Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ 7 tác dụng của cây sả đối với sức khỏe, với làn da mái tóc, cây sả có đuổi muỗi, đuổi rắn không?

7 tác dụng của cây sả đối với sức khỏe, với làn da mái tóc, cây sả có đuổi muỗi, đuổi rắn không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Cây sả tiếng Anh là gì? cây sả trong phong thủy ý nghĩa gì?

Cây sả trong tiếng Anh là citronella. Cây sả là một chi thực vật thuộc khu vực châu Á, châu Phi, Úc và nhiệt đới trong họ Cỏ. Một số loài (đặc biệt là Cymbopogon Citratus) thường được trồng làm dược liệu và dược liệu vì mùi hương của chúng. Tên gọi khác thường gặp của cây sả bao gồm cỏ chanh, cỏ dây thép gai, đầu mượt, cỏ sả…

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Đặc điểm của cây sả

Sả được trồng và sử dụng phổ biến như là một loại dược liệu và gia vị cho món ăn tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, Lào và Việt Nam). Người ta sử dụng phần thân cây cứng (bên trong là lớp lõi) có thể ăn, sử dụng nhiều mục đích.

Phần thân này có chiều cao khoảng 70-100 cm, xung quanh là các bẹ lá dần khô héo, tàn lụi dần. Người ta có thể sử dụng trực tiếp phần thân này để làm dược liệu, gia vị tẩm ướp hay cách khác có thể ép lấy tinh dầu.

Một số loài sả phổ biến trên thế giới

  • Cymbopogon ambiguus (sả Australia, cỏ hương chanh Úc)
  • Cymbopogon bombycinus (Cỏ dầu lụa)
  • Cymbopogon flexuosus (sả dịu)
  • Cymbopogon martini (sả hồng, sả hoa hồng)
  • Cymbopogon pendulus (sả tía, sả Jammu)
  • Cymbopogon procerus, Cymbopogon refractus (cỏ xà phòng)…

Có nhiều ứng dụng trong đời sống, tác dụng của cây sả được thể hiện trong y học, đời sống hàng ngày qua từng món ăn. Sả có công dụng nổi bật như chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa ung thư, giảm huyết áp…

Cây sả có tác dụng đuổi muỗi, đuổi rắn không?

Cây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường.

Trồng sả trong nhà là phương pháp đơn giản đang được nhiều bạn trẻ và gia đình áp dụng cùng với nhiều cách đuổi muỗi khác nhằm xua đuổi muỗi tránh xa, phòng tránh sốt xuất huyết.

Thành phần nguyên liệu chính để sản xuất thuốc trừ muỗi chính được chiết xuất từ sả, nó có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, cũng như tìm được bạn.

Còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao. Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.

Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, làm dưa ăn… Lá sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.

Cây sả có tác dụng gì nữa? Đó chính là tạo ra thuốc tiêu diệt côn trùng. Đây là một trong những tính chất được sử dụng phổ biến nhất của tinh dầu sả, vì nó giết chết và xua đuổi côn trùng. Nó đã được tìm thấy đặc biệt hiệu quả trên loài muỗi Aedes aegypti có vết cắn gây ra bệnh sốt vàng đáng sợ, còn hiệu quả đối với chấy, rận và bọ chét, có thể đuổi muỗi hiệu quả.

7 tác dụng của cây sả đối với sức khỏe và làm đẹp da và tóc

Đối với người Việt Nam thì từ lâu cây sả đón một vai trò quan trọng trong việc chế biến các món ăn ngon của chúng ta như gà kho sả ớt, nghêu hấp xả, cá chiên sả…

Ngoài việc là một nguyên liệu đóng vai trò tăng thêm hương vị và mùi thơm hấp dẫn cho thức ăn, sả còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp nữa mà có thể bạn chưa biết đấy. Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu qua cây sả có tác dụng gì trong bài viết này sả thần thánh còn có những lợi ích gì nữa nhé.

Cây sả tiếng anh là gì, 7 tác dụng của cây sả đối với sức khỏe, với da tóc, có đuổi muỗi đuổi rắn không?

Cây sả tiếng anh là gì, 7 tác dụng của cây sả đối với sức khỏe, với da tóc, có đuổi muỗi đuổi rắn không?

1. Tác dụng giải cảm hiệu quả đặc biệt là cảm lạnh.

Một công dụng nổi tiếng của sả đó chính là việc giải cảm. Các bạn sẽ kết hợp sả với các loại lá cây khác như: tía tô, bạc hà, lá kinh giới, lá chanh, ngải cứu, lá tre, lá bưởi… sau đó cho vào nồi kín đun sôi.

Sau đó bạn dùng nước đó xông cho đới ra hết chất độc và mồ hôi. Đặc biệt với các bạn nào đang bị phong hàn thì xông hơi với lá sả sẽ giúp nhanh khỏi bệnh, con người sẽ nhẹ nhỏm và khoan khoái hơn sau khi xông hơi xong.

Tác dụng giải cảm hiệu quả đặc biệt là cảm lạnh.

Tác dụng giải cảm hiệu quả đặc biệt là cảm lạnh.

Ngoài cách dùng sả để nấu nước xông hơi giải cảm thì bạn có thể pha chế nước chanh sả gừng chua ngọt để uống giải cảm cũng được. Sự cay ấm của gừng kết hợp với vị thoang thoảng thơm của sả, vị chua của chanh và vị ngọt dịu của đường sẽ mang lại cho bạn bớt cảm giác đắng và nhạt miệng khi bị ốm.

2. Công dụng của sả đối với cho hệ tiêu hóa.

Nếu bạn đang bị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy hơi hoặc khó chịu thì có thể đun nước sả hoặc dùng tinh dầu sả uống. Sả sẽ giúp kích thích tiêu hóa, loại bỏ khí đầy ở bụng, ngăn ngừa đầy hơi và giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Một tác dụng thần kì của loài cây nhỏ bé mà có võ này là nó giúp giải độc gan rất tốt, mang đến cho bạn sự khỏe mạnh và thoải mái. Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên, lại dễ tìm và rẻ nên bạn có thể sử dụng chúng thường xuyên để hỗ trợ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhé.

3. Tác dụng phòng chống bệnh ung thư của cây sả

Theo nhiều nghiên cưu của các nhà khoa học thì trong sả có thành phần citral một chất giúp tiêu diệt phân bào của tế bào ung thức mà không hề ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. Không những thế, trong sả còn chứa chất beta-carotene là một chất oxy hóa mạnh mẽ giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.

Tác dụng phòng chống bệnh ung thư của cây sả

Tác dụng phòng chống bệnh ung thư của cây sả

Với cuộc sống hiện đại ngày nay thì việc thực phẩm bẩn khá nhiều khiến con người mắc bệnh ung thư và các căn bệnh hiểm nghèo khác ngày càng nhiều hơn. Chính vì vậy các bạn có thể bổ sung sả vào bữa ăn hàng ngày hoặc đun nước sả, pha nước sả uống sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng chống ung thư nha.

4. Sả có tác dụng làm đẹp da vi diệu.

Có thể bạn chưa biết nhiều đến tác dụng này nhưng một vài dưỡng chất có trong sả sẽ giúp cho bạn có làn da mịn màng, giảm mụn nhọt, săn chắc và tươi sang hơn nè. Bạn có thể uống nước mỗi ngày với 1 chút sả hoặc sử dụng tinh dầu xả để massage da mặt để cải thiện làn da cũng được nè.

Sả có tác dụng làm đẹp da vi diệu.

Sả có tác dụng làm đẹp da vi diệu.

Gợi ý cho bạn một món đồ uống dạo gần đây đang rất hot đó chính là món trà đào cam sả, được rất nhiều chị em ưa chuộng nữa. Các bạn có thể tìm hiều cách làm trên mạng để pha cho mình một cốc xem độ ngon và thanh mát của nó có đúng hay không nhé.

5. Sả tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Tinh dầu sả có tác dụng giúp hệ thần kinh được sảng khoái, thông kinh lạc, giảm căng thằng, mệt mỏi đau đầu, chóng mặt, rất tốt cho những người hay lo nghĩ. Có thể uống hoặc xông hơi đều được. Bạn có thể cảm nhận được sự thoải mái và tinh thần minh mẩn sảng khoái ngay từ lần sử dụng đầu tiên nè.

Sả tác dụng tốt cho hệ thần kinh.

Sả tác dụng tốt cho hệ thần kinh.

6.Sả giúp mái tóc mềm mượt và chắc khỏe.

Công dụng này của cây sả đã được ông bà ta biết đến, các cụ hay đun sả để gội đầu. Sả không chỉ giúp tóc trở nên chắc khỏe, giảm gàu, bổ sung dưỡng chất, làm giảm gãy rụng và suôn mượt mà sả còn giúp mang lại loại hương thơm tự nhiên và dễ chịu, khi dầu gội thời đó chưa được phổ biến như ngày nay. Bạn có thể kết hợp sả với các loại lá cây khác như lá bưởi, lá chanh để gội đầu cũng rất tốt nè.

7. Sả còn có công dụng giúp giảm cân.

Sả cũng giống như ớt giúp đốt chất chất bóe, cắt giảm lượng calo trong thức ăn, không cho chúng tích lũy mỡ thừa trong cơ thể. Bạn có thể kết hợp sả trong bữa ăn hàng ngày hoặc làm nóng tinh dầu sả để massage các vùng tích tụ nhiều mỡ trong cơ thể như: đùi, bụng… giúp giảm cân và mỡ thừa hiệu quả.

Ngoài ra bạn có thể làm cho mình một 1 cốc chanh sả ấm để uống vào mỗi buổi sáng thức dậy giúp giữ dáng và mang đến thân hình chuẩn gọn hơn.

Sả còn có công dụng giúp giảm cân.

Sả còn có công dụng giúp giảm cân.

Qua những thông tin về tác dụng của cây sả trên thì ta có thể thấy được sả tuy nhỏ nhắn nhưng lại có tác dụng thần kỳ phải không nào. Không những giúp làm đẹp và còn đặc biệt tốt cho sức khỏe nữa. Các bạn hãy nên thường xuyên dùng sả để nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh cho cơ thể nhé.

Cách trồng và chăm sóc cây sả

Là một loài cây có sức sống sinh tồn khá tốt, sả được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi. Ngay cả trong các hộ gia đình, người ta vẫn thường trống một vài khóm sả để sử dụng cho các món ăn hay những khi đánh gió, đánh cảm. Vậy cách trồng và chăm sóc cây sả như thế nào để bạn có những khóm sả xanh mướt?

Phương pháp trồng sả: Có nhiều cách để bạn trồng và nhân giống sả như việc dùng nhánh chiết từ khóm có đủ gốc, rễ, tỉa bớt lá có chiều dài từ 20-30 cm và đem chôn dưới đất hoặc trong chậu nhựa.

Đây là cách làm phổ biến vì dễ thực hiện giúp sả nhanh chóng phát triển và bám đất tốt. Được tách chiết từ khóm bố mẹ nên các đặc tính phát triển của nhánh sả sẽ được bảo tồn và duy trì.

Cách chăm sóc sả: Cây sả không cần quá cầu trong khâu chăm bón bởi nó có sức sống phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh. Sau 1 tháng trồng bạn có thể bón thêm phần ure bổ sung vi chất dinh dưỡng cho sả phát triển nhanh.

Vào mùa mưa, sả có nguy cơ thiếu sắt nên bạn dùng dung dịch sunphat sắt 0,25% để bón cho sả. Khoảng 3 tháng, khi sả phát triển thành nhiều nhánh khác nhau bạn cần thêm đất để tạo môi sinh cho sả tiếp tục đẻ nhánh.

Sả có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Tác dụng của cây sả được nhiều người sử dụng từ thuốc chữa bệnh đến món ăn, vật dụng hỗ trợ. Hãy sử dụng loại thực vật này một cách hợp lý để có sức khỏe tốt hơn nhé.

Chúc các bạn có một sức khỏe tốt và đừng quên chia sẻ về công dụng của sả cho những người thân và bạn bè của mình nhé.

4/5 - (6 bình chọn)

You may also like