Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ Tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Tác dụng của vitamin D khá quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ sơ sinh. Trẻ thiếu vitamin D thì sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng, chậm lớn và có sức đề kháng yếu.

Bài viết khá dài nhưng tương đối đầy đủ, bạn có thể xem nhanh mục mình quan tâm bằng việc Click vào nội dung ngay tại Dàn Ý Nội Dung Bài Viết nhé.

I. Vitamin D là gì, phân loại vitamin D

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Vitamin D là gì, có cần thiết trong chế độ ăn uống hằng ngày không?

Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D3 (còn được gọi là cholecalciferol) và vitamin D2 (ergocalciferol).

Cholecalciferol và ergocalciferol có thể đưa vào cơ thể qua việc ăn uống và các biện pháp bổ sung. Cơ thể cũng có thể tổng hợp vitamin D (đặc biệt là cholecalciferol) ở da, từ cholesterol, khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời (vì thế nó còn được mệnh danh là “vitamin ánh nắng”).

Vitamin D là gì, có cần thiết trong chế độ ăn uống hằng ngày không?

Vitamin D là gì, có cần thiết trong chế độ ăn uống hằng ngày không?

Mặc dù vitamin D thường được gọi là một vitamin, nhưng trong một ngữ nghĩa hẹp thì nó không phải là một vitamin thiết yếu trong chế độ ăn, bởi vì hầu hết động vật có vú đều có thể tự tổng hợp nó đủ cho cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một chất chỉ được phân loại là vitamin thiết yếu khi nó không thể được cơ thể tổng hợp đủ, mà phải nạp vào thông qua việc ăn uống.

Tuy nhiên, cũng như các vitamin khác, người ta đã phát hiện ra sự thiếu hụt vitamin D trong khẩu phần ăn có thể gây ra bệnh, cụ thể là bệnh còi xương (một chứng loãng xương ở trẻ em). Vì thế, ở các nước phát triển, người ta thêm vitamin D vào khẩu phần ăn thiết yếu, chẳng hạn như sữa, để tránh các bệnh do thiếu hụt.

Việc tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cùng với việc hấp thụ từ chế độ ăn uống đều giúp duy trì nồng độ thích hợp của vitamin này trong huyết thanh. Bằng chứng cho thấy sự tổng hợp từ ánh nắng mặt trời được điều chỉnh bởi một vòng hồi tiếp ngược (là vòng tự điều chỉnh lượng vitamin D cần tổng hợp tùy theo nhu cầu cần thiết của cơ thể), do đó có thể ngăn chặn ngộ độc, tuy nhiên, do không chắc chắn về nguy cơ gây ung thư từ ánh sáng mặt trời, cho nên viện Y học Hoa Kỳ (IOM) không đưa ra lời khuyên về lượng phơi nắng cần thiết để đáp ứng nhu cầu vitamin D cho cơ thể.

Vì vậy, khi đưa ra Chế độ ăn tham khảo (Dietary Reference Intake; DRI) thì người ta giả định rằng toàn bộ lượng vitamin D cần thiết là thông qua thực phẩm chứ không phải từ cơ thể tổng hợp thành, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra. Ngoài việc sử dụng nó để ngăn ngừa loãng xương hoặc còi xương, thì không có bằng chứng gì về những ảnh hưởng tích cực khác đối với sức khỏe của việc bổ sung vitamin D một cách đại trà. Bằng chứng về lợi ích tốt nhất là cho sức khỏe của xương và làm giảm tỷ lệ tử vong ở phụ nữ cao tuổi.

Tại gan, cholecalciferol (vitamin D3) được chuyển hóa thành calcidiol, còn được gọi là calcifediol (INN), 25-hydroxycholecalciferol, hoặc 25-hydroxyvitamin D3 — viết tắt là 25(OH)D3. Ergocalciferol (vitamin D2) được chuyển hóa thành 25-hydroxyergocalciferol, còn được gọi là 25-hydroxyvitamin D2 — viết tắt là 25(OH)D2. Đây là hai chất chuyển hóa đặc trưng của vitamin D được đo nồng độ trong huyết thanh để xác định tình trạng vitamin D của một người.

Một phần của calcidiol được chuyển hóa qua thận thành calcitriol, một chất hoạt hóa sinh học của vitamin D. Calcitriol tuần hoàn như một hormone trong máu, để điều chỉnh nồng độ canxi và phosphate trong máu và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và tái tạo của xương. Calcitriol cũng ảnh hưởng đến chức năng thần kinh-cơ và hệ miễn dịch.

2. Phân loại Vitamin D

Vitamin D tồn tại ở một số dạng khác nhau. Hai dạng chính là vitamin D2 hay còn gọi là ergocalciferol và vitamin D3 hay cholecalciferol; vitamin D được viết không kèm theo chỉ số được hiểu là D2 hoặc D3 hoặc cả hai; chúng được gọi chung là calciferol. Cấu trúc hóa học của vitamin D2 được xác định lần đầu vào năm 1931. Vào năm 1935, cấu trúc hóa học của vitamin D3 đã được xác định và chứng minh là nó được tạo thành từ quá trình biến đổi của 7-dehydrocholesterol dưới tác động của tia cực tím.

Hai dạng chính là vitamin D2 hay còn gọi là ergocalciferol và vitamin D3 hay cholecalciferol

Hai dạng chính là vitamin D2 hay còn gọi là ergocalciferol và vitamin D3 hay cholecalciferol

Trong hóa học, các dạng khác nhau của vitamin D là những secosteroid; tức là, steroid bị gãy một trong những liên kết trong các vòng steroid. Sự khác biệt về cấu trúc giữa vitamin D2 và vitamin D3 nằm trong các chuỗi bên của chúng. Chuỗi bên của D2 chứa một liên kết đôi giữa cacbon 22 và 23, và một nhóm methyl trên cacbon 24.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

II. Tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe con người như thế nào?

Những ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D đối với sức khỏe là không chắc chắn. Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) báo cáo rằng: “Việc bổ sung vitamin D và canxi không có mối liên hệ đáng tin nào với bệnh ung thư, bệnh tim mạch và cao huyết áp, tiểu đường và hội chứng rối loạn chuyển hóa, hoạt động thể chất và té ngã, chức năng miễn dịch và các rối loạn tự miễn, nhiễm trùng, bệnh lý thần kinh – cơ, tiền sản giật; và các kết quả thường mâu thuẫn nhau”.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng IOM đã đưa ra khẳng định quá dứt khoát trong khuyến nghị của mình và đã tính toán sai nồng độ vitamin D trong máu liên quan đến sức khỏe của xương. Các thành viên hội đồng của IOM cho rằng họ đã sử dụng một “quy trình chuẩn cho các khuyến nghị về chế độ ăn uống” và bản báo cáo được dựa trên các dữ liệu vững chắc. Nghiên cứu về việc bổ sung vitamin D, bao gồm cả thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn, vẫn đang được tiếp tục.

Tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổng giám đốc nghiên cứu và phát triển và là cố vấn trưởng của Bộ Y tế và NHS của Anh cho rằng trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi cần dùng vitamin D bổ sung, đặc biệt là trong mùa đông. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D không được khuyến khích đối với những người đã có đủ vitamin D từ chế độ ăn và từ ánh sáng mặt trời.

Tác dụng của vitamin d đối với tỷ lệ tử vong

Nồng độ vitamin D trong máu thấp có liên quan đến tỷ lệ tử vong tăng, và cho phụ nữ cao tuổi bổ sung vitamin D3 trong quá trình điều dưỡng dường như làm giảm nguy cơ tử vong. Vitamin D2, alfacalcidol, và calcitriol có thể không có hiệu quả.

Tuy nhiên, cả dư thừa lẫn thiếu hụt vitamin D đều gây ra rối loạn chức năng và lão hóa sớm. Nồng độ calcidiol trong huyết thanh có mối quan hệ theo một hình parabol với tỷ lệ tử vong với mọi căn nguyên.

Tác dụng của vitamin d đối với sức khỏe xương

Năm 2013, United States Preventive Services Task Force (lực lượng tác vụ phòng bệnh Hoa Kỳ) không tìm đủ bằng chứng để xác định phụ nữ khỏe mạnh nên sử dụng bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa gãy xương.

Cũng trong năm 2013, một phân tích tổng hợp cũng không tìm thấy bằng chứng chứng minh việc bổ sung vitamin D làm tăng mật độ xương và do đó không khuyến khích sử dụng nó để ngăn ngừa loãng xương.

Ở những bệnh nhân loãng xương, vitamin D có lẽ không thể làm giảm nguy cơ gãy xương. Ngoại trừ một số trường hợp được chăm sóc tại nhà cho thấy canxi và vitamin D có thể ngăn ngừa gãy xương hông, tuy nhiên lại gây ra những vấn đề khác đối với dạ dày và thận.

Bổ sung liều cao vitamin D cho người lớn hơn 65 tuổi có thể làm giảm nguy cơ gãy xương, nhưng dường như chỉ đúng khi khảo sát với một nhóm nhiều người sống chung trong một hội, hơn là những người sống đơn lẻ. Dù sao thì những bằng chứng về tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe xương vẫn thiếu thuyết phục.

Thiếu vitamin D gây ra chứng nhuyễn xương (ở trẻ em còn gọi là còi xương). Sử dụng vitamin D cho trẻ em với nồng độ bình thường không cải thiện được mật độ xương. Ngoài ra, nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp có liên quan đến việc té ngã, và mật độ xương thấp.

Tác dụng của vitamin d đối với ung thư

Nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến một số bệnh ung thư và có thể làm tình trạng tồi tệ hơn đối với một số loại ung thư khác, tuy nhiên bổ sung vitamin D lại không cải thiện được tình trạng của những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.

Hiện nay, không đủ bằng chứng chứng minh việc bổ sung vitamin D cho người có bệnh ung thư này là cần thiết. Kết quả nghiên cứu về tác dụng cải thiện hoặc gây hại của việc bổ sung vitamin D cho các bệnh nhân mắc các loại ung thư khác cũng không thuyết phục.

Các nghiên cứu về vitamin D và bệnh ung thư

* Michael F. Holick, PhD, MD, Trưởng phòng Vitamin D, Skin, và Xương ĐH Y khoa Boston cho rằng “Vitamin D là một trong những chất ức chế mạnh nhất sự tăng trưởng của tế bào ung thư”.

* Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA), hơn 3.000 cựu chiến binh (tuổi từ 50-75) được cho 645 IU vitamin D và 4 gram chất xơ ngũ cốc mỗi ngày, kết quả là giảm 40% trong nguy cơ phát triển polyp tiền ung thư ruột già.

* Trong một khảo sát trên năm loại ung thư phổ biến nhất là vú, tuyến tiền liệt, phổi, tuyến giáp và ung thư đại trực tràng, xem thử có liên quan giữa thiếu hụt vitamin D và nguy cơ tiến triển ung thư không. Kết quả là không chứng minh được liên hệ nhân quả.

* Trong nghiên cứu tế bào ung thư và khối u ở chuột, vitamin D có một số tác dụng làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển ung thư, trong đó có việc giảm tăng trưởng tế bào ung thư, kích thích tế bào tự chết (apoptosis), và làm giảm hình thành khối u mạch máu.

* Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy nồng độ vitamin D cao trong máu có liên quan với giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ngược lại, WHI (Women’s Health Initiative) thử nghiệm cho phụ nữ khỏe mạnh uống vitamin D và canxi bổ sung trong 7 năm lại cho thấy không có giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

* Một nghiên cứu phân tích gộp trong 25 năm kiểm tra sự liên hệ giữa nồng độ vitamin D và nguy cơ ung thư đại trực tràng cho thấy khi tăng nồng độ vitamin D là 34 ng/ ml, tỷ lệ ung thư đại trực tràng giảm một nửa và 46 ng/ml thì giảm đến hai phần ba.

* Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kết luận rằng vitamin D có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ít ảnh hưởng với ung thư vú và không ảnh hưởng ung thư tuyến tiền liệt.

Tác dụng của vitamin d đối với bệnh tim mạch

Thiếu bằng chứng về ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D đối với sức khỏe tim mạch. Dùng liều vừa cho đến liều cao có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch nhưng kết quả lâm sàng vẫn còn nghi vấn.

Tác dụng của vitamin d đối với hệ miễn dịch

Tổng quát, những chức năng của vitamin D làm kích hoạt hệ miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh, tự nhiên) và làm giảm hệ miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thích nghi). Thiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm virus. Vitamin D được mặc nhận có liên hệ với bệnh cúm.

Vào mùa đông, do ánh sáng mặt trời ít dẫn đến việc thiếu vitamin D tổng hợp tự nhiên, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh cúm trong mùa này. Thiếu vitamin D còn là một yếu tố gây nhiễm bệnh lao, và trong lịch sử, nó từng được sử dụng để điều trị bệnh này.

Năm 2011, vitamin D được điều tra nghiên cứu bằng những thử nghiệm lâm sàng. Nó cũng có thể đóng một vai trò trong việc nhiễm HIV. Mặc dù có những dữ liệu dự kiến về mối liên hệ giữa việc thiếu vitamin D với bệnh hen suyễn, nhưng các bằng chứng về việc bổ sung vitamin D cho người bệnh thu được những hiệu quả có lợi vẫn thiếu thuyết phục.

Do đó, hiện nay vẫn chưa khuyến cáo bổ sung vitamin D để phòng ngừa hoặc chữa trị bệnh hen suyễn.

Tác dụng của vitamin d đối với phụ nữ mang thai

Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có liên quan với bệnh tiểu đường do mang thai, tiền sản giật, và thai nhi nhỏ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D mang lại lợi ích không rõ ràng. Phụ nữ mang thai có đủ lượng vitamin D trong thời gian mang thai có thể có các kết quả miễn dịch tích cực.

Thông thường, phụ nữ mang thai không được khuyên nên dùng thêm vitamin D. A trial of supplementation has found 4000 IU of vitamin D3 superior to lesser amount in pregnant women for achieving specific target blood levels.

Tác dụng của vitamin d đối với bệnh còi xương

Bệnh còi xương ở trẻ em biểu thị những đặc điểm như tăng trưởng chậm, các xương dài bị mềm, yếu, và dị dạng, dẫn đến chúng bị cong khi phải đỡ trọng lượng cơ thể ở trẻ em bắt đầu tập đi.

Tình trạng này đặc trưng bởi chân hình vòng cung, có thể do thiếu canxi hoặc phốt pho, cũng như thiếu vitamin D; hiện nay, phần lớn các trường hợp còi xương là từ các nước có thu nhập thấp ở châu Phi, châu Á, hay Trung Đông, hoặc ở những người bị rối loạn di truyền trong chuyển hóa và hấp thụ vitamin D.

Bệnh còi xương được Francis Glisson mô tả lần đầu tiên vào năm 1650, ông cho biết cách đó 30 năm thì bệnh này đã xuất hiện ở các quận Dorset và Somerset. Năm 1857, John Snow đưa ra giả thiết cho rằng sau đó bệnh còi xương đã lan tràn rộng rãi ở Anh, nguyên nhân là do phèn được pha trong bánh mì.. Chế độ ăn uống đóng vai trò trong sự lan rộng của bệnh còi xương được Edward Mellanby xác minh trong khoảng 1918-1920.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

III. Vitamin D có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trong 5 loại vitamin D đã được phát hiện thì vitamin D2 và D3 được đánh giá là quan trọng nhất đối với con người. Vitamin D được hấp thu từ ánh nắng mặt trời, thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung. Đây là một trong những loại dinh dưỡng bổ sung vô cùng cần thiết cho bé sơ sinh.

Vitamin D có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Vitamin D có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1. Tác dụng của vitamin D đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ sơ sinh. Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho ở ruột và thận, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố quan trọng. Sữa mẹ cũng như tất cả các loại sữa khác đều không cung cấp đủ nhu cầu vitamin D cho bé sơ sinh.

Bé sơ sinh nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng, chậm lớn và có sức đề kháng yếu.

Bên cạnh đó, nó còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi máu giảm, khi đó, canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chậm biết đi, chân vòng kiềng… người lớn sẽ bị loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy…

Tuy nhiên, khi nào bổ sung và bổ sung như thế nào cần có ý kiến của nhân viên y tế, không nên tự ý sử dụng thuốc. Vì bên cạnh các tác dụng tốt như trên, vitamin D còn có những tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng thuốc không đúng.

Khi dùng không đúng thuốc sẽ có thể gây chứng tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, thậm chí sỏi thận, tăng huyết áp, đau nhức khớp; có thể gặp tình trạng ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy…

2. Bé sơ sinh cần được cung cấp hàm lượng bao nhiêu vitamin D?

Lượng vitamin D cần thiết cho trẻ sơ sinh mỗi ngày

Theo khuyến cáo mới nhất của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, nhu cầu vitamin D hằng ngàyđể phát triển tốt cho xương, tùy theo lứa tuổi như sau:

Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: ít nhất là 400 IU (*)/ngày (không được vượt quá 1.000 IU/ngày đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng, và 1.500 IU/ngày ở trẻ 6 tháng đến 1 tuổi)

Trẻ 1-18 tuổi: ít nhất là 600 IU, tốt nhất là khoảng 1.000 IU/ngày (không được vượt quá 2.500 IU/ngày đối với trẻ 1-3 tuổi; 3.000 IU/ngày ở trẻ 4-8 tuổi và 4.000 IU/ngày những trẻ trên 8 tuổi).

Những người từ 19-70 tuổi: ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.500-2.000 IU/ngày (nhưng không được vượt quá 4.000 IU/ngày)

Những người trên 70 tuổi: ít nhất là 800 IU/ngày, tốt nhất là 1.500-2.000 IU/ngày (nhưng không vượt quá 4.000 IU/ngày)

Những người đang có thai hoặc cho con bú: ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.500 IU/ngày (nhưng không được vượt quá 4.000 IU/ngày).

– Đối với những đối tượng trẻ em, người lớn béo phì và những người đang sử dụng thuốc chống động kinh, glucocorticoid, chống nấm như ketoconazole và những thuốc điều trị bệnh suy giảm miễn dịch (AIDS) cần ít nhất liều cao hơn 2-3 lần.

Nếu có trường hợp như những người thiếu vitamin D, liều lượng cao hơn (2.000 IU/ngày ở trẻ dưới 1 tuổi, 4.000 IU/ngày ở trẻ 1-18 tuổi, và 10.000 IU/ngày ở những người trên 19 tuổi) là cần thiết để điều chỉnh, điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D. Cả vitamin D2 lẫn D3 đều có tác dụng tốt như nhau trong việc điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D.

3. Làm sao biết trẻ bị thiếu vitamin D?

Triệu chứng cho biết trẻ thiếu vitamin D là: thần kinh bị kích thích (quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, nhất là trẻ dưới 3 tháng), hay đổ mồ hôi trộm cả lúc trời lạnh, co giật khi sốt cao, có thể có cơn khó thở với tiếng thở rít.

Nặng hơn nữa, trẻ sẽ yếu cơ và có sự biến đổi ở xương đầu, lồng ngực, tay chân, cơ – dây chằng và cột sống.

Nếu không được bổ sung vitamin D và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời buổi sớm, bé sẽ dễ bị thiếu vitamine D, từ đó giảm hấp thu canxi, gây nhiều tác hại, trong đó nặng nhất là còi xương.

4. Bé sơ sinh được nuôi bằng thực phẩm công thức bổ sung có cần được bổ sung vitamin D?

Do vitamin D đã được thêm vào công thức thực phẩm bổ sung cho những bé sơ sinh được nuôi bằng thực phẩm bổ sung, nên việc bổ sung vitamin D cho bé có thể không cần thiết.

Tuy nhiên, một em bé sơ sinh sẽ cần phải uống khoảng bốn lần thực phẩm bổ sung, mỗi bình 250ml mỗi ngày để đảm bảo được cung cấp đủ lượng cung cấp vitamin.

5. Các cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh HIỆU QUẢ NHẤT

5.1 Sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé nhưng hàm lượng vitamin D trung bình của sữa mẹ tương đối thấp (<25-78 IU/L), không đủ để đáp ứng nhu cầu của bé.

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng Canada, mỗi ngày các bà mẹ cần bổ sung vitamin D cho bé với hàm lượng: 10mcg (hay 400IU)/ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ, cần bổ sung cho tới khi bé có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D.

Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (các bé ở xứ lạnh, có nhiều sương mù…), cần được bổ sung vitamin D với lượng 800IU/ngày.

5.2 Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho bé

Sau khi sinh khoảng 10 ngày, trẻ bắt đầu có thể được tắm nắng. Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của các bé sơ sinh. Tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp.

Còn tia cực tím lại có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thụ canxi và photpho – hai thành phần chính cấu tạo nên xương.

5.3 Chế độ ăn giúp cung cấp vitamin D cho trẻ

Vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ). Thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa chỉ có một ít vitamin D. Các loại nấm, men, rau quả có chứa ergostérol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất béo cũng giúp hấp thu tốt vitamin D.

6. Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho bé như thế nào?

Sau khi sinh khoảng 10 ngày, trẻ bắt đầu có thể được tắm nắng. Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của các bé sơ sinh. Tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp.

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho bé như thế nào?

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho bé như thế nào?

Còn tia cực tím lại có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thụ canxi và photpho – hai thành phần chính cấu tạo nên xương.

Nguồn cung cấp vitamin D được ghi nhận là 80% do tác động của ánh sáng mặt trời chiếu vào da chuyển chất tiền vitamin D thành vitamin D thể hoạt động để đưa vào máu sử dụng.

7. Nên cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong bao lâu?

Nguồn cung cấp vitamin D ở người chủ yếu là qua da. Da giúp cung cấp 80 – 85% nhu cầu vitamin D. Dưới tác dụng của tia cực tím, chất 7 – déhydrocholestérol ở tuyến bã và lớp malpighi của biểu bì sẽ được chuyển thành vitamin D. Nếu được phơi nắng đầy đủ, sau 3 giờ, 1cm2 da có thể sản xuất ra 18 UI vitamin D3.

Nên cho bé ở trần để da tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời khoảng 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là từ 7-8 giờ sáng). Để bé ở nơi kín gió, tránh để bé bị lạnh. Không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10-14 h.

Vào mùa đông, ánh nắng mặt trời không đủ tia cực tím, vì vậy dù có cho bé tiếp xúc với ánh nắng cũng không tổng hợp đủ vitamin D.

8. Các loại thực phẩm giàu vitamin D

20% nguồn cung cấp vitamin D từ thức ăn có nguồn gốc động vật (sữa, trứng, thịt, cá) và thực vật (nấm, đậu).

Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể trở thành nguồn cung cấp vitamin D tốt cho bé. Vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ). Thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa chỉ có một ít vitamin D.

Các loại nấm, men, rau quả có chứa ergostérol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3.

  • Dầu gan cá: Trong 100gr dầu gan cá cung cấp 10.001 IU.
  • Cá trích Đại Tây Dương cung cấp vitamin D cao nhất với 16.28IU trong 100 g.
  • Ngũ cốc cung cấp lên đến 342 IU trong mỗi 100g.
  • Sò cung cấp 320 IU trong 100g.
  • Sữa có thể cung cấp đến 52 IU vitamin D mỗi 100 g.
  • Trứng gia cầm chứa 37 IU vitamin D trong 100 g.
  • Các loại nấm cung cấp vitamin D với 27 IU trong 100g.

IV. Tác dụng của vitamin D đối với làn da

Trong khi vitamin D được biết đến nhiều nhất với vai trò trong việc hấp thu canxi, ít ai biết rằng nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.

Tác dụng của vitamin D đối với làn da

Tác dụng của vitamin D đối với làn da

Mụn trứng cá và Vitamin D

Mặc dù sự cân bằng nội tiết tố và yếu tố vệ sinh da là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá nhưng hệ thống miễn dịch kém do thiếu hụt vitamin D cũng có thể làm tăng lượng dầu nhờn trong tế bào da.

Mụn trứng cá hình thành khi các tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn, và những tế bào bị tắc nghẽn này còn có thể gây ra nhiều phiền toái cho làn da và nhan sắc của bạn.

Khi phơi nắng, làn da giải phóng một hóa chất tạo ra vitamin D. Điều này làm giảm lượng vi khuẩn trên da bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, làm giảm mức độ mụn trứng cá.

Vitamin D và Bệnh vẩy nến

Khi bị bệnh vẩy nến, có một lớp tế bào da khô dày, bong vảy trên lớp ngoài da của bạn. Có nhiều loại vẩy nến, có thể gây ngứa và tình trạng này liên quan mật thiết đến sức khỏe miễn dịch của cơ thể và sự thiếu hụt vitamin D.

Các nghiên cứu da liễu trong dự án “Journal of Investigative Dermatology” cho biết khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kích thích sản sinh vitamin D tăng lên đáng kể, tác động tích cực và cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Trẻ hóa làn da

Dạng vitamin D hoạt động, còn gọi là calcitriol, bắt đầu bằng vitamin D-3 khi ánh sáng mặt trời trực tiếp chạm vào làn da của bạn, bắt đầu một phản ứng hóa học bên trong tế bào da tạo keratin – vật liệu cấu trúc chính tạo nên những lớp bên ngoài của da người.

Đây là những tế bào chuyên biệt phân chia và phân biệt liên tục, cung cấp ổn định các tế bào mới cho làn da của bạn.

Điều này rất quan trọng vì keratin chiếm gần như tất cả các tế bào da của bạn, khoảng 95 phần trăm. Tỷ lệ tái tạo và phân chia tế bào liên quan mật thiết với sự hiện diện của vitamin D trong cơ thể của bạn. Vì vậy, việc thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng da mỏng hơn, dễ bị tổn thương và kém săn chắc, nhanh lão hóa.

Làm lành vết thương

Theo Viện Linus Pauling, vitamin D-3 cũng giúp điều chỉnh các protein chống vi khuẩn như cathelicidin, không chỉ hỗ trợ miễn dịch tự nhiên của da mà còn giúp sửa chữa các mô bị tổn thương.

Mặc dù sự hiện diện của vitamin D-3 trong cơ thể được biết là hỗ trợ chữa lành các vết thương, nhưng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nếu bổ sung vitamin D ở dạng uống có thể giúp lành vết thương nghiêm trọng sau phẫu thuật.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

V. Những bệnh lý liên quan đến thiếu hụt vitamin D

1. Thiếu vitamin D (hypovitaminosis D)

Còi xương, một căn bệnh đặc trưng bởi sự tăng trưởng ở trẻ em bị cản trở, và biến dạng, các xương dài. Những dấu hiệu sớm nhất của sự thiếu hụt vitamin D biểu hiện lâm sàng là sọ mềm (craniotabes), làm mềm bất thường hoặc mỏng của hộp sọ.

Chế độ ăn uống thiếu vitamin D kết hợp việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không đủ sẽ gây ra chứng nhuyễn xương (bệnh làm xương bị mềm, hay còi xương ở trẻ em). Trong các nước phát triển, đây là một bệnh hiếm gặp.

Tuy nhiên, thiếu vitamin D đã trở thành vấn đề toàn cầu đối với người già và vẫn còn phổ biến ở trẻ em và người trưởng thành. Nồng độ calcidiol (25-hydroxy-vitamin D) trong máu thấp có thể là hậu quả của việc tránh nắng. Thiếu vitamin D gây suy giảm sự khoáng hóa xương và gây tổn thương xương dẫn đến bệnh mềm xương.

Mềm xương (osteomalacia), rối loạn mềm xương xảy ra riêng ở người lớn và được đặc trưng bởi sự suy yếu cơ bắp gần và mong manh xương.

Loãng xương (osteoporosis), một điều kiện đặc trưng bởi giảm mật độ khoáng của xương và tăng sự mong manh xương.

Đau nhức và yếu bắp thịt (cơ) (đặc biệt chi gần)

Cơ bắp co cứng giật (fasciculations)

2. Những bệnh lý gây thiếu vitamin D

Bệnh thận và gan: ảnh hưởng đến các enzyme cần thiết để chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động trong cơ thể. Thiếu các enzyme này dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.

Xơ nang, bệnh celiac và bệnh Crohn: các bệnh này khiến ruột không hấp thu đầy đủ nhu cầu vitamin D.

Phẫu thuật dạ dày, đặc biệt phẫu thuật chỉnh sữa loại bỏ một phần của dạ dày và/hoặc ruột để giảm cân.

Béo phì: người béo phì, BMI lớn hơn 30, thường có với nồng độ vitamin D máu thấp vì chất béo “bắt giữ” một lượng lớn vitamin D không cho lưu hành trong máu.

3. Các yếu tố gây thiếu hụt vitamin D

Tuổi tác: khả năng tổng hợp vitamin D của da giảm dần theo tuổi tác.

Vận động: người khuyết tật, người bệnh, người già lão ít khi ra bên ngoài nên không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như một nguồn tổng hợp vitamin D.

Màu da: người da màu tối (đen, màu) ít có khả năng để tạo ra vitamin D hơn người có làn da sáng, trắng.

Sữa mẹ: Sữa mẹ của người phụ nữ chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin D. Vì vậy trẻ sơ sinh, đặc biệt là những người được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, có nguy cơ không được cung cấp đủ vitamin D cần thiết.

4. Các thuốc có thể gây ra thiếu hụt Vitamin D

Vitamin D có thể bị thiếu khi dùng một số thuốc như: thuốc nhuận tràng, các steroids, thuốc hạ cholesterol, thuốc kiểm soát động kinh, thuốc lao (rifampicin) và một loại thuốc giảm cân (orlistat) .

Chủ đề: tác dụng của vitamin d với trẻ sơ sinh, tác dụng của vitamin d với da, tác dụng của vitamin d cho trẻ sơ sinh, tác dụng của vitamin d ostelin, tác dụng của vitamin d cho trẻ, tác dụng của vitamin d sinh học 8, tác dụng của vitamin d đối với cơ thể, tác dụng của vitamin d và calcium, tác dụng của vitamin d đối với da, tác dụng của vitamin d với bà bầu.

You may also like

You cannot copy content of this page