Các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin c có trong thực phẩm nào nhiều?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Các loại thực phẩm giàu vitamin C cho bé, bà bầu, ăn trái cây hoa quả gì bổ sung vitamin C nhanh và tốt nhất giải đáp cho thắc mắc “Vitamin c có trong thực phẩm nào bao gồm quả kiwi, dừa, súp lơ xanh, dâu tây, cam, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi, thảo mộc khô, cải brussels, rau chân vịt, rau bina…
Table of Contents
A. Vitamin C là gì và vai trò của nó đối với sức khỏe và sự phát triển
1. Vitamin C là gì?
Vitamin C hay còn gọi là Acid Ascorbic. Dưỡng chất này tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D và L và tham gia vào các hoạt động khác nhau của cơ thể. Dạng D thì không có hoạt tính sinh học.
Còn dạng L khi bị oxy hóa lần đầu chuyển thành axit Dehydroascorbic và vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C. Nếu tiếp tục oxy hóa lần nữa sẽ thành Diketo Golunat và mất hoạt tính sinh học trước đó.
2. Vai trò của vitamin C đối với sức khỏe
Vitamin C rất quan trọng đối với sự phát triển của của chúng ta và trẻ nhỏ. Vì dưỡng chất này sẽ tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như bệnh về đường hô hấp, ung thư, tim mạch hay viêm khớp.
Vitamin C là axít ascorbic, một nhân tố tăng cường miễn dịch tốt nhất và cũng tham gia nhiều chức năng bình thường của cơ thể.
Vitamin C hỗ trợ đề kháng với nhiễm trùng như: cảm cúm, mau lành vết thương, cần thiết cho việc tạo ra collagen (một loại protein kết nối và hỗ trợ cho các mô cơ thể như: da, xương, gân, cơ và sụn), tăng cường hấp thu chất sắt, chống bệnh đục thủy tinh thể bằng cách tăng lượng máu đến mắt.
Vitamin C cũng được biết là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương từ gốc tự do. Chính tổn thương tế bào của gốc tự do đã gây ra các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh mãn tính khác.
Vitamin C thuộc nhóm vitamin tan trong nước, cơ thể của chúng ta không có được khả năng tạo ra được vitamin này hoặc tích trữ nó. Cho nên chúng ta cần phải được cung cấp vitamin C hàng ngày nhằm đảm bảo không để thiếu hụt.
Chúng ta sẽ bị thiếu hụt vitamin C nếu hút thuốc lá, tiếp xúc môi trường ô nhiễm, uống caffein bất kỳ dạng nào, bị stress, đang hồi phục sau bệnh tật hoặc phẫu thuật, uống aspirin liên tục hoặc trên tuổi 55.
Nếu người nào dễ bị vết bầm ở da thì cũng dễ nhạy cảm với nhiễm trùng và cúm, thiếu năng lượng, dễ chảy máu lợi răng và chảy máu mũi… báo động cơ thể cần nhiều vitamin C hơn.
3. Sức khỏe sẽ thế nào nếu thiếu vitamin C?
Việc thiếu hụt vitamin C trong cơ thể có thể khiến cho trẻ chậm vận động, chảy máu lợi, rất dễ bị ốm và bị những bệnh lặt vặt. Ngoài ra chứng còi ở trẻ em cũng có thể do không bổ sung đủ lượng vitamin C cho bé.
4. Dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu vitamin C?
Nếu bạn hoặc trẻ bị thiếu Vitamin C thì sẽ có 11 biểu hiện sau đây mà bạn có thể dễ dàng nhận biết được:
- Dễ chảy máu (xuất huyết) dưới da.
- Vết thương lâu lành.
- Lợi sưng, dễ chảy máu.
- Vòm miệng và lưỡi có nhiều mụn nhiệt.
- Sún răng
- Răng vàng
- Dễ ốm vặt.
- Còi xương.
- Giảm cân.
- Đau nhức toàn thân, nhất là khớp và cơ.
- Trẻ hay mệt mỏi đặc biệt khi hoạt động.
- Dễ ốm vặt
- Kém tập trung
B. Các loại thực phẩm, trái cây hoa quả giàu vitamin C, quả gì chứa nhiều vitamin C nhất?
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quen thuộc, có nhiều tác dụng đa dạng như làm đẹp da, tăng miễn dịch, giúp cơ thể hoạt động bình thường,…
Nếu đang thiếu hụt vitamin này, bạn cần bổ sung các loại thực phẩn chứa vitamin C ngay. Vậy vitamin C có trong thực phẩm nào nhiều nhất? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.
Việc bổ sung vitamin C có sẵn trong thực phẩm hằng ngày là điều rất quan trọng vì những dưỡng chất chứa loại vitamin này tự nhiên sẽ tốt hơn cho bé. Những loại thực phẩm giàu vitamin C hiện nay có thể kể đến là súp lơ, các loại rau lá xanh, bông cải xanh, cà chua, đu đủ, xoài, khoai lang…
Vitamin C vô cùng quan trọng trong suốt quá trình phát triển của chúng ta và cả trẻ nhỏ. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Cùng Massageishealthy tìm hiểu những loại thực phẩm bổ sung vitamin C trong bài viết sau.
1. Quả kiwi, trái cây rất giàu vitamin C – 92,7 mg/ quả
Với vị chua ngọt hài hòa đặc trưng, kiwi luôn đứng đầu danh sách những loại thực phẩm giàu vitamin C nhất. Kiwi còn có chất chống nhiễm trùng và tăng cường miễn dịch. Quả kiwi không phải của Việt Nam, gần đây ta có thể tìm thấy nhiều ở quầy trái cây là do nhập khẩu.
Theo các chuyên gia, quả kiwi nhỏ là một loại trái cây dinh dưỡng nhất thế giới, nó chứa lượng cao vitamin C vào khoảng 70mg cho mỗi 100g, chất kali, chất chống oxy hóa, axít béo omega-3.
Quả kiwi nên được ăn sớm khi nó chín và chỉ cắt ra trước khi ăn vì cắt ra để lâu sẽ làm giảm lượng vitamin C.
Bạn có biết rằng quả kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc và cũng được biết như quả lý gai Trung Quốc (Chinese gooseberry) vào đầu thế kỷ 20, loại trái cây nhỏ này được giới thiệu và phát triển ở New Zealand, các nhà xuất khẩu này đổi tên nó thành kiwi, biểu tượng của quốc gia New Zealand là loài chim nâu không bay được (brown flightless bird).
Nếu đã nhàm chán với việc ăn kiwi trực tiếp thông thường, bạn có thể xay kiwi với trái cây ngọt khác như chuối để tạo thành món sinh tố hấp dẫn. Chuẩn bị sẵn máy xay sinh tố hiện đại tốc độ cao là bạn đã có ngay một thức uống bổ dưỡng mỗi ngày rồi.
2. Dừa – một trái dừa chứa 3,3 mg vitamin C
Không chỉ nước dừa mới có dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C mà cùi dừa, nước cốt dừa,… cũng vậy. Bạn có thể dùng nước dừa uống, tận dụng cùi dừa để làm các món chè ngon giải nhiệt mùa hè hoặc làm pudding, ăn kèm với món ngọt,…
3. Súp lơ xanh – 46mg vitamin C cho mỗi 100g
Súp lơ xanh hay bông cải xanh là loại rau yêu thích của nhiều người. Không chỉ là thực phẩm giàu vitamin C mà súp lơ xanh còn khá giàu chất xơ.
Một điểm nữa sẽ khiến những người sợ béo phì thích thú đó là lượng calo trong súp lơ xanh cực thấp, chỉ tầm 30 calo trong một khẩu phần ăn.
Hoa cải hay súp lơ tùy thuộc vào họ, nó cũng giống như bông cải xanh và cải Brussels. Nó chứa lượng vitamin C khoảng 46mg cho mỗi 100g. Súp lơ cũng chứa một vài hoạt chất chống ung thư, vitamin B (bao gồm cả folat) và vitamin K.
Cũng giống như bông cải xanh và cải Brussels, cách tốt nhất để chế biến là luộc và hấp, nấu kỹ quá có thể làm mất đi chất dinh dưỡng.
4. Dâu tây – khoảng 80mg cho 100g quả dâu tây
Quả dâu tây chứa rất nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, nó là thực phẩm giàu vitamin C xếp vào hàng khiêm tốn vào khoảng 80mg cho 100g quả dâu tây. Bạn có biết tại sao quả dâu tây là một loại trái cây duy nhất mang các hạt ở bên ngoài?
Chắc mọi người đồng thuận lý do này: dâu tây không phải là một loại quả mọng thật sự bởi trái cây quả mọng sẽ mang hạt ở bên trong. Quả dâu tây nên được ăn sống thì giá trị chất chống oxy cao nhất cùng với lượng vitamin C giữ lâu dài.
Một chén dâu tây trung bình có hàm lượng vitamin C là 84.7 mg. Dâu còn chứa hàm lượng cao folate cùng các hợp chất có lợi khác. Ăn dâu đều đặn, bạn sẽ cải thiện được sức khỏe tim mạch.
Một lợi ích bất ngờ và không kém tuyệt vời khác của dâu là có khả năng làm trắng răng. Bạn có thể ăn dâu trực tiếp, ăn với sữa chua thanh mát hay xay sinh tố đều ngon.
5. Cam – khoảng 50mg cho 100g (ổi và cam quả nào nhiều vitamin c hơn)
Khi nhắc đến việc vitamin C có trong thực phẩm nào thì chắc chắn đa phần mọi người sẽ trả lời là quả cam đầu tiên vì đây là quan niệm dân gian đã rất lâu đời. Chỉ cần ăn hoặc uống một quả cam mỗi ngày là bạn đã cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể rồi.
Thật ngạc nhiên khi quả cam chỉ đứng thứ 9 về mức độ giàu vitamin C mà thôi. Quả cam cùng với các loại quả nhóm cam quýt khác được biết là nguồn cung cấp dồi giàu vitamin C, đây được gọi là “trái cây mùa đông” vì nó là vũ khí lợi hại chống lại cảm cúm mùa lạnh.
Vitamin C trong cam vào khoảng 50mg cho 100g, được biết là giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, qua đó làm giảm nguy cơ ung thư.
Trái cây họ cam quýt cũng cải thiện tuần hoàn máu, giảm thấp lượng cholesterol. Cũng nên nhớ là hiệu quả tốt hơn khi ăn trái cây so với chỉ uống nước ép.
6. Đu đủ có 238mg vitamin C/ nửa quả
Quả đu đủ được mọi người quen thuộc, nó là thực phẩm giàu vitamin C vào khoảng 62mg cho 100g. Nó cũng là một loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotene và flavonoid, vitamin A và folat.
Đu đủ được cho là giảm nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư cổ tử cung. Trái cây vùng nhiệt đới này cũng chứa men papain, một loại men rất tốt cho đường tiêu hóa và hỗ trợ cho hệ thống men khác hấp thu tối đa thực phẩm ăn vào cơ thể.
Theo nghiên cứu, nửa quả đu đủ bình thường có 238mg vitamin C. Đây là một con số rất ấn tượng. Có lẽ nhiều người cũng biết, ăn đu đủ bổ cho mắt, giúp sáng mắt. Điều đó có nghĩa là trong đu đủ còn có nhiều vitamin A nữa đấy.
7. Cà chua – 100gr cà chua chứa 13 mg vitamin C
Cà chua là món ăn xuất hiện hằng ngày trong bữa ăn của người Việt, là một trong những loại rau củ quả cực tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và khoáng chất hàng đầu.
Cà chua hay được cho thêm vào các món xào, canh như một loại gia vị chua tự nhiên. Ngoài ra cà chua cũng có thể ăn sống hoặc trộn salad được.
Tất nhiên, được sử dụng phổ biến như vậy không chỉ bởi hương vị của chúng mà còn do cà chua rất bổ dưỡng, giàu vitamin C, A và lycopene – một chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tim.
8. Rau cải xoăn – 120 mg Vitamin C/100gr
Ăn một bữa cải xoăn là bạn đã đủ dinh dưỡng vitamin A gấp 2 lần khuyến cáo. Thế nhưng không chỉ giàu vitamin A, cải xoăn cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin C và cả khoáng chất cùng axit béo.
9. Ớt đỏ – 1 chén nhỏ chứa 190 mg vitamin C
Ớt chuông đỏ có vị ngọt tự nhiên và không hề cay như tên gọi. Một bát ớt chuông mang lại tới 190 mg vitamin C – xấp xỉ gấp 3 lần một quả cam.
Bạn lưu ý là chọn loại ớt chuông màu đỏ thì vitamin C cao hơn là giống màu vàng hay xanh. Với ớt đỏ, bạn có thể xào chung với thịt bò tươi giàu protein sắt hay thịt lợn,… là đã đủ có được món ăn hấp dẫn cho cả gia đình.
10. Quả ổi giàu vitamin C nhất – một quả ổi chứa 377 mg Vitamin C
Đứng số một trong danh sách giàu vitamin C chính là quả ổi. Đây là trái cây vùng cận nhiệt đới, chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam.
Thêm một loại hoa quả tươi nhiệt đới nữa cũng là thực phẩm giàu vitamin C: ổi. Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng lượng vitamin C có trong ổi còn cao gấp 3 lần so với cam. Ổi cũng có nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa và còn có nhiều chất khoáng như đồng, kali, mangan,…
11. Thảo mộc khô
Thảo mộc khô bao gồm khá đa dạng: nghệ, húng quế, bạch hoa,… Điểm chung của các thực vật dòng thảo mộc này là chứa giá trị dinh dưỡng cao trong “hình dáng” rất bé nhỏ, và tất nhiên vitamin C không là ngoại lệ.
Tích cực sử dụng thảo mộc trong chế biến món ăn bổ sung vitamin C không chỉ giúp món ăn thêm dậy vị mà còn tốt cho sức khỏe.
12. Cải Brussels – 85 mg vitamin C cho 100gr
Loại bắp cải này tuy không quá phổ biến với người Việt nhưng rất đáng để bạn tích cực bổ sung thêm vào các bữa ăn. Bên cạnh việc là một thực phẩm bổ sung lượng vitamin C dồi dào, cải Brussels có chất xơ và nhiều chất chống ung thư.
Một vấn đề cần lưu ý là loại cải này hơi đắng, nên khi ăn bạn có thể nướng lên để ăn kèm món chính sẽ dễ ăn hơn nhiều.
13. Rau chân vịt, rau bina – 100gram rau chân vịt chứa 28,1 mg vitamin C
Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bina) là một loại rau có lợi cho sức khỏe với tác động tích cực khá đa dạng. Hàm lượng chất béo trong rau này khá thấp.
Theo nghiên cứu, 100gram rau chân vịt chứa 28,1 mg vitamin C. Rau chân vịt có thể trộn salad, xào hay nấu canh, chiên với trứng gia cầm đảm bảo sạch 100%,…
14. Quả dứa – 1 quả dứa chứa 78.9 mg vitamin C
Một quả dứa nhỏ trung bình chứa 78.9 mg vitamin C. Không chỉ thế, nước ép dứa còn có bromelain – loại enzym tiêu hóa giúp chống đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi hoạt động, vận động nặng.
15. Bắp cải đỏ – 1 chén nhỏ chứa 51 mg vitamin C
Bắp cải xanh đã quá quen thuộc rồi, vậy bạn biết gì về bắp cải đỏ hay có nơi còn gọi là bắp cải tím? Một chén bắp cải đỏ cung cấp 2 gram chất xơ, 216 mg kali và 51 mg vitamin C. Bắp cải tím hay được trộn cùng salad và cũng là một loại rau ăn kẹp bánh mì sandwich, burger cũng rất hợp.
16. Dưa hấu – 8,1 mg vitamin C/ 100gr
Một cốc nước ép dưa hấu cho 20% lượng vitamin C cơ thể bạn cần mỗi ngày mà chỉ số năng lượng lại chỉ ở mức 46 calo. Loại quả chứa hàm nước và vitamin C siêu cao này chính là món quà tuyệt vời của mùa hè mà không ai có thể chối từ.
17. Xoài – 1 quả xoài chứa 58 mg vitamin C
Xoài cũng là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Xoài thực sự là một nguồn thực phẩm giàu vitamin C, cung cấp các loại vitamin khác tuyệt vời khi có đầy đủ cả vitamin A, B, C và cả chất xơ, đồng , kali,… Một quả xoài trung bình có thể mang lại được 58 mg vitamin C tức 96% nhu cầu vitamin C cần thiết hàng ngày.
18. Đậu Hà Lan – 100 gram đậu Hà Lan cung cấp 41 g vitamin C
Vitamin C có trong thực phẩm nào nên bổ sung vào bữa ăn chính hằng ngày? Đậu Hà Lan có thể là câu trả lời thích hợp dành cho bạn. Đậu còn đi kèm với nhiều protein và các chất sắt non-heme . Theo đó, 100 gram đậu Hà Lan cung cấp 41 g vitamin C.
19. Chanh – 100gr chanh chứa 29,1 mg vitamin C
Với chanh, bạn có thể vắt nước uống giải khát hằng ngày. Đôi lúc bạn cũng có thể biến tấu bằng cách kết hợp pha thành các món sinh tố ngon mắt ngon miệng, giảm cân rất tốt hay đơn giản là thả một lát chanh vào nước lọc để uống như nước detox.
20. Bưởi – 100 gram bưởi có 61 mg vitamin C
Trong 100 gram bưởi có 61 mg vitamin C – một con số ấn tượng không kém cạnh các “thành viên” của họ nhà cam quýt khác.
Bưởi cũng cung cấp một lượng lớn chất xơ, chống táo bón và còn đốt cháy được chất béo và calo dư thừa trong cơ thể. Đây là một lựa chọn hàng đầu trong chế độ của người ăn kiêng muốn giảm cân.
21. Khoai lang – 100gr khoai lang có 2,4 mg vitamin C
Khoai lang là một nguồn tinh bột quen thuộc. Trong khoai lang ngọt chứa nhiều loại dưỡng chất quan trọng, trong đó bao gồm nguồn vitamin C phong phú. Trong khoai lang cũng có carotenoid, canxi, vitamin B6, mangan,…
Nói một cách dễ hiểu, khoai lang là một trong những thực phẩm giàu vitamin C khi một khẩu phần khoai lang cung cấp được 65% nhu cầu vitamin C và 700% nhu cầu vitamin A bạn cần mỗi ngày.
22. Quả anh đào, quả sơ ri – 49gr sơ ri có 822 mg vitamin C
Quả sơ ri hay anh đào được coi là loại quả cao cấp tại Việt Nam với hương vị vô cùng ngọt ngào. Tất nhiên, sơ ri cũng không hề kém cạnh trong khía cạnh bổ dưỡng.
Chỉ 49 gram sơ ri đã chứa tới 822 mg vitamin C, tức là 913% giá trị vitamin C cần nạp một ngày. Đây thực sự là con số mà khó có một thực phẩm chứa nhiều vitamin C nào khác đánh bại được.
Không chỉ ăn được trực tiếp, quả anh đào còn thích hợp để dùng trong làm bánh, làm món tráng miệng như pudding, panna cotta,…
23. Mận Úc
Mận Úc hay giống mận Kakadu được coi là “thần dược” đối với nhan sắc của phái đẹp. Rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm cao cấp đều được chiết xuất từ thực vật này.
Tất nhiên, mận cũng có thể ăn như một loại trái cây và cung cấp rất nhiều vitamin C tốt cho cơ thể. Đối với các loại trái cây như quả anh đào và mận Úc không trồng được tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm mua trái cây nhập khẩu có giấy tờ chứng thực rõ ràng từ các nguồn hàng lớn, uy tín.
24. Húng tây 28 gr cho đến 45 mg vitamin C, gấp 3 lần quả cam
Húng tây – món rau gia vị tưởng đơn giản nhưng lại chứa lượng vitamin C nhiều gấp 3 lần cam. 28 gram húng tây tươi cho đến 45 mg vitamin C.
Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần rắc vài cọng húng tây (3–6 grams) lên các món ăn của mình là cũng đã hấp thụ được 3.5–7 mg vitamin. Đây quả thực là thực phẩm bổ sung vitamin C vô cùng hữu hiệu chỉ với một lượng nhỏ mà không phải ai cũng biết.
25. Mùi tây – 8 gram mùi tây chứa 10 mg vitamin C
8 gram mùi tây chứa 10 mg vitamin C, cung cấp 11% giá trị vitamin C cần thiết trong ngày. Mùi tây cũng là một loại rau gia vị tốt cho người thiếu máu hoặc có vấn đề về máu.
26. Vải thiều – một quả chứa 7 mg vitamin C
Mỗi một quả vải trung bình cung cấp 7 mg vitamin C, tương ứng với 7.5% nhu cầu vitamin cần thiết. Tức là chỉ cần ăn một bát vải là bạn đã nạp tới 151% lượng vitamin C cơ thể mình cần.
Trong loại quả này cũng chứa cả omega-3 và omega-6 tốt cho não và tim mạch. Ăn vải cũng có khả năng giảm nguy cơ đột quỵ.
27. Quả lí đen – 100g chứa gần 200mg vitamin C
Blackcurrants được các chuyên gia dịch ra tiếng Việt là quả lí đen, còn gọi là lí chua đen. Cây có nguồn gốc châu Âu, phổ biến từ thế kỷ thứ XV. Trong danh sách trái cây giàu vitamin C nhất thì lí đen đứng hàng thứ hai chỉ sau quả ổi.
Quả có vị chua ngọt rất giàu vitamin C, ngày xưa dân gian thường dùng chữa viêm họng, ngày nay dùng pha xirô và chế rượu mùi.
Nó cũng chứa gần 200mg vitamin C cho mỗi 100g tức gấp 4 lần lượng vitamin C trong quả cam. Quả lí đen cũng giàu chất chống oxy hóa và các flavonoid giúp giảm hiện tượng viêm, nhất là trong nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây cũng là loại quả giàu chất kali.
28. Ớt Đà Lạt – khoảng 140mg vitamin C cho mỗi 100g ớt
Ớt Đà Lạt, đặc biệt là loại màu đỏ, là quả giàu chất vitamin C và lượng cao chất chống oxy hóa. Đối với loại ớt màu đỏ thì lượng vitamin C khoảng 140mg cho mỗi 100g, loại ớt màu xanh thì khoảng 80mg vitamin C cho mỗi 100g.
Khi nấu lượng vitamin C sẽ giảm thấp hơn. Đây là loại thực phẩm có lượng calo thấp và nguồn cung cấp dồi dào vitamin B6, sắt và kali.
29. Bông cải xanh – khoảng 89mg vitamin C cho 100g bông cải
Bông cải thật sự là loại “siêu” thực phẩm hỗ trợ cho hệ miễn dịch và giúp chống lại ung thư. Nó chứa lượng vitamin C khoảng 89mg cho 100g bông cải, ngoài ra bông cải xanh cũng giàu beta-carotene, carotenoid, vitamin B (gồm cả folate), canxi, kẽm và chất xơ.
Bông cải xanh nên được luộc hoặc hấp để giữ lại lượng vitamin, nếu không thì có thể làm mất đi các thành phần hiệu quả cho sức khỏe.
Những gợi ý về các loại thực phẩm giàu vitamin C nhất đa dạng kể trên chắc chắn khiến bạn không còn phải thắc mắc vitamin C có trong thực phẩm nào để lên thực đơn bổ sung vitamin C mỗi ngày nữa rồi nhé.
Chẳng phải tìm ở đâu xa, hầu hết 100% các loại trái cây hoa quả, thực phẩm giàu vitamin C kể trên đều có thể mua được trên siêu thị thực phẩm online mà bạn không cần phải cất công hay tốn thời gian đi ra chợ, siêu thị như cũ nữa.
Chúc các bạn nhiều sức khỏe và đừng quên chia sẻ bài viết đến mọi người cùng biết nhé.
Thực phẩm giàu vitamin c cho bà bầu, thực phẩm giàu vitamin c cho bé, thực phẩm giàu vitamin c và e, thực phẩm giàu vitamin e, quả gì chứa nhiều vitamin c nhất, thực phẩm giàu vitamin a, thực phẩm giàu vitamin d, ổi và cam quả nào nhiều vitamin c hơn
Vitamin C, Scurvy, Reference Daily Intake, Vitamin, Dietary supplement, L-gulonolactone oxidase, Hydroxylation, Proline, Lysine, Kidney stone disease, Cancer, Health, Vitamin C megadosage,
James Lind, Dietary Reference Intake, Nutrition, Metabolic pathway, Biomolecules, Food and drink, Nutrient, Antioxidant, Dehydroascorbic acid, Food, Vitamin E, Chemistry, Cooking, Alzheimer’s disease, Procollagen-proline dioxygenase, Enzyme,
Dose (biochemistry), Cardiovascular disease, Biology, Albert Szent-Györgyi, Determinants of health, Collagen, Common cold, Biosynthesis, Cofactor (biochemistry), Biochemistry, Chemotherapy, Bat, Primate, Endothelium, Stroke, Carbohydrate,
Carnitine, Glucose, Medicine, Kidney, Food fortification, Amino acid, Multivitamin, Vegetable, Clinical medicine, Megavitamin therapy, Chemistry of ascorbic acid, Medical specialties, EGLN1, Membrane transport protein, Essential nutrients,
Dietary supplements, Juice, Adverse effect, Tobacco smoking, Redox, GLUT1, Molecular biophysics, Biologically-based therapies, Folate, Cigarette, Mineral (nutrient), Tarsier, Vitamins, Meta-analysis, Clinical trial, Chemical substances,
Intravenous ascorbic acid, Immune system, Decomposition, Dementia, Evolution, Gamma-butyrobetaine dioxygenase, Medication, Digestion, Organic compounds, Public health, Molecular biology, Treatment of cancer, Glucuronic acid,
Dietetics, Linus Pauling, Glucose transporter, Nutrients, Dopamine, Natural products, Hydrogen peroxide, Axel Holst, Diet (nutrition), Haplorhini, Lysyl hydroxylase, Blood, Mini–Mental State Examination, Diarrhea, Drink, Rheumatoid arthritis,
Disease, Salt, Active transport, Lung cancer, Calcium, Infection, Glycolysis, Lemon, Plant, Passive smoking, Chemical reaction, Lime (fruit), Sodium, Chemical compounds, Tuberculosis, Nicotinamide adenine dinucleotide, Physical sciences, Risk,
Life sciences, Human, Human body, Norman Haworth, Pharmacology, Citrus, Myocardial infarction, Fat, Blood vessel, Blood plasma, Orthomolecular medicine, Acid, Health sciences, Iron, Prostate cancer, Catalysis, Simian, Intravenous therapy, Rodent,
Strepsirrhini, Urine, Hormone, Pregnancy, Irwin Stone, Medical cannabis, PH, Mitochondrion, Colorectal cancer, China, Galactose, Diseases and disorders, Nutrition facts label, Vitamin B12, United States, Water, Fruit, Glycine, Capsicum, Sea, Structural biology,
Charles Glen King, Glyoxylic acid, Theodor Frølich, GLUT3, European Food Safety Authority, Indigestion, Magnesium, Norepinephrine, Dopamine beta-hydroxylase, Biotechnology, Orange (fruit), Bleeding, HFE hereditary haemochromatosis,
Aldehyde, Gene, Inuit, Palmitic acid, Mammal, Matthias Rath, Guinea pig, Mutation, Bell pepper, Dehydrogenase, Red blood cell, Price fixing, Tablet (pharmacy), Soil, Solubility, Natural killer cell, Radiation therapy, Broccoli, Peptide, Oxidative phosphorylation,
Protein, Vitamin C and the Common Cold (book), Transferase, Cramp, Fructose, Health care, Vasco da Gama, Cell (biology), Dioxygenase, Fertilizer, Ship, Glutathione, Casimir Funk, Arthritis, Nobel Prize in Physiology or Medicine, Northern Canada, Monosaccharide,
Research, Lymphocyte, Vilhjalmur Stefansson, Mannose, Food additive, Cardiac muscle, Pro-oxidant, Sauerkraut, Muscle, Copper, Milk, Molecule, Adrenal gland, Solution, Docosahexaenoic acid, Evidence-based medicine, Organic chemistry, Fatty acid, Genetics,
Sherman Antitrust Act of 1890, Metabolism, Pituitary gland, Patrick Holford, Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate, Mole (unit), Cell biology, Gastrointestinal tract, RTT, Mineral, Fermentation, Cataract, Wound, Iron overload, Chemical substance,
Adenosine triphosphate, Lawsuit, Death, Medical treatments, Saturated fat, Antimicrobial, Symporter, Reichstein process, Hydrogen compounds, Epidemiology, Royal Navy, Bird, Adenosine diphosphate, Pharmacodynamics, Toxicity,
Molecular clock, Keto–enol tautomerism, Natural selection, Uric acid, Cell membrane, Law, United States antitrust law, Megabat, Alcohol, Kidney disease, Carbonyl group, Leaching (agriculture), Liver, Pharmacokinetics, Hypothermia, Breast cancer, Cabbage, Malpighia emarginata,