Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ 30 tác dụng của nấm linh chi, cách ngâm rượu nấm linh chi uống đẹp da và tốt cho sức khỏe

30 tác dụng của nấm linh chi, cách ngâm rượu nấm linh chi uống đẹp da và tốt cho sức khỏe

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. Bách khoa toàn thư về nấm linh chi và các tác dụng đối sức khỏe, giảm cân

Nấm linh chi có công dụng như là một loại thảo dược có rất nhiều ảnh hưởng tích cực, có ích với sức khoẻ con người, trong đó không thể không kể đến những công dụng của nấm linh chi đối với việc làm đẹp của các chị em phụ nữ.

Tên gốc:  Nấm linh chi
Tên gọi khác:  Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung
Tên khoa học:  Ganoderma lucidum
Tên tiếng Anh:  Lingzhi mushroom

Nấm linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm và là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can, giải độc, cường tâm, kiện não, tiêu đờm, lợi niệu, ích vị. Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.

Nấm linh chi được xem như một thượng hạng thảo dược

Nấm linh chi được xem như một thượng hạng thảo dược

Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan,… (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 – 8 lần).

Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium…. Bạn đã biết chưa nào? Nếu chưa thì cũng Massageishealthy khám phá ngay dưới đây nhé!

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Phân biệt các loại nấm linh chi đỏ, xanh, đen, trắng, vàng …

Nấm linh chi có 6 loại Nấm linh chi hiện có 6 loại, mỗi loại có tác dụng đặc trưng riêng.

  1. Thanh chi (xanh) vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái.
  2. Xích chi hoặc Hồng chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ.
  3. Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường.
  4. Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm trí nhớ dai.
  5. Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần.
  6. Tử chi (tím đỏ) bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp.
Tử chi (tím đỏ)

Tử chi (tím đỏ)

2. Cách nhận biết nấm linh chi

Nấm linh chi có tên khoa học Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae). Ngoài ra, người ta còn biết đến nấm linh chi với các tên gọi khác như nấm trường thọ, vạn niên nhung, tiên thảo.

  • Nấm linh chi là loại thảo dược hóa gỗ. Chúng thường sống một năm hoặc nhiều năm ở trong rừng, hay trên các thân cây.
  • Cách nhận biết nấm linh chi về hình dáng mũ nấm tồn tại dạng tròn, dẹt, hình thận, một số loài nấm mũ khá nhăn nheo.
  • Lúc còn non, nấm linh chi màu trắng sữa, khi trưởng thành chuyển sang màu nâu đen, nâu đỏ, đỏ vàng.
  • Nấm linh chi hiện nay đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn với xuất xứ, chủng loại khác nhau.

Thông tin chia sẽ tiếp theo sau đây sẽ giúp bạn biết được các loại nấm linh chi dựa theo phân loại cụ thể.

2. 1. Dựa vào nguồn gốc

  • Nấm linh chi Việt Nam (còn được gọi là nấm lim xanh): Chỉ mọc trên cây gỗ lim đã chết.
  • Nấm linh chi Hàn Quốc: Nổi tiếng với nấm linh chi màu đỏ và vàng; nấm cổ linh chi, nấm linh chi Thượng Hoàng… Chúng được chăm sóc và xử lý theo phương pháp tiên tiến, đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao.
  • Nấm linh chi Trung Quốc: Nấm hình quả thận, có màu vàng xám hoặc vàng nâu, ấn mạnh vào nhận thấy độ xốp thông qua bề mặt mềm, lõm xuống.
  • Loại nấm xuất xứ Trung Quốc nhẹ, dễ bị mốc, dinh dưỡng nghèo nàn, thường hay bị dùng làm giả nấm linh chi Hàn Quốc cao cấp.
  • Nấm linh chi Nhật Bản: Chủ yếu là loại nấm đỏ, mới thuần chủng dưới bàn tay con người.
  • Nấm linh chi tại xứ sở hoa anh đào có tai nấm dày, cứng, mặt dưới màu vàng chanh, thời gian nuôi trồng gấp đôi so với các nơi khác trên thế giới, vị khi uống cũng sẽ đắng hơn một chút.

2.2. Dựa vào màu sắc

  • Nấm linh chi xanh (thanh chi, long chi màu xanh): Màu nấm xanh, tính bình, vị chua, dùng cho các trường hợp mắt mờ, thanh nhiệt giải độc gan, ổn định thần kinh, cải thiện trí nhớ…
  • Nấm linh chi đỏ (xích chi, đơn chi, hồng chi): Nấm màu đỏ, vị đắng, tính bình, tăng cường trí tuệ, tốt cho tim mạch, bổ máu…
  • Nấm linh chi vàng (còn được gọi bằng tên hoàng chi, kim chi): Dược liệu màu vàng, vị ngọt, tính bình, chuyên ích tì khí, trị an thần…
  • Nấm linh chi trắng (bạch chi, ngọc chi): Màu trắng, vị cay, tính bình, chữa ho nghịch hơi, ích phổi, thông mũi, an thần…
  • Nấm linh chi đen (huyền chi, hắc chi): Nấm màu đen, vị mặn, tính bình, ích thận khí, trị bí tiểu.
  • Nấm linh chi tím (mộc chi, tử chi): Màu tím, vị ngọt, tính ôn, đặc trị đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt.

Trong số những loại liệt kê trên, nấm linh chi đỏ và đen mang lại nhiều công năng nhất, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

3. Nấm linh chi mọc ở đâu?

Nấm linh chi mọc ở đâu có lẽ là thắc mắc không chỉ của riêng bạn, đó là câu hỏi mà rất nhiều người mong muốn được trả lời cặn kẽ.

Thực tế, môi trường để nấm linh chi sinh trưởng, phát triển ở vùng rừng kín xanh ẩm, độ cao có thể từ vài chục mét cho đến 1.500m, hoại sinh trên thân cây gỗ mục.

Chúng sinh sản bằng bào tử nằm dưới mặt đất của thể quả. Trong đó, phần mang chức năng sinh dưỡng chính nằm ở hệ sợi mọc ẩn trong gỗ mục hoặc dưới lòng đất.

Tại rừng Phú Quốc, những xác cây dầu mít, dầu nước trăm năm tuổi đã chết bên bờ suối trở thành “nhà” của nấm linh chi. Tuy nhiên, điều kiện đòi hỏi cây phải ở vị trí thuận lợi, hòa hợp giữa nóng và lạnh, có đủ hơi nước lẫn ánh sáng.

Điều đặc biệt là trọng lượng nấm linh chi đến vài chục ký, cả đời người đã lấy được một lần nấm khu vực đó sẽ không tìm được tai nấm thứ hai nữa. Nấm linh chi còn được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Sa Pa (Lào Cai) trải dài đến Lang Biang (Lâm Đồng).

Một số vùng nhiều cây lim đã khai thác, phần còn lại là gốc, thân cành xuất hiện nấm mọc vào mùa mưa ẩm như Hương Sơn (Hà Tĩnh), vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rừng Tiên Phước (Quảng Nam)…

Bằng sự kỳ diệu đối với sức khỏe, các nhà nghiên cứu khoa học đã tiến hành ươm trồng thành công nấm linh chi, giữ được đặc trưng giống như trong tự nhiên. Từ đây, mở ra cơ hội sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.

4. Nấm linh chi được thu hái, chế biến như thế nào?

Khi vòng trắng ở xung quanh quả thể không còn, cũng là lúc nấm linh chi đã đến thời điểm thu hái. Người ta sẽ cố định cổ nấm, dùng kéo, dao sắc cắt sát chân nấm, không để lại phần thịt nấm.

Nấm thu hái về xong, sẽ trải qua quá trình sơ chế bằng cách sấy khô nhằm mục đích bảo quản được trong thời gian dài, trong khi không làm phân giải các chất dinh dưỡng, duy trì giá trị dược liệu ổn định.

Ngoài việc được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, đun nước uống, nấm linh chi còn ứng dụng vào việc chiết xuất thành sản phẩm dược liệu như nước chiết linh chi, kem linh chi, sinh khối nấm linh chi, bào tử nấm linh chi, bào tử phá vách nấm linh chi…

Mỗi loại lại cho công dụng nhất định đối với sức khỏe từng người sử dụng theo tư vấn từ chuyên gia y tế.

5. Thành phần hóa học có trong nấm linh chi

Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong nấm linh chi có germanium (hàm lượng cao hơn nhân sâm từ 5 – 8 lần), các acid: ganoderic, ganodermic, oleic. Bên cạnh đó là thành phần beta-D-glucan, ganodosteron, ganoderans, adenosin…

Đồng hành cùng nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, phải kể đến 21 nguyên tố vi lượng, góp phần nâng cao chức năng nấm linh chi rừng trong quá trình vận hành, chuyển hóa năng lượng cơ thể.

6. Tác dụng dược lý của nấm linh chi

Nấm linh chi trong y học cổ truyền có vị nhạt, tính ẩm, tác dụng bổ cường tráng dương, an thần, tăng cường trí nhớ, thanh nhiệt giải độc, tâm, phế, can, thận.

B. Điểm qua các tác dụng của nấm linh chi phổ biến nhất

  • Công dụng 1: Làm đẹp da

Việc sử dụng nấm linh chi thường xuyên sẽ giúp cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì và điều tiết nước giữ được tính đàn hồi của da, duy trì độ ẩm và sự mượt mà của da. Nấm linh chi sẽ giúp chị em phụ nữ có một làn da không khô rám và luôn mịn màng, hồng hào.

12 tác dụng của nấm linh chi, cách ngâm rượu nấm linh chi uống đẹp da và tốt cho sức khỏe

12 tác dụng của nấm linh chi, cách ngâm rượu nấm linh chi uống đẹp da và tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó Linh chi còn giúp cơ thể thanh lọc các gốc tự do, giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá. Công dụng nấm linh chi chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic.

Nấm linh chi đỏ tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc tự độc trong cơ thể chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm cũng có tác dụng giúp cơ thể thoải loại nhanh các chất độc kể cả các kiềm loại nặng.

  • Công dụng 2: Tác dụng nấm linh chi trong việc chống lão hóa

Có nhiều nguyên nhân tác động đến sự lão hóa của cơ thể nhưng các tác nhân chủ yếu nhất là : Gen, môi trường, dinh dưỡng và lối sống. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được chúng nhất là yếu tố dinh dưỡng.

Để làm chậm quá trình lão hóa, các nhà khoa học khuyên chúng ta hãy dùng những thực phẩm có khả nắng diệt gốc tự do chống oxy hóa, một trong những thực phẩm đó là Nấm Linh Chi.

Trong nấm linh cho có đặc tính chống lão hóa do có chứa hàm lượng SOD cao. SOD – Superoxide dismutase là enzyme có tính chất chống nhăn và chống lão hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do và ngăn chặn thiệt hại đến các cơ quan bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa của chất béo. Hành động này giúp bảo vệ các tế bào và trì hoãn sự lão hóa.

Tác dụng nấm linh chi trong việc chống lão hóa

Tác dụng nấm linh chi trong việc chống lão hóa

Trong nấm linh chi còn chứa hai thành phần đặc biệt quan trọng đó là Polysaccharides và polypeptide, giúp tăng cường cường tổng hợp DNA trong nhân tế bào làm giảm và chống lại quá trình lão hóa da sâu bên trong. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nấm linh chi giúp tăng cường tổng hợp acid nucleic và protein trong huyết tương, gan và tủy xương, do đó hiệu quả ngăn ngừa lão hóa.

Đó là lí do mà các thầy thuốc ngày xưa thường dùng Linh chi vào bài thuốc làm đẹp cho cung nữ trong triều đại phong kiến thời xưa như một thứ mặt nạ đắp mặt giúp cho làn da sáng, trắng, mịn màng, quyến rũ hơn.

  • Công dụng 3: Giúp giảm cân, chống béo phì

Nấm linh chi giúp tăng cường hoạt động của quá trình trao đổi chất, đốt mỡ nhanh, giảm sự hình thành của các tế bào mỡ và giúp cơ thể của bạn thải độc hiệu quả hơn vì linh chi có tác dụng đối với chức năng gan, nó có thể giúp làm tan mỡ và chất bột. Nấm linh chi còn giúp giảm sự thèm ăn và tăng hoạt động của quá trình trao đổi chất.

Cả hai việc này đều giúp giảm cân nhanh. Tuy nhiên ngoài việc sử dụng nấm linh chi, để có thân hình như mong muốn bạn cũng cần có chế độ ăn uống và luyện tập hài hòa.

Tác dụng của nấm linh chi giúp giảm cân, chống béo phì

Tác dụng của nấm linh chi giúp giảm cân, chống béo phì

  • Công dụng 4: Nấm linh chi có tác dụng gì để loại trừ tàn nhang, đốm nâu

Uống nấm linh chi hàng ngày có thể giúp giảm, xóa mờ những vết nám và đốm nâu trên da gây ra do gan. Đơn giản nhất bạn có thể trộn 1 thìa mật ong đều với 20ml nước hoa hồng và 1 thìa dung dịch linh chi xay nhuyễn, cho vào lọ nhỏ để dùng dần, mỗi khi dùng bạn lấy đầu tăm bông chấm nhẹ lên các nốt tàn nhang, để khô qua đêm rồi rửa lại sau khi ngủ dậy.

  • Tác dụng 5: Nấm Linh Chi trên hệ miễn dịch:

Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể. Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch

Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch

  • Tác dụng 6: Chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic.

Tác dụng như một chất ôxi hóa khử các gốc tự do trong cơ chế chống lão hóa, chống ung thư. Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm Linh Chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng.

  • Tác dụng 7: Đối với các bệnh về tim mạch:

Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao. Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hoà kinh nguyệt.

  • Tác dụng 8: Nấm linh chi đối với hệ tiêu hoá:

Chứa nhóm Steroid giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, ức chế nhiều loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn tính và ỉa chảy.

Công dụng Nấm linh chi đối với hệ tiêu hoá

Công dụng Nấm linh chi đối với hệ tiêu hoá

  • Tác dụng 9: Với bệnh tiểu đường:

Nấm Linh Chi có chất Polysaccharide làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin (là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

  • Tác dụng 10 : Nấm linh chi giúp làm đẹp

Nấm Linh Chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá…

  • Tác dụng 11 : Chống ung thư của nấm linh chi:

Chất germanium loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể.

Chất germanium loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư

Chất germanium loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư

  • Tác dụng 12: Nấm linh chi với hệ thần kinh:

Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh. Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.

C. Nấm linh chi chữa bệnh gì?

Như chúng ta đã biết, nấm linh chi được đánh giá là một giải pháp vô cùng tuyệt vời để duy trì cơ thể luôn trong trại thái khỏe mạnh, chống chọi tốt với bệnh tật. Thế nhưng, nấm linh chi chữa bệnh như thế nào lại không phải ai cũng biết.

Do đó, bạn nhất định đừng bỏ qua những thông tin hữu ích tiếp theo sau đây. Rất nhiều bài thuốc quý giá với sự góp mặt của nấm linh chi phù hợp cho từng loại bệnh cụ thể được bật mí.

1. Bổ khí, hoạt huyết cho người đau tim

Bài thuốc 1: Cần có 60g nấm linh chi, 30g nhân sâm, 90g đan sâm. Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn, pha cùng nước nóng hay sữa đều được. Ngày uống 2 lần.

Bài thuốc 2: Linh chi 60-90g, đan sâm 45g, tam thất và tây dương sâm mỗi vị 30g. Rửa sạch dược liệu, sao khô, nghiền bột, bảo quản trong lọ kín, khi sử dụng pha với nước ấm.

2. Chữa các bệnh liên quan đến gan

Bài thuốc 1: Các loại gồm nấm linh chi, hoàng kỳ, nữ trinh tử, xích thược mỗi vị 10g; hổ trượng 20g; thổ phục linh và bồ công anh mỗi thứ 12g; đại hoàng 4g.

Rửa sạch rồi cho tất cả vào sắc nước trên lửa nhỏ. Ngày dùng hết 1 thang, chia uống 2 lần sáng, chiều, kiên trì áp dụng liền nửa tháng.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10-12g nấm linh chi, 15g nữ trinh tử, 9g màng mề gà. Cho nguyên liệu vào sắc cùng nước trong 1 giờ đồng hồ, rồi gạn lấy nước cốt. Chia uống ngày 2 lần.

Bài thuốc 3: Tán bột nấm linh chi rồi chiêu cùng nước trà hoa cúc hàng ngày. Mỗi lần dùng 3g.

3. Chữa viêm phế quản

Nấm linh chi, bách hợp mỗi thứ 10g, trần bì 8g. Nguyên liệu đem sắc cùng nước, dùng thay trà hàng ngày.

4. Chữa đau dạ dày

Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm nấm linh chi 50g, mật ong 20g, rượu gạo 1000ml. Thái nấm thành từng lát mỏng, cho mật ong và rượu vào ngâm, đậy nắp bình kín.

Khoảng 15 -30 ngày lấy ra dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml lúc đói để cơ thể hấp thu dưỡng chất trọn vẹn.

Bài thuốc 2: Bạn chỉ cần dùng một ít nấm linh chi, làm sạch, phơi khô dưới nắng đều. Tiếp theo, đem nấm đi nghiền, cho vào lọ thủy tinh bảo quản.

Mỗi sáng khi thức dậy, bạn lấy 2-3g bột nấm linh chi pha với nước sôi để uống. Kết hợp chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý sẽ cho hiệu quả sau một thời gian.

5. Tiêu viêm, giảm đau

Các loại dược liệu gồm nấm linh chi, tấy dương sâm, thạch hộc, hoài sơn, mộc nhĩ trắng, nấm hương, mỗi vị 30g.

Tiến hành tán toàn bộ thành bột mịn, hòa sữa hoặc nước sôi, uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 2-3g.

6. Chống suy nhược cơ thể

Dùng 100g nấm linh chi thái nhỏ, cho vào 500ml rượu ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần dùng 15-20ml, ngày uống 2 lần.

7. Chữa bệnh Guot

Nấm linh chi sắc thành nước để uống thay thế nước lọc, trà hàng ngày. Nhờ khả năng đào thải các axit uric, đồng thời hạn chết sự kết tụ urat tại ống thận, từ đó tác dụng nấm linh chi làm giảm nguy cơ bệnh thận, đồng thời ngăn chặn sự tiến triển bệnh Guot tiến triển, nâng cao hệ miễn dịch.

8. Chữa ung thư vú

Tìm kiếm nấm hồng chi (mọc ở phần rễ cây lim xanh), nấm hoàng chi (mọc sát gốc cây, còn được gọi bằng tên là nấm linh chi vương, linh chi ngàn năm), thêm rễ mật nhân, xạ đen rừng.

Hỗn hợp trên đem sắc cùng với 1 lít nước trong khoảng một giờ, uống hết trong ngày. Áp dụng bài thuốc kéo dài từ 2-5 tháng, cùng với đó uống thêm nước dừa xiêm, kiêng chất kích thích để đạt kết quả trị bệnh cao nhất.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường lựa chọn nấm linh chi hỗ trợ điều trị có thể thực hiện theo các cách sau:

Bài thuốc 1: Nấm linh chi để nguyên tai hoặc cắt lát lượng 10-20g, thêm 1-2 lít nước lạnh để đun sôi nhỏ lửa trên bếp khoảng 30-40 phút rồi chắt nước uống.

Hoặc dùng bột nấm tán mịn, cho vào bình thủy tinh (phích) rồi đổ 1-2 lít nước vừa đun sôi vào, đậy kín nắp chừng 30-60 phút là uống được.

Bài thuốc 2: Từ nấm linh chi, người bệnh chế biến thành những món ăn giàu dinh dưỡng như cháo, gà hầm để nâng cao thể trạng, phục vụ quá trình chữa bệnh tiểu đường diễn ra thuận lợi.

10. Chữa mụn nhọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: nấm linh chi, cỏ mực, rau má, mỗi vị 150g, diệp hạ châu 50g, biển súc và bồ công anh mỗi thứ 30g.

Đem tất cả khử thổ rồi sắc chung 1.500ml nước. Sau khoảng 30 phút bạn chiết ra 500ml nước, sắc tiếp lần 2 lấy 500ml. Lấy 2 lần nước sắc tiếp, lấy còn 500ml, uống liên tục trong một tuần để đánh bay mụn tận gốc, trả lại vẻ đẹp làn da.

D. Lợi ích sức khỏe của nấm linh chi có tác dụng giảm cân

Người bình thường dùng nấm linh chi giảm mệt mỏi, thư giãn thần kinh và cơ thể. Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành).

Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

Với người thừa cân, dùng linh chi đỏ mỗi ngày chống béo phì, đồng thời giảm cân một cách tự nhiên. Người ta tìm thấy hàm lượng germanium hữu cơ trong loại nấm này cao hơn 5-8 lần so với nhân sâm. Germanium có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu, tăng oxy trong hệ thống máu, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.

Ngoài ra, linh chi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. Đối với các bệnh về hô hấp, nấm hiệu quả tốt tới 80% giúp bệnh thuyên giảm và khỏi hắn ở các chứng viêm phế quản dị ứng, hen phế quản, chống béo phì…

E. Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả và an toàn cho sức khỏe

Nấm linh chi có vị hơi đắng, khó uống. Do đó, tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể dùng kết hợp với cam thảo, atisô, mật ong hay các loại thảo dược khác. Cách sử dụng nấm linh chi trong Đông y thường dùng dưới các dạng sau:

Để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng, bạn cần dùng linh chi đỏ đúng cách. Nấm nấu lấy nước, hãm như trà, ngâm rượu hoặc xay nhuyễn để nấu canh, hầm với xương thịt tạo thành món súp. Món ăn này rất tốt cho người vừa trải qua bạo bệnh, người già yếu hay trong quá trình hóa xạ chữa ung thư.

Lưu ý: Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.

Khi đun, hãm linh chi có thể kết hợp thêm cam thảo, táo tàu, atiso, hoặc cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, giúp dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính. Nên kết hợp thêm vitamin C khi uống linh chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm.

1. Dùng cả cây nấm nấu nước uống thay nước hàng ngày

Bạn lấy 50g nấm linh chi rửa sạch bụi bẩn, cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2 – 3 phút rồi tắt lửa. Để ấm nước như vậy trong khoảng 5 – 10 phút, rồi bật lửa nhỏ nấu tiếp.

Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 800ml thì chắt nước ra. Đổ nấm ra khỏi ấm chờ nguội, dùng dao hoặc kéo cắt nấm nhỏ rồi đổ nước vào nấu tiếp 2 lần nữa. Sau 3 lần nấu, bạn sẽ có khoảng hơn 2 lít nước nấm linh chi. Nước nguội, bạn rót vào bình, để trong ngăn mát tủ lạnh uống dần trong ngày. Bạn có thể tận dụng bã nấm linh chi bằng cách phơi khô và nấu nước tắm. Nước này rất tốt cho da và tóc.

2. Nghiền nguyên cây nấm thành bột rồi hãm với nước như hãm trà

Cho bột nấm linh chi vào ấm trà hãm bằng nước thật sôi, đợi khoảng 5 – 10 phút rồi uống cả bã. Bạn có thể sẽ thấy hơi khó chịu khi uống nhưng theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cách này sẽ giúp bạn tận dụng được hết các công dụng của nấm linh chi.

3. Ngâm rượu nấm linh chi uống tốt sức khỏe

Bạn lấy 200g nấm khô, để nguyên hoặc thái lát tùy thích, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ) trong vòng 30 ngày thì dùng được. Lưu ý là nấm linh chi ngâm rượu để càng lâu càng tốt. Nên uống rượu này sau bữa ăn tối, mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ (dạng ly mắt trâu).

Nghiền thành bột mịn và trộn với mật ong để dưỡng da: Bột nấm linh chi trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.

4. Kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh:

  • Chữa viêm gan, mật: Cho thêm nhân trần hoặc atisô.
  • Điều dưỡng cơ thể: Cho thêm nhân sâm, tam thất.
  • Chữa dị ứng, ho: Cho thêm kinh giới, kim ngân hoa.

Dùng nước nấm linh chi để nấu canh hoặc súp: Bạn có thể dùng nước nấm linh chi để nấu canh, súp hay các món hầm. Đây là những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.

5. Những ai không nên sử dụng nấm linh chi?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng loại thảo dược này theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của nấm linh chi, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
  • Rối loạn xuất huyết: Liều dùng nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người bị rối loạn chảy máu nhất định.
  • Huyết áp thấp: Nấm linh chi có thể làm hạ huyết áp. Một số người quan ngại rằng nấm linh chi có thể làm huyết áp tồi tệ hơn và có thể can thiệp vào điều trị. Nếu huyết áp của bạn quá thấp, cách tốt nhất là tránh dùng nấm linh chi.
  • Rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu): Nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu. Nếu bạn có tình trạng này, không sử dụng nấm linh chi.
  • Phẫu thuật: Liều dùng nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người nếu dùng trước hoặc trong khi giải phẫu. Ngừng sử dụng nấm linh chi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin về việc sử dụng nấm linh chi trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng nấm linh chi với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

E. Tác dụng phụ của nấm linh chi

Nấm linh chi có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này. Những tác dụng phụ của nấm linh chi là:

  • Sử dụng nấm linh chi dạng bột có thể có tác động xấu đến gan.
  • Nấm linh chi cũng có thể gây ra các phản ứng phụ khác bao gồm khô miệng, cổ họng và vùng mũi bị ngứa, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu.
  • Nấm linh chi ngâm rượu uống có thể gây nổi ban.
  • Hít phải bào tử linh chi có thể gây dị ứng.
  • Nếu bị bệnh tự miễn dịch ( hệ thống miễn dịch gây rối loạn chức năng trong cơ thể) không được sử dụng linh chi.
  • Bệnh máu khó đông hay rối loạn xuất huyết không nên dùng và đặc biệt là những người trước thời gian đi phẫu thuật cũng không được dùng
  • Nếu bạn là người được ghép gan hay ghép thận (dùng liệu pháp ức chế miễn dịch để tránh đào thải)… cũng không nên dùng vì linh chi tăng cường miễn dịch sẽ dẫn tới đào thải nội tạng được ghép.
  • Người bị suy thận hạn chế dùng (linh chi giúp lợi tiểu sẽ làm thận hoạt động nhiều)
  • Người huyết áp thấp cũng nên hạn chế sử dụng hoặc không nên dùng.
  • Phụ nữ mang thai (bà bầu) những tháng đầu hoặc giai đoạn cho con bú không nên sử dụng hoặc muốn sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của nấm linh chi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

F. Cách phân biệt nấm linh chi thật giả

Thật khó phân biệt linh chi thật giả bởi lẽ không hiếm trường hợp “thật mà lại là giả” vì hoạt chất trong dược liệu đã bị chiết xuất cạn kiệt trước khi đem bán, cái nấm khi đó chỉ còn là “rác” mà thôi !

Vậy nên, tiêu chuẩn vàng để phân biệt linh chi thật và linh chi giả là việc định tính và định lượng các hoạt chất đặc trưng trong thành phần của nấm và hơn nữa cũng phải có những tiêu chuẩn riêng cho từng loài nấm linh chi khác nhau.

Chỉ nên mua nấm linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở tại các cơ sở đông dược có đủ tư cách pháp nhân (kể cả trong nước và ngoài nước), hết sức tránh mua sản phẩm trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là những Linh Chi đóng bao bì ngoại Quốc rất dễ làm giả.

Nấm Linh Chi Nhật Bản và Trung Quốc rất cứng không thể bẻ cong, nấm linh chi trồng ở Việt Nam mềm hơn và có thể uốn cong là lưu ý để người tiêu dùng biết để chọn lựa nấm Linh Chi Việt Nam.

Nên dùng nấm linh chi được gieo trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, đảm bảo hiệu quả và không có các phản ứng bất lợi. Đừng dễ dàng “mở hầu bao” để mua thứ linh chi được quảng cáo đường mật là được thu hái tự nhiên ở trên rừng, trên núi.

Khi mua, nên chọn loại nấm có kích thước vừa phải, lành lặn, dày dặn, không bị mối mọt và còn nguyên tán, khi sắc hoặc hãm uống thử phải có được thứ dịch màu hổ phách, mùi nồng nồng và vị đắng đặc trưng.

Khi mua, nên chọn loại nấm có kích thước vừa phải

Khi mua, nên chọn loại nấm có kích thước vừa phải

Vậy là bạn đã biết được tác dụng của nấm linh chi như thế nào rồi đúng không? Thật sự rất tốt cho cả sức khoẻ lẫn việc làm đẹp của các chị em phụ nữ đấy. Hãy bổ sung thực phẩm dinh dưỡng này vào bữa ăn hàng ngày cho gia đình ngay nhé!

Cách ngâm rượu nấm linh chi uống cải thiện sức khỏe

Nấm linh chi ngâm rượu trở thành phương pháp hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Nhưng không nhiều người biết chính xác cách thức thực hiện. Các cách được bật mí dưới đây sẽ hữu ích dành cho bạn.

Cách 1: Nấm linh chi ngâm rượu trắng

Đơn giản, tiết kiệm thời gian nhất đó là bạn lấy 30g nấm linh chi, đem thái lát, ngâm cùng nửa lít rượu trắng trong bình thủy tinh. Đậy kín nắp khoảng 20 ngày sẽ dùng được.

Thỉnh thoảng dùng đũa sạch khuấy nhẹ bình rượu cho hoạt chất nấm linh chi tiết đều. Mỗi tối, uống 2 chén nhỏ (20ml) giúp cải thiện tinh thần, hỗ trợ ăn ngon ngủ sâu.

Cách 2: Ngâm rượu nấm linh chi cùng đản sâm

Nguyên liệu cần nấm linh chi 30g thái lát, 15g đản sâm, 10g tam thất. Tất cả ngâm cùng nửa lít rượu trắng nguyên chất, đôi lúc lặc nhẹ bình giúp thảo dược hòa quyện vào nhau.

Sau 15 ngày lấy ra dùng, mỗi lần uống 15-20ml, tác dụng trị hư nhược, cải thiện tinh thần, hạn chế mỏi mệt.

Cách 3: Nấm linh chi ngâm với rượu nếp cái hoa vàng

Cách ngâm rượu nấm linh chi kết hợp cùng rượu cái hoa vàng giúp tăng cường sinh lực, mạnh cơ bắp, bổ nội tạng. Cách tiến hành như sau:

Bạn chuẩn bị 2 lít rượu nếp cái hoa vàng chuẩn, 100g nấm linh chi thái lát, 100g long nhãn, 10 quả táo tàu, 20 quả táo đỏ.

Toàn bộ dược liệu rửa sạch, để ráo nước, cho vào hũ thủy tinh sạch, sau đó đổ ngập rượu, đậy nắp kín. Bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát, 1 tuần có thể lấy ra dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

Cách chế trà, pha trà nấm linh chi để uống

Theo thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, người dân có thể sử dụng nấm linh chi thái vụn hoặc thái lát hoặc dưới dạng bột. Chuyên gia hướng dẫn cách dùng một số loại trà nấm linh chi như sau:

– Trà linh chi hoàng kỳ

Linh chi và hoàng kỳ liều lượng bằng nhau, tán vụn, mỗi lần dùng 10 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Bổ khí ích tỳ, dùng rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, rối loạn lipid máu, giảm bạch cầu do dùng hóa chất chống ung thư.

– Trà linh chi ngân nhĩ

Linh chi và ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) liều lượng bằng nhau, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 10-15 gram hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, khi uống cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: Tư âm nhuận phế, chỉ khái trừ đàm, an thần ích trí, dùng thích hợp cho người bị viêm phế quản mạn, hen phế quản, suy nhược thần kinh.

– Trà linh chi cam thảo

Linh chi 120 gram, cam thảo 100 gram, hai thứ đem sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 20-30 gram hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Bổ ích can khí, dưỡng can bổ thận, dùng rất tốt cho những người bị viêm gan mạn tính, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

– Trà linh chi nhân sâm

Linh chi 10 gram, nhân sâm 5 gram, hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Bổ ích cường tráng, dùng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não. Người bị huyết áp cao không nên dùng loại trà này.

Cách bảo quản nấm linh chi đúng cách giữ được lâu, không hư

Là loại thảo dược mang giá trị quý hiếm và đắt đỏ, nên bất cứ người tiêu dùng nào cũng đều mong muốn nắm bắt cách bảo quản tốt nhất, kéo dài thời gian sử dụng nấm linh chi.

Đặc biệt, nếu để xảy ra tình trạng nấm mốc, vừa lãng phí, vừa tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe. Vậy bạn cần làm gì?

1. Cách bảo quản nấm linh chi tươi

Nấm linh chi tươi sau khi được mua về, bạn hãy chần qua nước sôi chừng 1-2 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh.

Tiếp theo, bỏ nấm vào chậu, đổ nước sao cho ngập nấm rồi đặt ở ngăn mát tủ lạnh. Cách bảo quản nấm linh chi này sẽ giữ trọn dưỡng chất trong 3-4 ngày.

2. Cách bảo quản nấm linh chi khô

Nấm linh chi đã được phơi khô, bạn có thể cho vào bao bì lớn, đặt nơi thoáng mát, khô ráo hoặc cho vào tủ lạnh đều được.

Trường hợp bạn mua phải hàng kém chất lượng, chưa được phơi sấy khô hẳn dễ bị ẩm mốc và mủn ra như mùn cưa, tạo điều kiện thuận lợi côn trùng tấn công, sinh sôi.

Ngoài ra, bạn còn có cách thức thực hiện khác đó là nghiền thành bột để bảo quản được lâu hơn. Đồng thời thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Một số câu hỏi thường gặp về nấm linh chi: tác dụng và cách sử dụng

Chúng ta không thể phủ nhận về lợi ích của nấm linh chi đối với sức khỏe, mà khó có loại dược liệu nào vượt qua. Thế nhưng, do chọn mua phải loại nấm kém chất lượng, bảo quản, chế biến sai cách, ứng dụng không phù hợp sẽ dẫn đến nhiều tác hại xấu cho người dùng. Trong đó tác hại của nấm linh chi có thể kể đến:

Những người bị huyết áp thấp, hoặc người đang điều trị tăng huyết áp không nên dùng nấm linh chi, dễ gặp phải tình trạng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành các màng máu.

Nấm linh chi làm lượng testosterone của cơ thể người dùng tăng cao, từ đó dễ làm gia tăng cảm giác ham muốn tình dục, căng cơ, hói đầu hay tạo mụn.

1. Uống nấm linh chi nhiều có tốt không?

Uống nấm linh chi có tác dụng gì có lẽ là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm nhất trước những quảng cáo hấp dẫn về lợi ích thảo dược.

Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng nấm linh chi lành tính, nên uống hàng ngày sẽ bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi.

Những dược tính trong thành phần giúp đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm như xơ gan, ung thư, bệnh lý liên quan đến hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hóa, thần kinh…

Ngoài ra, thực phẩm hàng ngày chúng ta nạp vào cơ thể chứa không ít axit gây hại. Uống nước nấm linh chi sẽ làm giảm đáng kể các chất độc hại này tích tụ nhờ tính kiềm và khả năng oxy hóa.

Tuy nhiên, nấm linh chi mang tính hàn, bởi thế trước khi dùng bạn nên thử để chắc chắn cơ địa phù hợp. Nếu không xảy ra vấn đề gì, bạn thay thế cho nước lọc, trà hàng ngày sẽ rất tốt. Một yếu tố tác động đến hiệu quả nước nấm linh chi phụ thuộc vào chất lượng dược liệu.

2. Uống nấm linh chi có nóng không?

Theo Đông y, nấm linh chi vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể tốt. Người dùng vì vậy hoàn toàn có thể an tâm rằng uống nấm linh chi không nóng, ngược lại còn rất mát.

Có một số người dùng sau khi uống nấm linh chi cảm thấy nóng trong người là do cơ địa mới tiếp xúc dược liệu, chưa thích ứng nên gây ra phản ứng nhẹ.

3. Uống nấm linh chi có giảm cân không?

Hiện nay, chị em đang có rất nhiều bí quyết giảm cân từ tự nhiên, cho kết quả cao. Và nấm linh chi là một trong những lựa chọn ưu tiên khi nó giúp tăng cường trao đổi chất, kích thích quá trình đốt cháy lượng mỡ dư thừa nhanh chóng.

Người dùng chăm chỉ uống nấm linh chi có thể hỗ trợ giảm cân do khả năng ngăn chặn được cảm giác thèm ăn, no lâu, an tâm về việc tế bào mỡ không còn cơ hội hình thành, trong khi độc tố được thải ra ngoài.

Nhờ vậy, hoạt động giảm cân diễn ra thật tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ.

4. Uống nấm linh chi có đẹp da không?

Trong nấm linh chi có chứa thành phần melanin, cùng các yếu tố vi lượng khác có lợi, chức năng làm giải sự hình thành các gốc tự do, tăng cường tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng sinh collagen,bảo vệ da khỏi tia cực tím.

Thành phần Polysaccharides và polypeptide điều chỉnh, duy trì độ ẩm da, khôi phục độ đàn hồi để da trở nên sáng bóng, ẩm mịn hơn.

Acid Ganoderic hỗ trợ trị mụn trứng cá hiệu quả, thải độc kiềm loại nặng.

Hay SOD (Superoxide dismutase) – một loại enzyme quan trọng giúp chống lại nếp nhăn, sự lão hóa da.

Không chỉ nấu nước nấm linh chi uống, chị em còn có thể kết hợp giữa bột nấm và các nguyên liệu khác để đắp mặt, chăm sóc da.

5. Những ai không nên dùng nấm linh chi?

Cũng giống như các loại thảo dược chữa bệnh khác, nấm linh chi chỉ phát huy được hiệu quả khi dùng đúng đối tượng. Để biết những ai không nên dùng nấm linh chi bạn hãy theo dõi thông tin tiếp theo.

  • Người bị huyết áp thấp, đang điều trị huyết áp cao.
  • Người mới phẫu thuật, đang chờ phẫu thuật.
  • Người mắc chứng hoa mắt, chóng mặt, hay buồn nôn.
  • Người bị dị ứng với họ nấm cần thận trọng khi dùng nấm linh chi.

6. Trẻ em có uống được nấm linh chi không?

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nấm linh dùng được cho cả người lớn, trẻ nhỏ. Song, quá trình cho trẻ uống nấm linh chi cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nên dùng cho trẻ trên 2 tuổi với liều lượng rất thấp, trộn vào cùng sữa, cháo theo dạng viên nang đã bào chế (chừng nửa viên nang).

Trẻ độ tuổi 2-6 không nên cho uống chiết xuất nấm linh chi nguyên chất, muốn đảm bảo an toàn, tốt hơn hết phụ huynh hãy nấu nước nấm linh chi loãng, pha thêm chút mật ong, vitamin C để tạo độ ngọt dễ uống.

Theo các độ tuổi lớn hơn sẽ tặng lượng nước uống hàng ngày lên.

7. Bà bầu có nên uống nấm linh chi không?

Nhờ hàm lượng dưỡng chất vượt trội, lành tính nên bà bầu uống nấm linh chi sẽ có cảm giác ngon miệng, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hơn thế, dinh dưỡng từ nấm linh chi còn giúp thai nhi phát triển trọn vẹn cả về trí tuệ, lẫn thể chất.

Nhưng, thời kỳ mang thai cơ thể rất nhạy cảm nên bạn cần lưu ý chỉ uống nấm linh chi từ tháng thứ 4 trở đi, liều lượng thấp chỉ 0.5 lít/ngày vào thời điểm lúc không quá no hay quá đói.

Những người đang mang thai sức khỏe yếu, thiếu máu, mắc bệnh tim, đau dạ dày hay huyết áp thấp không nên dùng nấm linh chi dễ gặp phải tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

8. Huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không?

Người bị bệnh huyết áp uống nấm linh chi có cải thiện tình hình hay không còn phụ thuộc chính vào cơ địa từng người.

Thực tế, nấm linh chi sẽ điều hòa huyết áp. Nghĩa là với người huyết áp cao sẽ giảm được xuống thành huyết áp thấp, còn người huyết áp thấp giữ sự ổn định mức bình thường.

Điều quan trọng nhất nằm ở việc bệnh nhân phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn từ sĩ để có cách sử dụng phù hợp, tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn khiến tình hình trở nên nghiêm trọng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến nấm linh chi. Hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều điều hữu ích nhất. Đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình dùng nấm linh chi bạn nhé!

Nguồn: Tham khảo nhiều nguồn trên Internet.

4.4/5 - (8 bình chọn)

You may also like