Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ 20+ tác dụng Quả Sung đến sức khỏe, ăn quả sung có tốt không, hỗ trợ chữa bệnh gì, cách ngâm rượu sung

20+ tác dụng Quả Sung đến sức khỏe, ăn quả sung có tốt không, hỗ trợ chữa bệnh gì, cách ngâm rượu sung

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Quả sung trong tiếng Anh được gọi là Figs có tên khoa học là Ficus carica, quả sung có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh dạ dày, trị bệnh sỏi thận, bệnh trĩ, viêm khớp và tốt cho sinh lý đàn ông. Ngoài ra công dụng quả trái sung, lá sung tốt cho bà bầu, phụ nữ mang thai hoặc bà đẻ. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Quả sung trong tiếng Anh được gọi là Figs có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm, bên trong quả sung có chứa axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch, giàu phenol. Không chỉ là loại quả ăn vặt, sung còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Trong Đông y, quả sung được xem là một vị thuốc.

Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali… và một số vitamin như C.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

I. Quả sung tiếng Anh là gì, quả sung có tác dụng gì, chữa những bệnh gì?

Quả sung rất quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên ít ai biết quả sung còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Quả sung rất quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên ít ai biết quả sung còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc, thường đựơc dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp…

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. Vì vậy, loại quả này không chỉ có tác dụng chữa bệnh, nếu biết sử dụng đúng cách còn hỗ trợ làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, giảm cân nhanh chóng.

Một số lợi ích sức khỏe của quả sung bao gồm ngăn ngừa táo bón, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, giúp giảm cân , giảm cholesterol, tăng cường ham muốn tình dục, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, ung thư ruột kết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng chống tăng huyết áp, ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng…

II. Quả sung có tác dụng chữa bệnh dạ dày được không?

Chữa đau dạ dày bằng quả sung là một trong những bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày có số lượng người áp dụng nhiều nhất hiện nay và nhận được những phản hồi tích cực về hiệu quả chữa bệnh, giúp giảm dần các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa…

Bên cạnh đó, cách chữa dạ dày bằng quả sung còn rất đơn giản, rẻ tiền vì nguyên liệu khá dễ kiếm. Người bệnh có thể tự thực hiện cách chữa dạ dày bằng sung ngay tại nhà, không cần phải tốn kém quá nhiều thời gian hay chi phí.

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa

Theo y học cổ truyền quả sung có tính bình, vị ngọt hơi đắng nên có công dụng nhuận trường, làm sạch ruột, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa nên rất thích hợp để điều trị các bệnh như kiết lỵ, bệnh trĩ, táo báo, bệnh viêm ruột..

Còn lá sung có vị ngọt hơi đắng nên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu có thể dùng để chữa các bệnh ngoài da, lở loét, mụn nhọt và bệnh phong thấp.. Với những đặc điểm như vậy nên dùng quả sung chữa đau dạ dày là 1 cách hữu hiệu.

Sau đây là 2 cách chữa đau dạ dày bằng quả sung rất đơn giản mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dùng quả sung tươi để chữa đau dạ dày

– Trước tiên cần chuẩn bị 2-3 quả sung tươi.

– Đem rửa quả sung cho thật sạch, rồi dùng dao bổ ra làm đôi, sau đó ngâm vào nước muối để cho bớt nhựa. Tiếp theo đem sao cho khô, rồi sau đó tán mịn để lấy bột cho vào hũ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát việc này giúp bảo quản kĩ hơn và có thể sử dụng lâu mà không sợ bị hư hay móc.

– Mỗi lần uống bạn dùng khoảng 7-9g bột sung hòa vào 1 ly nước ấm để uống. Mỗi ngày như vậy nên uống từ 2 đến 3 ly. Loại nước này giúp giảm được các triệu chứng đau bụng khó chịu. Đây còn là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày rất hay giúp giảm đau và làm lành vết thương nhanh chóng

2. Chữa đau dạ dày bằng quả sung khô

– Trước tiên cần chuẩn bị 2-3 quả sung đã sấy khô

– Cách làm cũng dễ dàng chỉ cần cho 2-3 quả sung khô vào ly nước, rồi để qua đêm cho đến sáng hôm sau khi bao tử còn rỗng, bạn lấy nước uống và ăn cả cái có tác dụng giảm nhanh được các triệu chứng sau vài lân sử dụng những triệu chứng cũng từ từ biến mất.

– Cách này tuy đơn giản nhưng bạn cần phai kiêng tri thực hiện từ 2-3 tháng thì mới có hiệu quả được.

3. Lưu ý quan trọng khi áp dụng cách chữa bệnh dạ dày bằng quả sung

Sử dụng bột quả sung phơi khô tán mịn uống sau bữa ăn mỗi ngày là một cách chữa đau dạ dày dân gian được đánh giá cao về hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, để có được hiệu quả tốt nhất, trong quá trình áp dụng bài thuốc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Cách trị đau dạ dày bằng quả sung có thể áp dụng cho các bệnh nhân dạ dày ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vì nước bột quả sung hòa nước ấm có vị chát đặc trưng làm cho trẻ nhỏ khó uống, nên bạn có thể pha loãng hơn bình thường cho trẻ.

– Khi trị dạ dày bằng quả sung, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, cũng như các loại hoa quả, trái cây chua như cam, chanh, dứa… lúc đói. Không thức khuya, làm việc căng thẳng, mệt mỏi… vì đây là những nguyên nhân khiến cho bệnh dạ dày nặng thêm.

– Nếu không mua được quả sung tươi để phơi khô làm thuốc thì bạn có thể tìm mua sung đã sấy khô. Mỗi khi dùng, bạn ngâm 1 – 2 quả sung khô vào trong nước nóng và để qua đêm. Trước khi ăn sáng bạn hãy ăn cả cái và uống nước.

III. Quả sung có công dụng chữa bệnh trĩ như thế nào?

Trong dân gian thường lưu truyền bài thuốc nam quả sung chữa bệnh trĩ được áp dụng rất phổ biến. Theo kinh nghiệm quả sung có thể chữa được cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

Vậy công dụng của quả sung chữa bệnh trĩ như thế nào, nó có chữa được triệt để bệnh trĩ hay không, các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây để có câu trả lời nhé.

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng.

Quả sung có tác dụng tiêu thũng, giải độc, kháng khuẩn, thường áp dụng trong các trường hợp bị viêm ruột, kiết lị, bệnh trĩ lở loét, sa trực tràng, làm sạch ruột và tăng cường hệ tiêu hóa. Từ lâu trong dân gian đã áp dụng quả sung chữa bệnh trĩ hiệu quả và đơn giản.

Sung là một loại quả có tác dụng chữa nhiều bệnh như một số bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, sỏi mật và còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả.

Sung là một loại quả có tác dụng chữa nhiều bệnh như một số bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, sỏi mật và còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả.

Bệnh trĩ từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi đều bị mắc phải và không tha cho một ai.. Thường kèm theo những triệu chứng làm người bệnh khá khó chịu.. Bệnh trĩ được hiểu nôn na như do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở xung quanh hậu môn.

Có 2 dạng đó là trĩ ngoại và trĩ nội… Bệnh trĩ rất khó điều trị dứt điểm, chỉ có khi mới phát hiện khi bệnh trĩ chưa nhiều thì cơ hội chữa hết bệnh cao hơn..

Tuy nhiên bạn cũng không cần qua lo lắng đã có cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung có thể khắc phục hoàn toàn các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra…..

1. Cách phương pháp dùng quả sung chữa bệnh trĩ

Sung là 1 cây mọc hoang và rất quen thuốc trong đời sống hằng ngày..Ít ai ngờ được quả sung lại chứa nhiều chất như quinic acid, glucose, oxalic axit và còn nhiều khoáng chất và các loại vitamin khác rất tốt cơ thể..

Trong dân gian quả sung còn chữa được nhiều bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày.. Trong đo có bệnh trĩ. Cũng vi nhờ trong quả sung có vị ngọt và tính bình mà theo đông y nhờ những đặc tính đó mà chữa bệnh trĩ hiệu quả..

Để dùng quả sung chữa bệnh trĩ, các bạn có thể áp dụng theo 2 cách như dưới đây hoặc kết hợp cả 2 cách để cho hiệu quả nhanh nhất.

a. Nấu canh quả sung

Nguyên liệu chuẩn bị: Bạn lấy khoảng 10 – 20 quả, lòng lợn một đoạn, nấu canh ăn. Món ăn bài thuốc này áp dụng cho cả trường hợp bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nên ăn canh hàng ngày cho tới khi khỏi bệnh.

Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 10 – 20 quả, sắc lấy nước uống.

b. Xông hậu môn bằng quả sung

Cách này trước tiền cần chuẩn bị 1 ít lá sung cùng với 10 quả sung tươi còn xanh, rôi đem rửa sạch cho vào nồi nấu sôi cùng 1 lượng nước vừa đủ, sau khi nước đã sôi thì lấy đem xông hơi với hậu mộn..

Sau khi xông, bạn để cho nước nguội bớt còn khoảng 37 – 38 độ C thì dùng để rửa, không nên rửa khi nước còn quá nóng. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 10 – 15 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Mỗi lần xông khoảng 30p.

Dùng cách này kết hợp chung với cách nấu ăn thì có thể điều trị bệnh trĩ từ bên trong lẫn bên ngoài…

Chưa hết vẫn còn 1 cách cũng hiệu quả và đơn giản vô cùng đó chính là ăn sống trực tiếp quả sung hoặc có thể nấu lên để ăn kết hợp song song với biện pháp bôi nhựa sung vào vùng hậu môn bị trĩ cũng rất hay..

Vì vậy người bệnh cần nhớ làm theo các cách này song song với nhau để chữa bệnh trĩ hiệu quả mà không cần tốn quá nhiều tiền nhé

2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung thay thế quả sung cũng tốt

Ngoài việc có thể sử dụng quả sung chữa bệnh trĩ bạn có thể dùng lá sung thay thế. Đây cũng là cách chữa bệnh trĩ tại nhà cũng rất tốt. Cách dùng lá sung xông hơi hậu môn chữa bệnh trĩ như sau:

Kết hợp dùng lá sung, lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, nghệ. Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nồi đổ nước đun sôi. Trước đó bạn cần chuẩn bị trước một chén nước bồ kết đặc.

Sau khi đun bài thuốc sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 – 20 phút.

Bạn cũng xông cho tới khi nước thuốc nguội bớt thì dùng để ngâm rửa hậu môn thêm khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.

3. Những lưu ý khi bị bệnh trĩ

– Đừng rặn, khiêng nặng: Hầu như ai đi cầu để có hành động này..Tuy nhiên các bác sĩ khuyên cáo không nên rặn vì có thể làm cho búi trĩ lồi ra hậu môn nặng hơn..Vì vậy không nên rặn mà để tự nhiên thì sẽ tốt hơ

– Thay vì dùng giấy vệ sinh để làm sạch thì nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh thì sẽ tốt hơn.. Vì khi dùng giấy để lau chùi thương gây đau và làm tổn thương hậu môn.. Hoặc có thể lựa chọn những loại giấy mềm có độ ẩm thì sẽ hạn chế bị trầy xước vùng trĩ hơn..

– Ngâm hậu môn vào nước muối mỗi ngày chỉ trong 15 phút cũng giúp giảm sưng đau và viêm nhiễm. Vì trong muối có tinh kháng khuẩn và chống viêm cao…

– Những người mập cũng là đối tượng mắc bệnh trĩ cao vì khi trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn.. Vì vậy cần giảm cân ngay lập tức..

– Phụ nữ mang thai cũng có khả năng mắc bệnh trĩ cao.. Chỉ cần các mẹ nằm nghiêngvề bên trái nhiều khoảng 20 phút trong 4 giờ để giảm áp lực của bào thai lên tĩnh mạch hậu môn..

– Ngoài ra ăn uống hợp lý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả.. Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích… Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.. Đặc biệt tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

IV. Tác dụng chữa bệnh sỏi thận, sỏi mật bằng quả sung

Sỏi mật là một trong những bệnh tiêu hóa gây nên vì sự xuất hiện của sỏi sắc tố mật hoặc sỏi cholesterol. Đặc biệt đây cũng là một bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ nó có thể dẫn tới nhiễm khuẩn gan mật hoặc dẫn tới những biến chứng có thể gây tử vong.

Không chỉ có thế mà việc điều trị bệnh sỏi mật cũng khá là khó khăn bởi lẽ tỷ lệ tái phát thường rất cao khoảng từ 30 tới 50%.

Trong dân gian còn lưu truyền lại nhiều cách chữa sỏi mật, sỏi thận, trong đó thường ưa dùng nhất là bài thuốc từ trái sung.

Trong dân gian còn lưu truyền lại nhiều cách chữa sỏi mật, sỏi thận, trong đó thường ưa dùng nhất là bài thuốc từ trái sung.

Nói về bài thuốc chữa bệnh sỏi mật, sỏi gan từ trái sung, lương y Phan Văn Sang – Phòng khám Đông y, thuộc Trung tâm Y tế dự phòng – trạm y tế phường 7, quận Gò Vấp, TP. HCM cho biết: “Sỏi gan, sỏi mật hay sỏi đường niệu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như ăn phải thực phẩm nhiễm độc tố cộng với bộ phận gan suy yếu.

Khi gan suy yếu chức năng, lượng dịch mật được cơ thể tiết ra hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn không được giải phóng hết. Dần dần, dịch mật kết tủa tạo thành khối u gọi là sỏi.

Ngoài phương pháp phẫu thuật cắt bỏ theo Tây y, bài thuốc Nam từ trái sung cũng sẽ làm tiêu tan được sỏi”.

Ông hướng dẫn cách thức bào chế như sau: Chọn hái những trái sung không quá non nhưng cũng không quá già đem đập dập hoặc thái mỏng rồi phơi khô. Tiếp đó, đem lượng sung khô sao vàng hạ thổ, dùng sắc lấy nước uống theo công thức mỗi ngày dùng chừng 200g.

“Cho lượng trái sung khô trên vào nồi, đổ 4 chén nước rồi đun sôi, cô cạn còn 1 chén để uống. Nên chia thuốc uống thành nhiều lần trong ngày sau mỗi bữa ăn bởi có thể gây “choáng”, mệt người do hàm lượng thuốc đậm đặc”, ông Sang hướng dẫn.

Vị lương y bổ sung thêm, liều lượng thuốc 200g/ngày áp dụng đối với cơ thể bình thường. Ngoài ra tuỳ theo từng cơ thể người bệnh mà thầy thuốc thực hiện chế độ gia giảm phù hợp.

Thông thường trẻ em chỉ nên dùng nửa lượng thuốc so với người lớn. Mỗi thang thuốc sau khi sắc thuốc không được đem bỏ ngay mà tiếp tục nấu nước uống thay trà 2 – 3 lần nữa nhằm tận dụng tối đa hoạt chất chứa bên trong dược liệu.

Lương y Sang căn dặn tỉ mỉ người mắc chứng sỏi mật phải chú ý kiêng tránh một số thực phẩm như: Trứng, mỡ, nội tạng động vật và các loại hải sản.

Giải thích tác dụng loại trừ sỏi mật của trái sung khô, ông Sang cho biết hoạt chất chứa trong trái sung khi tiếp xúc với khối sỏi sẽ xảy ra phản ứng. Theo đó, khối sỏi sẽ mềm nhão, tan dần và đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường bài tiết.

Ông tự tin khẳng định những ai mắc bệnh sỏi mật hoàn toàn có cơ hội khỏi bệnh chỉ bằng cách sử dụng bài thuốc nam từ quả sung.

Ông tự tin khẳng định những ai mắc bệnh sỏi mật hoàn toàn có cơ hội khỏi bệnh chỉ bằng cách sử dụng bài thuốc nam từ quả sung.

Người bị sỏi mật thường kéo theo bệnh viêm đại tràng. Theo ông Sang, trường hợp này, có thể áp dụng bài thuốc nam từ cây cỏ sữa lá nhỏ. Cụ thể, nhổ cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô sau đó nấu nước uống hằng ngày. Mỗi ngày dùng khoảng 40g.

Theo kinh nghiệm của mình, lương y Sang cho biết vẫn có thể sử dụng cây cỏ sữa ở dạng tươi. Tuy nhiên dạng thuốc khô cho công dụng tốt hơn: “Quả sung hay cây cỏ sữa đều dễ dàng tìm kiếm khắp mọi nơi.

Chỉ cần chịu khó, người bệnh có thể tự bào chế thuốc nam chữa bệnh cho mình, không hề tốn kém tiền bạc.

Mọi người tự tìm thảo dược bào chế thuốc chữa một số bệnh, xung quanh chúng ta cây thuốc nhiều vô kể nhưng vẫn chưa được tận dụng đúng mức”, ông Sang nói.

V. Tác dụng của quả sung với bà bầu, phụ nữ mang thai và bà đẻ như thế nào?

Không ngờ loại quả quen thuộc, rẻ tiền này lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.

Sung vốn là một loại quả bình dị, thân thuộc với người dân Việt Nam. Ít ai ngờ nó lại là vị thuốc quý, vô cùng bổ dưỡng và còn giúp ngừa ung thư. Dưới đây là 10 lợi ích đối với sức khỏe khi ăn sung.

Tác dụng của quả sung đối với bà bầu như chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.

Tác dụng của quả sung đối với bà bầu như chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.

1. Lợi ích của quả sung đối với riêng mẹ bầu, bà đẻ, quả sung có tốt cho bà bầu ko?

Ngoài những công dụng chung đối với sức khỏe như trên, sung còn là một trong những loại “siêu thực phẩm” bà bầu nên ăn trong thai kỳ vì những lý do dưới đây:

– Giảm ốm nghén hiệu quả

Hàm lượng vitamin B6 trong quả sung đã từ lâu được cho là rất có lợi với mẹ bầu bị ốm nghén và giảm triệu chứng này hiệu quả.

– Giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ có trong quả sung được coi là hơn hẳn bất cứ loại trái cây hay rau quả xanh nào khác. Trong quả sung có cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Chúng giúp mẹ bầu ngăn ngừa được một trong những vấn đề khó chịu nhất khi mang thai là chứng táo bón. Ngoài ra, enzyme có trong quả sung còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp mẹ bầu hạn chế ợ nóng, ợ chua.

– Phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật

Với hàm lượng kali cao trong quả sung sẽ có tác dụng giữ ổn định huyết áp và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật – một biến chứng có thể cướp đi tính mạng của mẹ khi sinh đẻ.

– Tốt cho não thai nhi

Quả sung chứa một hàm lượng nhất định Omega-3, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, đồng thời giúp mẹ có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai.

2. Bà bầu ăn quả sung xanh có tốt không, ăn quả sung có tốt cho bà bầu?

Vì những lý do trên, quả sung là một trong những loại trái cây được các chuyên gia khuyên bà bầu nên ăn mỗi ngày.

Đặc biệt, sung rất dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: muối chua ngọt, nấu cháo, kho cùng thịt, làm mứt,… Tuy nhiên, những mẹ bầu bị chứng huyết áp thấp thì không nên ăn sung.

– Sung chứa nhiều omega 3

Quả sung khô chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ đồng thời giúp bạn có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai.

– Khống chế chứng bệnh cao huyết áp ở bà bầu

Kali chứa trong quả sung có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Trong trái sung còn có một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi.

– Trị táo bón ở bà bầu

Một chứng bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai đó là táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Có thể khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước; do cuối thai kỳ, thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị táo bón… Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào cũng khiến bà bầu hết sức khó chịu.

Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào.

Nó có chứa hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón.

Quả sung có tác dụng gì, ăn quả sung chữa bệnh gì, có tốt ko?

Quả sung có tác dụng gì, ăn quả sung chữa bệnh gì, có tốt ko?

Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả.

Một bài thuốc khác chế biến từ quả sung khắc phục được táo bón cho phụ nữ mang thai như sau: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Ngoài ra, quả sung cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ.

– Quả sung chứa nhiều vitamin

Quả sung còn chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai.

– Lợi sữa

Sản phụ sau khi sinh có thể bị thiếu sữa, đừng quá lo lắng, vì quả sung có thể tăng khả năng tiết sữa.

Các khoáng chất có trong trái sung sẽ có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, điều này có lợi cho sự chào đời của bé. Hãy sử dụng bài thuốc sau để có nhiều sữa cho bé nhé:

Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

– Chữa viêm họng, ho khan

Sung không chỉ là một loại trái cây dinh dưỡng cao mà con là một loại thuốc tốt và an toàn cho thai phụ. Nó có thể giúp giảm nhiệt và thải chất độc hại, đặc biệt là có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy, bệnh trĩ và đau cổ họng… Một số bài thuốc từ quả sung như sau:

Chữa viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. Cũng có thể dung sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

Chữa ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

– Chữa sưng vú ở sản phụ

Rửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú.

Ngoài quả thì lá sung cũng có tác dụng rất tốt, giúp bình ổn hàm lượng isulin trong máu đối với thai phụ mắc tiểu đường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh đau bụng, và giảm cảm giác ốm nghén.

Lá sung còn dùng để chữa hậu môn chảy máu bằng cách: rửa sạch 30 gam lá, đem nấu sôi, lấy nước rửa ngày 2 lần lúc nước còn ấm.

– Quả sung giúp mẹ bầu không bị thừa cân

Chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.

– Bên cạnh đó, chất Psoralens, một chất có trong sung có tác dụng giảm sám, nạm da cho bà bầu.

VI. Quả sung có chữa được bệnh tiểu đường không?

Lượng kali dồi dào trong quả sung giúp ổn định đường huyết sau khi ăn cho bệnh nhân tiểu đường. Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt chát, có công dụng kiện tỳ, tiêu thũng, nhuận trường,…

Theo các nghiên cứu khoa học, trong quả sung có chứa nhiều hàm lượng khoáng chất, vitamin A, B1, B2, canxi, sắt, phốt pho, mangan, natri, kali, clo và chất xơ.

Chúng ta cùng tìm hiểu cách chữa bệnh tiểu đường bằng quả sung, nhờ thành phần nào trong quả sung đem lại giá trị tích cực hỗ trợ điều trị căn bệnh nan y

Chúng ta cùng tìm hiểu cách chữa bệnh tiểu đường bằng quả sung, nhờ thành phần nào trong quả sung đem lại giá trị tích cực hỗ trợ điều trị căn bệnh nan y

Ngoài tác dụng trị táo bón, trĩ, ho, chứng khó tiêu, viêm phế quản, hen xuyễn, bà mẹ tắc sữa có thể dùng quả sung hầm với chân giò sẽ kích thích sữa về cho em bé bú.

1. Căn cứ vào đâu khẳng định bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng quả sung?

Theo một nghiên cứu mới đây từ Hiệp hội đái tháo đường của Mỹ cho hay, quả sung có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2, bằng cách hỗ trợ điều chỉnh lượng cần thiết của cơ thể.

Sung chứa nhiều kali, nhất là trong quả sung khô, lượng kali này được hỗ trợ điều chỉnh lượng đường hấp thu vào từ thức ăn sau bữa ăn. Kali trong quả sung giúp kiểm soát đường huyết tăng/ giảm đột ngột thất thường, giúp hỗ trợ ổn định đường huyết.

2. Dùng quả sung như thế nào mới đúng và đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tại nhà?

– Chiết suất từ quả sung có thể giúp duy trì lượng axit béo và vitamin E trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường.

– Như đã nói ở trên, sung khô có chứa lượng kali dồi dào hơn quả tươi, tốt nhất bạn nên sơ chế sung rồi phơi khô, dùng để sắc nước hoặc hãm nước uống hàng ngày giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.

– Ngoài ra, quả sung tươi đem muối và dùng ăn kèm với các món ăn khác đều rất ngon và để được lâu không sợ chua hay hư hỏng.

– Quả sung có thể dùng nấu với các món hầm, làm gỏi chua, dùng ăn sống cùng các loại rau khác,…

Vậy nên, kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường bằng quả sung từ dân gian là một cách để bệnh nhân lựa chọn áp dụng tại nhà, vừa đơn giản, ít tốn kém.

3. Thành phần của quả sung giúp hỗ trợ các biến chứng tiểu đường như thế nào?

Các biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch, thần kinh, mạch máu, huyết áp, nhiễm trùng, loãng xương,… là những hậu quả có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.

Vì nếu không kiểm soát tốt, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề, người bệnh có thể mang thương tật suốt đời hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Sau đây là một vài công dụng mà quả sung hỗ trợ kiểm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường:

– Lượng kali trong quả sung đảm bảo lượng đường trong máu ít có trồi sụt thất thường, giảm nguy cơ xảy đến các biến chứng cấp tính nguy hiểm.

– Đối với bệnh nhân tiểu đường kèm theo bệnh cao huyết áp, nhất là những bệnh nhân cao tuổi, lượng kali trong quả sung sẽ giúp bình ổn huyết áp.

– Lượng pectin chứa trong quả sung giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển. Đồng thời loại hoạt chất này còn giúp giảm lượng mỡ dư thừa, cholesterol xấu.

– Các vấn đề về xương khớp, loãng xương do tiểu đường gây ra, quả sung chứa một lượng lớn canxi giúp cải thiện vấn đề này cho người bệnh.

Bạn thấy đấy, một quả sung nhỏ nhắn có thể làm nên kỳ tích đối với vấn đề do căn bệnh nan y – tiểu đường gây ra, vậy nên, bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng quả sung. Để đạt hiệu quả tốt nhất, sử dụng liều lượng phù hợp bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y nhé!

Kết luận, chữa bệnh tiểu đường bằng quả sung là một cách điều trị trong dân gian. Nếu biết cách sử dụng và kiên trì đều đặn trong thời gian dài; Đồng thời, duy trì một chế độ ăn uống điều độ, có lối sống khoa học, chắc chắn bạn sẽ sống thọ với căn bệnh nan y này.

VII. Tác dụng của quả sung đối với nam giới – Sung mãn trong mỗi cuộc yêu

Không phải ai cũng biết, ăn trái sung còn giúp nam giới thêm sung mãn trong mỗi cuộc “yêu”. Cùng tìm hiểu về tác dụng của trái sung giúp tăng cường ham muốn cho nam giới nhé.

Theo Đông y, Sung có vị ngọt, hơi chát, tính bình giúp tăng cường tiêu hóa, giải độc, làm sạch ruột, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giúp kích thích ham muốn tình dục ở nam giới.

Theo y học hiện đại, trái sung còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, dextroza, fractoza, các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khiến nam giới thêm khỏe mạnh và cường tráng.

Ngoài công dụng chữa một số bệnh, loại quả phổ biến này còn có thể khơi dậy sức sống cho cuộc yêu của các cặp vợ chồng bởi vì chúng bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Đây còn là hợp chất tăng cường khả năng sinh sản, chữa yếu sinh lý và giúp quý ông giữ được độ cương cứng tuyệt vời. Thêm vào đó, hàm lượng chất xơ trong quả sung còn giúp đào thải một lượng mỡ thừa ra khỏi cơ thể làm cho vòng eo của phụ nữ trở nên gợi càm và quyễn rũ hơn, vòng bụng được nhẹ nhàng hơn, giúp căng tràn cảm xúc tình ái để sẵn sàng cho một cuộc “yêu” hoàn hảo.

Sung là một thứ quả dân dã nhưng lại được biết đến như một loại thần dược giúp quý ông tăng sung mãn trong mỗi cuộc.

Sung là một thứ quả dân dã nhưng lại được biết đến như một loại thần dược giúp quý ông tăng sung mãn trong mỗi cuộc.

Bên cạnh lượng chất xơ, trong trái Sung còn chữa hợp chất Amino Axít. Đây là loại hợp chất không chỉ làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng mà còn thu ngắn thời gian trở lại ‘sàn đấu’ của quý ông. Hàm lượng Amino Axit trong quả sung được chứng minh là dưỡng chất để điều trị chứng xuất tinh sớm.

Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể và duy trì sức khỏe hệ tim mạch, những yếu tố tuyệt vời giúp các quý ông thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ hơn khi “lâm trận”.

Để tăng khả năng tình dục, bạn hãy ngâm 2-3 quả sung chín trong sữa qua một đêm rồi sau đó ăn vào sáng sớm hoặc làm thực phẩm chế biến thành các món ăn ngon để cải thiện khẩu vị như: sung kho thịt, sung kho cá, sung om lươn, nộm sung chua ngọt,….

Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong sung có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng sinh lý, tình dục của bạn, nhằm khắc phục rối loạn chức năng tình dục như vô sinh, sức chịu đựng, hay rối loạn chức năng cương dương.

Đây là một phần chủ yếu của thần thoại và văn hóa, và nó được xem là một loại thuốc giúp kích thích sinh sản mạnh mẽ, bổ sung tình dục.

VIII. Tác dụng của quả sung trong việc chữa bệnh viêm khớp

Quả sung rất quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên ít ai biết quả sung còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong đó, việc uống nước từ quả sung hay ăn quả sung hằng ngày có tác dụng chữa bệnh xương khớp, đau khớp do thoái hóa khớp cực kỳ hiệu quả.

Nếu bạn đang có người thân gặp phải trường hợp này thì hãy tham khảo bài viết chữa bệnh xương khớp bằng quả sung!

Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp…

Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng nên có thể sử dụng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da…

Nguyên nhân chính đưa đến bệnh xương khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khớp khi cử động hoặc vận động.

Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).

– Cách sử dụng quả xung chữa bệnh xương khớp

Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Ăn hằng ngày có thế chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả. (Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, thuốc sẽ có hiệu quả khác nhau)

XI. Quả sung ngâm rượu được không, tác dụng của quả sung ngâm rượu là gì?

Sung là loại quả rất thân thuộc với người dân Việt Nam, tuy nhiên lại rất ít người biết tác tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của quả sung khô. Thông tin này mình sẽ chia sẻ với các bạn tác dụng và cách ngâm rượu trái sung khô.

Trong Đông y, quả sung được xem là một vị thuốc. ... thường hoặc chế biến làm kem, nhân mứt bánh, nước trái cây, ngâm rượu giúp giải nhiệt.

Trong Đông y, quả sung được xem là một vị thuốc. … thường hoặc chế biến làm kem, nhân mứt bánh, nước trái cây, ngâm rượu giúp giải nhiệt.

1. Cách ngâm rượu sung khô đơn giản

Nguyên liệu ngâm rượu trái sung

  • 3kg sung tươi (hoặc 1kg sung khô)
  • 3 lít rượu trắng 35 đến 45 độ
  • Bình thủy tinh ngâm rượu

Chú ý: Rượu để ngâm sung tốt nhất là nên sử dụng rượu nếp cái, như vậy rượu sung sẽ tốt và ngon hơn.

Bước 1: Chuẩn bị sung để ngâm rượu

Chúng ta có hai điểm xuất phát đó là trái sung tươi và trái sung khô. Nếu ta có trái sung khô luôn thì sẽ nhanh hơn, nhưng nếu ta có trái sung tươi thì cũng không sao, chỉ cần chuyển từ khô sang tươi là được.

Đối với trái sung tươi, bạn rửa sạch để ráo nước, sau đó đem phơi dưới ánh nắng mặt trời, nên phơi dưới nắng to đến khi khô.

Bạn cũng có thể mua được sung đã khô sẵn, thời đại bây giờ chính là cái gì cũng có bán chỉ lo mình có tiền để mua không thôi. Sau khi đã có sung khô, ta sẽ tiến hành ngâm rượu sung thôi.

Bước 2: Ngâm rượu trái sung

Trước khi ngâm rượu ta cần phải chắc chắn rằng bình thủy tinh ta chuẩn bị để ngâm rượu đã sạch và khô không còn một giọt nước nào. Độ sạch của bình sẽ tỉ lệ thuận với độ thành công của việc ngâm rượu sung đó.

Bạn cho 1kg sung khô vào trong bình rượu, sau đó đổ rượu trắng lên trên, cuối cùng đậy kín nắp rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Chúc mừng bạn đã hoàn thành xong rượu ngâm trái sung, giờ yếu tố còn lại là thời gian thôi, chờ 1 tháng là có thể mang ra dùng rồi. Tuy nhiên mình vẫn phải chú ý một điều đó là thuốc cũng cần phải uống đúng liều, đúng loại, đúng thời gian, rượu sung cũng vậy.

Mỗi ngày ta chỉ nên uống 2 chén rượu sung vào bữa ăn, mỗi chén khoảng 30ml. Rượu sung để nhà dùng, rượu sung làm quà biếu cũng rất quý nhé.

Đây chính là cách ngâm rượu trái sung khô rất tốt mà các bạn nên tham khảo. Ngoài cách ngâm rượu trái sung khô, bạn cũng có thể ăn trực tiếp quả sung hoặc lấy mỗi ngày lấy 30g sung khô sắc lấy nước uống.

2. Tác dụng của quả sung ngâm rượu

– Quả sung khô giúp cải thiện chức năng sinh lý cho cả 2 giới.

Nguyên nhân là bởi trong quả sung khô có chứa một số các chất như kem, mangan và magie có tác dụng thúc đẩy, tăng cường khả năng sinh lý cho cả 2 giới, tăng ham muốn và thời gian quan hệ.

– Quả sung khô giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

Trong quả sung khô có chứa rất nhiều các khoáng chất sắt, là một chất rất quan trọng trong việc tổng hợp và đưa hồng cầu đi khắp cơ thể.

Vì vậy các bạn gặp phải tình trạng thiếu máu có thể sử dụng quả sung khô để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

X. Các bài thuốc chữa bệnh khác từ quả sung

Sung là loài cây có lịch sử hàng ngàn năm với phạm vi sinh sống trải rộng khắp nơi trên thế giới. Công dụng của quả sung được y học cổ truyền cũng như y học hiện đại công nhận.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ loại quả quen thuộc này. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh được BS Hoàng Khánh Toàn đưa ra:

Quả sung không chỉ dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình

Quả sung không chỉ dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình

Viêm họng: Bạn sử dụng sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng, hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

Ho khan không có đờm: Lấy một lượng sung chín vừa đủ, rửa sạch, giã nát, rồi vắt lấy nước ép, uống mỗi ngày một lần sẽ trị chứng ho khan có đờm rất tốt.

Táo bón: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Hoặc lấy 10 quả sung tươi đem rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 6-9 g với nước ấm.

Rối loạn tiêu hóa: Sung 30 g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi lần lấy 10 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120 g, móng lợn 500 g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sửa không có hoặc có rất ít.

– Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: Rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày.

– Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng.

– Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5 ml hòa trong nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ.

XI. Một số tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng

Lương Y Vũ Quốc Trung lên tiếng về thông tin ăn quả sung sẽ sung mãn mỗi ... Đặc biệt, không nên ăn quả sung có nổi nấm mốc hoặc quả có mùi chua, thối

Lương Y Vũ Quốc Trung lên tiếng về thông tin ăn quả sung sẽ sung mãn mỗi … Đặc biệt, không nên ăn quả sung có nổi nấm mốc hoặc quả có mùi chua, thối

– Xuất huyết

Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.

– Tụt đường huyết

Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.

– Oxalate có hại

Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

Lưu ý khi ăn quả sung: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn quả sung nếu có vấn đề nghiêm trọng về thận.

Quả sung chứa oxalate – hợp chất tự nhiên có thể gây hại khi tích tụ trong máu. Thông thường, thận sẽ lọc bỏ hợp chất này ra nhưng khi không khỏe mạnh, thận sẽ không thể thực hiện chức năng này.

Ăn quá nhiều sung cũng có thể làm tình trạng sức khỏe thận, mật gặp vấn đề. Do đó cần hết sức lưu ý khi tiêu thụ loại trái cây này.

XII. Cách ăn quả sung chín, sung tươi hoặc sung sấy khô đúng cách

Quả sung là loại quả có vị ngọt dịu và hương thơm ngọt ngào đặc biệt. Mặc dù quả sung thường được ăn khi đã sấy khô nhưng sung tươi cũng rất dễ ăn.

Quả sung có thể để ăn không hoặc kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Dưới đây là hướng dẫn cách thưởng thức thứ quả tuyệt vời này:

Cách ăn quả sung chín, sung tươi hoặc sung sấy khô đúng cách

Cách ăn quả sung chín, sung tươi hoặc sung sấy khô đúng cách

1. Những điều cơ bản khi ăn quả sung

– Ăn quả sung tươi hoặc sung sấy khô. Quả sung rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh và khó vận chuyển nên ở nơi có khí hậu mát mẻ sẽ rất khó tìm mua sung tươi, đặc biệt là khi không phải mùa hè.

Mặt khác, sung sấy khô lại được bày bán quanh năm ở các cửa hàng thực phẩm.

Dù ăn bằng cách nào thì quả sung vẫn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mỗi 50 g quả sung chứa 37 calo, trung bình 1,45 g chất xơ, 116 mg kali, 0,06 mg mangan và 0,06 mg vitamin B6.

– Chọn quả sung chín để ăn. Kích thước và màu sắc của sung chín rất đa dạng nhưng thông thường, quả sung sẽ rất mềm. Khi chạm vào, quả sung chín sẽ đàn hồi và có mùi ngọt rất nồng.

  • Không ăn quả sung còn cứng hoặc quả bị bầm, dập.
  • Tuy nhiên, những quả hơi bị xước vẫn có thể ăn được vì nó không ảnh hưởng đến mùi vị hay chất lượng của quả.
  • Ngoài ra, không nên ăn quả sung có nổi nấm mốc hoặc quả có mùi chua, thối.
  • Quả sung chín có thể có màu xanh lam, nâu, vàng hoặc tím đậm.
  • Nên ăn quả sung càng tươi càng tốt.
  • Quả sung có thể đem bảo quản 2-3 ngày sau khi thu hoạch nhưng sau đó sẽ bắt đầu bị hư dần

– Rửa quả sung tươi trước khi ăn. Rửa quả sung với nước lạnh rồi dùng khăn giấy sạch nhẹ nhàng lau khô.

  • Không nên dùng bàn chải để chà rửa bên ngoài quả.
  • Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng tay chà nhẹ để loại bỏ bụi bẩn bám trên vỏ.
  • Nhẹ nhàng xoay và ngắt bỏ cuống quả trong khi rửa.

– Loại bỏ tinh thể đường. Có thể rắc 1 thìa cà phê (5 ml) nước lên ½ cốc (125 ml) quả sung và cho vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong 1 phút để loại bỏ tinh thể đường.

Trên quả sung chín thường có sirô ngọt rỉ ra và kết tinh trên bề mặt. Những quả này vẫn có thể ăn được nhưng cần phải loại bỏ các tinh thể trên bề mặt nếu muốn quả sung có kết cấu đẹp mắt.

2. Ăn quả sung tươi

– Ăn nguyên quả. Quả sung có vị ngọt dịu và có thể để ăn tươi.

  • Vỏ quả sung có thể ăn được. Vì vậy, bạn không cần gọt vỏ sung trước khi ăn mà chỉ cần ngắt bỏ cuống rồi ăn toàn bộ phần quả và vỏ.
  • Có thể gọt vỏ nếu không thích kết cấu của vỏ. Sau khi xoay để ngắt bỏ cuống, hãy dùng tay nhẹ nhàng gỡ lớp vỏ quả sung từ phần cuống.
  • Để thưởng thức hương vị bên trong quả sung mà không cần gọt vỏ, bạn có thể cắt đôi quả ra.
  • Một tay cầm quả sung, tay kia dùng dao cắt đôi quả theo chiều dọc. Như vậy, bạn có thể dễ dàng thưởng thức vị ngọt bên trong quả.

– Thưởng thức quả sung với phô mai chua. Cách thông thường để thưởng thức quả sung tươi đó là rắc một ít phô mai hoặc sản phẩm sữa lên để ăn kèm. Tuy nhiên, nên dùng sản phẩm sữa có vị chua, ngọt thay vì vị nồng và hơi đắng.

  • Cắt đôi quả sung và đặt một miếng phô mai kem lên.Bạn có thể dùng phô mai kem tươi hoặc phô mai kem có hương vị.
  • Quả sung ăn kèm với phô mai có thể dùng cho bữa ăn nhẹ hoặc để khai vị.
  • Nấu chảy miếng phô mai xanh trong quả sung. Ngắt bỏ cuống quả rồi cắt một đường hình chữ “x” nhỏ trên quả sung.
  • Nhồi vào bên trong quả một miếng phô mai xanh rồi đem nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút.
  • Có thể kết hợp các sản phẩm sữa béo như Mascarpone và kem Crème fraiche với quả sung.

– Chần quả sung. Bạn có thể chần quả sung trên bếp lửa hoặc chần trong nồi hầm. Dùng khoảng 2 cốc (500 ml) nước cho mỗi 8 quả sung.

  • Bạn có thể dùng rượu vang tăng cường dưỡng chất hoặc rượu vang được đun liu riu với gia vị có tính ấm như quế, đinh hương hoặc hoa hồi.
  • Nếu muốn, bạn có thể dùng nước ép hoa quả hoặc giấm có hương vị như giấm Balsamic.
  • Đun liu riu quả sung trong 10-15 phút trên bếp lửa.
  • Chần quả sung trong nồi hầm khoảng 23 tiếng.
  • Quả sung chần thường được ăn kèm với sữa chua, sản phẩm sữa béo hoặc món tráng miệng đông lạnh.

– Làm mứt sung. Trộn 450 g quả sung cắt nhỏ với 1 cốc (250 ml) đường trong nồi. Đun dưới ngọn lửa nhỏ trong 30 phút đến khi tạo thành mứt.

– Dùng để nướng bánh. Quả sung có thể dùng làm nguyên liệu cho các món bánh mì, bánh kem, bánh Muffin và các loại bánh nướng từ bột mì khác.

  • Kết hợp với các loại hoa quả khác.
  • Ví dụ, bạn có thể kết hợp quả sung cắt nhỏ với món bánh đào hoặc kết hợp với các món bánh hay món tráng miệng từ quả mâm xôi, chanh và cam.
  • Biến quả sung thành tâm điểm của sự chú ý. Bạn có thể làm món bánh nướng với nguyên liệu chính là quả sung thay vì kết hợp quả sung với các loại quả khác.
  • Ví dụ, bạn có thể làm bánh Tart quả sung hoặc nướng quả sung cắt nhỏ trong bánh bông lanh hoặc bánh kem sữa chua.
  • Dùng quả sung để trang trí. Cắt quả sung làm 2 hoặc 4 phần để trang trí bánh kem và các món tráng miệng tương tự.
  • Vị của quả sung rất hợp với bánh kem có lớp kem béo như kem phô mai, hoặc bánh kem kết hợp với các loại hạt như bánh hạnh nhân.

3. Ăn quả sung khô

Quả sung khô là gì? Tác dụng của quả sung khô chữa bệnh gì: điều trị bệnh sỏi mật, sỏi gan, ung thư, bệnh trĩ, tiêu hóa kém

Quả sung khô là gì? Tác dụng của quả sung khô chữa bệnh gì: điều trị bệnh sỏi mật, sỏi gan, ung thư, bệnh trĩ, tiêu hóa kém

– Thưởng thức quả sung khô. Quả sung sấy khô có thể để ăn không giống như nho sấy khô hoặc các loại hoa quả sấy khô khác. Đây là cách đơn giản nhất để dùng quả sung làm món ăn nhẹ.

– Tái thủy hóa sung sấy khô. Khi dùng sung sấy khô để nấu ăn, bạn nên tái thủy hóa để quả sung phình to và mọng nước hơn.

  • Có thể ngâm quả sung sấy khô vào nước hoặc nước ép hoa quả và để qua đêm.
  • Một cách hiệu quả hơn để tái thủy hóa sung sấy khô đó là đun liu riu trong nước hoặc nước ép hoa quả khoảng vài phút.
  • Dù chọn cách nào, bạn cũng chỉ nên cho nước vào vừa ngập quả sung.

– Dùng để nướng bánh. Quả sung sấy khô và sung đã tái thủy hóa đều có thể dùng làm nguyên liệu cho các món bánh nướng.

  • Dùng làm nguyên liệu cho bánh mì, bánh kem, bánh Muffin sẽ tốt hơn làm nguyên liệu cho bánh Pie và bánh Tart.
  • Trộn quả sung sấy khô vào bột làm bánh nướng (bánh có nguyên liệu bột mì) trước khi đem nướng.
  • Thay các loại quả sấy khô khác bằng quả sung sấy khô. Thay vì làm bánh quy từ nho khô và bột yến mạch, bạn hãy thử làm bánh từ quả sung khô và bột yến mạch.
  • Hoặc thay vì cho quả mọng chua sấy khô vào bột bánh Muffin, bạn hãy cho quả sung sấy khô vào.

– Cho quả sung vào bột yến mạch hoặc cháo. Một cách đơn giản khác để thưởng thức quả sung sấy khô đó là rắc vài quả lên món yến mạch cho bữa sáng. Quả sung sẽ tạo vị ngọt dịu nhẹ cho món ăn.

– Khuấy một vài quả sung sấy khô vào phô mai tươi hoặc sữa chua. Để chuẩn bị một bữa trưa nhẹ, bạn có thể trộn một nắm quả sung sấy khô vào một phần phô mai tươi hoặc sữa chua. Những sản phẩm sữa có vị chua và béo này rất phù hợp với vị ngọt dịu của quả sung.

Vậy là Massageishealthy đã giới thiệu đến bạn những tác dụng của quả sung đối với sức khỏe chúng ta, cho cả bà bầu, trẻ em và nam giới. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

Ngày chỉnh sửa cuối: 09/02/2019

You may also like

You cannot copy content of this page