Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Dinh dưỡng ✅ 22 loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi, 5 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn

22 loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi, 5 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Các loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi có thể liệt kê ra như hạt quả óc chó, hạt quả macca (mắc ca), quả hạnh nhân, hạt chia, hạt quả dẻ cười, hạt quả hồ đào, hạt lanh, hạt quả thông, bà bầu không nên ăn các loại hạt cứng, trái cây mang tính ôn nhiệt, đồ ngọt, món ăn giàu chất béo hay nhiều dầu mỡ.

22 loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi, 5 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn

22 loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi, 5 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

I – Phụ nữ mang thai nên ăn hạt dinh dưỡng gì để giúp con thông minh, khỏe mạnh?

Các loại hạt dinh dưỡng tốt cho bà bầu không chỉ là món ăn vặt lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng tương đương với các loại trái cây.

Đặc biệt đối với các bà mẹ mang thai, những hạt này sẽ giúp chị em phần nào cân bằng và bổ sung dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho thai nhi tốt nhất. Những loại hạt dinh dưỡng tốt cho bà bầu là những hạt/quả nào? Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu nhé!

1. Hạt quả Óc chó – Tên tiếng Anh Walnuts

Hạt quả Óc chó - Tên tiếng Anh Walnuts

Hạt quả Óc chó – Tên tiếng Anh Walnuts

Hạt quả óc chó là gì? walnuts là gì? tên tiếng anh hạt quả óc chó? tác dụng/công dụng của hạt quả óc chó? tác dụng của hạt quả óc chó đối với sức khoẻ và trí tuệ/trí thông minh bà bầu và thai nhi? bà bầu ăn gì giúp con thông minh?

Óc chó là một trong số các loại hạt có chứa hàng lượng acid béo Omega 3 cao nhất, loại chất béo không bão hòa đa này chỉ được tìm thấy trong một số ít các loại thực phẩm. Chất béo Omega 3 có lợi cho phát triển trí não. Nhiều phụ nữ mang thai được khuyến khích ăn nhiều cá để bổ sung Omega – 3.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng thích ăn cá và quá trình làm cá cũng mất khá nhiều thời gian. Trong trường hợp này, hạt óc chó có thể là một nguồn bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu và dễ mang theo bên người, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi.

Bên cạnh đó, hạt óc chó còn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn giúp làm giảm cholesterol và phòng chống bệnh tim mạch.

2. Hạt quả Macca (mắc ca) – Tên tiếng Anh Macadamia Nuts

Hạt quả Macca (mắc ca) - Tên tiếng Anh Macadamia Nuts

Hạt quả Macca (mắc ca) – Tên tiếng Anh Macadamia Nuts

Hạt quả mắc ca là gì? macadamia là gì? tên tiếng anh hạt quả mắc ca? tác dụng/công dụng của hạt quả mắc ca? tác dụng của hạt quả mắc ca đối với sức khoẻ và trí tuệ/trí thông minh bà bầu và thai nhi? bà bầu ăn gì giúp con thông minh?

Hạt macca (mắc ca / macadamia) cũng là một trong các loại hạt được các mẹ tìm kiếm nhiều nhất vì chúng mang lại nhiều dưỡng chất như chất khoáng, Omega 3 và các loại vitamin và nhiều loại chất xơ.

Đối với người mẹ đang mang thai ăn loại quả này ngay từ đầu thai kỳ sẽ giúp góp phần tích lỹ năng lượng cho thai nhi bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ sinh ra thông minh khỏe mạnh và cứng cáp. Bổ sung cho các mẹ các dưỡng chất bồi bổ sức khỏe để chuẩn bị cho một lần vượt cạn.

Với các mẹ bị nghén thì hạt macca là giải pháp tốt nhất làm khẩu phần ăn của mẹ thêm phong phú. Đối với trẻ nhất là độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi là độ tuổi phát triển trí não toàn diện thì việc bổ sung các dưỡng chất có trong hạt macca là điều rất quan trọng.

3. Bà bầu nên ăn quả Hạnh nhân – Tên tiếng Anh Almonds

Hạt quả Hạnh nhân - Tên tiếng Anh Almonds

Hạt quả Hạnh nhân – Tên tiếng Anh Almonds

Hạt quả hạnh nhân là gì? almonds là gì? tên tiếng anh hạt quả hạnh nhân? tác dụng/công dụng của hạt quả hạnh nhân? tác dụng của hạt quả hạnh nhân đối với sức khoẻ và trí tuệ/trí thông minh bà bầu và thai nhi? bà bầu ăn gì giúp con thông minh?

Trong thành phần của hạt hạnh nhân bao gồm folate, omega-3 và axit folic. Vì vậy, sử dụng loại hạt này là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai, đồng thời giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ.

Khi sử dụng hạt hạnh nhân còn giàu magie giúp giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.

4. Hạt Chia – Tên tiếng Anh Chia Seeds

Hạt Chia - Tên tiếng Anh Chia Seeds

Hạt Chia – Tên tiếng Anh Chia Seeds

Hạt chia là gì? chia seeds là gì? tên tiếng anh hạt chia? tác dụng/công dụng của hạt chia? tác dụng của hạt chia đối với sức khoẻ và trí tuệ/trí chia minh bà bầu và thai nhi? bà bầu ăn gì giúp con chia minh? cách sử dụng/chế biến/cách ăn và bảo quản hạt chia?

Hạt chia chắc các bạn cũng đã biết. Các mẹ nên bổ sung loại hạt này không chỉ trong thai kỳ mà cho cả các bé khi đang đến tuổi phát triển. Trong loại hạt này có chứa hàm lượng cao các axit béo Omega-3 tốt cho việc tái tạo hệ thống tế bào thần kinh cũng như trí não.

Ngoài ra hàm lượng axit folic có trong 100g hạt chia chứa 83.33mcg, cao gấp 2 lần so với rau diếp. Axit folics đặc biệt quan trọng với bà bầu để bổ sung thêm hồng cầu và phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh của thai nhi và giúp thai nhi khỏe mạnh, thông minh hơn.

5. Hạt quả dẻ cười – Tên tiếng Anh Pistachios

Hạt quả Dẻ cười - Tên tiếng Anh Pistachios

Hạt quả Dẻ cười – Tên tiếng Anh Pistachios

Hạt quả dẻ cười là gì? pistachios là gì? tên tiếng anh hạt quả dẻ cười? tác dụng/công dụng của hạt quả dẻ cười? tác dụng của hạt quả dẻ cười đối với sức khoẻ và trí tuệ/trí dẻ cười minh bà bầu và thai nhi? bà bầu ăn gì giúp con dẻ cười minh?

Hạt quả dẻ cười chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Trong hạt dẻ cười chứa vitamin C giúp thai phụ giảm mệt mỏi và giảm stress. Hạt dẻ cười còn chứa các vitamin nhóm B như folacin, khoáng chất: canxi, sắt, phốt pho, man giê, man gan, đồng, kẽm, selen và nguồn kali dồi dào.

Hạt dẻ cười giàu axit béo đơn không bão hòa như axit oleic, có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu.

Đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong cơ thể bà bầu. Hạt dẻ cười còn là nguồn tuyệt vời của các chất chống oxy hóa như caroten, vitamin E và các hợp chất polyphenolic, thúc đẩy khả năng miễn dịch của người mẹ.

Nhiều loại vitamin B phức tạp quan trọng như riboflavin, niacin, thiamin, axit pantothenic, vitamin B6 và folate nên hạt dẻ cười có thể hỗ trợ tối ưu phát triển thai nhi.

Đồng thời, các chất này cũng cần thiết trong quá trình trao đổi chất, truyền dẫn thần kinh cũng như tổng hợp hồng cầu trong cơ thể người mẹ.

6. Hạt quả Hồ đào – Tên tiếng Anh Pecan Nuts

Hạt quả Hồ đào - Tên tiếng Anh Pecan Nuts

Hạt quả Hồ đào – Tên tiếng Anh Pecan Nuts

Hạt quả hồ đào là gì? pecan nuts là gì? tên tiếng anh hạt quả hồ đào? tác dụng/công dụng của hạt quả hồ đào? tác dụng của hạt quả hồ đào đối với sức khoẻ và trí tuệ/trí hồ đào minh bà bầu và thai nhi? bà bầu ăn gì giúp con hồ đào minh?

Quả hồ đào còn có tên gọi khác là quả óc chó dài, quả óc chó trơn là một loại quả được mệnh danh là “quả thần dược”. Quả hồ đào đã được mệnh danh là quả cải lão hoàn đồng trường xuân bất lão, hay còn được gọi là quả trường thọ. Quả hồ đào chính là thức ăn kéo dài tuổi thọ, bồi bổ sức khỏe lý tưởng nhất.

Trong hồ đào rất giàu chất acid béo Omega-3 ( cao gấp 4.5 lần so với cá hồi ), rất tốt cho thai nhi hình thành não bộ trong giai đoạn thai kỳ. Nếu các mẹ kiên trì ăn hạt Pecan trong suốt thời gian thai kỳ, em bé sinh ra sẽ rất thông minh khỏe mạnh.

Cũng như chất oxi hóa trong quả hồ đào giúp bà bầu tăng cường đề kháng. Phụ nữ khi ăn quả hồ đào sẽ có làn da mịn màng, tươi trẻ, giúp lưu thông mạch máu và chống lão hóa.

Một nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra rằng quả hồ đào cũng có thể chống lại các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là những căn bệnh tế nhị ở vùng kín của chị em phụ nữ như: viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan v.v.., từ đó chị em có thể phần nào bớt đi nỗi lo sợ về những căn bệnh ám ảnh này.

7. Hạt Lanh – Tên tiếng Anh Flax Seeds tốt cho mẹ bầu

Hạt Lanh - Tên tiếng Anh Flax Seeds tốt cho mẹ bầu

Hạt Lanh – Tên tiếng Anh Flax Seeds tốt cho mẹ bầu

Hạt lanh là gì? Hạt lanh (tên tiếng anh là flax seed) hơi lớn hơn hạt mè và có vỏ cứng trơn và sáng, màu sắc từ vàng sẫm đến nâu đỏ tùy thuộc cây lanh đó giống vàng hay nâu. Vị hạt lanh ấm. Người ta thường ăn hạt đã xay để tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.

Cây lanh có vị trí lịch sử lâu đời ở Âu châu, vì vua Charlemagne nước Pháp khi thấy cây này có giá trị trong việc nấu nướng, y học và sợi để dệt vải, liền ra đạo luật yêu cầu trồng và ăn hạt này.

Sau Charlemagne, hạt lanh được tán thưởng khắp cả Âu châu. Đến thế kỷ 17, những người di dân mang hạt lanh qua trồng tại Canada, là nước hiện nay sản xuất hạt này nhiều nhất tại Mỹ châu.

Giống như tất cả các loại hạt, hạt lanh có chứa chất béo. Hạt lanh là một nguồn tuyệt vời của axit béo omega-3, những chất béo rất tốt cho tim.

Hạt lanh giảm cholesterol xấu, 1 trong 10 thực phẩm tốt nhất cho tim, 1 trong những thực phẩm tốt nhất cho phái nữ, cho phụ nữ mang thai, giúp ổn định huyết áp, dễ ngủ, tốt cho đường ruột…

Nó có vẻ phản trực giác, nhưng ngay cả khi bạn đang cố gắng để giảm cân, bạn vẫn nên ăn chất béo. Chất béo góp phần vào cảm giác no. Khi chất béo được tiêu hóa, kích thích tố được giải phóng từ ruột non, thông báo cho não biết cơ thể đang nhận được đầy đủ. Hạt lanh là hạt gì

Ngoài việc chức nhiều chất béo, hạt lanh còn là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào. Hạt nhỏ này là sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của phụ nữ.

Hạt và bột hạt lanh là nguồn cung cấp chất xơ có thể làm giảm cholesterol ở người bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, giảm tế bào ruột non phơi nhiễm với hóa chất gây ung thư, giúp giảm táo bón và ổn định mức đường trong máu ở người bệnh tiểu đường.

Hạt lanh cũng là nguồn cung cấp ma-giê, giúp giảm mức trầm trọng bệnh suyễn bằng cách giúp cho khí đạo mở và thư dãn, hạ huyết áp và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, ngăn ngừa co thắt mạch máu đưa đến cơn nhức đầu migrên, và thường khuyến khích thư dãn và tái tạo giấc ngủ bình thường.

Một nghiên cứu đăng trong Archives of Internal Medicine xác nhận ăn thức ăn giàu chất xơ như hạt lanh, giúp ngừa bệnh tim. Hầu hết 10 000 người lớn Mỹ tham dự vào nghiên cứu này và được theo dõi trong 19 năm.

Những người ăn nhiều chất xơ, 21 gam mỗi ngày, giảm bệnh tim động mạch vành 12% và bệnh tim mạch 11% so với những người ăn ít hơn 5 gam chất xơ mỗi ngày. Những người ăn nhiều chất xơ hòa tan trong nước có kết quả tốt hơn, giảm 15% nguy cơ bệnh tim động mạch vành và 10% nguy cơ bệnh tim mạch.

Hạt lanh chứa nhiều chất xơ và omega 3. Loại hạt màu vàng hoặc nâu này thậm chí đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư vú.

Để đảm bảo sự tăng trưởng nhanh chóng và thuận lợi cho sự phát triển não bộ của bào thai, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới khuyên bạn nên bổ sung lượng acid α-linolenic khoảng 1000 mg mỗi ngày.

Nhưng trong thực tế, do hấp thu chế độ ăn uống nghèo acid α-linolenic nên nhiều phụ nữ mang thai không đảm bảo cung cấp lượng cần thiết cho cơ thể.

Vì vậy, việc chú ý tiêu thụ các thực phẩm giàu axit α-linolenic là rất quan trọng. Nguồn thực phẩm giàu acid alpha-linolenic bao gồm hạt lanh, dầu hạt lanh, hạt cải và dầu hạt cải, đậu nành và dầu đậu nành, hạt bí ngô và dầu hạt bí ngô, dầu hạt tía tô, đậu hũ, quả óc chó và dầu óc chó. Hạt lanh là hạt gì ăn như thế nào ?

Sau đây là những điều lợi của hạt lanh, theo tài liệu của hội ung thư Hoa kỳ. Trong khi dầu lanh chứa nhiều acid béo omega-3 hơn hạt lanh, nhưng hạt lanh lại cho nhiều lợi ích hơn:

  • Hạt lanh là nguồn cung cấp tốt chất xơ và tác dụng như thuốc nhuận trường tự nhiên. nên dùng đều đặn hạt lanh.
  • Hạt lanh xay hay nghiền nát tác dụng ngang hàng với statin để giảm cholesterol.
  • Hạt lanh là nguồn cung cấp tốc ma-giê (Magnesium
  • Hạt lanh chứa lượng cao lignan.
  • Lignan có thể chống ung thư phụ thuộc estrogen như ung thư vú.
  • Dùng mỗi ngày 30 gam hạt lanh nghiền nát cho thấy điều hòa mức estrogen ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
  • Hạt lanh cho thấy bảo vệ phụ nữ sau tuổi mãn kinh khỏi bị bệnh tim.
  • Hạt lanh giảm đề kháng insulin và có thể bảo vệ chống bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu sơ khởi ở chuột nhắt cho thấy hạt lanh có thể ngăn ngừa hay làm chậm sự lan tràn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu ở chuột nhắt cho thấy hạt lanh có thể ngăn ngừa hay làm chậm phát tán u melanin.

8. Hạt quả Thông – Tên tiếng Anh Pine Nuts

Hạt quả Thông - Tên tiếng Anh Pine Nuts

Hạt quả Thông – Tên tiếng Anh Pine Nuts

Công dụng của hạt thông thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Hạt thông chứa nhiều magiê, tuy nhu cầu của cơ thể không nhiều nhưng thành phần này lại vô cùng quan trọng.

Cơ thể thiếu magiê sẽ khiến tạp chất trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng tắc thành mạch, tuần hoàn máu không tốt làm cơ bắp dễ bị co giật (chuột rút) và cơ thể hay tê mỏi.

Trong các loại hạt quả khô, hạt thông chứa tới 74% lượng chất dầu béo, chủ yếu là olein, linolic axit có tác dụng nhuận tràng, trị được các bệnh như di tinh, chán ăn, đổ mồ hôi trộm, hay mê sảng, thân thể hư nhược…

Y học hiện đại cũng đã chứng minh chất béo trong nhân hạt thông phần nhiều là axit béo không bão hòa có lợi cho cơ thể cùng nhiều protein, vitamin và chất khoáng.

Nếu thường xuyên ăn hạt thông sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện rõ rệt tình trạng thiếu máu, nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, loại trừ nếp nhăn giúp làn da hồng hào, rạng rỡ.

Nhờ hàm lượng chất béo cao và khoáng chất phong phú, do vậy khi cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, hãy ăn hạt thông để tinh thần và sức lực sung mãn trở lại.

Nhân hạt quả thông có rất nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho cơ thể như protein ưu chất, chất béo ưu chất, hợp chất đường, các loại vitamin A, B1, B2, C, D, E, các chất canxi, phốtpho, potassium, tinh đầu thơm dễ bốc hơi v.v…

Y học cổ truyền cho rằng nhân hạt quả thông vị ngọt, tính hơi ôn, có những công dụng như cường dương, bổ cốt, hòa huyết, đẹp da, nhuận phế, trừ ho, nhuận tràng, thông đại tiện v.v…

Các sách y dược học cổ điển có giá trị của Trung Quốc đều có ghi chép về hạt quả thông như: “Bổ khí huyết, mạnh gân bắp, dưỡng tân dịch, dập tắt phong tà, mạnh ấm dạ dày, làm tan biến các chất kết đọng trong cơ thể, hạ khí thơm thân, có tác dụng làm thân hình trẻ lại, quả là một tiên phẩm”;

“Quả thông chủ trị phong thấp, hàn khí cơ thể suy nhược, thiếu khí, thiếu bổ dưỡng”; “vị ngọt, tính hơi ôn, dùng để chữa trị phong tê thấp, đầu nhức, mắt hoa, tiêu trừ các da thịt chết, làm trắng da đỏ thịt, làm tản thủy khí, nhuận mát ngũ tạng v.v…”.

Nhà y học vĩ đại Lý Thời Trân cũng nói là nó “nhuận phế, trừ ho, phong cơ, tráng cốt”.

Y học hiện đại qua nghiên cứu cũng đã phát hiện: chất béo có trong nhân hạt thông phần nhiều là acid béo không bão hòa có ích rất nhiều cho sức khỏe cơ thể, cộng với nhiều các chất protein ưu chất, nhiều loại vitamin, nhiều chất khoáng có trong hạt thông.

Nếu thường xuyên ăn nhiều sẽ có những tác dụng làm khỏe mạnh thân thể, nâng cao được khả năng chống bệnh tật, làm chậm lại và kéo dài quá trình suy lão, trừ bỏ những nếp nhăn trên da, làm cho da trắng trẻo, hồng hào, nhẵn nhụi, mịn màng, sáng sủa, làm tăng thèm ăn.

Quả thông là quả có tác dụng bảo vệ sức khỏe rất quý. Thường đem rang lên ăn, vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.

Nếu lấy nhân quả thông ra cho vào cùng với hạt kim anh, cẩu khởi tử, mỗi thứ 500 gam, mạch đông 600 gam, ninh nhừ, chắt lấy nước, rồi đun tiếp, cô lại, đến khi đặc sệt, để nguội hòa mật ong thành 500 gam “mật mỹ dung bổ thận ích thân”, ngày ăn 2 thìa con mật vào buổi sớm và tối.

Như vậy sẽ có hiệu quả giữ cho da dẻ mịn màng, trắng hồng rạng rỡ; mặt khác có thể chữa trị được các bệnh khác như di tinh, chán ăn, đổ mồ hôi trộm hay mê sảng, thân thể hư nhược.

9. Mẹ bầu ăn Hạt Diêm mạch có tốt không – Tên tiếng Anh Quinoa

Hạt Diêm mạch - Tên tiếng Anh Quinoa

Hạt Diêm mạch – Tên tiếng Anh Quinoa

Hạt Diêm Mạch Quinoa là 1 loại hạt dinh dưỡng có giá trị cao, giữ vai trò quan trọng trong an ninh lương thực thế giới, chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được những người thổ dân Inca ở vùng Andes trồng từ cách đây 7.000 năm.

Người Inca sử dụng hạt Diêm Mạch như một loại ngũ cốc và tôn chúng làm “mẹ của tất cả các loại hạt” bởi nó mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Trên thực tế, Quinoa không phải là ngũ cốc, nó thuộc họ Chénopodiaceés, tức là cùng họ với rau bina và củ cải đường.

Nhìn hình dáng bên ngoài, hạt Diêm Mạch trông giống như hạt kê, được bao bọc bởi 1 lớp màng saponin – một loại nhựa đắng khiến động vật không thích ăn chúng, chính vì vậy người trồng Quainoa không cần phải sử dụng đến các loại hóa chất để bảo vệ chúng khỏi sâu bọ.

Ưu điểm lớn nhất của Hạt Diêm Mạch Quinoa đó chính là chúng có thể thích nghi với cả những điều kiện thời tiết khô cằn, hạn hán hoặc nhiễm mặn… Vì vậy, cây quinoa có thể phát triển tốt ở độ độ cao từ 3600-4200m như vùng Himalaya và cao nguyên phía bắc Ấn Độ.

Hạt Diêm Mạch Quinoa có hàm lượng protein cao nhất trong tất cả các loại hạt, đây là loại protein khá hoàn hảo giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt phù hợp với cả những người ăn chay để thay thế cho protein từ thịt động vật.

Các loại vitamin và khoáng chất có chứa trong Hạt Diêm Mạch cũng vô cùng phong phú: 9% nước, 70% glucid, 15% protein và 2,3 % lipid (oméga 3), chất xơ và nhiều khoáng chất, magné, sắt, đồng, kẽm, phosphor và vitamin B2 (riboflavin) và vitamin C.

Hàm lượng glucid có chứa trong hạt Diêm Mạch có công thức gần giống với với các loại ngũ cốc, không những vậy, các acid amin thiết yếu có trong hạt Diêm tương đương với sữa giúp chúng ta bổ sung cho cơ thể 1 cách hiệu quả nhất.

Hạt Diêm Mạch Trắng hay đen được biết đến là thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất có đầy đủ các axit amin cơ bản cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.

Hạt diêm mạch không có chứa gluten nên rất dễ tiêu, có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Hương vị thơm ngon, dễ chịu tạo cảm giác ngon miệng, dễ sử dụng.Quinoa có mùi thoang thoảng của hạt dẻ, chút mùi của lúa mạch và mùi ngô non… có thể dùng để chế biến các món ăn từ ngọt đến mặn thay cho các loại hạt khác trong các công thức nấu ăn.

Đặc biệt Hạt Diêm Mạch thích hợp với mọi người và mọi lứa tuổi, từ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, đang chô con bú đến cả những người thường xuyên vận động đều có thể sử dụng hạt diêm mạch để bổ sung năng lượng mỗi ngày.

Thậm chí NASA đã sử dụng Quinoa để làm thức ăn cho các phi công trên vũ trụ.

Hạt Diêm Mạch có chứa hàm lượng canxi và sắt nhiều hơn cả gạo và lúa mì, chất đạm và chất xơ nhiều hơn các loại ngũ cốc khác chính vì vậy đây được xem là món quà tuyệt vời đối với sức khỏe, đặc biệt tốt cho tim mạch, xương và răng.

Các loại axit amin có chứa trong hạt Diêm Mạch còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và tham gia và cơ chế sinh năng lượng của mọi tế bào, sửa chữa các mô hư tổn, sản xuất nội tiết và tái tạo hồng cầu…

Nhiều nghiên cứu cho thấy hạt quinoa có chứa nhiều loại các chất kháng viêm khác nhau. Chất saponin có trên lớp “màng đắng” ngoài cùng của hạt có khả năng gây cản trở sự hấp thụ và sử dụng các dưỡng chất quan trọng của cơ thể.

Vì vậy, người ta thường rửa sạch lớp màng này trước khi chế biến hạt diêm mạch thành các món ăn.

10. Hạt quả Hạch – Tên tiếng Anh Brazil Nuts

22 loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi, 5 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn 2

Trong hạt quả hạch có chứa loại acid béo không bão hòa mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho sức khỏe. Đây là một chất béo tự nhiên, tốt cho tim mạch, nó làm giảm hàm lượng cholesteron xấu, tăng cường cholesteron tốt, bảo vệ thành mách máu, áp lực và tốc độ vận chuyển máu, từ đó ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm liên quan tới tim mạch và huyết áp.

Loại protein trong hạt này cũng là loại protein tốt, nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng không gây ra cảm giác khó chịu như khi ăn thức ăn chứa nhiều calo và tinh bột khác.

Thành phần selen là một chất chống oxi hóa hiệu quả có trong hạt quả hạch giúp cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do trong cơ thể, phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm trong đó có cả ung thư.

Một trong những tác dụng tuyệt vời của hạt quả hạch Brazil là nhờ vào thành phần kháng viêm của nó.Nhờ chất arginite là một loại acid amin gốc protein có tác dụng rất tốt trong việc chống lại tác nhân gây bệnh viêm nhiễm.

Ngay cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng có thể sử dụng được loại hạt này hàng ngày, để bổ sung dinh dưỡng, cung cấp năng lượng, hạn chế các biến chứng của bệnh.

Ngoài ra hạt này còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, canxi, mangan, magie, kali, sắt, kẽm, phosphor…có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, loãng xương, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng để chống lại nhiều bệnh tật nguy hiểm khác.

11. Hạt quả Phỉ – Tên tiếng Anh Hazelnuts

Hạt quả Phỉ - Tên tiếng Anh Hazelnuts

Hạt quả Phỉ – Tên tiếng Anh Hazelnuts

Hạt quả Phỉ là một loại hạt ngon giàu chất dinh dưỡng nhất giúp cơ thể khoẻ mạnh và ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh tim mạch. Bên cạnh đó hạt quả phỉ chứa nhiều phytochemicals giúp tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật.

Đó là lí do vì sao mà thường xuyên sử dụng hạt Phỉ có nhiều lợi ích lớn đối với sức khỏe, giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và năng lực dồi dào.

Hạt Phỉ là hạt rất giàu chất béo lành mạnh, với chất béo không bão hòa chiếm 56g/100g hạt Phỉ. Đây là một chất rất tốt cho tim mạch. Nếu như tiêu thụ hạt Phỉ hoặc bột hạt Phỉ mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và trầm cảm (theo USDA).

Bên cạnh đó vitamin E là một vitamin tan trong chất béo quan trọng và chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

Những khoáng chất magiê cũng khá nhiều trong hạt Phỉ, nó có tác dụng rất quan trọng trong việc điều hòa lượng canxi ra vào các tế bào của cơ thể.

Với lượng canxi bổ sung tùy vào thời điểm thích hợp mà nó sẽ giúp tránh căng cơ, co thắt, đau nhức hay mệt mỏi. Chính thế mà, lượng magiê càng cao thì càng tăng sức mạnh của cơ bắp.

Trong 100g hạt phỉ có 10,4g chất xơ, cùng với lượng chất xơ như vậy thì hỗ trợ hiệu quả nhuận tràng, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu hóa tốt.

Trung bình cứ một người mỗi ngày cần 30g chất xơ để thúc đẩy hệ thống tiêu hóa trong cơ thể làm việc tốt nhất cho sức khỏe con người (theo khuyến cáo từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ).

Nếu như khéo léo sử dụng hạt Phỉ hoặc bột hạt Phỉ trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp giảm cân hiệu quả, kiểm soát cân nặng tốt, bên cạnh đó còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Hãy sử dụng hạt Phỉ và bột hạt Phỉ thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày để có một sức khỏe tốt và làm việc hiệu quả nhé!

12. Yến Mạch – Tên tiếng Anh Oats

Yến Mạch - Tên tiếng Anh Oats

Yến Mạch – Tên tiếng Anh Oats

Yến mạch có tác dụng chống acid hóa và kích thích ngon miệng cho mẹ bầu. Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh, trong thời gian mang thai, nếu các thai phụ ăn nhiều chất béo, bột yến mạch sẽ đóng vai trò cân bằng giữa chất béo và chất xơ, giúp cho thai phụ có một chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Táo bón là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, khiến cho thai phụ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Do đó, một lợi ích khác phải kể đến của yến mạch cho bà bầu là giúp giảm triệu chứng táo bón hiệu quả nhờ vào lượng chất xơ dồi dào của nó. Một bát cháo yến mạch vào mỗi buổi sáng cho bà bầu sẽ giúp mẹ khỏe khoắn và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Yến mạch là nguồn dực trữ tuyệt với các chất xơ hòa tan, ptotein và các vitamin nhóm B, Thiamin, riboflavin và B6.

Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp chất sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

13. Hạt Đậu phộng (Hạt Lạc) – Tên tiếng Anh Peanuts

Hạt Đậu phộng (Hạt Lạc) - Tên tiếng Anh Peanuts

Hạt Đậu phộng (Hạt Lạc) – Tên tiếng Anh Peanuts

Dị ứng đậu phộng là loại dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Có trường hợp bé chỉ bị dị ứng nhẹ nhưng cũng có trường hợp có thể gây tử vong cho bé.

Nhiều mẹ bầu thậm chí không dám ăn đậu phộng vì sợ gây hại cho con. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất, mẹ nên ăn đậu phộng khi mang thai vì như vậy sẽ làm giảm khả năng dị ứng của bé sau này

Trong những năm trước đây, phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn các loại hạt như đậu phộng vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng của bé sau này. Đến năm 2009, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một lập luận mới.

Trong đó, không có một bằng chứng rõ ràng nào liên quan đến việc ăn đậu phộng trong thai kỳ làm bé bị dị ứng. Thậm chí, trong một nghiên cứu mới nhất của Đan Mạch, nếu mẹ bầu ăn đậu phộng còn có khả năng bảo vệ bé.

Theo The Telegraph, nếu mẹ ăn đậu phộng khi mang thai, bé cưng sinh ra có thể giảm khả năng bị dị ứng sau này. Nghiên cứu diễn ra trên 60,000 bà mẹ và trẻ em từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi bé được 7 tuổi.

Theo đó, những bé 18 tháng tuổi có mẹ ăn đậu phộng giảm 25% nguy cơ bị hen suyễn. Đối với những nhóc 7 tuổi, giảm được hơn 30% nguy cơ dị ứng.

Ngoài chất béo, trong đậu phộng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như vitamin E, vitamin B, magie, canxi, sắt, đồng, kẽm, kali…

Quan trọng nhất, trong đậu phộng có chứa folate, chất quan trọng làm giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Thường xuyên ăn đậu phộng cũng giúp tăng trí thông minh của các nhóc sau này.

Giá trị dinh dưỡng trong đậu phộng cao hơn cả lương thực, có thể sánh ngang với các thực phẩm từ động vật như trứng, sữa, thịt v.v… Đậu phộng có thể được xem là một nguồn dinh dưỡng cho bà bầu.

Trong đậu phộng chứa một hàm lượng lớn protein và lipit, đặc biệt là hàm lượng axít béo không bão hòa rất cao, thích hợp để chế biến các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Nhiệt lượng đậu phộng sinh ra cao hơn các loại thịt, cao hơn 20% sữa bò và 40% trứng.

Ngoài ra, các loại khoáng chất khác như protein, canxi, phốt pho, sắt… cũng đều cao hơn sữa, thịt và trứng.

Thêm nữa, trong đậu phộng còn chứa các vi sinh tố A, B, E, K, cùng với lecithin, amino axít, choline, axít oleic, axít arachidic, axít béo, axít palmitic… Có thể thấy, thành phần dinh dưỡng trong đậu phộng rất đa dạng và khá toàn diện.

Lợi ích của đậu phộng trong thai kỳ

Ổn định đường huyết: đậu phộng sẽ làm chậm hấp thu carbohydrate. Nếu thay một phần thịt bằng một ít đậu phộng trong bữa ăn, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giảm xuống 21%.

Buổi sáng, nếu mẹ bầu ăn vài hạt đậu phộng thì đường huyết của bạn cả ngày hôm đó sẽ không tăng quá cao.

Hỗ trợ giảm nồng độ muối: Ăn càng nhiều muối, nguy cơ sưng phù càng cao. Ngoài ra, ăn uống nhiều muối trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và huyết quản tim của mẹ.

Đậu phộng có vị mặn, nhưng hàm lượng muối trong nó vẫn ít hơn so với một mẩu bánh mì cùng trọng lượng.

Thế nên, đậu phộng chính là sự lựa chọn thay thế lý tưởng cho sở thích ăn mặn của các mẹ và tránh lượng muối đưa vào cơ thể quá cao. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên dùng với một lượng vừa phải thôi nhé!

Khống chế sự thèm ăn: Các nghiên cứu đã chứng minh, đậu phộng là thức ăn “dễ gây cảm giác no”, giúp bà bầu thấy lâu đói hơn. Nguyên nhân là do hàm lượng protein, lipit, chất xơ trong đậu phộng khá dồi dào.

Duy trì sức khỏe tim mạch: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, người ăn đậu phộng sẽ có thể giảm đến 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thành phần axít béo trong đậu phộng kết hợp với tác dụng của những nhân tố khác, có thể giảm thấp hàm lượng cholesterol, giúp hệ tim mạch của bạn khỏe mạnh hơn.

Lưu ý khi ăn đậu phộng

Đậu phộng chứa 40% là chất béo nên nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu có nguy cơ sẽ bị đầy bụng khó tiêu. Thậm chí có thể làm tăng nguy cơ làm mẹ bị táo bón. Một nhúm đậu nhỏ mỗi ngày là số lượng hợp lý cho mẹ rồi nhé!

Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có tiền sử dị ứng với đậu phộng, bạn nên nói với bác sĩ của mình để được tư vấn hợp lý.

14. Hạt Điều – Tên tiếng Anh Cashews

Hạt Điều - Tên tiếng Anh Cashews

Hạt Điều – Tên tiếng Anh Cashews

Bà bầu ăn hạt điều giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hạt điều là thực phẩm rất tốt cho tim mạch và tăng cường năng lượng cho thai phụ.

Các chuyên gia cho rằng, bà bầu có thể ăn một số loại hạt trong quá trình mang thai, trong đó có hạt điều. Thành phần dinh dưỡng trong hạt điều gồm: Riboflavin 19mg, Canxi 46mg, Thiamin 63mg, Niacin 2.1mg, Phosphorus 428mg, Carbohydrates 27gm, Protein 18.5gm, Fat 48,2 gm, Năng lượng 578.

Bà bầu tiêu thụ một phần tư cốc hạt điều hàng ngày sẽ cung cấp những lợi ích dinh dưỡng. Bà bầu sẽ nhận được 37,4% chất béo không bão hòa đơn hàng ngày để giúp tim khỏe mạnh hơn, 38% lượng đồng cần thiết hàng ngày và 22,3% magiê.

Hạt điều không chứa cholesterol và cực kỳ an toàn cho tim. Ngoài ra, hạt điều giàu magiê. Magiê cùng với canxi có tác dụng xây dựng cơ bắp khỏe mạnh và xây dựng xương trong cơ thể. Khoáng chất đồng có trong hạt điều cung cấp sự linh hoạt cho xương và khớp và mạch máu.

Nhiều người nghĩ ăn hạt điều sẽ làm tăng chất béo dư thừa trong cơ thể nhưng thực tế không phải như vậy. Hạt điều thực sự có nhiều chất béo, nhưng nó được coi là “chất béo tốt” do tỷ lệ chất béo lý tưởng trong hạt 01:02:01 (bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa).

Tiêu thụ hạt điều cho phép cơ thể hấp thụ chất sắt, giúp loại bỏ bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra, sản xuất melanin giúp làn da và mái tóc đẹp hơn. Trong hạt điều có axit béo bao gồm tocopherols, phytosterol và squalene giúp đỡ trong việc làm giảm bệnh tim.

Hạt điều có lượng chất béo tương đối thấp hơn so với các loại hạt khác trong đó bao gồm đậu phộng, hạnh nhân hồ đào và quả óc chó. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn hạt điều một cách điều độ, không nên ăn quá nhiều.

Đây là loại thực phẩm rất tốt cho tim mạch và tăng cường năng lượng cho người dùng. Đặc biệt, hạt điều giúp duy trì sức khỏe của nướu răng và giữ răng khỏe mạnh.

15. Hạt Sen – Tên tiếng Anh Lotus Seeds

Hạt Sen - Tên tiếng Anh Lotus Seeds

Hạt Sen – Tên tiếng Anh Lotus Seeds

Nhiều mẹ bầu có sở thích “nhấm nháp” hạt sen tươi non bóc ra từ những chiếc đài màu xanh xinh xắn, có mẹ lại chọn hạt già hơn, đem nấu chè hay chỉ đơn giản là luộc lên ăn cũng thấy thơm bùi, ngon miệng. Và mẹ có biết, món ăn vặt vui miệng từ hạt sen cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng không?

Hạt sen tươi: Trong mỗi 100g cung cấp cho cơ thể khoảng 162 calo và chứa tới 30g gluxit; 9,5g protit; 17mg vitamin C; 0,21g vitamin B1; 0,17g vitamin B2;… Ngoài ra, trong thành phần của hạt sen còn rất nhiều các khoáng chất như canxi, kali, photpho, sắt,…

Hạt sen khô: Tương tự như như hạt sen tươi, hạt sen khô cũng rất giàu dinh dưỡng, bao gồm: 92mg canxi, 6,4mg sắt, 263mg photpho, 17g protit, 60g gluxit,….

Với thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, hạt sen là thực phẩm lý tưởng để chế biến nhiều món ăn ngon, giúp bồi bổ cho mẹ bầu và bé yêu.

Hạt sen giúp an thai, ngừa sảy thai quen dạ

Với những mẹ có tiền sử sảy thai quen dạ hoặc hay bị động thai thì hạt sen thực sự là một vị thuốc quý.

Chỉ cần nấu cháo gạo nếp với hạt sen và rễ cây gai (cây gai thường trồng để lấy sợi) ăn mỗi tháng 1 lần có tác dụng an thai rất tốt. Hoặc mẹ có thể nấu cháo gạo tẻ, gà mái đen và thêm hạt sen vào cũng có tác dụng tương tự.

Ngoài ra, một bài thuốc giúp an thai, ngừa sảy thai quen dạ hiệu nghiệm nữa là dùng hạt sen đã thông tâm, bỏ vỏ sao vàng lên cùng với củ mài (tỉ lệ 1kg hạt sen : 2 kg củ mài khô).

Sau đó đem tán mịn cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày chỉ cần uống khoảng 10 thìa cà phê bột sen – củ mài đó chia làm 2 lần vào lúc đói.

Hạt sen là thần dược cho giấc ngủ của mẹ bầu

Bầu bí mà bị mất ngủ thì thật khổ sở, nhất là những mẹ bị mất ngủ thường xuyên, kéo dài thì sẽ cảm thấy như thể sức lực cạn kiệt, người lúc nào cũng uể oải mệt mỏi và thiếu sức sống.

Lúc này, hãy uống trà tâm sen hoặc đơn giản là ăn hạt sen chưa thông tâm – phần mầm xanh ở giữa hạt có vị hơi đắng – sẽ giúp mẹ có được giấc ngủ ngon. Lý do là tâm sen có tác dụng an thần, hạ huyết áp giúp chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh rất tốt.

Hạt sen giúp bé thông minh hơn

Hạt sen rất tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não thai nhi. Theo Đông y, hạt sen có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, an thần giúp dưỡng tâm, ích trí, đó là vì loại hạt này rất giàu đạm, canxi, photpho,…

Hạt sen là “Mỹ phẩm” cực an toàn cho da

Hạt sen có tác dụng thanh nhiệt rất tốt nên uống nước hạt sen thường xuyên không chỉ giúp da sáng, khỏe hơn mà còn khiến mụn nhọt tiêu tan.

Đây thực sự là “cứu cánh” của các mẹ bầu vốn dễ bị mụn nhọt và nám da do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Một món ăn vừa ngon vừa bổ lại giúp làm đẹp an toàn, vậy thì tội gì mà bỏ qua phải không các mẹ?

Hạt sen còn cải thiện đáng kể vòng 1 sau sinh

Nếu mẹ nào sinh xong mà đang buồn phiền vì tình trạng “bèo nhèo”, chảy nhão của vòng 1 thì đừng quên hạt sen trong thực đơn mỗi ngày nhé.

Nếu cầu kì, mẹ có thể áp dụng bài thuốc cải thiện vòng 1 theo Đông y Trung Quốc từ hạt sen, táo đỏ, đậu tương và nhân sâm.

Cách làm như sau: Dùng 20g hạt sen khô, 5g nhân sâm, 10g táo đỏ và 200g đậu tương cho vào nồi hầm nhừ, có thể thêm chút đường cho dễ ăn.

“Bài thuốc” này giúp lấy lại vòng 1 săn chắc, căng tròn vô cùng hiệu quả. Với những mẹ ít thời gian hơn, ngại cầu kì phức tạp thì cách đơn giản nhất là hầm mềm hạt sen và ăn, uống nước mỗi ngày cũng mang lại tác dụng đáng kể.

Hạt sen bổ sung canxi, đạm, vitamin, photpho… cho bà bầu

Hạt sen rất giàu canxi, đạm, vitamin, photpho,… có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, cố tinh, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí.

Với những lợi ích này, mẹ bầu đừng nên bỏ qua hạt sen vì chúng rất tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não của thai nhi. Nhất là giúp các sản phụ cải thiện vòng một sau sinh một cách hiệu quả.

16. Hạt Dưa – Tên tiếng Anh Melon Seeds

Hạt Dưa - Tên tiếng Anh Melon Seeds

Hạt Dưa – Tên tiếng Anh Melon Seeds

Theo nghiên cứu của khoa học, thì thành phần dinh dưỡng của hạt dưa chủ chốt nhất chính là có chứa dầu béo có tỷ lệ thay đổi 20-40%, còn có enzym ureaza và một số acid amin.

Theo quan niệm trong Đông y, thì hạt dưa hấu có vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín, sau khi rang có tính bình, tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường sinh lực. Nếu dùng chữa bệnh thì dùng hạt dưa luộc tốt hơn hạt dưa rang.

Kết quả nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng đã cho thấy răng, trong hạt dưa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid,vitamin B1, B2, E, PP, calci, sắt, kẽm, phốt pho, selen… Trong đó protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh; cơ bắp; huyết dịch; nội tạng; xương khớp.

Mặt khác, nguyên tố glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh, tất cả tế bào và tổ chức thần kinh của cơ thể đều có chứa glucid. Ngoài ra, những chất dinh dưỡng khác cũng là những chất đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Việc thường xuyên ăn hạt dưa có vai trò rất lớn trong việc cải thiện trí nhớ, cũng như thúc đẩy chức năng của não bộ, thần kinh từ đó cải thiện tối đa các tế bào của não.

Bên cạnh đó, chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là acid béo không bão hòa, nếu thường ăn hạt dưa sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu…

Hạt dưa vị ngọt, tính bình. Y học cổ truyền cho rằng hạt dưa đạt hiệu quả thanh phế nhuận táo (thanh nhiệt phổi chống ráo), hóa đàm hòa trung (tan đàm điều hòa hệ tiêu hóa).

Cho nên, người bị ho do phổi nóng; đàm nhiều;ăn uống kém, nên thường dùng. Về liều lượng, không nên dùng nhiều, thường mỗi ngày dùng một lần, mỗi lần khoảng 25 g.

Chưa hết, thành phần các nguyên tô như protein, vitamin nhóm B có trong hạt dưa, có chức năng vô cùng hữu ích cho cơ thể khi giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Tương tự như hạt điều, hạt dưa cũng chứa chất béo có lợi nhưng mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30 hạt.

Khi sử dụng hạt dưa, thì bạn cần phải chú ý đến những loại hợp chất khác như gia vị, chất bảo quản. Phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, có khả năng tích tụ các chất độc trong gan, thận, gây dị ứng da.

Việc sử dụng hạt dưa trong việc ngăn chặn những cơn đói, hay thay thế cho những món ăn giàu năng lượng cũng là phương pháp đáng để bạn chọn lựa.

Tuy nhiên, để có thể loại bỏ hiệu quả những lớp mỡ thừa đáng ghét trong cơ thể một cách hiệu quả thì bạn phải áp dụng 3 nguyên tắc vàng trong giảm cân được các chuyên gia khuyến cáo.

17. Bà bầu ăn Hạt Hướng dương có tốt không – Sunflower Seeds

Bà bầu ăn Hạt Hướng dương có tốt không - Sunflower Seeds

Bà bầu ăn Hạt Hướng dương có tốt không – Sunflower Seeds

Khi mang thai, các mẹ nên bổ sung hạt hướng dương vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé, hạt hướng dương rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Hạt hướng dương là loại hạt có hàm lượng protein lớn hơn so với các loại hạt khác mà nhiệt lượng tương đối thấp. Không những thế, hạt hướng dương còn chứa vitamin E và loại axit có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp mẹ bầu an thai và làm giảm nguy cơ sảy thai.

Ngoài ra, trong hạt hướng dương còn có nguyên tố sắt, kẽm, kali, magie giúp mẹ bầu đề phòng hiện tượng thiếu máu.

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý đến chất lượng hạt hướng dương. Tuyệt đối không ăn hạt mốc, hạt ẩm hay tẩm ướp quá nhiều phụ gia.

18. Hạt Bí ngô có tác dụng gì – Pumpkin Seeds

Hạt Bí ngô - Pumpkin Seeds

Hạt Bí ngô – Pumpkin Seeds

Nhiều chị em thắc mắc là bà bầu có nên ăn hạt bí đỏ không, có hại gì cho thai nhi hay không? Không chỉ an toàn, hạt bí đỏ còn chứa rất nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu và được chị em nhâm nhi như đồ ăn vặt hàng ngày.

Không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu, hạt bí đỏ còn giúp phát triển trí não thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. Cùng nhau chúng ta tìm hiểu công dụng tuyệt vời của siêu thực phẩm này với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi các bạn nhé.

Chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí là bị thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Chị em có thể lấy khoảng 60g hạt bí đỏ rang vàng cùng với 30g nhân lạc rang sau đó ăn cùng lúc, mỗi ngày ăn 1 lần. Kiên trì ăn trong nhiều ngày (khoảng 15 ngày) bạn sẽ thấy kết quả cơ thể có sự thay đổi rõ rệt.

Chữa thiếu sữa sau sinh

Sau khi sinh con, nếu mẹ bị thiếu sữa hay không đủ sữa cho con bú hãy lấy 20g hạt bí đỏ, bóc lấy nhân, nghiền nát, cho đường trắng và nước sôi vào pha uống lúc sáng sớm và chiều tối (nhất là khi bụng đói).

Uống liên tục trong 3 ngày. Đây cũng là bài thuốc có thể áp dụng đối với bệnh phù nề chân tay.

Giúp ngủ ngon

Hợp chất L- tryptophan trong hạt bí đỏ chính là tác nhân giúp bạn có giấc ngủ tốt và giảm trầm cảm. Tryptophan được chuyển đổi thành serotonin và niacin.

Serotonin cũng rất hữu ích trong việc giúp chúng ta có một đêm ngon giấc. Lợi ích này cực tuyệt vời với phụ nữ mang thai.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hạt bí đỏ chứa nhiều beta-carotene, một chất chống ô xy hóa và kháng viêm cực mạnh. Beta-carotene cũng giúp ngăn ngừa sự kết bám cholesterol lên thành động mạch, qua đó giảm nguy cơ đột quỵ.

Loại quả này cũng có hàm lượng chất xơ cao, giúp cơ thể loại bỏ chất độc khỏi đường tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón, trĩ – căn bệnh phổ biến ở mẹ bầu.

Giúp mẹ bầu làm đẹp

Với hàm lượng vitamin E cao (100g chứa 35,1mg vitamin E), hạt bí đỏ được coi là một “trợ thủ đắc lực” cho nhan sắc và sức khỏe của bạn.

Vitamin E có tác dụng như một chất chống oxy hóa, vì vậy, ăn hạt bí đỏ cũng giúp bạn tránh được lão hóa, thúc đẩy sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

Chống loãng xương

Với tính chất giàu kẽm, hạt bí đỏ dễ dàng được coi là một thực phẩm tự nhiên có tác dụng chống lại bệnh loãng xương. Cơ thể thiếu kẽm chính là nguyên nhân khiến cho xương không được chắc khỏe, tỉ lệ loãng xương cao.

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một chế độ ăn uống thiếu kẽm sẽ làm cho nồng độ các khoáng chất, vi lượng trong máu bị thấp đi, từ đó dẫn tới loãng xương ở hông và cột sống. Loãng xương cũng là căn bệnh phổ biến với phụ nữ sau sinh.

Tốt cho não thai nhi

Lượng folate cao, chất béo lành mạnh, omega-3 trong hạt bí đỏ rất có lợi cho sự phát triển trí não thai nhi và ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. Những dưỡng chất này cũng rất có lợi cho thị lực của bé nữa.

19. Hạt Thìa là (Thì là) – Fennel Seeds

Hạt Thìa là (Thì là) - Fennel Seeds

Hạt Thìa là (Thì là) – Fennel Seeds

Hàm lượng chất sắt dồi dào trong hạt thìa là giúp đáp ứng nhu cầu chất sắt của thai phụ. Ăn hạt thìa là còn rất có lợi cho sự phát triển xương của em bé.

Cây thì là là một loại thảo dược có thể ăn được. Nó được dùng phổ biến trong chế biến nhiều món ăn. Tất cả các bộ phận của cây thì là, bao gồm cả hạt thì là cũng có thể ăn được.

Hạt cây thì là được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn vì nó có vị ngọt như vị cam thảo. Nhưng nó cũng được coi là thảo dược có lợi cho sức khỏe nói chung.

Hạt cây thì là (hạt thì là) là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin như vitamin C, vitamin B3, mangan, chất xơ kali, canxi, magiê, sắt… và nhiều dinh dưỡng thực vật, kích thích tố nữ như fenchone, caretenoids, flavonoid, anethole và camphene…

Với hàm lượng các yếu tố này phong phú, hạt thì là được sử dụng để điều trị đầy hơi, hội chứng ruột kích thích (IBS), khó tiêu, tăng huyết áp, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS ), tăng tiết sữa ở sản phụ sau sinh, tăng ham muốn tình dục, cân bằng nội tiết tố, tránh mùi hôi miệng, suy giảm thị lực,…

Phòng chống ung thư

Hạt cây thì là có chứa một lượng cao các chất chống oxy hóa như flavonoid, kaempferol và quercetin. Các chất chống oxy hóa trong hạt cây thì là có thể giúp giảm nguy cơ ung thư liên quan đến thiệt hại đến các tế bào và DNA.

Từ đó nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ung thư, nhiễm trùng, bệnh tim, cholesterol cao, đột quỵ, lão hóa và các bệnh thoái hóa khác. Hạt thì là còn giàu chất xơ, nhờ đó có thể làm sạch đại tràng và bảo vệ bệnh ung thư đại trực tràng.

Tốt cho máu

Hạt cây thì là tập trung nhiều khoáng chất như đồng, sắt, canxi, kali, mangan, selen, kẽm và magiê… Các chất này đều cần thiết trong việc sản xuất các tế bào máu đỏ, đặc biệt là sắt.

Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết cho enzyme điều tiết tăng trưởng và phát triển tinh trùng, hỗ trợ tiêu hóa và tổng hợp axit nucleic.

Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Mangan được sử dụng như một enzyme chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể giảm nguy cơ lão hóa.

Tốt cho tim mạch, chống viêm

Hạt cây thì chứa rất nhiều chất chống oxy hóa flavonoid . Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng flavonoid là rất có hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại ở các tế bào trong cơ thể, do đó có thể tránh được nhiều loại ung thư khác nhau.

Flavonoid cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng do oxy hóa cho hệ thống tim mạch và bảo vệ khỏi bệnh thần kinh.

Một số nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong hạt cây thì là còn có đặc tính chống viêm, đặc biệt là bệnh viêm khớp và Crohn

Tốt cho đường ruột

Trong 100 gram hạt cây thì là cung cấp hơn 150% lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ giúp cân bằng sự trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch ruột, giảm tình trạng táo bón ruột kết.

Ở Ấn Độ người ta thường nhai hạt thì là sau bữa ăn để tạo điều kiện tiêu hóa – thể giúp ngăn ngừa và điều trị đầy hơi.

Hạt thì là chứa nhiều hợp chất tinh dầu như anethole, limonene, anisic, pinen và cineole… – các chất này có đặc tính tiêu hóa, giảm đầy hơi và căng thẳng. Các loại dầu trong hạt cây thì là còn giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng thích hợp trong dạ dày và ruột của bạn.

Lưu ý: Tránh dùng hạt thì là với liều lượng lớn. Các hợp chất trong cây thì là có thể có hại cho thần kinh, gây ảo giác và co giật nếu dùng nhiều.

Nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh ung thư thụ thể liên kết estrogen như nội mạc tử cung, vú, buồng trứng… bởi loại hạt này có hàm lượng estrogen khá cao. Phụ nữ mang thai có thể được khuyên tránh ăn rau thì là với lượng lớn.

20. Mẹ bầu có nên ăn Hạt Dẻ – Chestnuts

Hạt Dẻ - Chestnuts

Hạt Dẻ – Chestnuts

Bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không? Thì trong các thành phần của hạt dẻ giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi.

Theo Đông y: Hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm; vào 3 kinh Tỳ, Vị và Thận. Có tác dụng bổ thận ích tinh, mạnh gân cốt, kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), dưỡng vị (nuôi dưỡng dạ dày), hoạt huyết, chỉ huyết (cầm máu).

Chủ trị phản vị (ăn vào nôn ngược trở lại), tiết tả (ỉa chảy) do tỳ vị hư hàn, lưng gối mềm yếu do thận hư, tiểu tiện nhiều lần, thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam), tiện huyết (đại tiện ra máu), bị đâm chém, đòn ngã sưng đau, gân xương đau nhức, tràng nhạc,…

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Thành phần của hạt dẻ bao gồm 5,7%­10,7% protein, 2%­7,4% protid, 62%­70% chất đường và tinh bột.

Ngoài ra còn có lipase, carotene, các vitamin B1, B2, C, nicotinic acid, các chất khoáng như ka­li (K), Na­tri (Na), can­xi (Ca), ma­gie (Mg), phôt­pho (P), sắt (Fe).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu thường xuyên ăn hạt dẻ không những khỏe mạnh, xương chắc mà còn giảm mệt mỏi trong thời gian thai kỳ. Ngoài ra, hạt dẻ còn có một số tác dụng sau:

Giảm mệt mỏi, giảm tress

Trong hạt dẻ có chứa vitamin c, giúp giảm mệt mỏi nhanh và giảm stress. Ngoài ra, hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin, những chất khoáng vi lượng như can xi, sắt, ma giê, phốt pho, man gan, đồng, selen, kẽm…và một nguồn kali đặc biệt dồi dào.

Vì vậy, việc bổ sung thêm hạt dẻ vào thực đơn của bà bầu là rất cần thiết.

Ổn định lượng đường trong máu

Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan.

Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu.

Tốt cho tim mạch

Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như vitamin A và E trong hạt dẻ cười có thể giúp cơ thể chống lại chứng viêm, bảo vệ mạch máu và làm giảm nguy cơ bị bệnh tim.

Hỗ trợ cho thận hư yếu

Theo Đông y, hạt dẻ ngoài công dụng bổ tỳ vị còn bổ thận cứng gân, có tác dụng trị bệnh đau lưng mỏi gối, bán thân bất toại, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra.

Trị tiêu chảy

50g hạt dẻ, 1 cái dạ dày heo. Nhân hạt dẻ lấy dao bổ đôi, dạ dày heo rửa sạch, thái miếng nhỏ. Cho hai thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi hạt dẻ nhừ, dạ dày heo chín, chia làm vài lần ăn, uống nước canh. Khi ăn có thể cho thêm ít gia vị.

Trị mất ngủ

Bà bầu ăn hạt dẻ, hạt sen (bỏ tim) mỗi thứ 50g, táo tầu 5 – 7 quả, đường trắng 50g, cho lượng nước vừa phải hầm và uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ sẽ trị bệnh mất ngủ.

Trị giãn, trướng tĩnh mạch chân

Trong dân gian, người ta còn nhắc đến một công dụng rất đặc biệt của hạt dẻ, đó là tác dụng bảo vệ mạch máu chống viêm tĩnh mạch, nổi gân xanh và bệnh trĩ.

Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ

  • Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều hạt dẻ tại một thời điểm.
  • Ăn lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày sẽ giúp phát huy được tác dụng của hạt dẻ.
  • Bà bầu chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng.
  • Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.

Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ các bà bầu nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ, không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét, vỏ hạt dẻ khá cứng vì vậy để có món hạt dẻ ngon bọn mình nên luộc sơ qua trước khi rang.

Để bảo quản hạt dẻ được tốt, các bà bầu nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.

21. Hạt Gai dầu – Hemp Seeds

Hạt Gai dầu - Hemp Seeds

Hạt Gai dầu – Hemp Seeds

Hạt gai dầu (Hemp seed) được thu hoạch từ những cây họ gai dầu (tên khoa học Cannabis sativa L.) Trong khi cây gai dầu thường bị nhầm lẫn với cần sa, vì nó thuộc cùng một họ, nhưng hai loại này khá là khác nhau.

Đáng chú ý nhất là hàm lượng THC hoặc delta-9-tetrahydrocannabinol. Hemp chứa ít hơn 1% chất kích thích thần kinh (như THC) trong khi cần sa có hàm lượng các chất này từ 20% hoặc nhiều hơn.

Hạt gai dầu có giá trị dinh dưỡng cao và chứa đến hơn 20 loại acid amin khác nhau và chứa tất cả 9 loại acid amin cần thiết cho cơ thể (như flax hay còn gọi là hạt lanh).

Một số acid amin cần thiết không thể được sản xuất một cách tự nhiên trong cơ thể người và những hạt gai dầu này lại có khả năng là nguồn cung cấp bổ sung chúng cho cơ thể.

Hạt gai dầu chứa một lượng lớn protein, điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, do đó, làm thuyên giảm bệnh tật, ngoài ra, còn giúp cho việc đào tải độc tố ra khỏi cơ thể.

Những nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ hạt gai dầu, bất kể ở dạng thô hoặc ở dạng dầu, đều có khả năng hỗ trợ cho quá trình chữa trị các loại bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch.

Không có một loại vật chất ở dạng thực phẩm nào khác có thể chứa một số lượng lớn các acid béo thiết yếu được tìm thấy như trong hạt gai dầu, hàm lượng này cao hơn cả trong hạt lanh và các loại hạt khác hoặc dầu ép từ các loại hạt khác, cũng chứa một lượng lớn Vitamin E và các khoáng chất vi lượng.

Nó có một tỷ lệ cân bằng chất béo Omega 3 và 6 với tỷ lệ khoảng 3:1. Điều này sẽ không giúp điều chỉnh sự cân bằng omega trong cơ thể bạn nếu như nó bị mất cân bằng, nhưng nó mang lại cho bạn sự tái thiết lập sự cân bằng.

Hơn nữa, hàm lượng protein chứa trong hạt gai dầu được coi là rất dễ tiêu hóa. Nhiều người đã nhận thấy qua kinh nghiệm cá nhân của mình phát hiện ra rằng protein từ hạt gai dầu đã không gây ra tình trạng đầy hơi, giống như một số loại sữa khác hoặc những loại protein shake khác.

Và không giống như đậu nành có hàm lượng cực kỳ lớn các acid phytic (chính chất phản dinh dưỡng – antinutrient này ngăn cản chúng ta hấp thu các khoáng chất), hạt gai dầu không chứa acid phytic. Chí ít, điều này cũng làm cho hạt gai dầu có lợi hơn đậu nành.

Việc tiêu thụ hạt gai dầu là an toàn tuyệt đối và gần như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn nên luôn nhớ rằng việc làm dụng quá mức bất cứ thứ gì thì cũng là không tốt, vì vậy cần chắc chắn rằng bạn tiêu thụ chỉ vừa đủ để mang lại cho mình một cơ thể khỏe mạnh.

Hy vọng rằng, sau khi đọc tất cả thông tin về lợi ích của hạt gai dầu, bạn sẽ chăm sóc tốt sức khỏe của mình và bắt đầu sử dụng hạt gai dầu kể cả nếu bạn không thích chúng.

Cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể có đủ lượng acid amin để sản xuất các globulin là ăn những loại thực phẩm có hàm lượng protein globulin cao.

Bởi vì protein trong hạt gai dầu có đến 65% globulin edistin, và cũng bao gồm một số lượng lớn các albumin, protein của hạt gai dầu sẵn sàng tồn tại ở trong một trạng thái gần tương tự như protein trong huyết tương.

Ăn hạt gai dầu cung cấp cho cơ thể tất cả các acid amin thiết yếu, cần thiết để duy trì sức khỏe, và cung cấp các loại cần thiết cũng như một số lượng acid amin mà cơ thể cần để sản xuất albumin huyết thanh và huyết thanh globulin như tăng cường hệ thống miễn dịch gamma globulin.

Ăn hạt gai dầu có thể hỗ trợ, nếu không thể điều trị dứt điểm, đối với những người bị các bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch.

Kết luận này được chứng minh bởi một sự thật là hạt gai dầu đã được sử dụng để điều trị sự thiếu hụt dinh dưỡng do bệnh lao gây ra, một căn bệnh cản trở dinh dưỡng nghiêm trọng, là nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu đi.

Hạt gai dầu được cơ thể tiêu hóa rất dễ dàng và là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng nhất hiện diện trong tự nhiên. Chúng chứa một lượng lớn các acid béo thiết yếu, các acid amin cần thiết và protein.

Hạt gai dầu cũng là loại thực phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu chế độ ăn uống của chúng ta, ngay cả khi bạn không tiêu thụ bất kỳ một loại sản phẩm tốt cho sức khỏe nào khác. Thực tế, hạt gai dầu có một số lợi ích về mặt sức khỏe, trong số đó sẽ được liệt kê bên dưới.

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của hạt gai dầu là hàm lượng lớn protein của nó. Hơn nữa, có nhiều loại vitamin và khoáng chất hác nhau trong hạt gai dầu, bên cạnh các acid béo cần thiết omega 3 và omega 6.

Những loại acid béo thiết yếu không thể tổng hợp một cách tự nhiên bởi cơ thể con người, và điều này càng làm cho hạt gai dầu trở thành một nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp các acid béo thiết yếu.

Nếu như bạn muốn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên thử và tiêu thụ nhiều hạt gai dầu, bởi vì chúng giàu các acid béo cần thiết. Hơn nữa, hạt gai dầu sản sinh ra phytosterol, chất giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, do đó nó cũng loại bỏ sự tích tụ mỡ trong động mạch.

Hạt gai dầu chứa:

Tất cả 20 loại acid amin, bao gồm 09 loại acid amin thiết yếu (EAAs) mà cơ thể chúng ta không tự sản xuất được

Một tỷ lệ phần trăm cao hàm lượng các protein đơn giản để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại các độc tố.

Ăn hạt gai dầu có thể hỗ trợ, nếu không thể điều trị dứt điểm, đối với những người bị các bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch.

Kết luận này được chứng minh bởi một sự thật là hạt gai dầu đã được sử dụng để điều trị sự thiếu hụt dinh dưỡng do bệnh lao gây ra, một căn bệnh cản trở dinh dưỡng nghiêm trọng, là nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu đi.

Nguồn cung cấp các acid béo có nguồn gốc thực vật cao nhất trong tự nhiên với hàm lượng acid béo thiết yếu nhiều hơn hạt lanh hoặc bất kỳ loại hạt hoặc dầu nào khác.

Một tỷ lệ hoàn hảo 3:1 của Omega-6 Linoleic Acid và Omega-3 Linolenic Acid – tốt cho sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch nói chung.

Một nguồn cung cấp protein chất lượng cao cho những người ăn chay được xem là dễ tiêu hóa.

Một nguồn dinh dưỡng thực vật dồi dào, các nhân tố kháng bệnh của cây với những lợi ích bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, mạch máu, mô, tế bào, da, nội tạng và các ti thể.

Nguồn cung cấp nhiều nhất các acid béo thiết yếu không bão hòa.

Bạn có thể ép hạt gai dầu để trích xuất dầu không có chứa côlextêrôn, và làm bánh từ hạt gai dầu. Dầu được chiết xuất từ hạt gai dầu có thể trộn chung với các loại thực phẩm khác như bánh mì hoặc sa-lát hay thậm chí là ăn trực tiếp.

Bạn có thể sử dụng hạt gai dầu xay nhuyễn thành bột và sử dụng nó để làm bánh.

Những lợi ích quan trọng khác về mặt sức khỏe của hạt gai dầu, đó là dầu được trích xuất từ hạt gai dầu cũng có thể được sử dụng như là một loại thuốc mỡ để nuôi dưỡng và tái tạo làn da. Dầu hemp có thể thẩm thấu qua da một cách nhanh chóng hơn so với các loại dầu khác.

Điều này giúp ngăn ngừa da khỏi bị chảy xệ do quá trình lão hóa bởi vì các acid béo thiết yếu hoàn toàn xâm nhập qua lớp biểu bì bên ngoài, do đó tăng cường lượng ẩm giúp da khỏe mạnh.

21. Hạt vừng – Sesame Seeds

Hạt vừng - Sesame Seeds

Hạt vừng – Sesame Seeds

Vừng đen là thực phẩm rất tốt cho bà bầu và cả mẹ sau sinh. Dưới đây là những tác dụng của vừng đen mẹ nên biết.

Vừng đen là thực phẩm mẹ nên sử dụng vào tháng cuối thai kỳ. Mẹ cũng cần xem mình có dị ứng thực phẩm này không trước khi sử dụng nhé.

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Trong hạt vừng đen có nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa nên khi dùng vừng đen mẹ cũng tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Vừng đen thường được dùng để chữa chứng táo bón, tiêu chảy, khó tiêu.

Tăng cường sức khỏe hệ xương

Trong vừng đen cũng giàu canxi nên rất tốt cho xương. Cứ 100g hạt vừng đen thì có đến 800mg canxi.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Hệ tim mạch của bà bầu cũng được củng cố khi dùng vừng đen. Trong loại hạt này chứa chất oxy hóa giúp ngăn được các bệnh liên quan đến tim như xơ vữa động mạch, đột quỵ…

Tăng cường sức khỏe làn da

Vừng đen cũng ngăn ngừa hiệu quả các nếp nhăn và cải thiện tác hại của tia UV mặt trời lên làn da của bà bầu. Dùng vừng đen sẽ giúp bà bầu có làn da khỏe mạnh.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được ngăn chặn bởi vừng đen vì chúng điều tiết insulin trong cơ thể. Nên dùng vừng đen là cách để bà bầu phòng ngừa tiểu đường thai kỳ nhé.

Dễ đẻ, lợi sữa

Một trong những tác dụng của vừng đen đối với bà bầu được nhiều người biết đến nhất là dễ đẻ. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ nếu mẹ dùng vừng đen 3 lần/tuần sẽ giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn.

Việc ăn vừng đen vào giai đoạn này cũng giúp cho mẹ sau sinh nhiều sữa và chất lượng sữa cũng rất tốt vì được bổ sung các dưỡng chất trong vừng đen.

22. Các loại hạt đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ngự, đậu cove …

Các loại hạt đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ngự, đậu cove ...

Các loại hạt đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ngự, đậu cove …

Các loại đậu sẵn có như đậu xanh, đậu đen…thực tế đã được khoa học chứng minh những công dụng chữa bệnh diệu kì, trong đó có cả những bệnh mạn tính, khó chữa

Đậu nành

Trong hạt đậu nành chứa hầu hết các loại vitamin như: B1, B2, PP, A, D, K… Riêng trong giá đậu nành có tỉ lệ vitamin C khá cao.

Đậu nành là một thức ăn rất cần thiết cho trẻ chậm phát triển, những người bị bệnh đái đường, phong thấp, gút, do giá trị dinh dưỡng cao, ít gluxít sinh glycogen.

Người ta dùng đậu nành nguyên hạt hay đã làm thành bột. Nếu dùng bột thì tránh không nên dùng những thứ đã bị hút hết chất dầu, vì như thế nghĩa là đã mất những chất béo cũng như các vitamin hòa tan trong dầu.

Đáng lưu ý, sữa đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại axít amin giống như sữa bò. Với đậu nành, ta có thể làm được nhiều món ăn vừa ngon vừa rất bổ dưỡng. Người ta còn dùng đậu nành để làm tương, làm bột dinh dưỡng, làm sữa đậu nành.

Đậu cove

Đậu cove giàu muối khoáng và chứa tiền chất vitamin A và vitamin C. Vì thế có khả năng giúp tái tạo thể lực, bảo vệ mắt, tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp ích vào sự chuyển hóa các thức ăn.

Nên biết đậu cove là thức ăn giàu năng lượng vào bậc nhất nhờ những chất hyđrocarbon và chất diệp lục nơi nó. Đậu cove giúp thoát nước, nhất là cho thận.

Nhờ đặc tính lợi tiểu, ăn đậu cove thường ngày trong những bữa ăn suốt cả tháng giúp trị bệnh phong thấp, bệnh gút, sạn nước tiểu.

Người ta có thể dùng đậu cove sống hoặc đã hấp chín, nếu nấu chín thì phải nấu với rất ít nước và dùng luôn cả nước đó. Những người bị suy yếu tim, thận nên dùng đậu cove.

Đậu đen

Theo y học, đậu đen là rất hiệu quả để ngăn chặn và trì hoãn quá trình lão hóa, điều trị đau đầu gối, nhuộm đen tóc và nuôi dưỡng lá lách. Giá trị dinh dưỡng của đậu đen cao như đậu tương.

Tuy nhiên, hiệu ứng thuốc của nó là tốt hơn nhiều hơn so với đậu tương. Ngoài công dụng để nấu chè, xôi, đậu đen dùng để chế thuốc như nấu với hà thủ ô làm cho vị thuốc có màu đen.

Theo đông y, đậu đen vị ngọt, tính bình, bổ thận, bổ gan, bổ huyết, trừ được phong nhiệt. Đậu đen thường được dùng làm thuốc bổ dưỡng hoặc giải độc. Đậu đen rất cần cho những người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, thiếu máu.

Đậu xanh

Đậu xanh có rất nhiều tác dụng dược liệu và được nhiều người biết đến. Các tác dụng chữa bệnh của đậu xanh là thanh nhiệt, giảm đi cái nóng mùa hè, lợi tiểu, cải thiện thị lực, giảm căng thẳng, giải nhiệt…

Do đó, đậu xanh rất hữu ích để loại bỏ các triệu chứng như bị cảm nhiệt, ngộ độc thực phẩm, đi tiểu khó khăn…

Hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc tốt. Vỏ hạt đậu xanh vị ngọt, tính nhiệt không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, sáng mắt…

Đậu đỏ

Đậu đỏ có thể thúc đẩy việc đi tiểu và loại bỏ sưng tấy. Do đó, nó thường được sử dụng như là một chế độ ăn uống để giảm cân.

Đồng thời, đậu đỏ cũng có thể làm phong phú thêm máu, do đó, nó là rất có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó có thể làm cho phụ nữ hồng hào, mịn màng.

Đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình không độc, có công dụng chữa trị các chứng mụn lở, đau buốt cơ thể, bệnh tả… Đậu đỏ dùng làm món ăn chín rất bổ dưỡng và chống đói.

Có được nguồn dinh dưỡng cân bằng và an toàn là điều rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Được biết trong số các món ăn vặt phổ biến, thì các loại hạt được xem là lựa chọn phù hợp với thai phụ nhờ hương vị thơm ngon, lại có giá trị dinh dưỡng cao.

II – 5 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong mùa hè nóng bức

Trong những lúc tiết trời nóng bức, đặc biệt là vào mùa hè, việc ăn uống mẹ bầu cần phải cẩn thận để cơ thể cảm giác thoải mái và thai nhi luôn được bảo vệ khỏe mạnh.

5 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong mùa hè nóng bức dưới đây là những loại thực phẩm tuy giàu dinh dưỡng nhưng lại không hợp với lúc thời tiết nóng bức, mẹ bầu hãy chú ý để tránh sai lầm trong ăn uống nhé.

1. Các loại hạt cứng khiến mẹ bầu bị tăng thân nhiệt

Các loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu lẫn thai nhi, là món ăn vặt cực kỳ thân thiện cho bạn trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, chúng cũng nằm trong danh sách bà bầu không nên ăn trong mùa nóng.

Thực tế, các loại hạt chỉ gây nóng trong khi bạn ăn quá nhiều. 50 g hạt hướng dương chứa lượng nhiệt tương đương với một tô cơm đầy. Do đó, bà bầu nên hạn chế ăn nhiều họ nhà hạt có vỏ cứng trong những ngày nắng nóng cao điểm để phòng nóng trong.

2. Trái cây mang tính ôn nhiệt có thể gây mụn nhọt, phát ban

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng do chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, trái cây là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng ngày hè.

Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng lành tính đến vậy, đặc biệt là những loại quả mang tính ôn nhiệt. Ăn quá nhiều loại quả này vừa không có lợi cho sức khỏe, lại còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong.

Thêm loại quả nữa mẹ bầu cần tránh đó là vải và nhãn.

Thêm loại quả nữa mẹ bầu cần tránh đó là vải và nhãn.

Đào, tuy chứa hàm lượng sắt dồi dào, giàu protein, đường, kẽm, pectin, nhưng lại gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác khi ăn quá nhiều.

Mận cũng là ví dụ điển hình khác của hoa quả mang tính ôn nhiệt không có lợi cho sức khỏe bà bầu nếu ăn nhiều. Mận có tính nóng cao, ăn nhiều sẽ làm cơ thể phát ban, xuất hiện mụn nhọt…

3. Những thực phẩm giàu protein làm giảm trytophan trong não khiến mẹ bầu mệt mỏi

Protein là dưỡng chất thiết yếu trong tòa tháp dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, đừng lạm dụng ăn quá nhiều, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Bạn chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng.

Mùa hè, nhiệt độ tăng cao, huyết dịch trong cơ thể vì thế thay đổi ở mức độ khác nhau. Khi nhiệt độ vượt quá 35 độ C, huyết dịch trở nên kết dính, ăn món nhiều protein như thịt sẽ làm giảm hàm lượng trytophan trong não, khiến tinh thần trở nên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng.

Hơn nữa, ăn nhiều thịt còn làm cho nồng độ canxi trong cơ thể giảm thấp, rõ ràng không tốt cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe ở mẹ bầu. Chưa kể yếu tố này còn tăng bản tính tức giận, dễ nổi nóng.

4. Đồ ngọt khiến mẹ bầu bị suy yếu hệ miễn dịch

Món ăn vặt nhiều đường không chỉ làm tăng lượng đường huyết, bộc phát nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mà còn dẫn đến tình trạng sâu răng, dư cân, béo phì ở phụ nữ mang thai. Trong mùa nóng, nếu thắc mắc bà bầu không nên ăn gì, chắc hẳn đó phải là đồ ngọt.

Mùa nóng, khi lượng đường nạp vào trong máu nhiều sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi nảy nở trên da, dễ gây ra hiện tượng sưng phù, mụn nhọt; mặt khác còn phá vỡ sự cân bằng kiềm a-xít trong huyết dịch, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch.

5. Món ăn giàu chất béo hay nhiều dầu mỡ dễ gây chướng bụng

Với bà bầu dễ bị mắc chứng đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ trong mùa nắng nóng sẽ làm tình hình càng trở nên trầm trọng hơn.

Dầu mỡ làm huyết dịch lưu lại trong dạ dày, đường ruột, giảm lượng máu vận chuyển đến não, tăng cảm giác chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi.

Món ăn giàu chất béo hay nhiều dầu mỡ dễ gây chướng bụng

Món ăn giàu chất béo hay nhiều dầu mỡ dễ gây chướng bụng

Khi đang mang bầu, nên ăn gì và không nên ăn gì luôn là câu hỏi mà các mẹ bầu thắc mắc. Nhất là trong mùa hè này, khí hậu trở nên nóng bức khiến mẹ bầu mệt mỏi hoặc thèm ăn một số món khác với những mùa khác trong năm.

5 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong mùa hè nóng bức được Massageishealthy liệt kê trên đây, các mẹ bầu hãy chú ý nhé. Hãy bổ sung lượng dưỡng chất vừa đủ và phù hợp với thời tiết để mẹ bầu thoải mái và thai nhi được khỏe mạnh nhé.

III – Các loại hạt tốt cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ mẹ nên biết

Các loại hạt tốt cho bà bầu trong thai kỳ mẹ nên biết, để bổ sung vào thực đơn, giúp mẹ có đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Và trong vô số những loại hạt, thì mẹ nên ăn những loại nào mới thực sự tốt?

Cũng như chúng có những lợi ích cụ thể ra sao đối với sự phát triển của thai nhi? Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu kỹ hơn về những loại hạt nào tốt cho bà bầu, tác dụng cũng như lợi ích của các loại hạt đó ra sao đối với sức khỏe mẹ bầu trong bài viết dưới đây nhé.

Các loại hạt tốt cho bà bầu cần được bổ sung cho thực đơn khi mang thai.

Các loại hạt tốt cho bà bầu cần được bổ sung cho thực đơn khi mang thai.

A. Lợi ích của các loại hạt dinh dưỡng đối với sức khỏe bà bầu

Ngày càng có nhiều chị em phụ nữ mang thai lựa chọn các loại hạt là món ăn vặt của mình, bởi sự tiện ích, ngon miệng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những công dụng mà loại thực phẩm này đem lại cho sức khỏe của mẹ lẫn thai thi dưới đây:

Giảm chứng táo bón cho phụ nữ khi mang thai: Nguồn chất xơ dồi dào chứa trong các loại hạt, đặc biệt là các loại hạt có vỏ nâu, có công dụng giảm thiểu chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ trong quá trình thai kỳ rất hiệu quả.

Nhâm nhi các loại hạt sấy khô sẽ là biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi chứng táo bón “đáng ghét” các mẹ nhé!

Các loại hạt sẽ giúp giảm thiểu chứng táo bón thai kỳ thường gặp ở mẹ bầu.

Các loại hạt sẽ giúp giảm thiểu chứng táo bón thai kỳ thường gặp ở mẹ bầu.

Duy trì cân nặng của bà bầu ở mức vừa phải: Giàu thành phần dinh dưỡng nhưng lại không nhiều calo, các loại hạt là món ăn vặt tuyệt vời để chị em xóa tan nỗi lo tăng cân hay béo phì trong quá trình thai kỳ.

Hỗ trợ sự hình thành và phát triển của thai nhi: Các loại hạt dinh dưỡng luôn chứa hàm lượng protein, chất sắt, vitamin B…giúp thai nhi trong bụng mẹ được hình thành và phát triển một cách hoàn thiện, đặc biệt là trí não, giúp trẻ sinh ra được thông minh hơn.

Giảm nguy cơ bị dị ứng cho bé: Theo nghiên cứu, các trẻ em có mẹ sử dụng các loại hạt dinh dưỡng trong quá trình mang thai thường ít bị dị ứng hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy, bổ sung các loại hạt vào thực đơn mang thai là điều cần thiết cho bé.

B. Top 5 loại hạt tốt nhất cho bà bầu và thai nhi

Với những lợi ích tuyệt vời trên, quả thực việc bổ sung hạt vào trong thực đơn, hay dùng hạt như món ăn vặt vừa ngon vừa có lợi là điều nên làm.

Vậy chị em nên chọn loại hạt nào? Hãy cùng tìm hiểu top 5 loại hạt dưới đây để trả lời cho câu hỏi trên nhé!

Hạt óc chó: Trong 100g óc chó có chứa 642 calo, 6.7g chất xơ, 15.2g chất đạm, 65.2g chất béo giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể của mẹ và thai nhi.

Đặc biệt, hàm lượng vitamin A, omega 3, photpho, axit hữu cơ có trong quả óc chó còn có tác dụng rất lớn cho sự phát triển của hệ thống trí não của thai nhi, giúp tăng cường trí nhớ và nhận thức.

– Đồng thời, mỡ photpho có trong quả óc chó còn thúc đẩy quá trình tạo máu và liền miệng vết thương. Do đó, óc chó luôn được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng trong suốt quá trình mang thai cho các chị em.

Quả óc chó rất bổ ích cho sự phát triển trí não của thai nhi.

Quả óc chó rất bổ ích cho sự phát triển trí não của thai nhi.

Hạt sen: Với thành phần protein, canxi, photpho, sắt, protit, lipit, vitamin B1, B2…giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, có một giấc ngủ ngon hơn, giúp thai nhi được thông minh.

Ăn hạt sen sấy khô hoặc chế biến với các thực phẩm khác như cháo, sữa hạt sen…sẽ bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của chị em được hoàn hảo hơn.

Hạnh nhân: Giống như hạt óc chó, nguồn omega 3 trong hạnh nhân giúp trẻ sinh ra sẽ được thông minh hơn. Folate và axit folic có trong hạnh nhân còn giúp thai nhi tránh khỏi những dị tật bẩm sinh.

– Hàm lượng magie giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển một cách bình thường.

Ngoài ra, hạnh nhân còn giúp chị em tránh khỏi chứng táo bón khó chịu thường gặp phải trong quá trình thai kỳ.

Dị tật bẩm sinh ở trẻ sẽ bị đẩy lùi nếu chị em ăn hạnh nhân đều đặn khi mang thai.

Dị tật bẩm sinh ở trẻ sẽ bị đẩy lùi nếu chị em ăn hạnh nhân đều đặn khi mang thai.

Hạt dẻ: Vitamin C có trong hạt dẻ giúp giảm mệt mỏi căng thẳng cho bà bầu khi bị thai nghén. Hạt dẻ còn giàu axit oleic có tác dụng giảm cholestoron xấu và tăng cholestoron tốt trong máu, duy trì mức độ lipid trong cơ thể phụ nữ khi mang thai.

– Hạt dẻ còn giàu các chất chống oxy hóa, hỗ trợ khả năng miễn dịch của người mẹ. Ngoài ra, các vitamin B trong hạt dẻ còn hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, cần thiết trong quá trình trao đổi chất, tổng hợp hồng cầu trong cơ thể người mẹ.

Hạt bí ngô: Không chỉ dễ ăn, ngon miệng, hạt bí còn tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi, tốt cho thận dạ dày và giúp nhuận tràng cho bà bầu.

Các hàm lượng canxi, sắt, vitamin, chất béo, calo có trong hạt bí còn giúp chị em giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình mang thai.

Hạt bí ngô rất tốt cho trí não của trẻ.

Hạt bí ngô rất tốt cho trí não của trẻ.

Những loại hạt trên là các loại hạt tốt cho bà bầu đã được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là tốt nhất dành cho các bầu. Do đó, chị em hãy bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày của mình trong thai kỳ.

Đây sẽ là lựa chọn thông minh để giải quyết những cơn thèm ăn khi thai nghén, đồng thời còn đảm bảo bổ sung dưỡng chất cho cơ thể của mẹ và cả cho bé.

Những loại hạt trên là các loại hạt tốt cho bà bầu đã được kiểm chứng

Những loại hạt trên là các loại hạt tốt cho bà bầu đã được kiểm chứng

Chúng ta đều biết rằng khi mang thai các mẹ rất cần bổ sung nhiều dưỡng chất trong những loại thực phẩm có lợi cho thai nhi. Bất cứ bà mẹ nào mang bầu cũng mong muốn dành tất cả những gì tốt nhất cho em bé của mình.

Nhưng không phải bà mẹ nào cũng có khiến thức đầy đủ cho việc bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ. Qua bài viết này mình muốn bổ sung thêm cho các mẹ một số loại hạt dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ mang thai để mẹ khỏe bé khỏe và thông minh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc bà bầu ăn các loại hạt như hạt óc chó, hạt macca, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí, hạt chia … là cách tốt nhất để giữ cân nặng vừa phải mà vẫn đủ chất tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Ngoài ra, những loại hạt này còn giàu axit béo thiết yếu, Omerga 3, vitamin B, protein và khoáng chất rất tốt cho sự hình thành và phát triển đặc biệt là sự phát triển trí não của thai nhi.

Chúc các mẹ có một sức khỏe tuyệt vời và một thai kỳ phát triển cực kỳ khỏe mạnh nhé !

4.9/5 - (11 bình chọn)

You may also like