Thực đơn các món ngon từ trứng gà có thể kể đến như món trứng khuấy, món trứng cuộn kiểu mới, món trứng chiên sốt cà chua, trứng hấp đậu phụ, trứng rán ngải cứu. Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng và những món ăn làm từ trứng gà luôn cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, đủ chất hơn.
Table of Contents
I. Giá trị dinh dưỡng của trứng gà với sức khỏe
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Trứng gà là một loại thực phẩm quen thuộc hằng ngày đối với các gia đình Việt. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong 1 quả trứng gà có thể sẽ khiến bạn bất ngờ. Bạn sẽ không thể tin được là trứng gà lại bổ dưỡng tới như vậy.
Để nâng cao sức khỏe bạn nên thường xuyên bổ sung trứng gà trong khẩu phần ăn của mình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Massageishealthy sẽ cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về loại thực phẩm nhỏ bé nhưng vô cùng bổ dưỡng này và những món ngon làm từ trứng gà nhé.
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng gà chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà so với sữa là 84,5%, với cá là 76% và với thịt bò là 74,3%. Vậy cụ thể, thành phần dinh dưỡng của trứng gà bao gồm những gì?
1. Thành phần dinh dưỡng trong 1 quả trứng
- Protein
Protein rất quan trọng đối với nhiều thành phần trong sức khỏe của bạn, bao gồm xây dựng cơ bắp và xương và sản xuất hormone và enzyme.
Trứng gà được biết đến là nguồn cung cấp đạm dồi dào và dễ tìm thấy nhất. Theo các chuyên gia, trong 100g trứng gà có chứa 10.8g protein.
Trung bình 1 quả trứng lớn có 2.7g protein từ lòng đỏ và 3,6g protein từ lòng trắng. Nguồn đạm ở lòng trắng thường là các albumin và acid amin toàn diện hỗ trợ cho các cơ bắp hoạt động tốt hơn ngoài ra còn rất tốt cho sự phát triển cân nặng, chiều cao ở trẻ.
- Chất dinh dưỡng khác
Ngoài cung cấp nguồn protein dồi dào, thành phần dinh dưỡng trong 1 quả trứng gà còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Cụ thể: vitamin (A, B1, B6, E, K) và khoáng chất (canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, mangan và selen). Đặc biệt, vitamin E, selen hữu cơ và các chất chống oxy hóa khác trong trứng có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, lão hóa và hình thành các mảng trong động mạch.
- Choline
Trứng gà được xem là nguồn thực phẩm giàu choline. Choline là hợp chất hữu cơ tan trong nước, là chất dinh dưỡng tương tự như vitamin B, được xem như phúc phức hợp vitamin B (vitamin B-complex).
Đây là thành phần quan trọng của mô thần kinh trong não, giúp cải thiện hoạt động não, tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, hỗ trợ năng lượng và duy trì sự trao đổi chất lành mạnh.
Một quả trứng chứa 50% lượng choline cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một quả trứng lớn có thể đem đến cho bạn khoảng 125 mg choline. Vì vậy dduwgf bỏ qua thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày bạn nhé.
- Chất béo
Mặc dù trứng gà chứa lượng lớn cholesterol (100g trứng chứa 600mg cholesterol) nên không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó cũng đồng thời chứa nguồn chất béo quý lecithin.
Đây là chất béo vô cùng có lợi đối với cơ thể, và nó rất khó tìm ở những loại thực phẩm khác ngoài trứng ra. Lecithin giúp điều hòa cholesterol ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
2. Thành phần dinh dưỡng của trứng gà ở lòng đỏ và lòng trắng có khác nhau?
Trứng gà bao gồm lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, lòng đỏ tập trung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với lòng trắng, chi tiết như sau:
Thành phần dinh dưỡng của trứng gà ở lòng đỏ
Một lòng đỏ trứng cung cấp khoảng 55 calo, là lượng calo chủ yếu có trong 1 quả trứng.
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều vitamin B, vitamin A, canxi, sắt, photpho, folate, lutein và nhiều chất dinh dưỡng khác. Lòng đỏ chiếm khoảng 33% khối lượng trứng gà chứa 13,6% chất đạm; 1,6% chất khoáng; 29,8% chất béo.
Trong lòng đỏ trứng gà, nếu xét về tỷ lệ thì lượng protein cao hơn lòng trắng (17.5% so với 11% của lòng trắng), nhưng do lòng trắng trứng lại nhiều hơn lòng đỏ trong 1 quả trứng vì vậy mà có thể xem như tỷ lệ protein trong cả 2 là gần bằng.
Khác với lòng trắng, lòng đỏ lại rất giàu chất béo, nó chứa nhiều cholesterol, axit béo thiết yếu, omega-3, folate, vitamin A, B6, B12 và vitamin D dồi dào. Những dưỡng chất này sẽ không tìm thấy được hoặc rất ít trong lòng trắng trứng.
Thành phần dinh dưỡng của trứng gà ở lòng trắng
Lòng trắng chiếm phần lớn trọng lượng trứng gà, khoảng 67%. Lòng trắng trứng gà gần như hoàn toàn không chứa chất béo, lượng calo rất thấp (chỉ khoảng 17 calo).
Tuy nhiên lòng trắng trứng gà lại giàu protein (khoảng 10,3%) và các khoáng chất quan trọng như niacin, kali, riboflavin và magie cần thiết cũng như có lợi cho thể.. Ngoài ra, nó cũng chứa một ít vitamin B2 và B6.
3. Tác dụng của trứng gà đối với sức khỏe là gì?
Không thể phủ nhận được về giá trị dinh dưỡng trong một quả trứng gà. The các chuyên gia về dinh dưỡng thì ăn một quả trứng gà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp cơ thể chúng ta hấp thụ tối đa lượng dưỡng chất có trong trứng gà.
Một số lợi ích từ việc ăn trứng gà có thể mang lại cho con người:
- Điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể
- Phòng ngừa các bệnh về tim mạch
- Phòng chống quá trình lão hóa ở người
- Ngăn chặn nguy cơ ung thư ở người
II. Các món ngon từ trứng đơn giản dễ làm, trứng làm món gì ngon nhất?
Một trong những loại thực phẩm lành tính và quen thuộc với căn bếp của mỗi gia đình Việt là Trứng. Để bữa cơm thêm ngon miệng, bạn hãy bỏ túi 5 món ăn chế biến từ trứng gà từ Massageishealthy dưới đây nhé.
1. Cách làm món trứng khuấy siêu đơn giản, vừa ngon vừa lạ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 quả trứng
- 80 ml sữa tươi không đường
- 6 gram bột ngô
- 5 gram bơ
- Hạt nêm, tiêu, hành lá cắt nhỏ
Phần thực hiện:
Bước 1: Bạn cho 80 ml sữa tươi không đường và 6 gram bột ngô vào trong bát tô, khuấy đều cho bột ngô tan ra và không còn bị vón cục nữa.
Sau khi hòa tan bột ngô, bạn đập 2 quả trứng vào tô và khuấy đều. Thêm hành lá thái nhỏ, chút xíu hạt nêm và tiêu
Bước 2: Đặt chảo lên bếp, cho 5 gram bơ vào trong chảo, đun nóng cho bơ tan chảy. Tiếp đó, cho trứng vào chảo, dàn mỏng trứng
Bước 3: Bạn để lửa nhỏ và khuấy đều để trứng được chín và có độ đặc nhất định là đạt yêu cầu. Sau đó, trút ra đĩa dùng nóng.
Với món trứng khuấy này, bạn nên khuấy đến khi trứng chín tới, không nên để trứng khô quá sẽ không được ngậy; khuấy đến khi trứng có độ đặc và còn độ ẩm thì sẽ ngon hơn. Đây là một món ăn vừa nhanh vừa tiện, dùng với cơm nóng rất đưa cơm.
2. Cách làm món trứng cuộn kiểu mới tưởng quen mà lạ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 3 quả trứng
- 1/2 củ cà rốt
- 1/2 quả dưa chuột
- Vừng đen
- 30 gram thịt xay (hoặc bằm) thật nhỏ
Phần thực hiện:
Bước 1: Để món ăn được thơm ngon hơn, bạn nên dùng trứng gà ta chế biến nhé. Trứng gà ta chuẩn bị khoảng 3 quả.
Trứng đập ra bát tô; thêm gia vị: 1/2 thìa hạt nêm, vừng đen rang chín, khuấy đều cho các nguyên liệu được hòa tan với nhau.
Bước 2: Chuẩn bị cà rốt, dưa chuột nạo vỏ, nạo sợi như hình bên dưới. Cho chảo lên bếp, cho thịt băm đã chuẩn bị vào, thêm chút dầu ăn và chút xíu nước mắm ngon, đảo đều thịt băm. Thịt nên có cả phần nạc và phần mỡ để không bị khô nhé bạn.
Bước 3: Dùng chảo chống dính có độ chống dính tốt, để khi tráng trứng không bị dính xuống đáy chảo.
Cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho khoảng 3-4 thìa dầu ăn vào trong chảo. Láng đều chảo để dầu ăn được dàn đều khắp mặt chảo.
Đợi dầu ăn nóng già thì bạn đổ 1 lớp trứng mỏng vào chảo. Nên tráng trứng mỏng để khi cuộn trứng sẽ mềm và dễ dàng cuộn lại hơn, không bị vỡ
Tiếp đó, xếp cà rốt và dưa leo lên phía trên mặt trứng, trút thịt băm lên phía trên. Nhẹ nhàng cuộn trứng lại và chiên cho trứng chín là đạt yêu cầu nhé
Sau khi hoàn thành, chúng ta chỉ việc dùng con dao sắc thái trứng cuộn thành từng khoanh tròn vừa ăn là có thể thưởng thức món trứng cuộn vừa ngon, vừa đẹp mắt rồi đấy.
3. Cách làm món trứng chiên sốt cà chua đơn giản ngon cơm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 quả trứng vịt (hoặc 3 trứng gà)
- 2 quả cà chua chín đỏ
- 1/8 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, dầu ăn, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu
- Hành lá
Nếu cà chua quả to bạn dùng 1 quả nhé, nên chọn quả chín đỏ, món trứng chiên cà chua sẽ ngon, đậm đà và có màu sắc đẹp hơn.
Phần thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên, bạn đập trứng ra bát, đánh tan trứng, hoặc dùng đũa khuấy đều đến khi thấy trứng sủi bọt lên là được.
Rửa sạch hành lá, phần đầu củ trắng của hành chẻ nhỏ, phần thân xanh của hành lá thái nhỏ.
Bước 2: Cho chảo chống dính lên bếp. Đợi chảo nóng thì trút dầu ăn vào trong chảo. Khi dầu ăn nóng già các nàng trút trứng vào, đến khi trứng săn lại thì dùng đũa chia trứng ra thành những miếng nhỏ, chiên đến khi vàng đều thì tắt bếp, trút trứng ra đĩa nhé.
Bước 3: Tiếp tục đặt chảo lên bếp. Cho vào trong chảo khoảng 2 thìa dầu ăn. Dầu nóng trút đầu củ hành trắng vào phi thơm.
Tiếp đó trút cà chua vào, bí kíp để cà chua nhanh nhừ là các nàng cho vào trong chảo 1 thìa con mắm, đậy vung khoảng 1 phút, mở vung ra, lúc này dầm nát cà chua rất dễ dàng.
Sau khi dầm nát cà chua, bạn cho trứng đã chiên ở bước 2 vào, đảo đều cùng cà chua, thêm 1/8 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, đảo đều.
Cuối cùng, bạn cho hành lá thái nhỏ vào và trút ra đĩa dùng nóng. Chỉ khoảng 15 phút là chúng mình đã có ngay đĩa trứng chiên cà chua rất đưa cơm rồi đấy, rất đơn giản và dễ làm phải không các bạn?
4. Hướng dẫn cách làm món trứng hấp đậu phụ siêu ngon, siêu dễ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 hộp đậu non (tương đương 250 gram đậu phụ)
- 4 quả trứng
- 250 ml nước hầm xương gà ( tạo độ ngọt mềm cho thành phẩm)
- 1 thìa cà phê muối ăn
- Hành lá thái nhỏ
- 10 gram vừng chín
Phần thực hiện:
Bước 1: Để món ăn có độ mềm mại như ngoài hàng, và bí kíp chính là các nàng chuẩn bị 1 cái rây, cho đậu non vào trong rây, dùng thìa miết chặt nguyên liệu, đậu non sẽ rơi xuống dưới, bạn sẽ thu được nguyên liệu vừa mềm vừa mịn.
Bước 2: Trứng đập ra bát, đánh tan. Sau đó, lọc trứng qua rây và trút hỗn hợp trứng thu được vào bát đậu non đã rây ở bước 1, trộn và khuấy đều tay hỗn hợp trên. Đổ 250ml nước hầm gà vào hỗn hợp ở bước 2, trộn thật đều.
Bước 3: Nêm vào hỗn hợp trên 1/2 thìa cà phê muối ăn, thêm hành lá và vừng. Chia hỗn hợp thành các bát nhỏ (không nên đổ đầy quá, chỉ cần 1/2 bát con. khi hấp trứng nở ra là vừa).
Cuối cùng, bạn cho các bát trứng vào lò vi sóng, quay ở mức nhiệt độ cao chừng 8 phút là đã có ngay món trứng hấp nóng hổi rồi.
Trứng hấp đậu phụ mềm, mịn, ngậy ngậy thơm ngon đến tận miếng cuối cùng. Không chỉ là món ăn yêu thích của các bé mà còn làm “ mê mẩn” cả gia đình.
5. Cách làm món trứng rán ngải cứu vừa ngon vừa bổ siêu đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 3 quả trứng gà lớn (hoặc trứng vịt)
- 1 nhúm lá ngải cứu (chừng 1/3 mớ)
- Hành khô, tiêu, muối, nước mắm
- Dầu ăn
Phần thực hiện:
Bước 1: Trước tiên, bạn nhặt rửa sạch rau ngải cứu, để ráo và thái nhỏ. Hành khô (1 củ) bóc vỏ, đập dập.
Bước 2: Nên dùng trứng gà thay cho trứng vịt để đảm bảo độ thơm ngon và bổ dưỡng nhất. Nhưng nếu không có vẫn có thể thay thế bằng trứng vịt.
Trứng đập ra bát, đánh tan, cho vào đó 1/4 thìa con muối, 1/4 thìa con hạt nêm, 1 thìa con hạt tiêu, hành khô băm nhỏ, ngải cứu thái nhỏ. Dùng đũa khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau đến khi thấy nổi bông lên.
Bước 3: Đặt chảo chống dính lên bếp, cho vào chảo 3 thìa dầu ăn, đợi dầu sôi thì trút trứng vào chảo.
Nghiêng nghiêng nhẹ chảo đến trứng được dàn trải ra xung quanh, không bị đọng lại một chỗ. Chiên trên lửa nhỏ, đợi xém vàng mặt bên dưới, bạn lật tiếp mặt còn lại rán cho trứng xém vàng.
Khi tráng trứng, để trứng không quá dày, bạn có thể không cần cuộn lại, lấy nguyên cả cái ra, dùng dao hoặc kéo cắt thành những miếng hình vuông nho nhỏ.
Pha nước chấm gồm một chút bột canh trộn hạt tiêu, thêm vài lát ớt tươi, vắt chút quất (hoặc chanh) là ngon nhất rồi.
Mời bạn xem thêm các món ăn ngon đãi tiệc, món ngon hàng ngày tại https://massageishealthy.com/mon-ngon-moi-ngay
III. Ăn trứng đúng cách thì ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày là đủ?
Mặc dù trứng gà đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời nhưng không phải cứ ăn thường xuyên và quá nhiều là tốt. Vậy nên ăn như thế nào là vừa đủ mà lại vừa phát huy được hết những lợi ích mà nó đem lại?
Ăn trứng gà như thế nào là vừa đủ?
Tùy theo mỗi nhóm người, chúng ta nạp lượng trứng cần thiết.vào cơ thể khác nhau.
Đối với người lớn – người trưởng thành, nên ăn 3-4 quả/tuần
Đối với trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi: bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ lòng trứng gà khoảng 1/2 / 1 bữa, và 1 tuần nên ăn khoảng 2-3 lần
Đối với trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: bạn chỉ nên cho bé ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa, trong 1 tuần chỉ nên ăn 2-3 quả
Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi: bạn nên cho ăn 3 – 4 quả trứng gà /tuần, ở tuổi này có thể cho bé ăn cả lòng đỏ và trắng.
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: bạn cũng chỉ nên cho bé ăn 3-4 quả trứng gà/ 1 tuần còn đối với bé nào thích ăn bạn có thể cho bé ăn 5-6 quả/1 tuần.
IV. Những cách ăn trứng gà sai lầm gây hại cho sức khỏe bạn nên tránh
Trứng gà là món ăn quen thuộc, cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, phù hợp cho mọi người mọi người, mọi lứa tuổi.
Song, không phải ai cũng biết ăn trứng gà đúng cách. Những cách ăn trứng gà dưới đây sẽ gây hại đến sức khỏe:
1. Ăn trứng sống
Lời khuyên của bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng là: không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn…
Bởi vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Việc thiếu biotin sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
2. Luộc trứng quá lâu
Ăn trứng luộc là cách tốt nhất hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không nên luộc trứng quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe., chỉ nên luộc trứng chín tới bạn nhé.
Trứng gà rán hoặc ốp dùng thì nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Không nên để lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong chưa chín. Lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thụ, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2.
3. Chỉ ăn lòng đỏ
Mặc dù lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, vitamin như A, D, E, K và vitamin B, trong khi lòng trắng hầu như không có các chất này.
Tuy nhiên, lòng trắng trứng không chứa cholesterol như lòng đỏ phù hợp với người bệnh về tim mạch vì vậy bạn nên ăn cả lòng trắng trứng nữa nhé.
4. Hâm lại trứng
Hâm lại trứng chín khiến trứng vừa bị mất protein vừa trở nên độc hại và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Đặc biệt bạn không nên hâm nóng trứng luộc và trứng ốp lết.
Không nên chiên trứng ở nhiệt độ cao sẽ khiến các vitamin trong trứng mất đi. Hãy để lửa nhỏ và để thời gian lâu một chút cho lòng đỏ chín tới.
5. Lưu ý khi mua và bảo quản trứng
Bạn hãy chọn những quả trứng có lớp vỏ bên ngoài sạch sẽ và còn tươi (mới) từ khu vực quầy hàng đông lạnh. Không mua những quả trứng có nhiều vết bẩn, bị nứt hoặc có lỗ thủng dễ bị nhiễm khuẩn.
Sau khi mua về, trứng cần nhanh chóng được cho vào tủ lạnh. Bạn đặt trứng trong hộp đựng làm bằng giấy carton hoặc nhựa mềm để hạn chế việc trứng hấp thu mùi của tủ lạnh.
Trứng tươi có thể để lạnh được khoảng 5 tuần sau khi được đóng gói. Nếu trên bao bì của hộp trứng không ghi rõ ngày đóng gói, thời gian giữ lạnh tối đa là khoảng 3 tuần kể từ khi mua về.
VI. Ai không nên ăn trứng?
Không thể phủ nhận lợi ích của trứng đối với sức khỏe. Nhưng không phải người nào ăn trứng cũng tốt, đặc biệt là người đang mang một số bệnh sau đây.
1.Người mắc bệnh thận
Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh. Ở người bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Việc ăn trứng sẽ làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
2. Bệnh tiểu đường
Tuy là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng trứng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa.
Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho những người có bệnh tiểu đường là nên hạn chế ăn trứng.
3. Người đang sốt
Đối với những người đang sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng.
Vì vậy, khi bị sốt thay vì ăn trứng gà, bạn nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
4. Người cơ địa dị ứng
Người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan…do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác.
Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
5. Bị bệnh gan
Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormon. Các chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa 1,6 hay 0,3gr cholesterol. Vì trứng rất bổ, khó tiêu nên khi ăn trứng, gan phải làm việc nhiều. Chính vì vậy, người bị bệnh gan nên hạn chế ăn trứng.
Ăn trứng gà nhiều có tốt không? Cách sử dụng trứng gà khoa học
Ăn trứng gà nhiều có tốt không, đây hẳn là câu hỏi của rất nhiều bạn và là trung tâm của nhiều ý kiến trái chiều, gây tranh cãi từ lâu tới nay về tác dụng của trứng và cách sử dụng chúng. Vì vậy, ta hãy xét từ tới trứng gà từ những khía cạnh cơ bản nhất.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà
Đầu tiên ta phải khẳng định trứng gà là thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao hay còn được gọi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng toàn phần.
Các dinh dưỡng có trong trứng gà có tác dụng nhiều tới quá trình phát triển cơ thể và hệ thần kinh. Các chất trong trứng giúp bảo vệ các tế bào gan, hỗ trợ chuyển hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Trứng quả là mang tới nhiều lợi ích tuy nhiên ăn nhiều trứng gà có tác dụng cho sức khỏe không. Theo nghiên cứu nếu bạn mỗi ngày ăn hơn 2 quả trứng sẽ dẫn tới dư thừa lượng chất dinh dưỡng do trứng có chứa cholesterol.
Khi bạn ăn trứng quá nhiều, qua hấp thụ sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, đây chính là nguyên nhân chính gây nên bênh béo phì, một loại bệnh phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh và cũng là vấn nạn ở rất nhiều quốc gia.
Ăn trứng gà nhiều có tốt không?
Từ những phân tích trên, ta có thể nói rằng ăn nhiều trứng gà thì không hề tốt cho cơ thể chút nào. Vậy ăn thế nào là nhiều và phải ăn như thế nào thì có lợi cho sức khỏe? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần mỗi người chỉ nên ăn từ 2-3 quả trứng gà.
Trong các cách dùng để chế biến và sử dụng trứng gà thì luộc trứng chín được coi là biện pháp an toàn và mang hiệu quả dinh dưỡng nhất, so với phương pháp trứng gà ốp la hay trứng gà rán…
Cách luộc trứng tốt là cho trứng vào cùng với nước lã cho vào nồi rồi đem đun sôi dần. Khi nước sôi rồi thì để nhỏ lửa, đun trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp, ngâm trứng gà khoảng 5 phút. Như vậy thì làm cho trứng chín vừa tới, lòng đỏ trứng chín không kỹ quá, ăn được ngon miệng hơn và cơ thể có thể hấp thu được dễ dàng hơn, không gây khó khăn cho dạ dày và gan.
Có thể cho thêm ít muối vào trong nước luộc nhằm giữ cho vỏ trứng không bị vỡ khi luộc lại giúp việc bóc vỏ được dễ dàng hơn. Nếu luộc trứng chín quá thì bề mặt của lòng đỏ sẽ có lớp màu xanh xám của chất sắt trong trứng gà, khiến cơ thể khó hấp thụ. Chất đạm ở trong trứng gà khi gặp nhiệt độ cao thì bị đông lại, làm trứng gà trở nên cứng và ăn mất cảm giác ngon miệng, rất khó tiêu.
Nếu ta làm trứng ốp la thì chọn loại trứng sạch sẽ, an toàn, đập trứng vào chảo dầu đã làm nóng, không gây vỡ lòng đỏ, đợi khi thấy lòng trắng bắt đầu đông thì hãy đậy nắp lại rồi để lửa vừa khoảng tầm 3 – 4 phút là được.
Trước khi đậy nắp,ta cũng có thể cho thêm vào 1 ít nước rồi đem hấp trứng trong một vài phút, giúp trứng ốp la chế biến được chín mà lại hoàn toàn không bị cháy. Như vậy,ta đã có món ốp la ngon vừa miệng, lại giữ được hầu hết chất dinh dưỡng có giá trị nằm trong lòng đỏ trứng nhưng vẫn không ngại bị nhiễm khuẩn (Salmonella).
Một vài điều cần tránh khi sử dụng trứng
Ăn trứng chưa chín
Trong trứng có chứa chất avidin, có thể gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ thức ăn, khiến cho cơ thể có trình trạng ăn không ngon, toàn thân đau nhức và nhiều triệu chứng khác nũa. Antitrypsin ở trong trứng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và cơ chế hấp thụ của protein.
Khi trứng chưa chín, cả hai chất chưa hoàn toàn được phân giải sẽ gây nên khó tiêu hóa, khó hấp thụ và có thể gây chán ăn, khó tiêu. Protein tích tụ nhiều sẽ chuyển thành chất béo.
Mỗi ngày ăn hơn 2 quả trứng
Có thể bạn quan tâm 8 cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm bắt mắt, thơm ngonCách đắp mặt nạ lòng đỏ trứng gà cho làn da trắng hồng mịn màngTìm hiểu: Đắp mặt nạ trứng gà hàng ngày có tốt không?Cách uống sữa đặc với trứng gà để có một vòng 1 hoàn hảo.
Mỗi ngày ăn tới hơn hai quả trứng sẽ có thể dẫn tới dư thừa các chất dinh dưỡng, vì trong trứng có chứa hàm lượng cholesterol,khi ăn trứng quá nhiều làm lượng cholesterol ở trong máu tăng cao, dễ gây béo phì.
Tất nhiên lượng trứng này chỉ xét tới người có mức hoạt động trung bình trong ngày còn nói tới những người có luowg vận động lớn như các vận động viên hay người tập thể hình thì ta cần một cách tính khác do lương tiêu thụ chất dinh dưỡng một ngày của nhưng người này rất cao.
Ăn trứng cùng với sữa đậu nành.
Trứng cùng với sữa đậu nành ăn cùng nhau sẽ gây giảm lượng hấp thụ protein của cơ thể. Trong sữa có chứa chất trypsin, có thể gây ức thế protease ở trong cơ thể từ đó gây cản trở việc tiêu hóa cũng như hấp thụ lòng trắng của trứng, từ đó giảm hấp thụ protein ở trong cơ thể. Theo thời gian, lượng protein tích tụ nhiều lên sẽ gây chuyển hóa thành các chất béo từ đó khiến bạn tăng cân.
Nấu trứng với đường.
Trứng được nấu cùng với đường sẽ làm các axit amin ở trong trứng chuyển thành đường glucozo, chất này là chất rất khó hấp thụ, nó sẽ tích tụ nhiều ở trong dạ dày từ đó khiến bụng của bạn càng ngày càng lớn hơn.
Ăn trứng là rất tốt cho cơ thể nếu bạn biết ăn trứng đúng cách. Và ăn trứng gà nhiều có tốt không sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào việc số lượng dinh dưỡng bạn tiêu thụ hàng ngày như thế nào.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu thêm về lợi ích, thành phần dinh dưỡng trong 1 quả trứng gà, cách sử dụng và ăn trứng gà sao cho hợp lý. Hãy tận dụng trứng gà để thực hiện các món ngon từ trứng vừa bổ dưỡng vừa hấp dẫn để bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày của gia đình bạn nhé. Chúc các bạn thành công.
- 7 Amazing Health Benefits Of Eating Eggs Every Day, https://doctor.ndtv.com/living-healthy/7-amazing-health-benefits-of-eating-eggs-every-day-1883174, 09/01/2019
- 30 Best Egg Recipes You Can Make for Every Meal, https://www.countryliving.com/food-drinks/g13/cookbook-eggs-0407/, 09/01/2019
- 50 Egg Ideas, https://www.foodnetwork.com/recipes/articles/50-egg-ideas, 09/01/2019
- 45+ Easy Egg Recipes for Your Best Brunch Ever, https://www.goodhousekeeping.com/food-recipes/easy/g428/easy-egg-recipes/, 09/01/2019
Ngày chỉnh sửa cuối: 09/01/2019