Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ Tác dụng của vitamin A đối với mắt, làn da và sức khỏe

Tác dụng của vitamin A đối với mắt, làn da và sức khỏe

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất. Vitamin A có tác dụng khá quan trọng đối với đôi mắt, có tác dụng bảo vệ mắt và tăng cường sức khỏe của niêm mạc và giác mạc, chăm sóc làn da và sắc đẹp, sức khỏe con người.

Bài viết khá dài nhưng tương đối đầy đủ, bạn có thể xem nhanh mục mình quan tâm bằng việc Click vào nội dung ngay tại Dàn Ý Nội Dung Bài Viết nhé.

I. Vitamin A (Retinol) là gì, đóng vai trò gì đối với sức khỏe cơ thể con người?

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, dạng chính của vitamin A là rượu là retinol, nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng andehyt là retinal, hay dạng axít là axít retinoic. Các tiền chất của vitamin (tiền vitamin) tồn tại trong thực phẩm nguồn gốc thực vật gồm ba loại là α,β,γ – caroten có trong một vài loài cây trong họ Hoa tán.

Vitamin A (Retinol) là gì, đóng vai trò gì đối với sức khỏe cơ thể con người?

Vitamin A (Retinol) là gì, đóng vai trò gì đối với sức khỏe cơ thể con người?

Tất cả các dạng vitamin A đều có vòng Beta-ionon và gắn vào nó là chuỗi isoprenoit. Cấu trúc này là thiết yếu cho độ hoạt động sinh hóa của vitamin.

– Retinol, dạng động vật của vitamin A, có màu vàng, hòa tan trong dầu. Vitamin này cần thiết cho thị lực và phát triển xương.

– Các retinoit khác, một lớp các hóa chất có liên quan về mặt hóa học tới vitamin A, được sử dụng trong y học.

– Vitamin A mà chủ yếu là acid retinoic còn là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa.

Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Trong máu vitamin A dưới dạng retinol sẽ chuyển thành retinal. Trong bóng tối, retinal kết hợp với opsin (là một protein) để cho rhodopsin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng. Sau đó, khi ra sáng rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và trans-retinal, rồi trans-retinal vào máu để cho trở lại cis-retinol.

Vitamin E đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Vitamin A có tác dụng chống lại chứng mù ban đêm và một số vấn đề về mắt, cũng như các vấn đề về da và mụn. Bên cạnh đó, vitamin A còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày, duy trì và bảo vệ các tế bào biểu mô, là thành phần cấu tạo da và niêm mạc.

Ngoài ra, Vitamin A còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng, lưu trữ chất béo và bảo vệ có thể khỏi cảm cúm, nhiễm trùng thận, bàng quang, phổi và niêm mạc. Bạn cũng có thể sử dụng vitamin A để làm chậm quá tình lão hóa, loại bỏ nếp nhăn, làm mờ những dấu hiệu lão hóa.

II. Tác dụng của Vitamin A đối với da và sắc đẹp phụ nữ

Các bạn thường xuyên sử dụng nhiều loại mặt nạ và nghe nói trong loại quả này, loại bột kia có vitamin A. Nhưng có lẽ ít bạn nắm rõ tác dụng của vitamin trong làm đẹp da. Vitamin A là một thành phần dưỡng da ít thấy trên các nhãn hiệu mỹ phẩm.

Khi được sử dụng vitamin A có tên gọi khác là retinol, có khả năng làm tăng thị lực và cải thiện làn da. Dưới đây là một số tác dụng của Vitamin A với da và sắc đẹp phụ nữ, bạn nên biết.

Tác dụng của Vitamin A đối với da và sắc đẹp phụ nữ

Tác dụng của Vitamin A đối với da và sắc đẹp phụ nữ

1. Vitamin A có tác dụng gì đối với da và sắc đẹp phụ nữ

Khi sử dụng vitamin A trong mỹ phẩm chăm sóc làn da và sắc đẹp, vitamin A được gọi là retinol, có khả năng điều trị mụn nhọt, thúc đẩy sự chuyển hóa tế bào và kích thích sự sản sinh collagen ở da. Đây là lý do bạn nên sử dụng vitamin A để chống lão hóa, tăng tính đàn hồi và ngăn ngừa nếp nhăn trên da.

Hơn thế nữa vitamin A còn là một chất chống oxy hóa mạnh với công dụng điều trị mụn, làm mờ vết chân chim và đồi mồi trên da. Vitamin E còn được coi là một sản phẩm yêu thích của các bác sĩ da liễu vì tính năng vượt trội.

Ngoài ra, vitamin A còn được sử dụng để điều trị những bệnh về da như: Mụn trứng cá, eczema, vẩy nến, mụn rộp, vết thương về vết bỏng.

2. Sử dụng Vitamin A làm đẹp da như thế nào hiệu quả?

Nếu bạn muốn sử dụng kem Vitamin A (kem retinol) để cải thiện làn da, bạn nên bắt đầu bằng một lượng nhở như 0.5% retinol rồi tăng dần hàm lượng cho đến 1.0% retinol là tối đa. Retinol có khả năng tẩy đi lớp da chết trên cùng của da nên trong thời gian đầu sử dụng, bạn sẽ cảm thấy làn da bị bong tróc và sần sùi.

Do vậy, khi sử dụng bạn nên rửa mặt với khăn bông mềm để nhẹ nhàng lấy đi những lớp tế bào chết trên da. Tiếp đó, bạn nên thoa kem dưỡng da thường xuyên, đặc biệt là kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ tốt nhất cho làn da của mình.

Nếu muốn dùng retinol để điều trị mụn trứng cá, điều tiết và kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn, bạn có thể thoa trực tiếp lên da. Việc điều trị mụn bằng retinol cần được thực hiện đều đặn, thường xuyên bởi khi ngưng sử dụng, da bạn sẽ bị bóng nhờn và mụn sẽ xuất hiện trởi lại.

Vitamin A có thể gây ra một số kích ứng làm cho một số người có thể khó sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng biết rằng chăm sóc da liên tục hằng ngày sẽ tạo ra một khác biệt lớn chứ không phải chỉ chăm só da mỗi một lần trong một khoảng thời gian. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể tận dụng được vitamin A mà không có sự thúc đẩy hay uống thuốc theo toa?

Theo http://www.dermrf.com/, một cách sử dụng các sản phẩm có chứa retinoid, ít gây kích ứng da nhưng ít hiệu quả cho da hơn, tuy nhiên lại hiệu quả hơn sử dụng vitamin A theo toa. Các sáng tạo này là sử dụng retinal ( với vitamin A), nó cung cấp gần giống vitamin A hơn là retinoid.

Retinal mạnh gấp 20 lần so với retinoi, và lợi ích cho bạn là kết quả nhanh hơn và có thể trầm trognj hơn. Vì sao sử dụng retinal, bởi vì từ trước tới giờ không ai biết làm thể nào để ổn định và cung cấp nó một cách hiệu quả.

3. Một số lưu ý khi dùng Vitamin A/retinol để dưỡng da

Khi dùng vitamin A để làm đẹp làn da, bạn cần lưu ý một số yếu tố cơ bản sau đây:

– Hãy lưu ý hình thức bao bì của kem dưỡng da vitamin A để chúng không bị vô hiệu hóa khi tiếp xúc với không khí.

– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng retinol.

– Trước khi sử dụng retinol, bạn nên rửa sạch da với nước, lau thật khô vì khi nước tiếp xúc với retinol có thể làm cho hoạt tính của nó mạnh hơn, khiến bạn ngứa rát.

– Không nên dùng kem retinol chung với mỹ phẩm có chứa benzoyl peroxide sẽ làm mất đi hoạt tính của nhau.

– Không dùng chung retinol với các loại kem dưỡng da hoặc liệu pháp thẩm mỹ khác có chứa chất lột da mạnh.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

III. Vitamin A có tác dụng gì với đôi mắt

Bên cạnh các chất dinh dưỡng và khoáng chất, vitamin đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của một cơ thể khỏe mạnh. Và điều mà chúng ta thường bỏ quên chính là sức khỏe của đôi mắt. Chúng tôi đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với PGS-TS Trần An – Nguyên PGĐ Bệnh viện Mắt Trung Ương để hiểu thêm về vai trò của vitamin đối với mắt.

Vitamin A có tác dụng gì với đôi mắt

Vitamin A có tác dụng gì với đôi mắt

Theo PGS-TS Trần An, vitamin là các phân tử hữu cơ cực nhỏ, chúng tham gia vào quá trình chuyển hoá của cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể nhờ vào đặc tính chống lại quá trình oxy hóa. Vitamin cũng là thành phần thiết yếu nuôi dưỡng đôi mắt sáng khỏe.

Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được các vitamin, mà chúng được cung cấp chủ yếu qua thực phẩm hàng ngày. Với nhịp sống hối hả, chúng ta thường không chú ý đến chế độ dinh dưỡng nên việc bổ sung vitamin là rất cần thiết. Thiếu hụt vitamin sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực, dẫn đến các bệnh nguy hiểm về mắt.

Vitamin A là một chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt và tăng cường sức khỏe của niêm mạc và giác mạc, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Dưỡng chất này còn giúp mắt hình thành sắc tố thị giác để thích ứng tốt hơn trong bóng tối. Thiếu vitamin A đang là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ mang thai.

Người bị thiếu vitamin A thường bị khô mắt, quáng gà, viêm kết mạc và nếu không điều trị sẽ dẫn tới mù lòa. Vì vậy, Vitamin A cần được bổ sung thông qua những thực phẩm như lòng đỏ trứng, bơ, sữa, các loại rau và trái cây có màu xanh, cam vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, đu đủ, khoai lang, cải xoăn…

Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Cơ chế như sau: Trong bóng tối vitamin A (cis-retinal) kết hợp với opsin (là một protein) tạo nên sắc tố võng mạc rhodopsin là sắc tố ở võng mạc mắt nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp, giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Khi ra sáng rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và trans-retinal, rồi trans-retinal vào máu để trở lại cis-retinol. Do đó nếu cơ thể thiếu Vitamin A khả năng nhìn trong bóng tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù loà.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

IV. Tác dụng của Vitamin A đối với sức khỏe khác

Vitamin A là một loại vi chất cần thiết cho thị lực, đồng thời có tác dụng cải thiện làn da. Dưới đây là một số lợi ích khác của vitamin A khi được các chuyên gia khuyên bổ sung mỗi ngày. Vitamin a có rất nhiều tác dụng quan trọng đối với cơ thể nhưng bạn cần biết những vai chò chính yếu sau đây.

Vitamin A có tác dụng chống bệnh ung thư khi ngăn chặn sản sinh các tế bào ung thư.

Vitamin A có tác dụng chống bệnh ung thư khi ngăn chặn sản sinh các tế bào ung thư.

Muốn có bộ xương và răng chắc khỏe, bạn cần bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày. Calcium phosphate, một khoáng chất được vitamin A sản sinh có thể ngăn cản sự hình thành của sỏi tiết niệu. Loại vitamin này cũng rất cần thiết trong quá trình sinh sản cho cả nam giới và phụ nữ.

Vitamin A được sử dụng để điều trị bệnh về da (mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, mụn rộp, vết thương và vết bỏng).

Theo healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, vitamin A còn được sử dụng để điều trị bệnh loét đường tiêu hóa, bệnh Crohn (một dạng bệnh đường ruột), bệnh tiểu đường.

Ngăn ngừa và điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch là những công dụng khác của vitamin A.

Thiếu hụt vitamin A còn có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai…

Trên mắt. Vitamin a có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng, nếu thiếu vitamin a sẽ giảm khả năng nhìn trong bóng tối hay còn gọi là mắc bệnh quáng gà, nếu không điều trị sẽ dẫn tới mù lòa.

Trên da và niêm mạc. Vitamin a giúp tăng tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa. Nếu thiếu vitamin a sẽ làm giảm bài tiết chất nhày và tăng sự sừng hóa khiến cho mắt bị khô da bị khô, nứt nẻ và sần sùi.

Trên xương. Cùng với vitamin d, vitamin a có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em . Nếu thiếu vitamin a trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.

Trên hệ miễn dịch. Vitamin a giúp tăng tổng hợp các protein miễn dịch nâng, cao sức đề kháng của cơ thể do có tác dụng chống oxy hóa. Khi thiếu vitamin a cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tổn thương ở đường hô hấp,tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Dễ nhạy cảm với tác nhân gây ung thư.

Tác dụng của Vitamin A đối với sự phát triển của thai nhi: Vitamin A có ảnh hưởng tới những gen quyết định sự phát triển liên tiếp của một số cơ quan trong quá trình phát triển phôi thai. Với trẻ em, vitamin A giúp phát triển chiều cao và cân nặng, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hóa bị rối loạn. Thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm phát triển về thể chất hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi.

Tác dụng của Vitamin A đối với hệ miễn dịch: Vitamin A cần cho chức năng của tế bào võng mạc, biểu mô – hàng rào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Hai hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể con người (miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào) đều chịu ảnh hưởng của vitamin A và các chất chuyển hóa của chúng.

Ngoài ra, vitamin A còn cần thiết cho chức năng sinh sản, vì nó gây ảnh hưởng lên chức năng và sự phát triển của tinh trùng, buồng trứng và nhau thai. Như vậy với mọi lứa tuổi, đặc biệt với phụ nữ có thai và trẻ em thì vitamin A là rất cần thiết.

V. Cẩn thận khi dùng tránh ngộ độc vitamin A

Gần đây, nhiều người tự mua vitamin A sử dụng cho con em hoặc bản thân mà không có hướng dẫn của bác sĩ nên rất dễ ngộ độc cấp chỉ sau 4 – 6 giờ do dùng liều cao.

Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể trong việc giúp tế bào thực hiện hoạt động sao chép, cần thiết cho sức khỏe thị giác, giúp các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh trong võng mạc, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của phôi thai và thai nhi…

Tác dụng của vitamin A đối với mắt, làn da và sức khỏe

Tác dụng của vitamin A đối với mắt, làn da và sức khỏe

Các đối tượng dễ bị thiếu vitamin A là người kiêng ăn gan, sữa và các loại rau; trẻ sơ sinh quá nhẹ cân; người suy tuyến giáp; người già bị tiểu đường tuýp 2.

Dấu hiệu khi thiếu Vitamin A là gì?

Dấu hiệu thiếu vitamin A sớm nhất là thị lực yếu vào ban đêm. Ngoài ra, có thể kèm theo khô da, dễ nhiễm trùng. Phần lớn mức hấp thu của cơ thể dưới 25.000 IU (tương đương 7.500 mcg) vitamin A mỗi ngày là an toàn. Tuy nhiên, người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh gan thì không dùng vượt quá 15.000 IU/ngày, trừ phi có chỉ định của bác sĩ.

Thiếu vitamin A, cơ thể dễ nhiễm khuẩn và nhạy cảm với tác nhân gây ung thư; dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc; trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.

Trên hệ miễn dịch, vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức. Gần đây, nhiều nghiên cứu chứng minh được tác dụng của vitamin A và tiền chất của nó là caroten có tác dụng chống ô xy hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Cơ thể thiếu vitamin A thì khả năng nhìn trong tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù lòa. Vitamin A còn cần thiết cho quá trình biệt hóa các tế bào ở da và niêm mạc, bảo vệ sự toàn vẹn cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của mô mắt; tăng tiết chất nhầy và ức chế sừng hóa.

Vì vậy, nếu cơ thể thiếu vitamin A thì quá trình bài tiết chất nhầy giảm hoặc mất, biểu mô sẽ teo và da khô, nứt nẻ, sần sùi. Cùng với vitamin D, vitamin A có vai trò quan trọng cho sự phát triển xương, tham gia vào sự phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em.

Với phụ nữ mang thai, mức hấp thu tối ưu vẫn đang được đánh giá lại song dưới 10.000 IU (3.000 mcg)/ngày là an toàn.

Vitamin A có rất nhiều trong gan, cá, thịt, sữa, trứng… và trong các loài thực vật như gấc, cà rốt, cà chua, rau xanh. Khi cơ thể thiếu vitanimA thì phải bổ sung nhưng chúng ta cần lưu ý là bên cạnh những ưu điểm, nếu sử dụng không đúng cách sẽ rất dễ gây nguy hại cho sức khỏe.

Đặc biệt thời gian gần đây, rất nhiều người tự mua vitamin A về sử dụng cho con em hoặc bản thân mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng vitamin A quá liều ảnh hưởng như thế nào?

Nên nhớ là khi dùng trên 1.500.000 IU/ngày ở người lớn và trên 300.000 IU/ngày ở trẻ em thì thường xuất hiện ngộ độc cấp sau khoảng 4 – 6 giờ với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích thích, tiêu chảy, co giật, mê sảng.

Dùng liều trên 100.000 IU/ngày trong 10 – 15 ngày thì sẽ có nguy cơ ngộ độc mãn với biểu hiện mệt mỏi, kích thích, rối loạn tiêu hóa, gan to, lách to, da đổi màu và nứt nẻ, rụng tóc, chảy máu, tăng calci, phù nề; trẻ em có thể sẽ bị tăng áp lực nội sọ, ù tai, ngừng phát triển xương dài; phụ nữ có thai sẽ có nguy cơ quái thai.

Đáng lưu tâm nhất trong các tác dụng không mong muốn do dùng quá liều vitamin A là khả năng gây ngộ độc cho gan và tùy liều lượng có thể đưa đến xơ gan. Uống thường xuyên vitamin A trên 25.000 IU/ngày có thể gây ngộ độc mãn tính và tổn thương gan.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan do vitamin A gây ra nhưng không biết, chỉ khi bác sĩ thấy có hiện tượng bệnh nhân dùng vitamin A kéo dài kèm viêm gan mỡ, tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì mới phát hiện. Những người nghiện rượu thì nguy cơ càng cao.

Dù vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể song chúng ta không nên lạm dụng. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

VI. Những thực phẩm giàu vitamin a nên bổ sung hằng ngày

Loại vitamin này có cả trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và cả các loại thực phẩm chứa nguồn gốc thực vật.

Những thực phẩm giàu vitamin a nên bổ sung hằng ngày

Những thực phẩm giàu vitamin a nên bổ sung hằng ngày

1. Thực phẩm từ nguồn gốc động vật giàu vitamin A

Gan: Gan là nơi chứa rất nhiều vitamin nhóm A. Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 100 gram gan, ta có thể có được từ 3,2 mcg (gan lợn) – 6 mcg (gan gà) và thậm chí lên tới 11 mcg ở trong gan vịt.

Trứng: Ngoài gan, trứng cũng là thực phẩm có chứa nhiều vitamin nhóm A cần thiết cho cơ thể. Cứ trong 100 gram trứng gà, ta có thể thu được khoảng 700 mcg vitamin này.

Ngoài gan và trứng, vitamin nhóm A còn có nhiều trong các loại bơ, sữa động vật hoặc các chế phẩm khác từ sữa.

2. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều vitamin A

Các loại củ quả có màu thẫm: Các loại củ, quả có màu thẫm như đu đủ, ớt vàng, cà rốt… chứa rất nhiều vitamin nhóm A. Trung bình cứ 100 gram đu đủ ta có được 2100 mcg, ớt vàng là 5790 mcg hay cà rốt là 5040 mcg.

Như vậy, nếu không muốn ăn các sản phẩm từ động vật, bạn có thể chọn những loại củ quả này để đảm bảo lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.

Các loại rau: Ngoài củ quả, các loại rau xanh cũng đặc biệt giàu vitamin nhóm A. Bạn có thể lựa chọn bổ sung loại vitamin này thông qua rau dền cơm, rau muống, rau ngót… đều được

3. Những lưu ý khi bổ sung vitamin a

Bạn cần phải bổ sung vitamin nhóm A đều đặn hàng ngày. Do vậy, một thực đơn dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cân bằng các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm A là một điều cần thiết và phải có kế hoạch cụ thể.

Cần xác định xem hàm lượng vitamin nhóm A thực tế cơ thể cần theo giới tính, độ tuổi để có thể cân đối cho phù hợp. Nếu cơ thể không thể hấp thu được vitamin nhóm A thông qua dạng thức ăn tự nhiên thì bạn cũng có thể bổ sung loại vitamin này thông qua dạng viên uống. Tuy nhiên, điều này cần được tham khảo và thông qua các bác sĩ chuyên khoa.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

VII. Các câu hỏi thường gặp về việc thiếu hụt và bổ sung vitamin A

1. Làm sao tôi biết được con tôi đang thiếu vitamin a?

Khi trẻ bị thiếu vitamin a thường bị mắc bệnh khô mắt mà biểu hiện lâm sàng sớm nhất là quáng gà, phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện: vào lúc chậm choạng tối, đứa trẻ trở nên nhút nhát, chỉ ngồi yên tại chỗ, không dám đi lại hoặc chạy đùa theo bạn. Trẻ lớn thường phải lần tường khi đi lại và hay va vấp vào những đồ vật trên lối đi và hay bị vấp ngã.

Trẻ không biết tìm nhặt đồ chơi và không cầm đúng thức ăn khi mẹ đưa cho. Thật không may khi dấu hiệu này khó phát hiện ở những trẻ còn nhỏ và không phát hiện được ở những trẻ chưa biết đi.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì lòng trắng của mắt mất vẻ bóng nhẵn,rồi xuất hiện nếp gấp về sau cả lòng đen cũng bị đục.Lúc này trẻ sợ ánh sáng, luôn nheo mắt, thậm chí nhắm nghiền mắt hay quay vào chỗ tối….

2. Vậy có cách nào sớm hơn để biết con tôi đang thiếu vitamin a không?

Trước khi trẻ bị thiếu vitamin a với những biểu hiện trên mắt thì trước đó trẻ thường có một số biểu hiện thiếu vitamin a thể tiền lâm sàng như có biểu hiện chậm lớn, ăn kém ngon, da khô, tóc dễ rụng và trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy… nhưng những biểu hiện này thường không đặc hiệu và tiêu biểu bằng các biểu hiện trên mắt.

Để phát hiện chính xác nhất trẻ có thiếu vitamin a hay không thì cần phải làm các xét nghiệm hóa sinh do đó khi bạn nghi ngờ trẻ thiếu vitamin a dựa vào những dấu hiệu trên thì cần đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán và bổ sung kịp thời

Nhưng bạn đừng lo lắng quá vì bạn chỉ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin a liều cao cho trẻ khi đến lịch và chú ý một số nguyên nhân gây thiếu vitamin a để bổ sung kịp thời thì con bạn sẽ không lo bị thiếu vitamin a nữa.

3. Vậy những nguyên nhân gì gây thiếu vitamin a?

Do không cung cấp đủ vitamin a. Ăn uống nghèo thức ăn chứa vitamin a và tiền chất vitamin a. Trong bữa ăn không sử dụng dầu mỡ là chất cần để hấp thu vitamin a. Trẻ nhỏ không được bú mẹ nhất là trong 6 tháng đầu rất dễ bị thiếu vitamin a thể tiền lâm sàng.

Do mắc bệnh nhiễm khuẩn. Sau nhiễm sởi trẻ thường bị thiếu vitamin a do trong giai đoạn mắc bệnh cơ thể cần huy động nhiều vitamin a để chống lại bệnh tật đồng thời sởi ngăn cản quá trình hấp thu vitamin a của cơ thể do gây tiêu chảy kéo dài. Sởi sẽ làm cơ thể trẻ thiếu vitamin a và đồng thời tình trạng thiếu vitamin a của trẻ càng làm bệnh thêm trầm trọng.

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột nhất là nhiễm giun đũa làm khả năng hấp thu vitamin a giảm. Tẩy giun sẽ cải thiện tình trạng thiếu vitamin a. Mắc tiêu chảy kéo dài sẽ làm giảm hấp thu vitamin a.

Suy dinh dưỡng protein – năng lượng. Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin a. Thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin a trong cơ thể. Ngoài ra, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin a trong cơ thể.

Vậy những nguyên nhân gì gây thiếu vitamin a?

Vậy những nguyên nhân gì gây thiếu vitamin a?

4. Tôi có thể cung cấp vitamin a cho cơ thể bằng cách nào?

Trước hết bạn cần phải biết trong tự nhiên Vitamin A tồn tại ở hai dạng. Dạng thứ nhất là retinol (vitamin a), đây là dạng hoạt động của vitamin a và được cơ thể sử dụng trực tiếp, dạng này có nhiều ở gan động vật, trứng và cá.

Dạng thứ hai là caroten là tiền chất của vitamin a, trong đó phổ biến và có hoạt tính mạnh nhất là beta-caroten, khi vào trong cơ thể các caroten sẽ được chuyển hóa thành vitamin a để cơ thể sử dụng, dạng tiền chất có chủ yếu từ thực vật như các loại rau xanh, phổ biến nhất là các quả củ có màu như cà rốt, cà chua,quả chin đu đủ, xoài … và đặc biệt nhiều trong dầu gấc.

Một điều quan trọng bạn cần nhớ là trong khi sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin a thì trong bữa ăn cũng cần phải bổ sung dầu ăn để giúp hấp thu vitamin a và các vitamin tan trong dầu khác như E,D,K hiệu quả.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn bổ sung vitamin a tốt nhất chính là từ sữa mẹ, do đó trẻ cần được bú mẹ trong 6 tháng đầu.

Ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên ngoài nguồn cung cấp vitamin a từ sữa mẹ trẻ cần được bổ sung vitamin a từ các bữa ăn hàng ngày như thịt, trứng,cá, các loại rau xanh, trái cây. Bạn chỉ cần cho trẻ ăn theo những thực đơn đã được bác sĩ tư vấn hoặc tìm thấy trong các sách dinh dưỡng cho trẻ là đảm bảo đủ cung cấp lượng vitamin a cần thiết cho trẻ hàng ngày.

Một số trường hợp bạn cần bổ sung vitamin a liều cao cho trẻ như sau: Trẻ trong độ tuổi từ 6- 36 tháng tuổi( có thể mở rộng lên đến 60 tháng) cần bổ sung vitamin liều cao khi đến lịch. Trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong và sau đợt sởi, bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun, sau đợt tiêu chảy kéo dài, những trường hợp này cần theo chỉ định của bác sĩ chứ không được tự mua thuốc về bổ sung cho trẻ.

Chủ đề: tác dụng của vitamin a và d3, tác dụng của vitamin a liều cao, tác dụng của vitamin a và d đối với da, tác dụng của vitamin a đối với trẻ, tác dụng của vitamin a với da mặt, tác dụng của vitamin a cho trẻ, tác dụng của vitamin a 5000 iu, tác dụng của vitamin a đối với cơ thể, tác dụng của vitamin a và e, tác dụng của vitamin a b c d, tác dụng của vitamin a và c, tác dụng của vitamin a đối với mắt, tác dụng của vitamin a đối với cơ thể con người.

You may also like

You cannot copy content of this page