Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ Vitamin k là gì, có tác dụng gì, vitamin k có trong thực phẩm nào

Vitamin k là gì, có tác dụng gì, vitamin k có trong thực phẩm nào

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bài viết “Vitamin k là gì, vitamin k có tác dụng gì, có trong thực phẩm nào” nhưng tương đối đầy đủ, bạn có thể xem nhanh mục mình quan tâm bằng việc Click vào nội dung ngay tại Dàn Ý Nội Dung Bài Viết nhé.

I. Vitamin K là gì, có mấy loại vitamin K?

Từ K trong Vitamin K xuất phát từ tiếng Đức: Koagulationsvitamin có nghĩa là Vitamin được biết đến với vai trò của nó trong quá trình đông máu. Vitamin K là một loại vitamin hòa tan trong dầu, rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Vai trò chính của vitamin K là hỗ trợ quá trình đông máu, phát triển của xương, tác dụng trên mạch máu. Vitamin K là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò trong mọi quá trình, từ sự trao đổi chất của xương đến sự đông máu.

Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc mà cần cho có một vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh sự đông đặc cúa máu, vitamin K là cần thiết hỗ trợ sự đông máu. Vitamin K hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.

Vitamin K được chia thành 3 loại chính: Vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (menaquinone) và Vitamin K3. Vitamin K1 là nguồn vitamin K phổ biến nhất hiện nay có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc từ thực vật như rau. Vitamin K2 được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật và thực phẩm lên men, như thịt, sữa và natto. Vitamin K2 cũng được sản xuất bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn.

Bên cạnh đó, còn một loại vitamin K được sử dụng phổ biến trong ngành dược phẩm là vitamin K3. Vitamin K3 dành cho những người không có khả năng hấp thụ vitamin K từ các nguồn thực phẩm tự nhiên. Vitamin K3 đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp prothrombin ở gan và trong quá trình đông máu, có tác dụng chống xuất huyết mạnh.

Vitamin K là gì, có mấy loại vitamin K?

Vitamin K là gì, có mấy loại vitamin K?

Có hai loại vitamin K dạng tự nhiên: Vitamin K1 hay còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên. Vitamin K2 hay còn gọi là menaquinone. Dạng này được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột.

Có 3 dạng vitamin K tổng hợp được biết: các vitamin K3, K4, và K5. Dù vitamin K1 and K2 tự nhiên là không độc, dạng tổng hợp K3 (menadione) đã tỏ ra độc tính.

Vitamin K đã được xác định năm 1929 bởi nhà khoa học người Đan Mạch Henrik Dam khi ông nghiên cứu vai trò của cholesterol khi cho gà ăn chế độ ăn uống không có cholesterol. Sau vài tuần, những con gà này phát triển các chứng xuất huyết và bắt đầu chảy máu. Các khiếm khuyết này không thể được phục hồi bằng cách bổ sung cholesterol đã tinh chế vào chế độ ăn uống cho những con gà thí nghiệm.

Điều đó chứng tỏ rằng cùng với cholesterol – một hợp chất thứ 2 đã được chiết xuất từ ​​thực phẩm, và hợp chất này được gọi là vitamin đông máu. Vitamin mới nhận được chữ K, vì những khám phá ban đầu được báo cáo trong một tạp chí Đức, trong đó nó đã được chỉ định là Koagulationsvitamin. Edward Adelbert Doisy của trường Đại học Saint Louis đã làm nhiều nghiên cứu và dẫn đến việc khám phá ra bản chất cấu trúc và hóa học của vitamin K.

Dam và Doisy chia sẻ giải thưởng Nobel Y học-Sinh lý học năm 1943 về cho việc công bố công việc của họ về vitamin K (K1 và K2) xuất bản năm 1939. Những phát hiện về vitamin K đã mang đến giải Nobel Y học-Sinh lý học cho hai nhà khoa học Henrik Dam và Edward Adelbert Doisy vào năm 1943. Adelbert Doisy đã có công phát hiện Vitamin K vào năm 1927. TS. Dam đã lý giải được quy trình đông máu cần có Vitamin K. Ông còn phát hiện ra vitamin K có trong tất cả các loại rau quả và đậu như cà chua, đậu nành, cỏ linh lăng và một số động vật. Năm 1939, Doisy và cộng sự xác định cấu trúc của vitamin K.

Đến năm 1943: Dam & Doisy nhận giải Nobel Sinh lý học-Y học từ việc khám phá ra vitamin K và vai trò của nó trong sự đông máu 1983: Price và cộng sự phát hiện khả năng ức chế sự vôi hoá của Matrix Gla-protein Cho đến năm 1997: Lou và cộng sự chứng minh vai trò của MGP đối với hệ tim mạch bằng cách gây đột biến trên chuột. 2007: Schurgers và cộng sự công bố khám phá về hoạt tính sinh học của Menaquinone-7 (MK-7), một dạng vitamin K2, được tạo ra trong quá trình lên men của vi khuẩn.

MK-7 có trong các sản phẩm lên men từ đậu nành, sữa 2008: Gast và cộng sự chứng minh khả năng cải thiện sức khoẻ tim mạch của MK-7. Hiện nay, Vitamin K2 được sản xuất theo phương pháp truyền thống “Natto” với công nghệ tiên tiến tại Nhật Bản. Natto được làm từ đậu nành lên men là nguồn tự nhiên giàu Vitamin K2 nhất mang thương hiệu MenaQ7, một công nghệ độc quyền. MenaQ7 là vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên.

Vitamin k là gì, vitamin k có tác dụng gì, có trong thực phẩm nào

Vitamin k là gì, vitamin k có tác dụng gì, có trong thực phẩm nào

Vitamin K1

Có nhiều trong các loại rau xanh (cải, bông cải,…), dầu thực vật (dầu đậu nành), trái cây (bơ, kiwi, nho,…). Tuy nhiên, chỉ 5-10% lượng vitamin K1 được hấp thu ở đường tiêu hoá từ nguồnt thực phẩm. Vitamin K1 giữ vai trò hoạt hoá yếu tố đông máu ở gan.

Vitamin K2

Tăng cường chức năng của tế bào nội mô mạch máu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc nghẽn mạch, tránh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực. Kích hoạt protein osteocalcin, giúp gắn ion canxi vào khung xương, ngăn ngừa loãng xương. Kanellakis S và cộng sự (năm, 2012) đã công bố kết quả nghiên cứu hiệu quả của sự kết hợp canxi, vitamin D3 và vitamin K2 trong việc tăng mật độ khoáng trong xương ở 173 phụ nữ mãn kinh.

Sau 12 tháng thử nghiệm, kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ khoáng trong xương cột sống của nhóm bổ sung 800 mg canxi, 10 mcg vitamin D3 và 100 mcg vitamin K2 tăng đáng kể so với nhóm đối chứng và cao hơn so với nhóm chỉ bổ sung canxi và vitamin D3.

Vitamin K2 có vai trò hoạt hoá protein MGP, giúp MGP chuyển từ dạng bất hoạt (ucMGP) sang dạng hoạt động (cMGP). Ở trạng thái hoạt động (cMGP), protein này gắn với ion Ca trong máu, ngăn không cho chúng lắng đọng xuống thành mạch. Do đó ngăn ngừa vôi hoá mạch máu, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu do xơ vữa động mạch.

Theo nguồn wiki tại đây

II. Tác dụng của vitamin k đối với sự đông máu và sức khỏe như thế nào?

Vitamin K có thể giúp giảm chứng chảy máu trong một vài trường hợp như bệnh gan, đường mật, ruột, dùng kháng sinh trong thời gian dài, thuốc chống đông, chống co giật. Vai trò chính của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt. Những trường hợp rối loạn hấp thu chất béo có thể làm giảm hấp thu vitamin K vì đây là vitamin hòa tan trong dầu.

Một số nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy khi lượng vitamin K trong cơ thể giảm sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương (do giảm mật độ xương) và thường gặp người trên 60 tuổi, phụ nữ mãn kinh. Điều này cho thấy rằng sự thiếu hụt vitamin K ngay cả khi không có triệu chứng cũng có thể thúc đẩy nhanh quá trình loãng xương!

Tác dụng của vitamin k đối với sự đông máu và sức khỏe như thế nào?

Tác dụng của vitamin k đối với sự đông máu và sức khỏe như thế nào?

Vitamin K có tác dụng giúp ngăn ngừa loãng xương: vitamin K giúp tăng cường sự gắn kết canxi vào khung xương, làm tăng mật độ xương giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.

Vitamin K còn có tác dụng trên tim mạch. Tác dụng bảo vệ chống lại xơ vữa động mạch và một số bệnh lý tim mạch. Các nhà nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin K làm chậm quá trình vôi hóa và tăng đàn hồi thành mạch máu vì khi tính đàn hồi mạch máu giảm sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và đây là nguyên nhân những cơn đau tim và tai biến mạch não.

Vitamin K có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận: vitamin K ngăn chặn sự tích tụ canxi ở thận nên giúp ngăn ngừa sỏi thận. Vitamin K từ thực phẩm và từ các vi khuẩn sinh sống ở ruột tạo ra, là nguồn cung cấp chủ yếu cho nhu cầu vitamin K của cơ thể.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

III.  Liều lượng bổ sung vitamin K hàng ngày như thế nào?

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, mọi người có thể nhận vitamin K từ thực phẩm gồm (các loại rau xanh, như rau bina, măng tây, bông cải xanh, các loại đậu, trứng, dâu tây, thịt) và bổ sung dưới dạng uống.

Vitamin k là gì, có tác dụng gì, vitamin k có trong thực phẩm nào

Vitamin k là gì, có tác dụng gì, vitamin k có trong thực phẩm nào

Trẻ sơ sinh:

  • 0 – 6 tháng: 2 microgam (mcg)/ngày.
  • 7 – 12 tháng: 2,5mcg/ngày.

Trẻ em:

  • 1 – 3 tuổi: 30mcg/ngày.
  • 4 – 8 tuổi: 55mcg/ngày.
  • 9 – 13 tuổi: 60mcg/ngày.

Thanh thiếu niên và người lớn:

  • 14 – 18 tuổi: 75mcg/ngày.
  • > 19 tuổi: 90mcg/ngày.

Thông thường, tác dụng phụ của vitamin K thông qua đường uống với liều khuyến cáo là rất hiếm. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có thể can thiệp đến các tác động của vitamin K. Chúng bao gồm thuốc kháng acid, chống đông máu, thuốc kháng sinh, aspirin và các thuốc chống ung thư, động kinh, cholesterol cao.

Do đó, không nên tự ý bổ sung vitamin K trừ khi được bác sĩ cho phép. Ngoài ra, những người sử dụng thuốc Coumadin để điều trị các vấn đề về tim, rối loạn đông máu hoặc các điều kiện y tế khác có thể cần phải xem lại chế độ ăn để kiểm soát lượng vitamin K đi vào cơ thể như thế nào cho hợp lý.

IV. Thiếu vitamin K dẫn đến các bệnh gì?

Mức độ thấp của vitamin K có thể làm tăng nguy cơ chảy máu không kiểm soát được. Người lớn thường ít thiếu vitamin K, trong khi trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng thiếu hụt vi chất này nhiều nhất.

Mặc dù, ở người lớn thiếu vitamin K không phổ biến, nhưng nếu bị các điều kiện y tế như: bị một bệnh nào đó ảnh hưởng đến sự hấp thu ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac, tác dụng phụ của một số loại thuốc làm cản trở khả năng hấp thụ vitamin K, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, nghiện rượu, thì nguy cơ thâm hụt vitamin K là rất lớn.

Thiếu hụt vitamin K rất nghiêm trọng cho sức khỏe. Khi bạn bị thiếu vitamin K, bạn có thể dễ dàng bị bầm tím, chảy máu, sâu răng và xương yếu. Một số dấu hiệu thiếu hụt vitamin K bao gồm: Máu khó đông, chảy máu nặng, thai nhi phát triển kém, thiếu máu ở trẻ sơ sinh, loãng xương, suy tĩnh mạch, bệnh tim mạch, bệnh thận mạn tính, Alzheimer…

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

V. Vitamin k có trong thực phẩm nào, thực phẩm chứa nhiều vitamin K tốt cho bà bầu, trẻ nhỏ

Một số thực phẩm giàu Vitamin K nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Cơ thể con người có thể hấp thụ dễ dàng vitamin K từ thực phẩm thông qua các bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng vitamin K chỉ hấp thu tốt nhất vào cơ thể khi tiêu thụ nó cùng chất béo. Việc sử dụng vitamin K quá nhiều như một thực phẩm bổ sung cần tư vấn của bác sĩ bởi nếu sử dụng quá nhiều vitamin K cũng gây hại cho cơ thể. Cùng xem vitamin k có trong thực phẩm nào để bổ sung ngay nhé.

Vitamin k có trong thực phẩm nào, thực phẩm chứa nhiều vitamin K tốt cho bà bầu, trẻ nhỏ

Vitamin k có trong thực phẩm nào, thực phẩm chứa nhiều vitamin K tốt cho bà bầu, trẻ nhỏ

1 . Rau cải bó xôi: Cho dù bạn ăn sống, luộc hoặc nấu chín, rau bina (cải bó xôi) chính là một siêu thực phẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng trong đó có cả vitamin K. Rau bina là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Một bát rau chứa 181% vitamin K. Ngoài ra, chúng chứa rất nhiều vitamin C, sắt và canxi. Bạn có thể linh hoạt ăn rau bina nấu chín hoặc ăn sống.

2. Basil (húng quế): Với một muỗng cà phê bột quế khô có thể đáp ứng nhu cầu vitamin K của bạn trong ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng về nhu cầu vitamin K của cơ thể, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi cần 75 microgram/ ngày, trên 19 tuổi cần 120 microgram/ngày.

3. Cải xoăn: Cải xoăn là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như làm giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư, nó rất giàu vitamin K. Bạn có biết một bó rau cải xoăn có thể chứa gần 700% lượng vitamin K được khuyên dùng hàng ngày không? Chúng thực sự là loại thực phẩm rất giàu vitamin K. Ngoài ra, chúng cũng chứa rất nhiều canxi và sắt.

4. Bắp cải: Nếu bạn không muốn ăn cải xoăn, bắp cải là một lựa chọn thích hợp. Mặc dù nó không nhiều vitamin K như cải xoăn, hàm lượng vitamin K chỉ bằng một nửa cải xoăn, nhưng một nửa bát bắp cải có thể cung cấp cho bạn đủ lượng vitamin K trong ngày. Một bông bắp cải chứa 95% lượng vitamin K hàng ngày của bạn. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin E, magiê, canxi và kali.

5. Mù tạt: Mù tạt là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời giàu vitamin K. Đây là một loại gia vị ăn kèm phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á.

6. Mùi tây: Mùi tây tươi thường được dùng để trang trí thức ăn và ăn như rau gia vị, nhưng ít ai biết được rằng chỉ cần hai muỗng cà phê rau mùi tây có thể đáp ứng yêu cầu vitamin K của một người trưởng thành cho cả ngày.

7. Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại rau có nhiều công dụng trong đó cả phòng chống ung thư, chống lão hóa, và các gốc tự do. Nó còn là loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin K. Tuyệt vời hơn nữa, nó còn cung cấp kẽm, vitamin C, canxi và kali.

8. Măng tây: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một vài thân cây của măng tây có thể làm tăng đáng kể mức độ của các vitamin đặc biệt là loại vitamin K. Măng tây có chất chống lão hóa cao. Một ly cũng chứa 60% lượng vitamin K cần tiêu thụ hàng ngày.

9. Cần tây: Cần tây là một món ăn tuyệt vời, nó vừa giàu chất xơ vừa có vitamin K. Một bó cần tây chứa 15% lượng vitamin K bạn cần cho mỗi ngày, vì vậy cần tây là một nguồn thực phẩm chứa vitamin K. Nó cũng chứa rất nhiều axit folic, kali, chất chống oxy hoá và canxi.

10. Cây ngón tay: Loài cây này phổ biến ở các vùng của người Hindi nhưng nó cũng được ghi nhận là một loại thực phẩm nhiều vitamin K.

11. Dưa chuột: Dưa chuột rất nhiều vitamin trong đó có cả nhóm K, đây là loại thực phẩm dễ dàng trong chế biến và cả ăn sống.

12. Rau xà lách: Bất kỳ loại rau xà lách nào đều dồi dào vitamin K. Nên ăn các loại salad mỗi ngày để bổ sung vitamin K cho cơ thể.

13. Cà rốt: Cũng giống dưa chuột, cà rốt cũng là một nguồn thực phẩm nhiều vitamin K và có thể ăn sống. Một củ cà rốt cỡ trung chứa 10% lượng vitamin K hàng ngày bạn cần. Chúng chỉ chứa 25 calo vì thế mà thêm cà rốt vào chế độ giảm cân của bạn là điều lý tưởng đấy.

14. Trứng: Ngoài các loại rau lá màu xanh lá cây, có một vài loại thực phẩm khác giàu vitamin K như trứng, loại vitamin này có nhiều ở lòng đỏ trứng.

15. Ớt bột: Nhiều người thường cho rằng ớt bột rất nóng, nhưng đây là một trong những gia vị chứa vitamin K vừa giúp kích thích vị giác của con người. Ngoài ra các loại gia vị khác như bột cà ri, ớt cayenne (ớt đỏ) và bột ớt đều được cho là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin K. Bột ớt chứa nhiều vitamin C, vitamin A, kali, selen, phốt pho, canxi và kẽm, cũng như vitamin K.

16. Dầu Oliu: Dầu oliu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có hàm lượng vitamin K dồi dào. Chất dinh dưỡng này có trong cả dầu cải và dầu vừng…

17. Trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô như mận, quả việt quất, đào, quả sung và nho đều là những nguồn thực phẩm giàu vitamin K.

18. Đinh hương: Đinh hương là một loại gia vị với một hương vị riêng và đặc biệt chúng rất nhiều vitamin K, khi chế biến thực phẩm đừng quên loại gia vị này.

19. Đậu xanh: Đậu xanh cũng giàu vitamin A, C và K. Đặc biệt là đậu Hà Lan có nhiều chất xơ và ít chất béo, điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa ung thư dạ dày.

20. Đậu nành lên men (Natto): Natto được làm từ đậu nành lên men, là một loại thức ăn phổ biến ở Nhật Bản. Nó cũng là một nguồn tuyệt vời chứa vitamin K, vì 500 mg natto chứa trên 100% lượng vitamin K bạn cần nạp vào cơ thể hàng ngày.

21. Kefir (Sữa lên men): Kefir là thức uống sữa lên men ngon tuyệt đến từ dãy núi phía Bắc Caucasus. Nửa cốc kefer chứa 10% giá trị vitamin K.

22. Đậu bắp: Nửa cốc đậu bắp bao gồm 43% vitamin K vì vậy ăn đậu bắp là cách tốt để bạn cung cấp vitamin K. Bạn có thể nấu cháo đậu bắp với gạo và tôm sẽ dễ ăn hơn rất nhiều đấy.

23. Hành lá: Hành lá luôn là phụ gia không thể thiếu cho mỗi món ăn nhà bạn. Chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm 259% lượng vitamin K hàng ngày bạn cần. Chúng cũng chứa chất đạm, chất xơ, vitamin Cvitamin B.

24. Dâu đen: Dâu đen có chứa nhiều vitamin K. Một cốc chứa 36% lượng vitamin K được khuyên cáo nên cung cấp hàng ngày cho cơ thể. Nó cũng chứa rất nhiều vitamin E, magiê, kali và đồng.

25. Mận: Mận là một nguồn vitamin K lý tưởng. Một cốc chứa 7% lượng hàng ngày bạn cần. Mận còn chứa chất xơ, kali, canxi và vitamin A.

26. Quả việt quất: Quả việt quất chứa đầy chất xơ, sắt, kali, kẽm, đồng và nhiều chất chống oxy hoá. Một cốc việt quất chứa 36% lượng vitamin K bạn nên dùng hàng ngày.

27. Bắp cải Brucxen: Bắp cải Brucxen là loại thực phẩm giàu vitamin K. Chúng cũng chứa vitamin C, kali và folate.

28. Lá xô thơm khô: Xô thơm khô có rất nhiều lợi ích, trong đó chũng chứa rất nhiều vitamin K; Một muỗng canh chứa khoảng 43% lượng vitamin K bạn cần hằng ngày.

29. Cà chua khô: Cà chua khô là nguồn cung cấp vitamin K rất tốt cho cơ thể, vì một chén chứa khoảng 29% lượng vitamin K mà bạn cần cho mỗi ngày. Ngoài ra chúng cũng bổ sung vitamin A, vitamin C, canxi và sắt cho cơ thể.

Hầu hết mọi người chỉ cần ăn thực phẩm giàu vitamin K thì không cần bổ sung viên uống vitamin K hay tiêm vitamin K, trừ một số trường hợp sau đây:

– Người đang phải điều trị bằng thuốc, nhất là thuốc kháng đông hay là thuốc trị rối loạn tiêu hóa dễ có nguy cơ bị thiếu loại vitamin này.

– Người khó đông máu, hay bị thâm tím, chảy máu lợi, chảy máu cam, kinh nguyệt nhiều, có máu trong phân.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

VI. Hướng dẫn cách chế biến rau củ quả để không bị thất thoát Vitamin K

Vitamin k có trong thực phẩm nào, thực phẩm chứa nhiều vitamin K tốt cho bà bầu, trẻ nhỏ

Vitamin k có trong thực phẩm nào, thực phẩm chứa nhiều vitamin K tốt cho bà bầu, trẻ nhỏ

– Không nên ngâm rau củ trong nước quá lâu, vì chúng có thể làm thất thoát các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, C bởi hai loại vitamin này thường tan trong nước.

– Nên đậy nắp khi luộc rau củ vì cách này có thể giúp làm tăng áp suất thẩm thấu trong rau, tăng nhiệt độ sôi của nước, từ đó giảm thiểu lượng vitamin bị thất thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể cho thêm chút muối vào nước khi luộc để rau giữ được màu xanh tự nhiên.

– Không nên nấu quá lâu, trong quá trình nấu cũng không nên khuấy nhiều lần. Đặc biệt, không nên hâm các món canh, xào nhiều lần vì 90% vitamin B và C sẽ mất đi khi rau bị nấu quá nhừ. Do quá trình xào rau thường làm mất nhiều vitamin hơn luộc nên khi xào, lưu ý cho lửa to, đảo thật nhanh và đều tay.

– Phương pháp xào rau củ với dầu ăn nên được áp dụng nếu như bạn nấu các món ăn giàu vitamin A, D, E , K vì những loại dưỡng chất này đều tan trong dầu, từ đó bạn sẽ hấp thụ các loại vitamin tốt hơn.

– Thực tế cho thấy, hấp rau bằng dụng cụ hấp sẽ làm rau không tiếp xúc trực tiếp với nước, như vậy lượng vitamin hòa tan hoặc thất thoát sẽ ít hơn. Do đó, hấp rau củ là một trong những cách nấu ăn tốt nhất để giữ cho các dưỡng chất trong món ăn được nguyên vẹn.

– Nấu món ăn trên một bề mặt kim loại phẳng với một ít dầu ăn, hoặc không dầu ăn đã được các nhà khoa học chứng minh là phương pháp chế biến tốt nhất đối với các loại củ cải, cần tây, hành tây và đậu xanh.

– Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực tế còn cho thấy, làm chín món ăn trong lò vi sóng có thể giữ được 80% vitamin C của các loại rau củ vì nhiệt độ cao và thời gian nấu nướng nhanh – yếu tố quan trọng để rau không bị mất chất.

– Nếu bạn thích món rau trộn thì chỉ nên trộn thức ăn ngay trước bữa ăn và dùng sớm.

– Ngoài ra, nhai kỹ thức ăn cũng là thói quen tốt mà bạn nên thực hiện, nhằm giúp các chất dinh dưỡng trong rau củ được hấp thu hiệu quả nhất.

Vitamin K là loại vitamin cần thiết cho cơ thể đặc biệt trong việc cải thiện hệ cơ xương và giúp quá trình đông máu… Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin K vào thực đơn bữa ăn hàng ngày cho các thành viên trong gia đình.

You may also like

You cannot copy content of this page