Khoai lang tiếng anh là Sweet Potato. Tác dụng của khoai lang sống, khoai lang luộc và khoai lang tím đối với sức khỏe rất tốt. Khoai lang có tác dụng giảm cân, điều trị bệnh loét dạ dày, chống đầy bụng, khó tiêu, táo bón, phòng ngừa bệnh viêm khớp, cân bằng lượng đường trong máu, duy trì năng lượng, giúp xương chắc khỏe và rất nhiều công dụng khác nữa.
Bài viết khá dài nhưng tương đối đầy đủ, bạn có thể xem nhanh mục mình quan tâm bằng việc Click vào nội dung ngay tại Dàn Ý Nội Dung Bài Viết nhé.
I. Tổng quan về khoai lang, các thành phần trong khoai lang
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Khoai lang là một trong những loại củ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng mà khoai lang còn đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ và cơ thể.
Nếu như bạn vẫn chưa khám phá hết những tác dụng của khoai lang thì đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
1. Khoai lang tiếng anh là gì?
Khoai lang tiếng anh là Sweet Potato. Khoai lang là một loại rễ củ, củ mọc ra từ phần rễ của cây, khoa học gọi là Ipomoea batatas.
Một củ khoai lang bình thường có chứa (77%) là nước, (20,1%) là carbohydrate, (1,6%) là protein, (3%) là chất xơ và hầu như không có chất béo. Các thành phần chính là carbohydrates (tinh bột) chiếm 53%, các loại đường đơn giản, chẳng hạn như glucose, fructose, sucrose và maltose chiếm 23% thành phần carbohydrate.
Khoai lang có chỉ số đường huyết cao, dao động 44-96. Với chỉ số đường huyết tương đối cao của khoai lang, không thích hợp cho những bệnh nhân tiểu đường.
Khoai lang chứa loại protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant) đáng kể. Nghiên cứu cho thấy các protein có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione – một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu trong tương lai nhưng những protein này đã giúp giải thích về những đặc tính chữa bệnh của khoai lang. Khoai lang rất giàu vitamin và khoáng chất, và cung cấp một lượng lớn beta-carotene, vitamin C và kali.
2. Có mấy loại khoai lang?
Về phần củ khoai lang có thể được chia làm ba loại: trắng, vàng (cam, đỏ) và tím. Loại màu trắng có hàm lượng sắc tố rất thấp. Loại màu vàng chứa một số carotenoids khác nhau bao gồm cả beta-carotene. Loại màu tím có chứa anthocyanin nhưng về cơ bản thì không có carotenoids.
Nói chung, màu sắc của củ khoai lang được kiểm soát bởi các gen khác nhau. Vì vậy, bạn có thể thấy những củ khoai lang mà thịt có màu vàng – trắng, đỏ – trắng, đỏ – vàng…
2.1 Khoai lang trắng – chứa nhiều tinh bột
Điều đặc biệt của khoai lang trắng là có hàm lượng tinh bột rất cao (khoảng 25%) gồm cả fructoza, glucose, sucrose… và protein tương đối thấp. Do có hàm lượng tinh bột cao và lượng đường thấp nên loại khoai lang này có vị không ngọt, không thơm khi nướng.
Cũng vì lý do này, nó đặc biệt phù hợp khi làm nguyên liệu cho quá trình lên men rượu công nghiệp. Do có hàm lượng tinh bột cao nên khoai lang trắng có lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe khá rõ ràng. Nó có thể dùng để thay thế các loại thực phẩm giàu tinh bột khác như gạo…
2.2 Khoai lang vàng – “nữ hoàng” carotenoid
Đặc điểm của khoai lang vàng là hàm lượng đường cao và vị ngọt cao. Hầu hết khoai lang nướng chúng ta ăn đều là khoai lang vàng.
Do hàm lượng đường cao, khoai lang vàng khi nướng có vị ngọt và không có nhiều tinh bột, không khô, bóc ra rất mềm. Đồng thời, khoai lang vàng còn có mùi thơm rất quyến rũ khi nướng.
Khoai lang vàng chứa một lượng khổng lồ carotenoid, màu càng đậm thì hàm lượng chất này càng cao. Có những giống khoai lang có hàm lượng carotene lên tới 46.1 mg/100 gram trọng lượng khô.
Beta – carotene có thể chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa thiếu vitamin A và bảo vệ thị lực. Alpha – carotene có lợi ích cao trong việc phòng chống bệnh tim mạch và ung thư.
2.3 Khoai lang tím giàu Kali
Với màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon, khoai lang tím trở thành món ăn dân dã của nhiều gia đình. Đây là thực phẩm có nguồn gốc từ Nam Mỹ, họ hàng xa với cây khoai mỡ và khoai tây.
Khoai lang tím giàu kali, tinh bột, axit amin, vitamin, chất xơ, nhiều nguyên tố vi lượng nên có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe.
Khoai lang tím, có phần “thịt” màu tím mờ đến tím sẫm, rất giàu protein, 18 loại axit amin tốt cho tiêu hóa, 8 loại vitamin A, B,C…. và phốt pho, sắt cùng với hơn 10 loại hóa chất tự nhiên kháo.
Khoai lang tím lâu nay được biết rất có ích trong việc giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi và tốt cho máu, có thể thúc đẩy quá trình thải độ, cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh dạ dày và đường ruột.
II. Tác dụng của khoai lang sống, khoai lang chữa được bệnh gì?
Khoai lang là thực phẩm của mùa đông, tuy là món ăn giản dị nhưng lại thơm ngon mà có lợi cho sức khỏe. Không chỉ vậy, lá khoai lang cũng được dùng trong ẩm thực và rất bổ dưỡng. Cùng xem tác dụng của khoai lang sống là gì nào.
1. Điều trị bệnh loét dạ dày
Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi vì thế nó có khả năng làm giảm bớt và điều trị bệnh loét dạ dày.
Bên cạnh đó, chất xơ có trong khoai lang có tác dụng kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày giúp làm giảm các cơn đau và các vết loét ở dạ dày không bị lan rộng.
2. Chống đầy bụng, khó tiêu, táo bón
Ăn khoai lang đã luộc chín cả vỏ, đều đặn khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin trong khoai lang giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.
Uống nước để luộc khoai lang cũng là một cách để chữa táo bón rất hiệu quả mà bạn chưa biết.
3. Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Trong khoai lang có chứa beta cryptoxanthin là chất có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mãn tính như viêm khớp hay thấp khớp.
Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy việc hấp thu nhiều chất beta cryptoxanthin vào cơ thể giúp giảm 50% tỷ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.
Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì collagen và giảm thiểu tỉ lệ phát triển của bệnh viêm khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da.
4. Cân bằng lượng đường trong máu
Chất carotenoid trong khoai lang có thể giúp cơ thể cân bằng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, lượng chất xơ hòa tan có trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu.
Chất axít chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất di truyền khác…
5. Duy trì năng lượng, giúp xương chắc khỏe
Nếu bạn ăn một củ khoai lang mỗi ngày thì bạn yên tâm về lượng mangan cần thiết cho cơ thể vì một củ khoai lang có thể cung cấp tới 28% lượng mangan.
Mangan giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate và duy trì năng lượng. Mangan giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác và giúp xương chắc khỏe.
6. Bảo vệ tim
Khoai lang có hai loại chất dinh dưỡng rất tốt cho tim đó là vitamin B6 và kali. Vitamin B6 là loại vitamin quan trọng giúp phá vỡ homocysteine – loại axit amin có thể gây bệnh về tim. Ngoài ra, kali cũng giúp cho quá trình trao đổi chất của tim, giúp tim luôn khỏe mạnh.
7. Mắt sáng và tinh anh
Một củ khoai lang có thể cung cấp hơn 200% lượng beta carotene cần thiết cho cơ thể. Beta carotene là một chất dinh dưỡng quan trọng được chuyển hóa thành vitamin A, beta carotene sẽ giúp cho hệ miễn dịch và đôi mắt luôn sáng và khỏe mạnh.
8. Chống viêm nhiễm
Khoai lang có khả năng chống lại sự viêm nhiễm rất tốt vì nó chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang thường xuyên.
9. Tốt cho người bệnh huyết áp
Để hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quên hấp thụ nhiều kali cho cơ thể cũng rất quan trọng.
Nếu cung cấp đủ lượng kali thiết yếu cho cơ thể, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh về huyết áp. Trung bình một củ khoai chứa 542 mg kali cho cơ thể.
10. Cải thiện triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Lá khoai lang giàu steroid thực vật, có thể điều tiết chức năng cơ thể tương tự như các hooc-môn vốn thiếu hụt trong thời kỳ mãn kinh.
11. Dưỡng ẩm cho tóc khô
Trộn ½ bát bột nhão khoai lang với 1 cốc sữa chua và 1 thìa mật ong cùng với 1 thìa dầu ô liu tạo thành hỗn hợp mặt nạ. Xả nước làm ướt toàn bộ mái tóc rồi xoa bóp hỗn hợp lên sợi tóc rồi dùng mũ tắm ủ trong 30 phút. Cuối cùng xả sạch với nước ấm và gội lại với dầu nhẹ tự nhiên.
12. Khắc phục tóc chẻ ngọn
Nghiền nhỏ khoai lang trong bát rồi thêm nửa quả bơ chín và trộn đều. Thêm 1 thìa dầu ô liu để tăng cường độ ẩm tạo thành mặt nạ rồi áp dụng lên mái tóc và ủ trong 30 phút. Cuối cùng xả sạch với nước ấm và dầu gội nhẹ, thấm khô với khăn mềm.
13. Loại bỏ da sần sùi
Một số khu vực làn da có biểu hiện sần sùi như đầu gối, khuỷu tay… bạn cũng có thể nhờ đến khoai lang để giải quyết. Nghiền nhỏ khoai lang trong bát rồi thêm dầu dừa nguyên chất (không đun nóng) và trộn chúng hòa quyện với nhau. Rửa sạch khuỷu tay rồi đắp mặt nạ lên khu vực da sần sùi.
Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn để bó giữ mặt nạ trên bề mặt làn da trong 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm, thấm khô và xoa kem dưỡng ẩm.
14. Điều trị gót chân nứt nẻ
Sau khi luộc chín khoai lang, nghiền nhỏ một số lượng đủ để sử dụng cho bàn chân. Đắp bột nhão khoai lang lên khu vực gót chân và thư giãn trong 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm và áp dụng kem dưỡng ẩm. Bạn có thể áp dụng cách này thường xuyên cho đến khi tình hình được cải thiện tích cực.
15. Tác dụng của khoai lang với bà bầu, phụ nữ mang thai ra sao?
Khoai lang giàu chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác như kẽm, sắt, magie, kali, natri, can-xi, vitamin C, B1… So với nhiều loại thực phẩm khác, giá trị dinh dưỡng của khoai lang đặc biệt vượt trội hơn hẳn.
Chính vì vậy, tác dụng của khoai lang với bà bầu là rất tốt, bà bầu ăn khoai lang mỗi ngày là cách tuyệt vời để bổ sung dưỡng chất. Ngoài ra, khi ăn khoai lang, mẹ bầu còn tận dụng được những lợi ích “thần kỳ” sau:
15.1 Phòng ngừa táo bón hiệu quả
Táo bón là triệu chứng khi mang thai khó chịu gây phiền toái rất nhiều cho các mẹ bầu trong suốt 9 tháng “mang nặng”. Khoai lang có một lượng lớn chất xơ, a-xít amin giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ vậy giúp nhuận tràng và ngừa táo bón hiệu quả.
15.2 Tăng sức đề kháng
Sức đề kháng suy giảm nên trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ mắc bệnh liên quan đến sự thay đổi thời tiết, khí hậu, nhất là cảm cúm. Cảm cúm khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Nhờ có lượng vitamin C dồi dào, bà bầu ăn khoai lang có thể giúp phòng ngừa hiệu quả chứng cảm cúm. Hơn nữa, sắt, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác trong khoai lang cũng góp phần tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
15.3 Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tuy có vị ngọt tự nhiên, nhưng khoai lang vẫn là lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bởi lượng đường trong khoai lang không chuyển hóa trực tiếp thành đường trong máu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Mỹ, ăn một lượng khoai lang vừa phải còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường.
15.4 Phòng ngừa ốm nghén ở bà bầu, phụ nữ mang thai
Vitamin B6 vừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào máu, vừa có tác dụng ngăn ngừa ốm nghén hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung 1,9mg vitamin B6 mỗi ngày.
Trung bình 1 chén khoai nấu chín chứa khoảng 0,6mg vitamin B6, đáp ứng 1/3 nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu.
15.5 Kiểm soát cân nặng hiệu quả
Nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào, bà bầu ăn khoai lang sẽ cảm thấy no nhanh hơn, từ đó giúp hạn chế lượng thực phẩm nạp vào cơ thể. Tránh tình trạng ăn quá nhiều.
15.6 Bà bầu ăn khoai lang tốt cho trí não thai nhi
Ngoài trứng và thịt, khoai lang là một trong số những thực phẩm có nguồn choline dồi dào. Choline đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ghi nhớ và học tập.
Hơn nữa, tăng cường choline khi mang thai còn giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
15.7 Các lưu ý khi bà bầu ăn khoai lang
– Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của mẹ bầu.
– Dư thừa vitamin A có thể gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi… Để đảm bảo, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
– Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
– Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
– Ăn vào buổi trưa: Can-xi trong khoai lang cần 4-5 giờ để hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn khoai lang vào buổi trưa, lượng can-xi sẽ hấp thụ hoàn toàn trước bữa ăn tối, không ảnh hưởng tới việc hấp thu can-xi từ các thực phẩm khác.
16. Tác dụng của khoai lang trong việc giảm cân
Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về tác dụng của khoai lang trong việc giảm cân, vậy thực hư chuyện đó là như thế nào?
16.1 Vì sao khoai lang có tác dụng giảm cân?
Khoai lang có hàm lượng tinh bột thấp: trong một củ khoai lang chỉ chứa có 10% trong số gần 2000 lượng calo mà cơ thể cần phải nạp vào mỗi ngày. Lượng tinh bột của khoai lang chỉ rơi vào 4gr- bằng 1/3 so với khoai tây và ½ so với một chén cơm.
Khoai lang giàu chất xơ: giảm cân hiệu quả bằng khoai lang là nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào và lượng nước cao gấp 2 lần các thực phẩm khác, dẫn đến dạ dày của bạn sẽ có cảm giác nhanh no, làm hạn chế khẩu phần ăn so với bình thường.
Trong khoai lang còn chứa một chất rất khó bị phân hủy trong dung môi hữu cơ, tạo cho bạn cảm giác no lâu, cơn đói của bạn sẽ đến chậm hơn bình thường.
Không chứa chất béo và cholesterol: vì vậy, khoai lang giúp ngăn ngừa quá trình chuyển hóa thức ăn thành mỡ tích tụ rất hiệu quả.
Ngoài ra, khoai lang còn có khả năng kiểm soát chỉ số IG – là chỉ số phản ánh tốc độ tăng đường huyết trong cơ thể. Nếu chỉ số này không được kiểm soát, lượng đường trong máu sẽ ở mức bất ổn dẫn đến sự đề kháng insulin và bạn có nguy cơ bị béo phì.
Bạn nên ưu tiên lựa chọn khoai lang trắng thay vì khoai lang tím, vàng và nên ăn khoai lang hấp, luộc chứ không nên chiên để giảm cân nhanh hơn.
16.2 Cách giảm cân bằng khoai lang
Khoai lang cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết chúng đều có khả năng giảm béo, đốt cháy mỡ thừa. Dùng khoai lang tươi luộc chín rồi ăn mỗi ngày là cách đơn giản mà ai cũng đã áp dụng và cho thấy hiệu quả cao.
Nếu muốn giảm cân an toàn và hiệu quả thì yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm đó là có thể giảm được lượng calo dung nạp cho cơ thể. Và nếu ăn khoai lang theo như gợi ý này thì đảm bảo bạn sẽ giảm được số cân đáng kể.
– Ăn khoai lang thay thế bữa ăn chính: Có lẽ đây là phương pháp ép cân mà nhiều chị em đang muốn giảm cân cấp tốc đã sử dụng. Thực tế ăn khoai lang thay cơm sẽ giúp giảm tối đa calo và đốt cháy mỡ thừa hiệu nghiệm.
Nhưng với cách này, những người khỏe mạnh mới nên áp dụng và chỉ nên duy trì trong thời gian nhất định để không ảnh hưởng đến sức khỏe..
– Ăn 1 củ khoai lang trước bữa ăn chính khoảng 20 phút. Cách này tỏ ra an toàn cho sức khỏe hơn và giúp giảm cân hiệu quả như ý.
Khoai lang sẽ nhanh chóng lấp đầy ổ bụng tạo cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn của bạn. Nhờ vậy mà lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể sẽ giảm dần đi.
– Đồng thời, vào bữa sáng bạn nên ăn kèm với sữa nguyên kem, sữa chua và có thêm chút rau xanh. Còn đối với người già nếu muốn dùng khoa lang giảm cân thì không nên ăn vào bữa tối vì sẽ gây khó tiêu, mất ngủ.
16.3 Lưu ý khi giảm cân bằng khoai lang
Để hỗ trợ quá trình giảm cân với khoai lang hiệu quả. Bạn nên lưu ý những điểm sau:
– Giảm dùng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và chất đạm.
– Không ăn thức ăn nhanh, bánh ngọt nhiều.
– Bổ sung nhiều rau củ, trái cây cho các bữa ăn.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nhớ tập luyện thể thao cho sức khỏe tốt và đốt cháy năng lượng nhanh chóng.
17. Tác dụng của khoai lang với bệnh tiểu đường
Khoai lang là loại rau củ có lợi ích sức khỏe cho nhiều người, ngay cả bởi các bệnh nhân tiểu đường cũng có thể tiêu thụ thực phẩm này, vậy tác dụng của khoai lang với bệnh tiểu đường như thế nào, xem qua hai lý do sau đây:
– Thứ nhất, chỉ số đường huyết của khoai lang là thấp. Hơn nữa, khoai lang còn chứa magiê, kali, vitamin C, beta carotene và chất xơ… những chất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Những bệnh nhân tiểu đường cần tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để chúng được hấp thụ từ từ, giúp ổn định mức insulin và tránh ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ngay lập tức.
Các chất xơ trong khoai lang không làm tăng đột biến lượng đường. Chiết xuất thành phần Caiapo từ củ khoai lang trắng cũng giúp kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tuy nhiên, cũng còn phụ thuộc vào cách bạn tiêu thụ khoai lang. Mỗi cách chế biến khoai lang có thể làm thay đổi chỉ số đường huyết của nó. Khi tiêu thụ khoai lang có chỉ số đường huyết tăng sẽ không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Bạn có thể nướng khoai lang và tiêu thụ chúng với sữa chua. Trong thực tế, bạn có thể thưởng thức chúng với số lượng hạn chế.
Trong thực tế, khoai lang luộc có thể được tiêu hóa nhanh hơn vì vậy nó không được khuyến khích dùng cho người bị bệnh tiểu đường. Khoai lang chiên cả vỏ sẽ tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường.
– Thứ hai, nhờ có thành phần beta-caroten và vitamin C mà khoai lang có tiềm năng chống oxy hóa hiệu quả giúp cho cơ thể loại bỏ các gốc tự do.
Thành phần các gốc tự do có hóa chất gây hại cho các tế bào và màng tế bào và chúng kết hợp với sự phát triển của các điều kiện như xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư ruột.
18. Tác dụng của khoai lang đối với da mặt
Mặt nạ khoai lang có nhiều tác dụng trong công việc làm đẹp dành cho chị em. Mặt nạ khoai lang có tác dụng tẩy tế bào chết, tăng khả năng phục hồi cho da.
Khoai lang là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi, chất khoảng, chất xơ mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho da. Bài viết này hướng dẫn làm mặt nạ khoai lang dưỡng da, làm đẹp.
Tác dụng của khoai lang đối với da mặt rất tốt do trong khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E… Và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Lượng vitamin C trong khoai lang dồi dào rất tốt dành cho da mặt của chị em.
Do đó, ngoài việc là một thực phẩm bổ dưỡng khoai lang còn phát huy tác dụng làm đẹp da mặt từ khoai lang rất hiệu quả và được chị em ngày càng ưa chuộng sử dụng như một loại “thần dược” giữ gìn nhan sắc cho phụ nữ.
Chất chống oxy hóa có trong khoai lang sẽ giúp tăng độ đàn hồi cho da rất hiệu quả. Khoai lang không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi, chất khoáng, chất xơ, vv… làm căng da mà còn làm mịn phẳng các nếp nhăn trên mặt một cách hữu hiệu.
18.1 Giúp làn da khỏe mạnh
Chúng ta vẫn nghĩ rằng trái cây mới là nguồn cung cấp vitamin C cao nhất nhưng khoai lang cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin C.
Một củ khoai lang cung cấp gần 40% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày, giúp cơ thể sản sinh collagen để chúng ta có làn da khỏe mạnh.
18.2 Chống lão hóa
Khoai lang chứa nhiều vitamin A selenium có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp da săn chắc, làm giảm nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa.
Chị em có thể ăn khoai lang hàng ngày hoặc nghiền khoai lang đã luộc chín trộn với sữa chua không đường làm mặt nạ cho vùng mặt và cổ, đảm bảo làn da sẽ có vẻ thanh xuân lâu dài.
18.3 Trị thâm quầng mắt
Nếu bạn thường xuyên phải thức khuya, hãy dùng khoai lang để làm mờ thâm quầng mắt, bọng mắt và ngăn ngừa các vết chân chim xuất hiện trên khóe mắt. Các dưỡng chất có trong khoai lang giúp phục hồi tổn thương, nuôi dưỡng da khỏe mạnh và săn chắc.
Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn chỉ cần lấy 2 lát khoai lang chín hoặc sống đắp lên mắt, để khoảng 15 phút rồi gỡ xuống, bạn sẽ thấy tác dụng.
18.4 Khắc phục da dầu
Nghiền nhỏ ¼ củ khoai bỏ vỏ thành bột nhão trong bát, sau đó thêm 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh rồi khuấy đều sao cho chúng hòa quyện với nhau thành hỗn hợp mặt nạ.
Rửa sạch khuôn mặt rồi bôi mặt nạ khoai lang lên toàn bộ làn da trên khuôn mặt rồi thư giãn trong 20 phút. Cuối cùng làm sạch với nước ấm và bổ sung kem dưỡng ẩm.
18.5 Dưỡng ẩm cho da khô
Sử dụng bột nhão khoai lang trong bát sạch rồi thêm 1 thìa gel lô hội cùng với 1 thìa mật ong rồi trộn đều. Rửa sạch khuôn mặt với nước ấm rồi áp dụng mặt nạ trong 20 phút. Làm sạch khuôn mặt lại với nước ấm và xoa một lớp nhẹ kem hoặc dầu dưỡng ẩm tự nhiên.
18.6 Tẩy tế bào chết
Nghiền nhỏ 2 thìa một yến mạch trong bát rồi thêm bột nhão khoai lang và 1 thìa sữa chua. Trộn đều tất cả các thành phần thành hỗn hợp rồi sử dụng chúng để làm kem tẩy, chà xát lên làn da trên khuôn mặt trong ít phút. Cuối cùng rửa sạch làn da trên khuôn mặt với nước ấm và xoa kem dưỡng ẩm.
18.7 Trị mụn bằng khoai lang
Ngoài củ và nước ép, thì lá khoai lang với tính giảm viêm, sát khuẩn và làm sạch da rất cao, nên bạn cũng có thể tận dụng nó để làm sạch cũng như ngăn ngừa những nốt mụn xấu xí.
Hiệu quả không hề thua kém gì những sản phẩm kem trị mụn hiện có trên thị trường đâu nhé!
18.8 Nước ép khoai lang làm toner
Nước luộc khoai lang cũng có tác dụng làm đẹp rất tốt. Vì vậy, sau khi luộc khoai lang bạn đừng bỏ nước đi mà lọc lấy nước ấy cất giữ trong chai và để nó trong tủ lạnh để hạ bớt nhiệt. Dùng loại nước khoai lang này như một toại toner giúp cân bằng cho da.
Loại toner tự nhiên này sẽ giúp xóa bỏ các tạp chất, làm sạch sâu lỗ chân lông và làm dịu da bị kích ứng. Thật bất ngờ vì công dụng từ loại nước tưởng như “bỏ đi” này phải không.
18.9 Các loại mặt nạ dưỡng da từ khoai lang
Làm đẹp da bằng mặt nạ khoai lang là biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Chỉ cần có đủ nguyên liệu cần thiết là bạn có thể tạo ra loại mặt nạ hoàn hảo cho vẻ đẹp làn da rồi đấy.
– Mặt nạ khoai lang và mật ong
Mật ong là thực phẩm thiên nhiên được ví như “thần dược” của làn da. Trong mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp nuôi dưỡng làn da sạch mụn, mịn màng và sáng hồng hơn.
Sự kết hợp của mật ong với khoai lang làm mặt nạ dưỡng da là sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn nên áp dụng.
Với củ khoai lang tươi, bạn hãy đem luộc chín rồi lột bỏ vỏ và nghiền nhuyễn phần thịt bên trong. Sau đó trộn khoảng 3 muỗng khoai lang nghiền với 1 muỗng mật ong.
Nếu bạn muốn có thể cho thêm vào chút sữa tươi không đường cũng được. Trộn đều rồi tiến hành đắp hỗn hợp này lên da mặt. Đợi khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Nếu làn da của bạn thuộc dạng bị nhờn, dầu thì hãy vắt thêm vào hỗn hợp vài giọt nước cốt chanh nhé. Cách này sẽ giúp dưỡng ẩm và giúp da trở nên mịn màng hơn.
– Mặt nạ khoai lang và sữa tươi
Sữa tươi không chỉ là thứ đồ uống bổ dưỡng được nhiều người ưa thích, nó còn có nhiều công dụng trong việc làm đẹp. Nếu như dùng sữa tươi kết hợp với khoai lang thì sẽ đảm bảo hiệu quả dưỡng da sẽ được như ý đấy.
Cũng tương tự như phương pháp trên, khoai lang luộc chín đem nghiền nhuyễn rồi trộn với một lượng sữa tươi không đường vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Sau đó áp dụng hỗn hợp này lên da mặt, giữ khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
– Mặt nạ khoai lang sữa chua
Đây cũng là một cách làm mặt nạ khoai lang dưỡng da công hiệu mà bạn nên áp dụng. Sữa chua được lên men tự nhiên, chứa nhiều dưỡng chất giúp tẩy tế bào chết, ngăn ngừa mụn, dưỡng ẩm và làm trắng da công hiệu.
Bạn chỉ cần trộn khoai lang đã được luộc chín và nghiền nhuyễn với sữa chua không đường và chút nước gừng tươi. Sau đó cũng đắp hỗn hợp này lên da rồi đợi khoảng 20 phút sau hãy rửa sạch lại với nước ấm.
Với những cách dưỡng da bằng mặt nạ khoai lang này, bạn hãy cố gắng áp dụng đều đặn khoảng 3 lần mỗi tuần. Việc kiên trì đều đặn sẽ giúp bạn sở hữu làn da sáng mịn, hồng hào như ý.
III. Tác dụng của khoai lang luộc với sức khỏe
1. Lợi ích khi ăn khoai lang luộc
Tác dụng của khoai lang luộc – Khoai lang, một trong những thực phẩm quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là đặc sản đối với nhiều người mà khoai lang còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe của mọi người như :
– Khoai lang giúp cân bằng năng lượng cho cơ thể mà không làm tăng lượng đường có trong máu hay làm mệt mỏi, tăng cân.
– Cung cấp chất xơ và cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể.
– Cung cấp calo nhiều hơn các loại rau củ.
– Cung cấp protein, ngăn ngừa các bệnh ung thư ruột và trực tràng.
– Cung cấp vitamin làm giảm các hóc môn liên quan đến các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…vv.
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm.
– Tăng cường vitamin C cho xương và răng, hỗ trợ tiêu hóa, chữa lành vết thương.
– Tạo collagen để da được căng, trẻ đẹp hơn.
– Tăng cường hệ miễn dịch, sản xuất hồng cầu và bạch cầu cho máu.
– Cung cấp magie giúp chống căng thẳng, giảm stresss.
– Tăng cường thị lực, chống lão hóa, làm sáng mắt và đẹp da.
2. Ăn khoai lang đúng cách như thế nào?
Khoai lang là một thực phẩm có rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng. Điều này chúng ta không thể phủ nhận.
Song, nếu dùng nhiều khoai lang, dùng khoai lang một cách không có khoa học thì các bạn không những không có được những hiệu quả như mong muốn mà rất có thể các bạn sẽ bị thừa chất, tăng cân.
– Ăn khoai lang vào buổi sáng
Buổi sáng là thời gian cơ thể hấp thu năng lượng tốt nhất. Chính vì vậy, nếu ăn khoai lang vào buổi sáng các bạn sẽ tiêu hóa dễ hơn, hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động cho một ngày.
Ngoài ra, nếu ăn khoai lang với sữa chua hoặc các loại rau vào buổi sáng, các bạn có một làn da căng mọng hơn đấy.
– Ăn khoai lang vào các bữa phụ
Thay vì ăn khoai lang vào những lúc đói, các bạn hãy dùng khoai lang vào các bữa điểm tâm nhẹ. Khi ăn khoai lang vào lúc này, các bạn không những có thể giảm cân hiệu quả mà còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
– Ăn khoai lang thay cơm
Thay vì ăn cơm, các bạn có thể dành bữa trưa hoặc tối thành ăn khoai lang. Như vậy, các bạn vừa có được lượng calo cần thiết vừa giảm năng lượng và lượng tinh bột dư thừa hàng ngày.
IV. Tác dụng của khoai lang tím
Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Pêru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum họ hàng xa với cây khoai tây và khoai mỡ.
Khoai lang tím thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có lá mọc so le hình trái tim hay xẻ thùy chân vịt. Củ hình thuôn dài, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu tím (cũng có màu khác là đen, nâu, trắng hay vàng) và có tới hàng trăm loài khác nhau.
Tùy theo giống khoai mà củ của nó có kích thước, độ ngọt và mùi thơm khác nhau. Riêng khoai lang tím gần đây trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. Điểm qua những tác dụng của khoai lang tím ngay nhé.
1. Tốt cho huyết áp
Theo nghiên cứu thực hiện tại Mỹ do ông Joe Vinson đứng đầu cho thấy, khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn nhóm người tình nguyện ăn 6-8 củ khoai lang tím loại nhỏ mỗi ngày trong vòng 1 tháng, sau đó đo huyết áp, kết quả giảm được 4,3% huyết áp tâm trương (tối thiểu) và 3,5% huyết áp tâm thu (tối đa).
2. Khoai lang tím có tác dụng giảm cân
Khoai lang nói chung và khoai lang tím riêng là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin và rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, manhê, kẽm… nên được xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và chứa ít năng lượng, chóng no lại ngon miệng.
Nếu so với cơm gạo, các loại củ khác thì khoai lang tím chỉ có mức năng lượng bằng 1/3 nhóm thực phẩm nói trên. Chưa hết, nó có chất béo, đường mỡ thấp nên rất có lợi cho nhóm người mắc bệnh tiểu đường.
Cách tốt nhất là ăn vào bữa trưa, khoảng 100 gam là có lợi cho hệ thống tiêu hóa. Trung bình cứ 100 gam khoai lang chỉ chứa khoảng 0,2 gam chất béo, bằng 1/4 bát cơm. Một của khoai lang có chứa hàm lượng kali nhiều hơn tới 28% so với một quả chuối.
Vì những lợi thế này của khoai lang mà người ta đã xếp nó vào nhóm thực phẩm thần dược, giúp giảm cân, làm đẹp và an toàn, vì vậy khoai lang rất được người Nhật ưa chuộng, nhất là khoai lang tím.
3. Tốt cho người tiểu đường
Khoai lang tím có chứa ít chất béo và nhiều vitamin do đó có lợi cho những người bị mắc bệnh tiểu đường. Hàm lượng mỡ trong khoai lang tím rất ít nên đây được coi là giải pháp hiệu quả rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với những người mắc bệnh tiểu đường.
4. Giúp kháng viêm, ngừa vết thâm
Vì có nhiều chất tạo màu chống oxy hóa cùng nhiều loại khoáng chất như kali, vitamin C nên khoai lang tím có tác dụng kháng viêm và làm mờ vết thâm hiệu quả.
5. Khoai lang tím giúp chữa vàng da
Việc ăn thường xuyên cháo khoai lang tím nấu cùng gạo nếp sẽ giúp da bớt vàng và trở nên hồng hào hơn bao giờ hết.
6. Khoai lang tím có tác dụng chống lão hóa
Ăn khoai lang 2 lần/tuần sẽ giúp da mềm mại vì khoai lang tím có chứa nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ. Hoặc nghiền khoai lang nhuyễn, trộn với sữa chua đắp lên da.
7. Ngăn ngừa nếp nhăn
Khoai lang tím giàu beta carotene, vitamin B1, vitamin C, Ca, Mg và các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, nó có anthocyanins có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa nếp nhăn, ngăn ngừa mỏi mắt.
8. Cải thiện chức năng gan
Một nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ một thức uống biến chế từ khoai lang tím có hiệu quả cải thiện chức năng của gan ở người có nguy cơ bị viêm gan và giảm nồng độ men gan hay bệnh về gan. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy dung dịch trích từ khoai lang có hiệu quả bảo vệ gan.
Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitamin A, B, choline… Củ khoai đã phơi khô có chứa những chất rất quý với cơ thể là vitamin chống nhiễm mỡ. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hóa gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.
9. Các lưu ý khi ăn khoai lang tím
Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời của khoai lang tím – thức quà quê thanh đạm. Tuy nhiên, để khoai lang tím phát huy được hết các lợi ích của nó mà không gây ảnh hưởng tiêu cực thì bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm sau:
– Không ăn khoai lang tím khi đói: Lượng đường trong khoai sẽ làm tăng tiết dịch vị nếu ăn lúc đói, gây nóng ruột, ợ chua, chướng bụng khó chịu và giảm sự ngon miệng cho bữa ăn sắp đến.
– Người bệnh thận nên tránh ăn: Trong khoai lang có nhiều chất xơ, kali, vitamin A,… mà người bị thận yếu sẽ hạn chế khả năng loại bỏ những chất dư thừa, do đó dễ gây ra rối loạn nhịp tim hay phù nề, tổn thương gan, thận.
– Không nên rán vì rán sẽ làm giảm các thành phần chống ôxi hóa của khoai đây là những tố chất quan trọng trong bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương, hủy hoại tế bào.
– Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực vật, nó sẽ giảm tác dụng “bình ổn” huyết áp.
V. Tác dụng của khoai lang vàng
Có một nghiên cứu tại Nhật Bản, nghiên cứu được tiến hành trên 145 người đang mắc bệnh tiểu đường loại 2, và những người này được điều trị bằng thảo dược có nutraceutical được chiết xuất từ khoai lang. Kết quả cho thấy hàm lượng đường trong máu của nhóm bệnh nhân này được giảm.
1. Lợi ích khi ăn khoai lang vàng (khoai lang mật Đà Lạt)
1.1 Giải cảm sốt từ khoai lang đỏ ruột vàng
Trời mùa đông dễ phải cảm, khiến sốt. Bạn có thể hỗ trợ cơ thể bằng thuốc bằng cách dùng khoai lang trắng đã được phơi khô, gừng, sắc uống hoặc nấu cháo.
1.2 Khoai lang mật giúp làm đẹp da
Khoai lang mật chứa nhiều hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B cùng các khoáng chất như sắt, đồng, kẽm… Thế nên chúng giúp ích nhiều cho việc làm đẹp da.
Chúng ta có thể kết hợp khoai lang mật với các thực phẩm tự nhiên khác như: nấm linh chi đỏ, mật ong, tinh bột nghệ, quả óc chó… để tăng cao thành quả của quá trình làm đẹp da.
Cách làm: Luộc chín nửa củ khoai lang, bóc vỏ và nghiền nát. Sau đó trộn đều với 1 thìa mật ong và 1/2 thìa nước cốt chanh để thu được hỗn hợp sền sệt và sánh mịn.
Rửa sạch mặt, đắp đều hỗn hợp này lên mặt, để khoảng 15-20 phút cho các chất thấm vào da rồi phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Công thức này không chỉ giúp bạn làm trắng da mặt mà cong giúp dưỡng da trắng khỏe, kháng viêm, chống lão hóa và tẩy tế bào chết cho da cực tốt. Áp dụng đều đặn mỗi tuần 2 lần, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt.
1.3 Khoai lang mật giúp mắt sáng, da khỏe
Khoai lang mật là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu.
Ngoài ra, nó còn góp phần chữa lành vết thương, tạo collagen để giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
1.4 Khoai lang mật giúp giảm cân
Khoai lang mật cũng là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm cân. Năng lượng có trong khoai lang rất ít (chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây).
Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Ăn khoai lang trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng. Vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.
1.5 Khoai lang mật giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ có sự suy giảm đáng kể. Do đó, nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe hợp lý, mẹ bầu sẽ rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến thời tiết, khí hậu.
Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây nên dị tật rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, mẹ bầu hãy biết cách phòng ngừa bệnh cảm cúm bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và ăn khoai lang hàng ngày cũng là một cách phòng ngừa cảm cúm cho mẹ bầu cực kỳ hiệu quả.
Beta caroten trong khoai lang mật có khả năng sản sinh ra các tế bào bạch cầu để chống lại các vi rút gây bệnh cảm cúm. Đồng thời còn giúp phụ nữ mang thai tăng sức đề kháng.
2. Ăn khoai lang mật khi nào là tốt nhất?
Ăn khoai rất tốt nhưng nên chọn thời điểm ăn sao cho thích hợp với từng người, đúng khoa học đó là điều chúng ta cần quan tâm. Người già và người tiêu hóa kém không nên ăn vào buổi tối vì rất dễ bị trào ngược dạ dày, khó tiêu, mất ngủ.
Nếu ăn vào bữa sáng thì nên kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thời điểm ăn khoai tốt nhất là ăn vào bữa trưa, vì sau khi ăn, sau 4 đến 5 giờ cơ thể mới bắt đầu tiêu hóa tốt lượng canxi có trong khoai lang, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này.
Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.
VI. Tác dụng của khoai lang khô
Khoai lang là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết tới công dụng của khoai lang khô đối với bệnh gan, điều trị gan nhiễm mỡ.
Khoai lang phơi khô chứa những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, trong đó có vitamin chống bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó mà ăn khoai lang khô chính là 1 cách phòng gan nhiễm mỡ hữu hiệu mà các chuyên gia đưa ra.
Điều trị gan nhiễm mỡ bằng khoai lang phơi khô? Khoai lang phơi khô chứa những dưỡng chất quý cho cơ thể, trong đó có vitamin chống nhiễm mỡ. Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitamin A, B, choline…
Nếu cơ thể bị thiếu loại vitamin này sẽ dễ dẫn tới những hỗn loạn chuyển hóa gan, nhiễm mỡ gan, hay thậm chí là xơ gan.
Không chỉ củ khoai lang có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng chống các bệnh về gan; mà lá rau lang còn vừa ngon, vừa mát, vừa bổ.
Để có thể phòng tránh bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ, bạn cũng có thể ăn rau lang hay củ khoai lang luộc. Tuy nhiên, không nên ăn thực phẩm này quá thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, ăn nhiều dễ gây sỏi thận.
Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường nếu ăn dây khoai lang đỏ thường xuyên sẽ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan.
Mời bạn xem thêm: 35 tác dụng của quả bơ với bà bầu, trẻ nhỏ và làm đẹp da mặt
Mời bạn xem thêm: Tác dụng của bột sắn dây nấu chín, uống sống với làm đẹp sức khỏe
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về khoai lang cũng như các tác dụng của khoai lang, từ đó có thể sử dụng đúng cách để phát huy tối đa lợi ích của nó.
Hãy nhớ chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nhé!