Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Thực đơn hàng ngày ✅ Cách nấu mì Ramen ngon chết người đậm chất Nhật Bản ăn là ghiền với 5 bước đơn giản

Cách nấu mì Ramen ngon chết người đậm chất Nhật Bản ăn là ghiền với 5 bước đơn giản

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Khám phá cách nấu mì Ramen ngon chết người từ Nhật Bản

Nếu như Hàn Quốc nổi tiếng với món mì cay thì Nhật Bản nổi danh với món mì Ramen cực thơm ngon. Tuy nhiên cách nấu lại vô cùng đơn giản, đến mức bạn không ngờ đấy.

Tuy là một món ăn bình dân nhưng mì Ramen được xem như niềm tự hào của Nhật Bản vì có lịch sử khá lâu đời. Một tô mì Ramen hoàn hảo sẽ không thể thiếu hành lá, giá, bắp cải. Kế tiếp, thịt là thứ không thể thiếu thịt thăn, ba rọi hay sườn non được ướp với nước tương và rượu ngọt để tạo nên mùi vị riêng biệt.

Khám phá cách nấu mì Ramen ngon chết người từ Nhật Bản

Khám phá cách nấu mì Ramen ngon chết người từ Nhật Bản

Bạn có thể thực hiện món mì Ramen ngon chết người này ngay tại nhà để đổi khẩu vị cho cả gia đình, thay thế cho những bữa cơm truyền thống của Việt Nam, chắc hẳn sẽ rất thú vị và khiến cả nhà phấn khích đấy. Chính vì thế Massageishealthy không thể chờ thêm để chia sẻ ngay cách nấu mì Ramen ngon chết người cho các bạn, xem ngay nào!

Nguồn gốc về món mì Ramen Nhật Bản

Ramen có nguồn gốc từ đâu vẫn là một câu hỏi không rõ ràng. Nhiều nguồn cho rằng ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng người ta không rõ nó được du nhập vào Nhật Bản từ khi nào. Nhiều nguồn khác cho rằng nó được phát minh ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20.

Nguồn gốc món mì Ramen Nhật Bản

Nguồn gốc món mì Ramen Nhật Bản

Từ nguyên học của “Ramen” vẫn còn là một chủ đề tranh cãi. Có giả thiết cho rằng ramen là cách phát âm trong tiếng Nhật của từ gốc tiếng Trung là lạp miến (拉麺), nghĩa là “mì kéo sợi thủ công (bằng tay).” Giả thiết thứ 2 cho rằng nó xuất phát từ 老麺 (lão miến) còn một nguồn khác cho rằng ramen ban đầu là 鹵麺 (lỗ miến), mì được nấu trong nước sốt nhiều tinh bột.

Giả thiết thứ 4 xuất phát từ 撈麵 (lao miến). Cho tới thập niên 1950, ramen vẫn được gọi là shina soba (支那そば, nghĩa là “soba Trung Quốc”) nhưng ngày nay chūka soba (中華そば, cũng có nghĩa là “soba Trung Quốc”) hoặc đơn giản là Ramen (ラーメン) thường gặp hơn, khi mà từ “支那” (shina, đọc âm Hán Việt là “chi na”) mang một ý nghĩa miệt thị.

Đến năm 1900, các nhà hàng phục vụ ẩm thực Trung Hoa từ Quảng Châu và Thượng Hải đã phục vụ một món mỳ ramen với sợi mỳ đơn giản (cắt chứ không kéo bằng tay), một vài đồ ăn bày kèm, và nước dùng từ xương lợn và muối. Nhiều người Hoa sống tại Nhật Bản cũng kéo các xe bán đồ ăn mang đi, bán ramen và bánh bao gyōza cho công nhân.

Các loại mì Ramen phổ biến

Các loại mì Ramen phổ biến

Đến giữa thập niên 1900, những xe bán đồ ăn này sử dụng một loại còi phát nhạc gọi là charumera (チャルメラ, xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha charamela) để quảng cáo sự hiện diện của họ, một thói quen mà một vài nhà hàng vẫn giữ lại thông qua một cái loa và một đoạn thu âm được lặp lại.

Đến đầu thời kỳ Shōwa, ramen đã trở thành một món ăn phổ biến khi ra ngoài ăn. Theo chuyên gia ramen Osaki Hiroshi, cửa hàng ramen chuyên biệt đầu tiên được mở tại Yokohama vào năm 1910.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bột mỳ rẻ tiền nhập khẩu từ Hoa Kỳ tràn vào thị trường Nhật Bản. Cùng thời điểm đó, hàng triệu quân nhân Nhật đã trở về từ Trung Quốc và lục địa Đông Á từ sau Chiến tranh Trung-Nhật.

Nhiều người trong số những người trở về đã trở nên quen thuộc với các món ăn Trung Quốc và sau đó mở ra các nhà hàng Trung Quốc trên khắp Nhật Bản. Việc ăn ramen, trong khi đó đang phổ biến, vẫn còn là một dịp đặc biệt mà yêu cầu phải ra ngoài đường để đi ăn.

Cách nấu mì Ramen Nhật Bản ngon chết người

Cách nấu mì Ramen Nhật Bản ngon chết người

Năm 1958, mỳ ăn liền được phát minh bởi Andō Momofuku, nhà sáng lập và là chủ tịch người Nhật Bản gốc Đài Loan của Nissin Foods, hiện được điều hành bởi người con trai Andō Kōki.

Được mệnh danh là phát minh vĩ đại nhất thể kỷ 20 của Nhật Bản trong một cuộc thăm dò của Nhật Bản, ramen ăn liền cho phép bất cứ ai có thể làm ra một phiên bản món ăn gần giống chỉ đơn giản bằng cách thêm nước sôi.

Bắt đầu từ thập niên 1980, Ramen đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản và đã được nghiên cứu trên toàn thế giới từ nhiều góc độ.

Đồng thời, các phiên bản địa phương của ramen đã được đưa ra thị trường quốc gia và thậm chí có thể được sắp xếp theo tên khu vực của họ. Một bảo tàng ramen đã được mở cửa tại Yokohama vào năm 1994.

Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Ramen

Nguyên liệu cho món mì Ramen ngon chết người:

Tên nguyên liệu Đơn vị Đã có
Mì ramen 150g  
Xương ống heo và xương gà 2kg  
Cải bó xôi 1 bó  
Boarô (Boaro là một loại hành lá dùng thay hành hoa dành cho người ăn chay. Nó có hình dạng như cây tỏi tây, mùi thì ít hăng hơn hành hoa) 1 bó  
Măng Nhật Bản 100g  
Thịt ba rọi (ngoài bắc gọi thịt ba chỉ ấy) 300g  
Trứng gà 5 quả  
Mè trắng lá rong biển 50g  
Nước dashi (được nấu từ sò điệp, nấm đông cô, rong biển)    
Nước tương shoyu    

Cách nấu mì Ramen ngon chết người cực đơn giản:

Bước 1: Xương heo và xương gà rửa sạch, hầm trong khoảng 10 tiếng đồng hồ. Sau đó lược lấy nước. Đun sôi nước dashi khoảng 1 giờ, cũng lược bỏ xác lấy nước. Hòa hai hỗn hợp nước này lại với nhau cùng với nước sốt shoyu thành một loại nước súp tonkotsu.

Bước 2: Thịt ba rọi rửa sạch, giữ nguyên chiều dài, cắt ra thành từng lát mỏng, cuộn miếng thịt lại, hầm trong khoảng 1 – 2 giờ. Khi thịt chín cắt khoanh.

Thịt ba rọi rửa sạch, giữ nguyên chiều dài

Thịt ba rọi rửa sạch, giữ nguyên chiều dài

Bước 3: Trứng gà luộc hồng đào, bóc vỏ cẩn thận, ngâm trong nước súp tonkotsu khoảng nửa tiếng cho thấm. Sau đó, bổ đôi quả trứng.

Bước 4: Luộc mì ramen khoảng 1 phút rưỡi. Cải bó xôi, boarô rửa sạch, cắt khúc, trụng sơ qua nước sôi. Rong biển cắt thành từng miếng hình chữ nhật vừa ăn.

Bước 5: Múc nước súp tonkotsu ra tô, cho mì ramen vào. Bày thịt, trứng, cải bó xôi và boarô lên bề mặt. Cắm rong biển bên cạnh tô. Dùng nóng.

Cách Nấu Mì Ramen Ngon Chết Người - Đơn Giản Dễ Làm Tại Nhà

Cách Nấu Mì Ramen Ngon Chết Người – Đơn Giản Dễ Làm Tại Nhà

Bí quyết: Khi nấu mì, bạn nên đậy nắp và đun sôi ở nhiệt độ cao để mì nhanh chín. Ngoài ra, bạn có thể thêm ít dầu ăn, mì cũng sẽ rất mềm ngon và không bị dính.

Mì ramen làm từ bột mì và nước muối, quá trình làm trải qua nhiều công đoạn rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Thực ra loại mì này du nhập từ Trung Quốc. Theo tiếng Hoa, ramen có nghĩa là mì kéo dài. Ramen có thể ở dạng mì tươi, hay mì khô đóng gói. Chỉ từ sợi mì ramen có thể chế biến nhiều món khác nhau, như mì nước tương, mì xương hầm hay mì lạnh trộn dấm…

Đây sẽ là món ăn đặc sắc có trong sổ tay nấu ăn của các chị em đấy, cùng trổ tài làm món mì Ramen ngon chết người ngay sau khi xem bài viết nhé!

You may also like

You cannot copy content of this page