Các loại thực phẩm giàu kẽm cho sức khỏe nam giới, ăn gì để bổ sung kẽm?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Những thực phẩm giàu kẽm cho sức khỏe của bé và nam giới có thể kể ra như tôm, cua biển, thịt tươi đỏ, các loại cây họ đậu. Ăn gì bổ sung kẽm, kẽm có nhiều trong thực phẩm như các loại hạt, trứng gà, trứng vịt, ngũ cốc, rau xanh, socola đen, thực phẩm chứa kẽm còn có quả hạch, con hàu, hạt mè, hạt lanh, yến mạch….
Table of Contents
I. Vai trò và tác dụng của kẽm với cơ thể con người
Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm loại nào? Bạn muốn bổ sung cho cơ thể khoẻ mạnh nhưng không biết nên chọn ăn loại thức ăn, thực phẩm gì? Tất tần tật mọi câu trả lời về kẽm có nhiều trong các thực phẩm, thức ăn nào sẽ có trong bài viết sau. Dõi theo bài viết sau nhé.
1. Vai trò của kẽm trong quá trình hoạt động cơ thể
Kẽm là một trong những dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ cho cơ thể có thể thực hiện những hoạt động thường ngày.
Là chất đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể, Kẽm góp phần không nhỏ trong việc nhân bản ADN trong cơ thể người.
2. Tác dụng của chất kẽm đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Một trong những chức năng không thể không nhắc đến ở kẽm đó chính là kích thích quá trình tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Kẽm vừa là cấu trúc, vừa là cơ quan tham gia vào hoạt động của nhiều bộ phận trên cơ thể.
Đồng thời, kẽm tập trung cao ở trong não, nếu thiếu hụt sẽ gây rối loạn và khiến cho hệ thần kinh của toàn bộ cơ thể bị ứ trệ. Đây chính là lý do nên thường xuyên phải bổ sung thực phẩm nhiều kẽm.
Bên cạnh đó, kẽm còn có tác dụng điều hòa chức năng nội tiết và các hoocmon cơ thể. Không những vậy, kẽm còn là chất chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, tổn thương vì nhiễm khuẩn, giúp cho vết thương mau lành.
Mặt khác, kẽm còn là chất giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon hơn và kích thích hệ tiêu hoá. Các mẹ chú ý nên cho trẻ ăn những thực phẩm bổ sung kẽm để giúp trẻ phát triển toàn diện và tốt nhất có thể.
Theo các chuyên gia, bổ sung kẽm sẽ giúp làm tăng chiều cao ở những trẻ thấp lùn và hỗ trợ tăng cân đối với trẻ bị suy dinh dưỡng. Đây cũng là một dưỡng chất không thể thiếu để cơ thể có thể duy trì mọi hoạt động.
Chính vì vậy, không chỉ riêng trẻ nhỏ mà người lớn cũng nên sử dụng những thực phẩm bổ sung kẽm, ăn nhiều các loại thức ăn giàu kẽm khi có dấu hiệu thiếu kẽm nhé.
3. Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe nam giới
Đối với nam giới, kẽm là một trong những khoáng chất không thể thiếu của cơ thể. Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe nam giới bao gồm:
- Cải thiện chất và lượng t.i.n.h t.r.ù.n.g
Với phái mạnh thì kẽm chính là khoáng chất giúp cải thiện chất lượng t.i.n.h t.r.ù.n.g cực kì tốt. Kẽm đóng vai trò trong việc tổng hợp, bài tiết nhiều loại hoocmon khác nhau thúc đẩy sự phát triển t.i.n.h t.r.ù.n.g.
Cùng với đó là việc tái tạo testosterone và đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp, bài tiết nhiều hoocmon khác nhau.
- Giữ vai trò quan trọng trong tuyến tiền liệt
Hàm lượng kẽm tập trung ở tuyến tiền liệt và ở tinh dịch nhiều hơn so với bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Việc thiếu kẽm sẽ gây ra những thay đổi khác ở tuyến s.i.n.h d.ụ.c và chứng phì đại tuyến tiền liệt. Điều này không hề tốt đối với cánh đàn ông.
Việc thiếu kẽm sẽ khiến cho tuyến tiền liệt rơi vào trạng thái ứ trệ, không thể thực hiện hoạt động đúng chức năng.
Đối với đàn ông đã bước qua tuổi trung niên, kẽm là một khoáng chất không thể thiếu của tuyến tiền liệt. Nếu thiếu kẽm rất nhiều khả năng sẽ bị ung thư tuyến tiền liệt.
- Duy trì sức khỏe sinh sản lâu dài
Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết để tái tạo và thúc đẩy sự phát triển t.i.n.h t.r.ù.n.g, giúp duy trì sức khỏe sinh sản lâu dài.
Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển sức khỏe sinh sản, cánh mày râu nên bổ sung cho cơ thể lượng kẽm vừa đủ.
- Bảo vệ tuyến giáp
Nhờ có kẽm, cơ thể mới sản sinh ra những nội tiết tuyến giáp giúp duy trì, phát triển và bảo vệ tuyến giáp. Ở nam giới nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ gây ra những căn bệnh tuyến giáp.
Vì vậy, cần chú ý nên bổ sung kẽm đầy đủ để tuyến giáp và các bộ phận khác trên cơ thể có thể duy trì hoạt động bình thường.
4. Những dấu hiệu thiếu kẽm cần phải bổ sung của cơ thể
Dấu hiệu lượng kẽm thấp bao gồm hệ miễn dịch suy yếu, cảm lạnh nhiều hơn và vết thương liền kém, mệt mỏi, và giảm ham muốn tình dục.
Tuy nhiên, các triệu chứng thiếu kẽm chủ yếu khác, như những triệu chứng được giải thích dưới đây, có thể hiển hiện rõ mỗi khi bạn nhìn vào gương:
- 4.1. Rụng tóc
Cùng với nhiễm trùng tái phát, rụng tóc có lẽ là một trong những triệu chứng chính mà chúng ta phải nghĩ đến khi nghi ngờ thiếu kẽm.
Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, và những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt.
Tuy nhiên hầu hết các bác sỹ sẽ không kiểm tra lượng kẽm. Thay vào đó, họ sẽ khuyên bệnh nhân nên uống multivitamin hoặc tăng thực phẩm chứa kẽm, hoặc cả hai. “
Một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Annals of Dermatology gồm 312 người bị rụng tóc cho thấy tất cả đều có nồng độ kẽm trong máu tấp hơn so với nhóm đối chứng.
Tin tốt? Một nghiên cứu năm 2009 cũng trên tạp chí này cho thấy ăn nhiều thực phẩm bổ sung kẽm hàng ngày trong 12 tuần là đủ để 66% bệnh nhân trong thử nghiệm thấy sự cải thiện.
- 4.2. Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng
Những đốm trắng trên móng tay – đôi khi được gọi là vạch Beau – là một trong những dấu hiệu quan trọng của thiếu hụt kẽm.
Móng có thể mọc chậm, giòn và dễ gãy. Điều này là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng và khi bị thiếu, các vấn đề móng phổ biến có thể xảy ra, mà biểu hiện nặng nhất là những đốm trắng.
Tin tốt? Hãy bắt đầu chế độ ăn uống lành mạnh và chọn các loại thực phẩm giàu kẽm và móng có thể là chỗ đầu tiên nhìn thấy sự cải thiện.
- 4.3. Răng kém sáng bóng
Kẽm rất cần cho răng khỏe mạnh và nếu bạn có lượng kẽm thấp, bạn sẽ không có hàm răng trắng bóng, chúng có thể dễ dàng bị mẻ và không khỏe.
Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng.
Nếu bị thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và có thể dễ bị loét miệng cộng với viêm nướu – hay gặp nhất ở những người thiếu kẽm trong chế độ ăn.
- 4.4. Loét miệng
Thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây loét miệng tái diễn. Nghiên cứu năm 2014 trên tờ The Journal of Laryngology & Otology thấy rằng lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng và những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máy thường bị những đợt loét miệng tái diễn.
Trên thực tế, một số nghiên cứu thấy rằng bổ sung kẽm có thể làm giảm viêm ở miệng liên quan với loét miệng.
- 4.5. Mụn hoặc những vấn đề khác trên da
Có giả thuyết cho rằng những người bị mụn trứng cá có thể thiếu kẽm và một số phương pháp điều trị và kháng sinh chữa mụn trứng cá thường chứa kẽm.
Một nghiên cứu trên tờ Journal of the Turkish Academy of Dermatology cho thấy 54% số người bị mụn trứng cá có mức kẽm thấp.
Những người bị thiếu kẽm da cũng hay có những nốt đóng vảy do bị mụn không liền hoặc lâu liền vì kẽm rất cần thiết để chữa lành vết thương.
- 4.6. Xương yếu
Ai cũng biết canxi cần thiết cho xương, nhưng kẽm là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương, nhờ chức năng của nó trong tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.
Con của những người ăn chay hoặc ăn kiêng nghiêm ngặt có thể bị thiếu kẽm, dẫn đến những vấn đề trong sự phát triển xương ở tuổi nhi đồng và thiếu niên.
Để biết được tình trạng xương của mình, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho chụp DEXA để đo mật độ xương (hầu hết các bác sĩ sẽ không chỉ định xét nghiệm kẽm trong máu trừ khi nghi ngờ có thiếu hụt nghiêm trọng).
5. Thiếu kẽm gây bệnh gì?
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi người. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như xơ vữa động mạch, suy giảm thính giác, loét miệng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học và cần thiết cho hoạt động của enzyme trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến một vài bệnh lý sau đây.
- Rụng tóc
Thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn gây rụng tóc trên da đầu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, qua đó nó giúp cho tóc dày và bóng mượt.
- Một số bệnh mãn tính
Một loạt các tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh, bệnh tự miễn có thể liên quan đến thiếu kẽm.
Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào. Khi cơ thể thiếu kẽm dẫn đến những tác động của các gốc tự do có hại và sự viêm nhiễm.
- Các vết thương trở nên khó lành
Thiếu kẽm cũng gây nên tình trạng có những nốt đóng vảy do bị mụn hoặc lâu. Thiếu kẽm sẽ làm các vết thương có thể mất nhiều thời gian hơn để tự hồi phục các vết thương.
- Suy giảm thị lực
Mắt chứa hàm lượng lớn kẽm, đặc biệt là trong võng mạc. Đó là bởi vì kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc để tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt.
- Rối loạn thính giác
Kẽm cũng là một chất hoạt động như một chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai, hoặc phần bên trong của tai. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có nồng độ kẽm thấp luôn có những biểu hiện ù tai.
- Ảnh hưởng đến xương khớp
Kẽm cũng là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương bên cạnh can-xi. Kẽm có chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.
- Loét miệng
Loét miệng có thể xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm có thể làm giảm triệu chứng viêm ở miệng liên quan cũng như loét miệng.
II. Top những loại thực phẩm chứa kẽm cho sức khỏe trẻ nhỏ, nam giới
Kẽm là một trong những chất rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách xây dựng chế độ ăn uống gồm thực phẩm giàu kẽm cho bé một cách khoa học và đầy đủ.
Kẽm có nhiều trong thực phẩm nào? Có lẽ đây là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu suy nghĩ. Hãy tham khảo ngay những gợi ý sau của Massageishealthy các bạn nhé! Những thực phẩm giàu kẽm nhất gồm các thực phẩm sau:
1. Thực phẩm nhiều kẽm cho bé từ thịt
Các loại thịt tươi ngon không chỉ cung cấp một lượng protein dồi dào mà còn mang đến nguồn khoáng chất kẽm vô cùng lớn. Chẳng hạn như ức gà chính là sự lựa chọn thông minh vì chỉ khoảng 80g ức gà, sẽ mang lại 0,9mg kẽm.
Gợi ý những món ăn chế biến từ thịt giàu kẽm: ức gà nướng, bò bít tết, canh sườn heo,… Vậy nên thịt là một trong những thực phẩm giàu kẽm thiết yếu cho cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, cần chú ý không nên sử dụng thịt mỡ mà nên sử dụng thịt nạc, bỏ da.
Thịt là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của trẻ em. Nó không chỉ cung cấp protein cần thiết cho cơ thể mà cũng là một nguồn bổ sung kẽm tốt.
Tất cả các loại thịt đỏ đều chứa kẽm, ví dụ như thịt gà chứa 0.8 milligram kẽm trong 41 gram thịt. Mẹ nên thay đổi luân phiên giữa các loại thịt tươi ngon sạch an toàn để bé không thấy chán và có được các loại dưỡng chất khác nhau trong từng loại thịt.
2. Tôm, cua biển – thực phẩm giàu kẽm
Tôm, cua biển không chỉ có chứa nhiều đạm mà còn là các loại thuỷ hải sản tươi giàu dinh dưỡng chứa nhiều khoáng chất kẽm.
Với quá trình sinh trưởng ở ngoài biển cả nên rất dễ hiểu tại sao tôm, cua biển lại chứa nhiều kẽm và các chất dinh dưỡng khác như vậy.
Các bạn nên lựa chọn loại cua chắc thịt ăn vừa ngon lại vừa bổ sung kẽm cần thiết. tôm cua biển thường được hấp chung với gừng, làm lẩu hải sản, hay nướng với gia vị,…
Tuy nhiên, vì chứa quá nhiều đạm sẽ dễ dẫn tới tình trạng cơ thể dư thừa đạm. Vì thế, không nên sử dụng tôm, cua biển quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn. Điều này sẽ khiến cho cơ thể có những phản ứng ngược lại như khó tiêu, chướng bụng,..
Tôm cua cũng là thực phẩm bổ sung kẽm cho bé dễ tìm và dễ làm. Cứ mỗi 85 gram cua sẽ có 3.1 milligram kẽm. Chúng còn là nguồn vitamin B12 và protein rất dồi dào.
Bên cạnh cá thì đây cũng là những lựa chọn hải sản tươi giàu dinh dưỡng mẹ nên bổ sung vào thực đơn bữa ăn chất lượng cho bé mỗi ngày. Khi nấu ăn cho trẻ nhỏ, với tôm cua tốt nhất là bạn nên nấu thành súp dễ ăn.
Nếu bé nhà bạn đã lớn hơn, qua độ tuổi ăn dặm thì mẹ có thể học làm các món cầu kỳ hơn như cách chế biến món ngon từ tôm hùm, cua hoàng đế,…
3. Các loại cây họ đậu – thực phẩm chứa kẽm
Các loại cây họ đậu như đậu đỗ, đậu đen, đậu xanh,… đều có thể cung cấp cho cơ thể một lượng khoáng chất kẽm thiết yếu cho cơ thể. So với các loại thực phẩm khác thì các loại cây họ đậu được đánh giá là thực phẩm giàu chất kẽm và rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Cây họ đậu bao gồm rất nhiều loại: đậu đỏ, đậu nành, đậu cô ve, đậu đũa, đậu Hà Lan, đậu lăng,… Ví dụ, ăn 100 gram đậu lăng là bạn đã cung cấp 12% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Ăn các loại đậu đỗ giàu dinh dưỡng là lựa chọn thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm hợp lý vì có thể dễ dàng xay ra thành bột, cháo.
Có thể sử dụng những loại cây họ đậu chế biến thành món ăn và ăn hàng ngày. Không chỉ giúp bổ sung kẽm mà các món ăn được chế biến từ đậu xanh, đậu đen đều có tác dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể cực kì tốt.
Bởi vậy, mọi người thường có xu hướng sử dụng đậu đỗ thơm ngon các loại để nấu chè vừa giải nhiệt tốt vừa bổ sung kẽm cho cơ thể.
4. Các loại hạt – thực phẩm bổ sung kẽm
Chắc hẳn mọi người không biết mua bổ sung các loại hạt sấy khô vị thơm ngon chính là nguồn cung cấp khoáng chất kẽm vô cùng dồi dào. Hạnh nhân, hạt điều hay các loại hạt sấy khác đều là những thực phẩm giàu kẽm không thể bỏ qua.
Các món hạt cũng là nguồn kẽm tuyệt vời. Thế nhưng có một số loại hạt sẽ chứa nhiều kẽm hơn mà bạn nên để ý: hạt bí đao, hạt gai dầu, hạt bí đao, hạt vừng, hạt chia,… Bạn có thể ăn thêm với salad, súp hay thậm chí cho vào yến mạch, sữa chua để ăn cùng đều thích hợp.
Mọi người thường ăn hạt sấy khô như một món ăn vặt buổi chiều thay thế cho các món ăn giàu mỡ khác. Đây là một thói quen tốt nên được duy trì và học hỏi vì sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đồng thời sử dụng các loại hạt như hạt đậu nành, hạt óc chó giúp hạn chế tình trạng thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, không thể không nhắc đến hạt hạnh nhân rất tốt cho cơ thể.
5. Quả Kiên – kẽm có trong thực phẩm nào
Quả Kiên nghe khá lạ và chắc hẳn rất ít người biết về loại quả này. Quả Kiên là một trong những dòng quả khô thuộc họ quả hạch, được xem là thực phẩm giàu kẽm và rất tốt cho sự phát triển của cơ thể.
Trông bề ngoài, quả Kiên rất giống với hạt dẻ to tuy nhiên lớp vỏ quả Kiên cứng hơn và ăn bùi hơn hạt dẻ, và quan trọng hơn là quả Kiên chứa khá nhiều kẽm.
6. Thực phẩm giàu kẽm cho bé từ sữa
Sữa là một trong những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt các loại sữa tốt cho cơ thể, ngon, dễ uống rất nhiều người yêu thích bất kể già, trẻ, lớn bé bởi lượng lớn khoáng chất kẽm có trong sữa giúp kích thích quá trình phát triển của cơ thể và đảm bảo cho phát triển cân đối nhất có thể.
Sữa không chỉ chứa canxi, DHA,… mà cũng cung cấp một lượng kẽm tốt. Lưu ý là mẹ cần biết cách chọn loại sữa cho từng độ tuổi vì mỗi một giai đoạn trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Bên cạnh sữa bò tươi quen thuộc, mẹ cũng có thể đổi khẩu vị cho con bằng các loại sữa hạt óc chó, sữa mè đen,… để kết hợp nhiều nguồn kẽm đa dạng khác nhau.
7. Trứng gà, trứng vịt – thức ăn giàu kẽm
Trứng là thực phẩm cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein. Chọn các loại trứng giàu kẽm giúp cho cơ thể phát triển cân đối.
Có thể chế biến trứng thành nhiều món ăn khác nhau để tránh trường hợp ngán. trứng có thể chế biến thành rất nhiều món: bánh trứng, trứng khuấy cà chua, trứng ốp la,…
Đây là thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho cơ thể, tuy nhiên, lưu ý không nên ăn trứng quá nhiều trong một thời gian ngắn. Thường một tuần chỉ nên ăn từ 3-4 quả đối với người lớn và 2-3 quả đối với trẻ nhỏ.
Nói đến thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm thì trứng gia cầm được kiểm dịch trước khi đem ra thị trường chính là lựa chọn vừa đơn giản vừa dễ chế biến thành nhiều món ngon.
Nhìn chung, trứng vịt sẽ cung cấp nhiều kẽm hơn một chút so với các loại trứng khác. Một quả trứng đáp ứng được tầm 5% nhu cầu kẽm/ ngày của một người. Các bạn hãy thay đổi nhiều kiểu chế biến khác nhau để con có những bữa ăn ngon miệng và không bị nhàm chán nhé!
8. Ngũ cốc – thức ăn chứa nhiều kẽm
Ngũ cốc nguyên cám bổ sung trọn vẹn dưỡng chất chính là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất khác nhau nhằm cung cấp cho cơ thể kích thích sự phát triển của nhiều bộ phận.
Sử dụng ngũ cốc sẽ giúp cho cơ thể đào thải độc tố, đẩy nhanh quá trình làm việc của hệ tiêu hoá và cơ quan khác trong cơ thể.
Các loại ngũ cốc dinh dưỡng chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe và kẽm là một trong số đó. Lý do khiến ngũ cốc trở thành thực phẩm giàu kẽm cho bé là vì chế độ ăn của trẻ nhỏ mỗi bữa đều bao gồm ngũ cốc.
Vậy nên không cần tính toán quá nhiều, đôi khi mẹ chỉ cần cho bé ăn đủ bột là đã không lo thiếu kẽm rồi.
Có thể sử dụng ngũ cốc thay thế cho cơm, gạo hay các đồ ăn có chứa nhiều tinh bột. Không chỉ giúp bổ sung kẽm, ăn ngũ cốc còn rất tốt cho quá trình giảm cân.
9. Rau xanh – thực phẩm chứa nhiều kẽm
Rau xanh là rau củ quả tươi ngon giàu xơ và vitamin cho cơ thể. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp kẽm không hạn chế cho cơ thể. Đây là món ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mỗi người.
Bổ sung rau xanh hàng ngày chính là cách tốt nhất giúp bổ sung kẽm cho cơ thể. Bạn nên luộc rau xanh để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, hoặc nấu canh cùng thịt nạc và tôm khô,…
Rau ăn lá rất giàu dinh dưỡng. Nhưng thực tế là trong rau thường không chứa quá nhiều kẽm. Tuy nhiên, vẫn có một vài ngoài lệ. Và rau cải xoăn chính là một trong những ngoại lệ đó.
Bạn hãy sử dụng rau cải xoăn làm nguyên liệu cho các món ăn ngon hàng ngày cho con hoặc đem rửa sạch và xay kèm những loại trái cây, sữa tươi tạo ra ly sinh tố hấp dẫn cho bé uống.
10. Socola đen – ăn gì bổ sung kẽm
Ăn socola đen, vị đắng pha chút ngọt thanh từ 69-70% cacao sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 5% lượng kẽm cần thiết.
Vì vậy khi cơ thể có nhu cầu nạp kẽm thì socola chính là sự lựa chọn tốt nhất. Socola ngoài làm kẹo, có thể ăn kèm cùng trái cây và làm bánh socola thơm ngon.
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ nhưng trong socola đen chứa một lượng kẽm đáng kể (tầm 3.3 milligram trong 100 gram, chiếm 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày).
Lưu ý đây là sô cô la đen, khá đắng chứ không ngọt như sô cô la sữa bé vốn thích ăn hơn. Mẹ cũng không nên chọn đây làm nguồn kẽm chính cho con vì trong món này chứa năng lượng và đường khá cao.
11. Quả hạch – thức ăn nhiều kẽm
Hạt thông, lạc, hạt điều, hạnh nhân,… là những hạt sấy khô bổ dưỡng mà mẹ nên bổ sung vào bữa xế chiều cho con.
Dù đều là những loại hạt rất nhỏ bé nhưng chất dinh dưỡng bên trong chúng thì cực kỳ đáng kể. Để kích thích bé ăn, mẹ có thể trộn hạt với các loại sữa chua hương vị thơm ngon hay xay với sinh tố.
12. Hàu – thực phẩm nhiều kẽm
Ở Việt Nam, đây được coi là một loại hải sản cao cấp. Không chỉ ngon miệng mà hàu còn rất giàu dinh dưỡng, tất nhiên trong đó không thể thiếu chất kẽm. 50 gram hàu chứa tới 8.3 milligram kẽm. Hải sản này còn chứa nhiều protein mà lại không chuyển hóa thành chất béo.
Hàu có thể ăn sống (vắt thêm chanh) hoặc làm món hàu nướng phô mai cũng vô cùng hấp dẫn, chắc chắn bé nhà bạn sẽ rất thích.
13. Hạt mè – thức ăn chứa kẽm
Hạt vừng (mè) tuy là loại hạt rất nhỏ và ít ai ngờ tới nhưng cũng là thực phẩm giàu kẽm cho trẻ rất tốt. Trong mỗi 100 gram mè chứa tầm 7.8 milligram kẽm.
Trong hạt mè cũng chứa phức hợp giúp làm giảm cholesterol, cân bằng lượng hormone và tăng sức đề kháng của cơ thể nói chung. Hạt mè không thể làm món chính nhưng vẫn rất dễ để chúng xuất hiện trong các món ăn.
Bạn có thể rắc mè vào các món salad, món trộn để tăng vị bùi, ngậy. Rắc thêm mè vào bánh mì phết bơ đậu phộng cũng là một gợi ý rất hay.
14. Hạt lanh – ăn gì để bổ sung kẽm
Hạt lanh là một món nghe khá lạ, không quá phổ biến tại Việt Nam nhưng cũng là một nguồn thực phẩm giàu kẽm cho bé mà mẹ nên thử.
Hạt lanh cũng rất giàu Omega-3 tốt cho sức khỏe tim và não. Nếu trẻ đang có vấn đề về đường ruột, viêm ruột,… thì hạt lanh cũng là loại thực phẩm hỗ trợ rất tốt.
Mẹ có thể cho hạt lanh vào ăn cùng món sữa ngũ cốc trong bữa sáng của bé. Ngoài ra, hạt này cũng có thể trộn trong salad rau hay xay cùng sinh tố hoa quả các loại.
15. Hạt bí ngô – kẽm có nhiều trong thực phẩm nào
Hạt bí ngô có 6.6 milligram kẽm trong 64 gram. Mẹ có thể cho hạt bí ngô vào món rau bữa tối của con vì chúng cũng có công dụng giúp dễ ngủ.
Hạt bí ngô không chỉ tốt cho bé mà còn tốt cho cả mẹ nữa đấy. Lý do là trong loại hạt này chứa nhiều phytoestrogens và chất chống oxy hóa vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho nhan sắc.
16. Yến mạch – kẽm có trong thực phẩm nào
Yến mạch là một trong những món ăn sáng phổ biến nhất và cũng nằm trong top thực phẩm bổ sung kẽm cho bé lẫn người lớn.
Tuy lượng kẽm mà yến mạch cung cấp không phải nhiều nhất (6.2 milligram kẽm trong 156 gram yến mạch) nhưng món ăn này lại có rất nhiều công dụng khác song song: tốt cho hệ tiêu hóa (đặc biệt là hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ nhỏ), điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể, tốt cho đường huyết,…
Một ưu điểm nữa là mẹ sẽ không cần mất nhiều thời gian hay công sức để chế biến yến mạch. Thông thường, các loại yến mạch hiện nay trên thị trường chỉ cần đổ nước sôi vào là có thể ăn được trực tiếp.
Yến mạch có dạng bột, tương tự như bột ăn dặm ăn liền, nhiều hương vị hiện nay nên trẻ nhỏ cũng dễ dàng tiêu hóa.
17. Bột ca cao – thức ăn giàu kẽm
Chất kẽm trong ca cao có khả năng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch – một điều cần thiết với bé. Điểm tuyệt vời của thực phẩm giàu kẽm cho bé này là có thể chế biến chúng thành những món ngọt mà không trẻ nào cũng thích.
Đơn giản nhất, mẹ có thể pha ca cao với sữa đặc cho con uống. Bên cạnh đó, dùng bột ca cao khi làm bánh, dù là dùng trong nguyên liệu hay trong bước trang trí cũng đều tạo hương vị rất hấp dẫn. Vậy là bạn vừa có thể bổ sung kẽm cho bé, vừa cho con ăn món yêu thích.
18. Phô mai Thụy Sĩ – thức ăn bổ sung kẽm
Nhắc đến phô mai thì chắc hẳn bé nào cũng thích. Món ăn này cũng chứa dinh dưỡng và lượng kẽm tương tự như sữa – thành phần chính của phô mai.
Phô mai các loại có thể ăn theo nhiều kiểu: phô mai miếng vừa ăn kẹp trực tiếp vào bánh sandwich, phô mai sợi bào dùng như gia vị trong các món trộn, salad, phô mai miếng ăn liền hoặc làm nguyên liệu món ăn trong bữa chính,…
19. Lòng đỏ trứng gà – thiếu kẽm nên ăn gì
Như đã nói ở trên, trứng gia cầm sạch là thực phẩm giàu kẽm cho trẻ. Trong đó, lòng đỏ trứng gà chứa kẽm nhiều hơn so với lòng trắng (5.6 milligram trong 243 gram).
Lòng đỏ trứng còn chứa nhiều vitamin A, D, E và K và cả Omega-3. Ăn nhiều lòng đỏ, bé sẽ sáng mắt và phát triển khá toàn diện.
Vì chúng ta chỉ nên ăn một lượng trứng nhất định, mẹ nên ưu tiên cho con ăn lòng đỏ nhiều hơn. Trẻ cũng thường khá thích ăn lòng đỏ vì vị ngậy.
Những món trứng tráng, trứng ốp la hay trứng luộc dễ ăn và quen thuộc là đủ cung cấp lượng kẽm cho bé. Khi nào có nhiều thời gian hơn, mẹ cũng có thể học hỏi công thức làm các món trứng ngon cầu kỳ cho con như trứng cuộn phô mai, cơm trứng hấp,…
20. Đậu lima – thức ăn chứa nhiều kẽm
Đậu lima còn được gọi là đậu bơ. Loại đậu này ăn giòn, vừa có chất bột lại vừa có chất béo. Nếu mẹ muốn tìm một loại thực phẩm thay thế cho thịt đỏ (ví dụ như trong trường hợp sợ bé bị tăng cân, béo phì) thì đậu lima chính là lựa chọn hoàn hảo.
Trong đậu có thành phần đạm tương đương với thịt mà lại ít năng lượng hơn rất nhiều. Tất nhiên, hàm lượng kẽm trong đậu cũng tương đồng.
Với đậu lima, mẹ có thể hầm với cà rốt, khoai tây, các loại nấm dinh dưỡng cho món súp hay cà ri. Đậu cũng có thể ăn với món Việt như nấu xôi hay cho vào chè ăn cũng rất ngon mà lạ miệng.
21. Đậu thận – những thực phẩm giàu kẽm
Đậu thận hay là đậu tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đa dạng, trong đó lượng kẽm trong 100 gram đậu đảm bảo 9% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
Ngoài ra, đậu có cả protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất nữa. Một điểm quan trọng mẹ cần nhớ kỹ là khi nấu đậu thận phải nấu chín kỹ, không được nấu sai cách. Đậu chưa chín rất độc hại và có thể gây ra hậu quả khó lường cho sức khỏe của trẻ.
Sau khi đọc xong bài viết này, nếu còn thấy chế độ ăn của con còn chưa đủ kẽm, mẹ nhớ bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm cho bé trên đây mỗi ngày nhé.
Trẻ em là đối tượng rất cần được cung cấp đầy đủ mọi chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cũng như bảo vệ sức khỏe còn non nớt của bé.
Bên cạnh chế độ ăn khoa học, bố mẹ cũng đừng quên đăng ký bảo hiểm sức khỏe cho trẻ để con được bảo vệ toàn diện, chăm sóc sức khỏe trong mọi trường hợp.
Tất nhiên, bạn cũng cần lưu ý chọn cơ sở y tế lớn, có uy tín để được an tâm nhất có thể. Hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho con yêu ngay từ những năm tháng đầu đời nhé!
III. Những nhóm thực phẩm bổ sung kẽm cho nam giới tăng s.i.n.h l.ý cải thiện tinh binh
Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Bất kể nam hay nữ giới đều cần bổ sung hàm lượng nhất định.
Cùng điểm qua top 12 thực phẩm bổ sung kẽm cho nam giới trong bữa ăn hàng ngày, giúp nâng cao sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung kẽm cho nam giới nên sử dụng, như sau:
1. Cam, bông cải xanh + dâu tây – thực phẩm giàu kẽm tốt cho sức khỏe nam giới
Cam, bông cải xanh hay dâu tây đều là thực phẩm giàu kẽm cho nam giới. Những loại thực phẩm này nhằm mang đến cho người dùng lượng khoáng chất và vitamin rất tốt cho cơ thể.
Sẽ thật thiếu sót nếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình thiếu đi ly cam vắt, món bông cải xanh xào thịt bò hoặc hấp chín chấm với nước tương.
Còn tuyệt vời hơn nếu được thưởng thức sinh tố dâu, dâu dằm hay một chiếc pudding dâu phải không nào? Tất cả những gì bạn cần làm là chuẩn bị máy xay sinh tố đa năng, tốc độ cao kèm các nguyên liệu trái cây, rau củ cần thiết.
Đặc biệt là bông cải xanh, một trong những loại rau rất tốt cho sức khỏe, có chứa nhiều khoáng chất kẽm cung cấp cho nam giới để duy trì, vận hành những bộ phận khác trong cơ thể đặc biệt là tuyến giáp. Những loại rau – củ – quả cung cấp khoáng chất kẽm cho cơ thể.
2. Hàu + hạt bí ngô
Hàu và bí ngô là sự kết hợp ăn ý cung cấp cho các anh một lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Trong hàu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và kích thích s.i.n.h d.ụ.c nam. Bí ngô là loại rau củ bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Đây là thực phẩm giàu kẽm cho nam giới.
Hàu nấu cùng bí ngô mang lại một món ăn bổ dưỡng và cung cấp cho cơ thể lượng kẽm cần thiết để duy trì các hoạt động cần thiết.
Ngoài hàu nấu bí ngô, ta còn có thể thay đổi thực đơn để không nhàm chán như súp bí ngô, bí ngô nghiền, hàu nướng phô mai.
Trung bình trong 100g bí ngô có chứa 10.3mg kẽm và trong 1 con hàu có chứa 78.6mg kẽm. Vì vậy, hàu kết hợp với bí ngô sẽ cung cấp cho người ăn hàm lượng khoáng chất kẽm cực lớn.
3. Các loại rau lá sẫm màu như rau bina, rau xanh collard + cải xoăn
Các loại rau lá sẫm đều có chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. Không chỉ cung cấp chất xơ kích thích hệ tiêu hoá, các loại rau lá sẫm như rau bina, rau xanh collard, rau cải xoăn còn mang đến cho người dùng hàm lượng kẽm cực cao.
Các loại rau lá xanh thường được sử dụng để luộc lấy nước, nấu canh cùng thịt bằm hoặc làm món salad thơm ngon.
Ngoài ra, khi mua các loại rau ăn lá xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina, rau xanh collard thì rau cải chíp cũng là sự lựa chọn tốt cho cánh mày râu khi muốn bổ sung kẽm cho cơ thể.
Rau cải chíp rất bổ dưỡng cho không chỉ nam giới mà ngay cả nữ giới. Tốt nhất nên chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để tránh trường hợp chán ăn.
4. Socola đen – thức ăn nhiều kẽm
Socola đen, vị đượm đắng thanh ngọt là một trong những thực phẩm bổ sung kẽm cho nam giới cực tốt.. Những thanh chocolate có lượng cacao lớn thì có chứa nhiều kẽm hơn.
Thông thường nếu thanh socola có 69-70% cacao sẽ chứa khoảng 9.6mg kẽm. Theo các chuyên gia, mỗi ngày ăn 1 ít socola đen rất tốt cho sức khỏe.
Socola thường được làm pudding tráng miệng, trái cây chấm socola nóng chảy hoặc bánh bông lan socola cũng là một món ăn rất phổ biến.
5. Cá hồi + cá mòi – thực phẩm bổ sung kẽm
Lựa chọn cá tươi giàu kẽm tốt cho sức khoẻ, bạn lưu ý đến cá hồi và cá mòi có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, nên sử dụng cá hồi hay cá mòi trong bữa ăn để thay đổi khẩu vị.
Chắc có lẽ chúng ta không thể bỏ lỡ món sushi cá hồi ngon lành nay lẩu cá mòi hấp dẫn để bổ sung kẽm cho cơ thể của mình đúng không nào?
6. Nước ép quả lựu – kẽm có ở đâu
Trong quả lựu có chứa hàm lượng kẽm cao. Đồng thời quả lựu còn cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.
Uống nước ép trái cây trọn vị giàu dưỡng chất từ quả lựu mỗi ngày sẽ mang đến người dùng hiệu quả bất ngờ.
7. Quả hạch brazil – các thực phẩm giàu kẽm
Giống quả hạch thường dùng cho loài sóc chuột nhưng lại có lợi ích rất lớn trong việc cung cấp kẽm cho cơ thể.
Sử dụng quả hạch có thể thay thế những loại hạt khô khác mà vẫn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể duy trì hoạt động thường ngày. Quả hạch có thể sấy khô ăn và hạt dùng để làm bánh, xay nhỏ ăn cùng sữa chua,…
8. Nước
Có thể ít ai biết rằng nước khoáng thiên nhiên, tinh khiết chính là nguồn cung cấp kẽm vô tận. Vì vậy, tất cả các đơn vị đều khuyến cáo mọi người nên uống nước ít nhất 2 lít/ ngày để duy trì hoạt động cơ thể và thực hiện tốt những nhiệm vụ khác.
Ngoài ra, sử dụng nước detox rất cần cho sức khoẻ đồng thời cũng bổ sung cho cơ thể hàm lượng kẽm cần thiết.
9. Ngũ cốc – chất kẽm có trong thức ăn gì
Ngũ Cốc là thực phẩm bổ sung kẽm cho nam giới mà ít ai biết. Chọn mua ngũ cốc thơm ngon, dinh dưỡng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Không chỉ chứa nhiều loại khoáng chất tốt, ngũ cốc còn có thể thay thế tinh bột trong bữa ăn hàng ngày. Sử dụng ngũ cốc còn giúp các bạn giảm cân hiệu quả. Sữa ngũ cốc hay cháo ngũ cốc là những món được rất nhiều gia đình lựa chọn trong thực đơn hằng ngày.
10. Mầm lúa mì – thức ăn chứa kẽm
Mầm lúa mì thường có trong lúa mì nguyên cám, là loại thực phẩm bổ sung kẽm cho nam giới và nữ giới cực tốt. Người sử dụng mầm lúa mì thường xuyên có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
11. Hạt mè – ăn gì nhiều kẽm
Hạt mè có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Trong hạt mè có chứa hàm lượng protein, khoáng chất cực cao. Người ta thường sử dụng hạt mè để làm sữa mè uống hàng ngày nhằm cung cấp cho cơ thể lượng lớn khoáng chất kẽm.
Sử dụng hạt mè chế biến nhiều món ăn khác nhau sẽ giúp cơ thể có được lượng lớn khoáng chất kẽm. Hạt mè thường được dùng chung khi nướng thịt hoặc nấu nước dùng sẽ giúp duy trì sức khỏe rất tốt.
12. Thịt động vật có vỏ – kẽm có nhiều trong thực phẩm nào
Thịt động vật có vỏ như tôm, ghẹ, cua đều có chứa hàm lượng kẽm rất cao và tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, thịt động vật có vỏ còn cung cấp một lượng lớn canxi giúp chắc khỏe xương.
Chú ý không nên ăn quá nhiều sẽ rất dễ gây ra tình trạng thừa đạm trong cơ thể. Các món kho, hấp, xào hay nướng các loại thịt thường xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình.
Như vậy, Massageishealthy đã cung cấp thông tin về thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ và tăng cường sức khỏe s.i.n.h l.ý ở nam giới.
Vì thế, đặt mua các loại thực phẩm giàu khoáng chất cần đảm bảo sạch – an toàn, vệ sinh thực phẩm để có thể lên kế hoạch cho bản thân về một chế độ ăn khoa học và cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
IV. Top thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho người lớn giá từ 300k
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Các bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng rõ rệt nếu cơ thể thiếu chất này, nó còn quan trọng đối với vấn đề s.i.n.h l.ý của nam giới. Cùng theo dõi 14 thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho người lớn nhé!
1. Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm Solgar Zinc Citrate 30mg
Thành phần chính bao gồm Stearic Acid thực vật, Kẽm (Zinc Citrate), Magnesium Stearate thực vật, Microcrystalline Cellulose, Cellulose thực vật, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho người lớn Solgar Zinc Citrate có tác dụng rất tốt trong việc bổ sung kẽm cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt hiệu quả trong việc tăng cường s.i.n.h l.ý cho nam giới, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến. Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ. Giá bán: 500.000 VNĐ
2. Bprotected Zinc Gluconate
Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, trong mỗi 1ml của thực phẩm chức năng Bổ Sung Kẽm và Vitamin C Bprotected Zinc Gluconate có chứa 30 mg Vitamin C, 10mg Kẽm (dạng Zinc Gluconate) 10 mg.
Giúp tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ được đẩy lùi. Bên cạnh đó nhờ sự kết hợp giữa kẽm và vitamin C sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường khả năng đề kháng cho người lớn một cách hiệu quả.
Các chứng về rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn ói ở phụ nữ mang thai cũng được giải quyết êm nhẹ nhờ sản phẩm này. Đây là sản phẩm bổ sung sức khỏe rất tốt được nhiều người lựa chọn sử dụng. Giá bán: 172.000 VNĐ
3. Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm ViStar Zinc 30 viên
Có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản, bao gồm các thành phần chủ yếu đó là Selen, Crom, Cellulose, chiết xuất kẽm từ nấm men, đường Lactose, chiết xuất kẽm từ nấm men, chất nhũ hóa.
Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho người lớn ViStar Zinc có chức năng chủ yếu trong việc bổ sung kẽm và crom cho cơ thể. Thường được dùng cho các đối tượng là người ăn chay, ăn kiêng, các vận động viên hoặc phụ nữ đang mang thai và trong thời gian cho con bú.
Đối với những người bị nổi mụn trứng cá, mụn ở vùng miệng cũng có thể sử dụng để cải thiện sức khỏe. Giá bán: 260.000 VNĐ
4. Viên uống bổ sung kẽm Vistra Zinc 15mg 45 viên
Viên uống bổ sung kẽm Vistra Zinc bao gồm 3 thành phần chính: Magnesium Stearate, Cellulose vi tinh thể, Zinc Amino Acid Chelate.
Đây là sản phẩm bổ sung hàm lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, mang đến cơ thể được bảo vệ một cách toàn diện. Đặc biệt trong một số trường hợp thực phẩm chức năng này còn được dùng để điều trị các bệnh về mụn trên da.
Ngoài ra đây cũng là trợ thủ đắc lực để cải thiện tình trạng yếu s.i.n.h l.ý ở nam giới. Sản phẩm có nguồn gốc tại Thái Lan. Giá bán: 229.000 VNĐ
5. Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm Trường Thọ Zinc Max 30 gói
Đây là sản phẩm sản xuất trong nước với thành phần chính trong thực phẩm chức năng bổ sung kẽm này bao gồm Bacillus Subtilis, Kẽm Gluconat, L-Lysine HCl, Vitamin D3, B1, B2, Lactobacillus Acidophilus.
Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm Trường Thọ Zinc Max 30 gói có tác dụng cung cấp thêm kẽm, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột hạn chế các chứng loạn khuẩn đường ruột.
Ngoài ra còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, đẩy lùi các bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy,… Giá bán: 110.000 VNĐ
6. Viên uống bổ sung kẽm Zinc Spring Valley 50mg
Sản phẩm này có thành phần chính là Zinc. Ngoài ra không có màu nhân tạo, không sử dụng chất tạo ngọt, chất bảo quản, không tinh bột, không sữa, không lactose, không đậu nành, không gluten,…
Rất đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc nhiều chứng bệnh vẫn sử dụng được. Tác dụng của thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho người lớn Zinc Spring Valley đó là cải thiện tình trạng buồn nôn, chán ăn đầy bụng cho phụ nữ đang mang thai.
Tóc và móng tay sẽ được cải thiện nếu có tình trạng rụng, gãy. Đặc biệt nó còn giúp cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống mỗi ngày, có tác dụng rất tốt với những người đang ăn kiêng. Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ với giá từ 228.000 VNĐ
7. Puritan’s Pride Zinc Chelate 50mg
Silica, Kẽm, Cellulose thực vật là những thành phần chính trong dòng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm tốt nhất được nhiều người lựa chọn sử dụng.
Với tác dụng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa và đặc biệt là cải thiện tình trạng s.i.n.h l.ý ở cả nam giới và nữ. Ngoài ra kẽm còn có khả năng giúp vết thương mau lành, trị mụn và ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
Viên uống bổ sung kẽm Puritan’s Pride Zinc Chelate này thường được bác sĩ khuyên dùng với các đối tượng bị yếu s.i.n.h l.ý , hiếm muộn, người hay bị mệt mỏi, trong thời kỳ dưỡng bệnh. Giá bán: 249.000 VNĐ
8. Viên kẽm của DHC Nhật Bản
Trong mỗi viên kẽm của DHC Nhật Bản có chứa 15mg kẽm, 60μg crom, 50μg Selen. Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe cho hệ miễn dịch, hạn chế các bệnh do virut gây ra.
Kẽm giúp hạn chế tình trạng tuyến nhờn gây ra dầu nhờn và tắc nghẽn nang lông. Bên cạnh đó sản phẩm này còn có tác dụng giảm kích ứng của các vết đỏ, viêm da do mụn, chàm và các bệnh viêm da do tuyến mồ hôi gây ra.
Các bạn cũng có thể sử dụng viên kẽm của DHC Nhật Bản để phục hồi tóc khô, hư tổn, giảm thiểu tổn thương của các tế bào trong võng mạc. Sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản. Giá bán: 145.000 VNĐ
9. Goodhealth Oyster Complete
Một sản phẩm được sản xuất tại đất nước New Zealand với thành phần chính: Vitamin ( B1, B2, B6, C, D, E…), magie, phốt pho, sắt, kẽm, mangan,, iot, natri, L-methionine, L- cystine, Ca carbonate, este sucrose của các axit béo, niacin, gum arabic, Vitamin E, hạt oxit silic tốt, Ca axit pantothenic, Folic Acid, sáp Carnauba, sáp ong…
Đặc biệt với tinh chất từ hàu tươi tốt cho sức khỏe s.i.n.h l.ý ở nam. Tác dụng của viên uống tinh chất hàu goodhealth Oyster Complete đó là giúp tăng cường s.i.n.h l.ý nam, tráng dương, bổ mâm..
Đặc biệt thực phẩm chức năng giàu kẽm là tuyệt chiêu giúp tăng cường ham muốn dành cho nam giới giúp đời sống chăn gối trở nên hoàn hảo hơn.
Ngoài ra sử dụng sản phẩm này cũng giúp giảm các chứng lo âu, mệt mỏi, nâng cao khả năng trao đổi chất của cơ thể. Giá bán: 350,000 VNĐ
10. Viên Kẽm Deep Blue Health ZOS+
Thành phần có trong sản phẩm viên kẽm Deep Blue Health ZOS+ bao gồm: 350m bột hàu, 107mg Kẽm Gluconate, 0,5% Selenomethionine, encapsulation materials.
Tác dụng chính của sản phẩm này đó là giúp tăng cường sinh lực cho đàn ông, cải thiện các tình trạng yếu s.i.n.h l.ý , tăng khoái cảm tình dục và kéo dài thời gian giao hợp.
Ngoài ra còn giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố Testosterone một cách tự nhiên từ đó tăng cường chất lượng t.i.n.h t.r.ù.n.g và giảm nguy cơ vô sinh. Sản phẩm có xuất từ New Zealand. Giá bán: 540.000 VNĐ
11. Nelson Pharmex Zinc 100mg
Kẽm (gốc Zinc Gluconate) 100mg là thành phần chính có trong thực phẩm chức năng Nelson Pharmex Zinc. Ngoài ra còn có các thành phần phụ như Cellulose, Magnesium Stearate (vegetable source), Silica and Vegetarian Coating.
Nelson Pharmex Zinc rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị mụn, nâng cao hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa và đặc biệt là cải thiện tình s.i.n.h l.ý ở nam và nữ. Bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này để giúp các vết thương nhanh lành, ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
Sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung kẽm có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe vì vậy các bạn đừng quên bổ sử dụng nó mỗi ngày nhé! Hơn nữa, dòng TPCN này được sản xuất tại Mỹ nên bạn hoàn toàn yên tâm và có thể mua với mức giá khoảng 295.000 VNĐ
12. Viên uống Elem Vitals Zn (60 viên)
Có xuất xứ từ Liên Bang Nga với các thành phần như chiết xuất rễ cây Ngưu bàng, Chiết xuất quả Tầm xuân, Orotat kẽm, Lactat kẽm, Nitrat kẽm, Nitrat đồng, Chiết xuất cây Cúc dại, chiết xuất trái sơ-ri.
Tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự hình thành các hóc môn quan trọng và cần thiết cho cơ thể như hóc môn tăng trưởng, hóc môn tương tự insulin tăng trưởng, và hóc môn s.i.n.h d.ụ.cs nam.
Ngoài ra sản phẩm này còn có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra protein cho cơ thể, hỗ trợ làm liền da khi bị tổn thương. Giá bán: 302.500 VNĐ
13. Viên uống UBB ZINC (100 viên)
Sản phẩm có xuất xứ: Canada cùng các thành phần chính là Zinc (as zinc gluconate) 50mg 245% và các thành phần phụ: Magnesium Stearate, Coating, Hypromellose,…
Viên uống UBB ZINC hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa cho da. Đặc biệt kẽm là thành phần rất quan trọng cho sự tái tạo các tế bào mới, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng và giúp mô khỏe mạnh.
Đồng thời giúp biến đổi protein thành năng lượng và tốt cho tuyến tiền liệt nam giới. Giá bán: 175.000 VNĐ
14. Viên uống Blackmores Bio Zinc
Thành phần của sản phẩm này bao gồm: Magnesium phosphate, Manganese amino acid chelate, Vitamin A, Vitamin B6, Zinc amino acid chelate, Zinc 25 mg. Viên uống Blackmores Bio Zinc được các chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng rất nhiều.
Giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá, làm lành vết thương trên da, giúp da chống lại được các bệnh viêm da, giúp da luôn được khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt nó có thể duy trì t.i.n.h t.r.ù.n.g khỏe mạnh. Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ Úc. Giá bán: 258.000 VNĐ.
Trên thị trường, các thực phẩm chức năng bổ sung Kẽm cho người lớn được bán rất nhiều. Tuy nhiên tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng rất phổ biến. Vì vậy các bạn cần thận trọng khi lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín và tin cậy.
Bài viết trên Massageishealthy đã chia sẻ đến các bạn những thông tin bổ ích về các loại TPCN bổ sung chất Kẽm.
Để có một sức khỏe tốt, cải thiện tình trạng s.i.n.h l.ý ở nam giới các bạn đừng quên uống các thực phẩm chức năng bổ sung Kẽm cho người lớn hằng ngày mà Massageishealthy đã giới thiệu trong bài viết nhé!
Cancer, Biotechnology, Neoplasms, Biomolecules, Molecular biology, Medicinal chemistry, Epidemiology, Causes of death, Medical research, Physical sciences, Chemical substances, Medical treatments, Pharmacology,
Molecular biophysics, Anatomy, Natural products, Heme, Public health, Physiology, Drugs, Organic compounds, Materials, Porphyrins, Cellular processes, Chemotherapy, Tetrapyrroles, Macrocycles, Metabolism, Chemical compounds,
Pharmaceutical sciences, RTT, Human physiology, Apoptosis, Enzyme inhibitor, Iron deficiency, Histology, Animal anatomy, Lead poisoning, Ferrochelatase, Biological processes, Red blood cell,
Neoplasm, Emerging technologies, Tissues (biology), Iron, Futurology, Anemia, Health care, Protoporphyrin IX, Oncology, Nanoparticle