Các loại thức ăn, thực phẩm giàu Canxi, Ăn gì bổ sung canxi cho mẹ và bé?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Mẹ muốn bổ sung canxi cho bé, cho con bú thì nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như các loại rau màu xanh thẫm, ăn gì để bổ sung canxi đó là các loại cá biển, quả bơ và hạnh nhân, lòng đỏ trứng, sữa và các chế phẩm khác từ sữa ….
Table of Contents
I – Ăn gì bổ sung canxi cho bà bầu, mẹ ăn gì để bổ sung canxi cho bé
Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu ngay từ những ngày đầu mang thai. Cung cấp đủ lượng canxi sẽ giúp đảm bảo xương thai nhi được phát triển tốt nhất đồng thời người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút hay loãng xương sau sinh.
Tuy nhiên, bổ sung canxi bằng cách nào để cơ thể được hấp thụ tốt nhất? Theo các chuyên gia, cách bổ sung hiệu quả nhất qua đường ăn uống. Mẹ nên chọn lựa những thực phẩm giàu canxi để bổ sung điều độ suốt thai kỳ.
Ăn gì bổ sung canxi cho trẻ, thực phẩm giàu canxi cho người lớn tuổi, bà bầu – Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ (NIH):
Top 5 loại thực phẩm tốt nhất cho bổ sung canxi không hề có những những cái tên như tôm, cua, hay nước xương hầm – như quan niệm của nhiều bà mẹ Việt, mà đó lại là cái tên chắc chắn khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
1. Các loại rau màu xanh thẫm bổ sung canxi hiệu quả
Dẫn đầu trong danh sách các thực phẩm giàu canxi là các loại rau màu xanh thẫm như cải xoăn, cải xoong, súp lơ xanh,… là nguồn canxi rất tốt cho bé.
Không chỉ có vậy, chúng còn bổ sung các thành phần như Magie, Photpho, vitamin K, vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi tại xương.
Riêng với rau chân vịt (nhiều nơi gọi là cải bó xôi), do thành phần có chứa axit oxalic khiến giảm khả năng hấp thu canxi, vì thế không nên dùng cùng các thực phẩm giàu canxi.
2. Các loại cá biển cung cấp nhiều canxi cho bà bầu, mẹ cho con bú
Cá hồi, cá ngừ, các loại cá da trơn cũng là thực phẩm bổ sung Canxi hiệu quả – Sự lựa chọn sáng suốt giúp bé tăng cường canxi cho cơ thể.
Trong quá trình chế biến, để đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng, không nên nấu quá lâu và ăn ngay sau khi chế biến. Tuy nhiên, sẽ có nhiều bé không thích bởi mùi tanh không quen của các thực phẩm này.
3. Quả bơ và hạt hạnh nhân chứa canxi
Trong các loại hạt và hoa quả, bơ và hạnh nhân chiếm giữ vị trí hàng đầu về thực phẩm giàu canxi với việc bổ sung canxi cho bé. Không những vậy, các thực phẩm này chứa thành phần chất béo không cholesterol rất an toàn với mọi lứa tuổi.
Mặc dù hạt hạnh nhân chứa chất béo nhưng đó là chất béo tốt, có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể nếu bạn tiêu thụ chúng một cách chừng mực.
4. Lòng đỏ trứng cung cấp canxi cho người lớn, bà bầu
Bắt đầu một ngày mới bằng món trứng ốp la là một sự lựa chọn tuyệt vời. Không chỉ rất giàu năng lượng (hàm lượng calo cao), mà trứng còn bổ sung canxi và vitamin D3 giúp cho xương chắc khoẻ.
Với nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của trẻ nhỏ, mỗi tuần các mẹ nên cho bé dùng 2 – 3 quả trứng sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
5. Sữa và các chế phẩm từ sữa bổ sung canxi cho trẻ nhỏ
Sữa là thực phẩm là loại thực phẩm bổ sung Canxi có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất. Một cốc sữa tươi 300 ml có thể cung cấp 30% nhu cầu canxi mỗi ngày cho con bạn.
Thời điểm uống sữa tốt nhất cho bé yêu thường là vào sau bữa sáng, bữa trưa và trước khi đi ngủ. Không nên uống sữa khi đói vì có thể ảnh hưởng tới tiêu hoá và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
6. Cua biển mẹ nên ăn để bổ sung canxi cho con bú
Cua biển thực sự là một “mỏ vàng” dưỡng chất bởi chứa rất nhiều canxi và các chất dinh dưỡng cốt yếu khác tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Theo các nhà khoa học, phụ nữ mang thai ăn cua biển hàng tuần có thể cung cấp tốt nhất các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bởi cua biển rất giàu canxi, magie và omega 3 – những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh cho bà bầu.
7. Cải chíp là 1 loạt thực phẩm giàu canxi
Cải chíp rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể.
Chất kali giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotin giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột.
Các mẹ hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày một cốc nước ép cải chíp hoặc cải chíp trộn salad để hấp thụ đầy đủ dưỡng chất quan trọng.
8. Sữa hoặc sữa chua mẹ nên ăn để bổ sung canxi cho bé
Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường, canxi trong sữa chua sẽ giúp mẹ và em bé có hệ xương, răng chắc khỏe về sau. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.
Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín. Mẹ bầu không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bị mệt. Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.
Sữa là nguồn thực phẩm phổ biến dồi dào canxi nhất đối với mẹ bầu nói riêng và tất cả mọi người. Cách bổ sung canxi tốt nhất là bắt đầu một ngày mới với một ly sữa ấm. Ngoài sữa, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm những sản phẩm giàu canxi từ sữa khác như sữa chua, pho mát, váng sữa…
9. Con hàu bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả
Nhìn chung các loài sò, hến đều là nguồn thực phẩm giàu canxi, chúng cung cấp dồi dào các chất sắt, selen, kali và can xi cho cơ thể, nhưng con hàu được cho là thực phẩm giàu canxi nhất.
Tuy nhiên, hàu không phải món mà mẹ bầu có thể ăn đều đặn, nhưng hai lần một tuần nếu có thể, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con khi dùng bữa nhé.
10. Chuối cung cấp nhiều canxi
Chuối giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc. Nhưng lợi ích thực sự của nó còn hơn thế: Cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý.
Chuối cũng giúp tăng cường độ nhạy bén của hệ thần kinh, tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể.
Một vài quả chuối mỗi ngày thực sự sẽ giúp mẹ bầu lấy lại năng lượng nhanh chóng sau giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
11. Hạt dẻ cũng là thực phẩm rất giàu canxi
Trong các loại quả hạch, hạt dẻ chứa hàm lượng canxi cao nhất, hàm lượng canxi trong 100gr hạt dẻ lên tới 815mg, có thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi mỗi ngày cho người trưởng thành.
Nhưng lượng kalo trong các loại quả hạch khá cao, chính vì vậy mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều để tránh việc tăng cân không cần thiết nhé.
12. Tôm đồng ăn bổ sung canxi hiệu quả cho bà bầu, phụ nữ cho con bú
Tôm đồng là tên gọi chung về tôm nước ngọt, sống ở ao, đầm, sông, hồ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, tôm là một trong những loại thực phẩm rất giàu canxi, trong mỗi 100g tôm đồng có tới 1.120mg canxi, trong mỗi 100g tôm nõn có 882mg canxi.
Chính vì vậy, tôm đồng, tôm sú là một trong những loại thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong thực đơn hàng ngày của gia đình mình.
13. Súp lơ xanh bổ sung nhiều canxi, tốt cho tiêu hóa
Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A, C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu.
Nếu không thích súp lơ ép, mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như súp lơ xào, luộc,… cũng rất tốt đấy.
14. Mẹ ăn cá chạch để bổ sung canxi cho con bú
Với cùng một trọng lượng, hàm lượng canxi trong cá chạch gần bằng 6 lần cá chép, xấp xỉ 10 lần bạch tuộc. Nấu cá chạch với đậu phụ sẽ là một sự kết hợp giúp bổ sung canxi tuyệt vời từ hai loại thực phẩm giàu canxi.
15. Tỏi tây – ăn gì để bổ sung canxi
Tỏi tây là loại thực phẩm giàu canxi, và còn chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali.
Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B rất tốt cho mẹ bầu. Cắt tỏi tây thành từng phần cho vào salad, súp hoặc các món xào.
16. Mận khô – ăn gì để bổ sung canxi khi mang thai
Vỏ mận khô màu tía cũng là thực phẩm giàu canxi và chất đồng, boxít, cả hai đều giúp ngăn quá trình lão hóa xương.
Chúng còn chứa chất xơ, trong đó inulin có khả năng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn. Ăn khoảng 4-5 quả mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương và tăng cường sinh lực.
17. Đậu phụ – ăn gì bổ sung canxi cho bà bầu
Đậu phụ chứa nhiều canxi, nên có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần ăn 2 miếng/bìa đậu phụ là có thể thoả mãn nhu cầu canxi của cả ngày của mình.
18. Cam – ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể
Đứng ở vị trí thực phẩm giàu canxi thứ 13, nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.
Cam cũng là lựa chọn hiệu quả để tăng lượng canxi cho mẹ bầu. Ngoài ra cam còn rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C… giúp tăng khả năng miễn dịch và giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Trái cây này cũng có thể giúp mẹ bầu tạm biệt ốm nghén.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho mẹ, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh.
Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi, mẹ bầu có thể ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng. Như vậy cam không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi.
19. Bí ngô – cho bé ăn gì để bổ sung canxi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt…
Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín.
Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
20. Đậu đen – ăn gì bổ sung calcium
Trong 1 ly chè đậu đen có thể mang đến 105mg canxi cho bà bầu. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm các loại đậu khác vì chúng đều ngon và giàu dưỡng chất, đặc biệt là canxi.
21. Trái cây sấy khô – ăn gì bổ sung canxi cho mẹ bầu, phụ nữ mang thai
Những loại trái cây sấy khô như mận sấy, nho khô, đào khô… chứa rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Lượng canxi lớn trong trái cây sấy khô sẽ rất tốt cho xương và răng của trẻ.
Mẹ có thể nhâm nhi những thực phẩm này hàng ngày để đánh bay những cơn ốm nghén. Tuy nhiên, chị em cần lựa chọn những loại quả được chế biến bảo đảm an toàn thực phẩm.
22. Quả sung – ăn gì để bổ sung canxi cho thai nhi
Không chỉ giàu canxi, quả sung còn chứa lượng chất xơ lớn, giúp mẹ bầu ngăn ngừa triệu chứng táo bón, trĩ – những triệu chứng rất phổ biến khi mang thai.
23. Yến mạch – mẹ sau sinh nên ăn gì để bổ sung canxi
Trong một loạt các loại hạt ngũ cốc, yến mạch có hàm lượng canxi cao nhất, gấp 7,5 lần gạo trắng. Mặc dù canxi trong yến mạch không bằng canxi trong sữa, nhưng vẫn giúp ích trong việc phòng chống bệnh thiếu canxi khi mang thai. Nếu nấu cháo yến mạch với mè đen, hiệu quả bổ sung canxi sẽ càng tốt hơn.
24. Cải xoăn – mẹ nên ăn gì để bổ sung canxi cho con
Khi nói tới bổ sung canxi, nhiều người nghĩ ngay tới uống sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, cải xoăn là thực phẩm chứa nhiều canxi/ mỗi calo hơn so với sữa (90 gram mỗi khẩu phần) và cũng dễ hấp thu hơn so với sữa.
Giống như rau diếp, cải bắp, cải xoăn… chứa nhiều vitamin K- là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương, rất có lợi cho mẹ bầu.
II – Tác dụng của canxi và nên bổ sung canxi như thế nào là tốt nhất?
Chúng ta hay được nghe về tầm quan trọng của canxi với xương và răng cũng như lời khuyên đặc biệt bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi canxi là gì, và ăn gì bổ sung canxi, thực phẩm bổ sung Canxi nào nhiều?
Tại sao phải bổ sung canxi hay tác dụng và vai trò của canxi là gì và nên bổ sung canxi như thế nào là tốt nhất? Cùng mình chia sẻ ngay sau đây nhé!
1. Canxi là gì, canxi có vai trò gì?
Canxi nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống. Khoảng 99% canxi trong cơ thể được tìm thấy trong xương và răng và 1% còn lại khác được tìm thấy trong các bộ phận khác.
Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và răng, canxi còn giúp duy trì hoạt động của các cơ bắp, kích thích máu lưu thông và phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh đồng thời điều tiết các hooc môn trong cơ thể.
Theo Wikipedia, “Canxi là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa can xi có thể dẫn đến sỏi thận (vì khi nồng độ cao dễ bị kết tinh gây ngưng trệ quá trình bài tiết).”
2. Tác dụng của canxi đối với sức khỏe, sự phát triển của con người
2.1 Tác dụng của canxi với sức khỏe xương khớp và răng
Canxi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xương khớp, đặc biệt là với sự phát triển của trẻ nhỏ. Canxi là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao của chúng ta trong quá trình phát triển và trưởng thành.
Canxi còn là một dưỡng chất quan trọng duy trì sự chắc khỏe của xương. Nếu trẻ bị thiếu canxi sẽ chậm lớn, hạn chế chiều cao, còi xương hoặc xương bị biến dạng.
Giai đoạn quan trọng cần bổ sung canxi đó chính là độ tuổi từ 7 – 9 và 13 – 16 tuổi. Mỗi ngày cần bổ sung đủ 1000mg để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Thiếu hút canxi còn khiến cơ thể lấy canxi từ xương vào máu từ đó dẫn đến tình trạng loãng xương .
Thiếu canxi khiến răng không đều hoặc bị dị hình, chất lượng răng kém, dễ bị sâu răng chính vì vậy chúng ta cần bổ sung canxi đầy đủ và hợp lý qua các thực phẩm bổ sung Canxi cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
2.2 Tác dụng của canxi với hệ cơ
Các ion canxi góp vai trò quan trọng trong các hoạt động co giãn của cơ bắp, thiếu hụt canxi sẽ làm khả năng đàn hồi của cơ bắp kém đi.
Với cơ tim, thiếu hụt canxi khiến khả năng co bóp ở tim kém hơn, chức năng lưu thông máu kém làm cho lượng oxy và dưỡng chất được chuyển tới các cơ ít hơn, gây ra cảm giác mệt mỏi.
Cùng với triệu chứng mệt mỏi, một số người thậm chí còn có thể bị khó thở, thiếu sức chịu đựng và đau nhức cơ bắp do thiếu oxy. Tuần hoàn máu kém cũng gây khó thở, đau nhức cơ bắp và khó khăn trong duy trì các hoạt động hàng ngày.
Với “cơ trơn”: thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây cảm giác chán ăn, đầy bụng, táo bón, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm.
Với cơ bắp: khi thiếu hụt canxi ở cơ bắp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, yếu sức, chân tay rã rời, thể lực kém…
2.3 Tác dụng của canxi với hệ thần kinh
Canxi có vai trò quan trọng với hệ thần kinh. Các Ion Canxi tham gia vào tế bào phóng thích acetylcholine, norephenephrin, tham gia vào hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên; thúc đẩy việc phòng thích hormon cortical, nhằm đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế thần kinh với các tế bào khác.
Khi bị thiếu hụt canxi, các hoạt động truyền dẫn của hệ thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.
Nếu trẻ nhỏ thiếu canxi, thông thường sẽ có biểu hiện quấy khóc về đêm, ngủ dễ giật mình, không tập trung tinh thần, dễ nổi cáu và rối loạn chức năng vận động.
Người già khi thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, khả năng điều tiết thần kinh bị suy giảm, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu, tính khí thất thường…
Chính vì những ảnh hưởng quan trọng của Canxi đến trẻ nhỏ, các mẹ nhớ bổ sung các thực phẩm bổ sung Canxi vào thực đơn hằng ngày của trẻ nhỏ nhé.
2.4 Bên cạnh đó, canxi còn có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như
Ion canxi giúp bảo vệ đường hô hấp: thường xuyên sử dụng canxi sẽ giúp người mắc bệnh phế quản mãn tính hoặc bệnh phổi sớm đẩy lùi bệnh tật.
Ion canxi còn có tác dụng kết dính các tế bào lại với nhau. Nếu trong dịch thể thiếu ion canxi thì tế bào kém khả năng kết dính, tổ chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, từ đó công năng của các khí quan sẽ bị suy giảm.
2.5 Canxi giúp điều trị một số chứng bệnh xuất huyết và bệnh dị ứng.
Đặc biệt, canxi có vai trò quan trọng trong việc làm đông máu, giảm thiểu tình trạng máu thấm ra ngoài mao mạch. Canxi có tác dụng kích hoạt các enzyme, làm giảm mỡ máu và giảm béo phì hiệu quả.
Canxi là yếu tố phát hiện sớm nhất những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Canxi giữ vai trò kích hoạt khả năng di chuyển và bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của bạch cầu.
3. Nên bổ sung canxi như thế nào là tốt nhất, cần bao nhiêu canxi mỗi ngày?
Mỗi ngày con người cần 1 lượng canxi từ 800-1000mg. Nhu cầu này có thể thay đổi ở những đối tượng khác nhau như trẻ em chậm lớn, người già và phụ nữ mang thai…
Tuy nhiên việc điều chỉnh cần có sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý bổ sung viên uống quá 2000mg/ngày vì có thể gây sỏi thận, làm giảm khả năng hấp thụ sắt, kẽm, magie…
Các chuyên gia chỉ ra rằng:
Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung Canxi vào buổi sáng mới mang lại hiệu quả cao. Lý do là bởi, khi bổ sung canxi cần vận động để lượng canxi đưa vào có thời gian kịp chuyển vào đích là khung xương,.
Vì vậy uống vào buổi sáng hoặc trưa với lượng nước nhiều sẽ hiệu quả nhất thay vì uống vào buổi tối hay buổi chiều sẽ khiến canxi bị lắng đọng, nguy cơ gây nên các bệnh lý khác như táo bón, sỏi thận và điển hình là chứng khó ngủ, trằn trọc.
Với trẻ em cũng vậy, uống canxi vào buổi sáng, trẻ sau đó có nhiều cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cho cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn nhiều lần. Tốt nhất là trước khi trẻ ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng.
Với phụ nữ mang thai, nên uống canxi hoặc ăn các thực phẩm bổ sung Canxi vào buổi sáng là tốt nhất, sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa, uống càng cách xa viên sắt càng tốt.
Có thể chia nhỏ thành 2-3 lần uống, tuyệt đối không uống vào buổi tối vì dễ hình thành sỏi thận. Xem chi tiết tại: Hướng dẫn bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai
4. Nên bổ sung canxi tự nhiên từ các nguồn thực phẩm. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến
– Sữa và các thực phẩm từ sữa cung cấp khá nhiều Canxi cho chúng ta.
– Rau bina, rau cải xoăn là một nguồn thực phẩm bổ sung Canxi hiệu quả.
– Chuối: Chuối giúp cơ thể tăng cường lượng canxi cần thiết, cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương để giúp xương khỏe mạnh và phát triển
– Hải sản: Tôm, cua, cáy, ốc, cá, mực…
Các loại hải sản không chỉ giàu canxi mà còn chứa rất nhiều khoáng chất hữu ích khác như: Kali, photpho, magie và protein hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng chiều cao và nâng cao sức khỏe. Hải sản là một trong những loại thực phẩm rất giàu canxi.
– Vitamin D: Loại vitamin thiết yếu này góp phần làm cho xương chắc khỏe và ổn định bền vững. Sự thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển. Vitamin D là cần thiết để hấp thụ canxi.
– Khi một người không nhận được lượng đủ lượng vitamin D theo đúng yêu cầu, xương và răng sẽ dần yếu đi. Các thực phẩm bổ sung Canxi, giàu vitamin D như sữa, cà chua, trái cây họ cam quýt, khoai tây và súp lơ. Việc tắm ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm cũng giúp cơ thể nạp lượng vitamin D rất tốt.
Mời bạn xem thêm
Trên là các loại thực phẩm bổ sung canxi cho trẻ, cho người lớn tuổi, bà bầu giúp bạn giải đáp được ăn gì bổ sung canxi. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.
Chủ đề: ăn gì để bổ sung canxi khi cho con bú, bà bầu nên ăn gì bổ sung canxi, bầu ăn gì để bổ sung canxi, ăn gì để bổ sung canxi cho răng, ăn gì để bổ sung canxi vào sữa mẹ, trẻ em ăn gì bổ sung canxi, ăn món gì để bổ sung canxi, mẹ nên ăn gì để bổ sung canxi cho con, mang thai ăn gì để bổ sung canxi, nên ăn gì để bổ sung canxi, phụ nữ sau sinh ăn gì để bổ sung canxi, phụ nữ mang thai ăn gì để bổ sung canxi.
Atoms, Chemistry, Chemical substances, Materials, Vitamin D, Primordial nuclide, Electron capture, Sets of chemical elements, Barium, Neutron, Magnesium, Artificial materials, Oxide, Carbon dioxide, Metal, Bone, Chemical element,
Stable nuclide, Hydroxide, Magic number (physics), Nature, Lead, Chemical compounds, Double beta decay, Aluminium, Calcium in biology, Weathering, Crystals, Metallic elements, Nuclear physics, Periodic table, Alpha decay,
Nuclear isomer, Alkali metal, Carbonate, R-process, S-process, Coordination complex, Groups (periodic table), Protein, Ligand, Amino acid, Valence (chemistry), Mineral, Dietary supplement, Nuclear drip line, Oxygen, Silicon-burning process,
Vitamin, Hydrogen, Alloy, Base (chemistry), Hypercalcaemia, Calcite, Nuclear chemistry, Parathyroid gland, Hormone, Nitrogen, Manufacturing, Ion, Radium, Gypsum, Iron, Alkaline earth metals, Lanthanide, Electrolysis, Water, Limestone,
Atmosphere of Earth, Ionic bonding, Electron, Carbon, Aluminium oxide, Proton, Silicon dioxide, Geochemistry, Growth hormone, Enzyme, Soil, Ionic compound, Calcitonin, Plaster, Valence electron, Physical chemistry, Properties of water,
Metals, Argon, Kidney, Aragonite, Calcium hydroxide, Heavy metals, Atomic nucleus, Double electron capture, Sulfur, Alpha particle, Half-life, Abundance of the chemical elements, Salt (chemistry), Earth, Chelation, Electron configuration,
Blood vessel, Phosphate, Cell membrane, Phosphorylation, Chemical compound, Redox, Biosynthesis, Carbon cycle, Sulfide, Beryllium, Noble gas, Molecules, Extinct radionuclide, Nitride, Spin (physics), Mercury (element), Electrolyte,
Ethylenediaminetetraacetic acid, Platinum, Blood, Gastrointestinal tract, Carbonate–silicate cycle, Matrix (biology), Hard water, Ytterbium, Environmental radioactivity, Humphry Davy, Post-transition metal, Seawater, Physics, Silicon,
Chemical reaction, Europium, Antoine Lavoisier, Osteopontin, Density, Muscle contraction, Blood plasma, Nuclear fusion, Solubility, Sea, Calcification, Hydroxyapatite, Sulfate, Muscle, Mortar (masonry), Applied and interdisciplinary physics,
Osteoporosis, Neutron activation, Atom, Supernova, Coordination number, Thorium, Chalk, Digestion, Food, Group 2 organometallic chemistry, Heart, Physical bodies, Goods (economics), Cosmogenic nuclide, Atmosphere, Menopause, Biology,
Building materials, Gas, Atomic physics, Second messenger system, Bone sialoprotein, Anhydrite, Ocean, Baryte, Bioavailability, Hypocalcaemia, Tyrosine, Electrical conductor, Biochemistry, Electric battery, Atomic mass, Bismuth,
Chemical substance, Isotopes of potassium, Tricalcium phosphate, Sedimentary rock, Fluorite, Zinc, Fat, Cell (biology), Neutron number, Atomic orbital, Human body, Coagulation, Chemical classification, Steelmaking, Neoplasm,
Bicarbonate, Ammonia, Cast iron, Trypsin, Oxalate, Steel, Neutron emission, Serine, Osteomalacia, Vomiting, Humidity, Scandium, Antimony, Thrombosis, Protein–protein interaction, Weakness, Rock (geology), Uranium, Nausea, Skeleton, Adverse effect, Neuron, Amalgam (chemistry)