamin C sẽ mang đến khả năng chống oxy hóa cao, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho người ăn.
Tuy nhiên, đối với những ai mắc bệnh về thận thì với liều lượng vitamin C cao như thế nếu ăn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ gia tăng việc hình thành các khối u trong thận, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người ăn.
Nếu bạn vẫn muốn ăn trái cây thì có thể tham khảo danh sách 10 loại trái cây tốt cho người mắc sỏi thận để có sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân nhé.
2.2.3. Người bệnh loãng máu
Nếu bạn vừa trải qua một cuộc phẫu thuật hoặc mắc bệnh loãng máu, máu khó đông thì càng tránh ăn đu đủ vì chúng có khả năng làm loãng máu nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của bạn. Hãy lưu ý điều này khi ăn đu đủ nhé.
2.2.4. Người mắc bệnh về đường hô hấp
Những ai đang mắc bệnh về đường hô hấp hoặc đang gặp các cơn sốt, bệnh hen suyễn thì càng phải tránh xa đu đủ bởi vì trong trái cây này có chứa 1 loại enzim có khả năng gây dị ứng nặng, làm trầm trọng thêm bệnh về đường hô hấp – chính là enzim papain.
Với những kinh nghiệm ăn đu đủ đúng cách trong bài viết trên đây mà Massageishealthy chia sẻ hy vọng mang đến cho bạn những thông tin thật hữu ích.