Tổng hợp cách nấu món chè ngon ngọt, thanh mát ai nhìn cũng muốn ăn
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Hương thơm thoảng dịu và vị ngọt ngào của những món chè luôn khiến những người hảo ngọt “mê mệt”. Dù ở bất cứ vùng miền nào, bạn cũng có sẵn nguyên liệu để học cách nấu món chè thơm ngon, ngọt mát để chiêu đãi cả nhà mà Massageishealthy giới thiệu dưới đây.
Table of Contents
1. Cách nấu món chè thập cẩm
Chuẩn bị
- Nửa củ khoai môn cao: gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vuông
- 3 củ khoai lang: gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc
- 250g bột báng: ngâm nở trước lúc nấu khoảng nửa tiếng
- 150g đậu đỏ: ngâm đậu đỏ qua đêm cho mềm
- 300ml nước cốt dừa đóng hộp
- 350g đường kính trắng
Cách nấu
- Bước 1: Cho bột báng đã ngâm vào nồi, nấu khoảng 20 phút cho bột chuyển sang màu trong. Sau khi bột báng chín, cho ngay ra rổ, xả nước lạnh và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 2: Nấu đậu đỏ với nước vừa ngập mặt hoặc có thể đong 1 lon đậu: 1 chén nước.
- Bước 3: Khi đậu đỏ mềm, cho khoai môn vào. Nấu khoảng 15 phút, khoai môn mềm, cho tiếp khoai lang vào nồi.
- Bước 4: Cho đường vào nồi khoai, đậu khuấy đều và nấu thêm khoảng 15 phút. Sau đó cho bột báng vào, khuấy thêm lần nữa và tắt bếp.
- Bước 5: Múc món chè ra bát, cho nước cốt dừa lên mặt và thưởng thức.
2. Cách nấu món chè xoài
Chuẩn bị
- 1 miếng dưa hấu: dùng dụng cụ múc trái cây chuyên dụng, múc thành từng viên tròn.
- 3 trái xoài chín: cắt làm đôi, dùng dụng cụ múc trái cây chuyên dụng, múc xoài thành từng viên tròn
- 8 quả dâu tây: bỏ cuống và cắt làm bốn.
- 15g hạt é đã ngâm nở
- 15g bột báng: ngâm nở trước lúc chế biến khoảng nửa tiếng
- 30ml sữa đặc
- Nước cốt dừa đóng hộp
- 15ml siro trái cây
- Một ít sợi dừa bào
- 350g đường kính
- Đá bào
Cách nấu
- Bước 1: Nấu bột báng đã ngâm với nước trong khoảng 20 phút. Khi bột chuyển sang màu trong bạn vớt ra, xả với nước lạnh và cho vào ngăn mát.
- Bước 2: Múc một muỗng bột báng, 1 muỗng hạt é và gắp các nguyên liệu còn lại mỗi thứ một ít vào ly. Sau cùng cho đá bào lên trên mặt, chan nước cốt dừa và ít siro trái cây lên mặt đá.
- Lưu ý: Khi dùng bạn múc một ít hạt trân châu nhỏ, thêm hạt é, xếp vài lát dâu tây, dưa hấu và xoài lên bề mặt, rưới một ít sữa đặc và nước cốt dừa, cuối cùng cho dừa bào sợi và thêm đá bào, trộn đều lên. Dùng món chè khi còn lạnh sẽ ngon hơn.
3. Cách nấu món chè đậu ván và hạt sen
Chuẩn bị
- 250g hạt sen khô
- 300g đậu ván khô
- 4 viên đường phèn
- 1 ít muối
- Vài lá dứa bánh tẻ
Cách nấu
- Bước 1: Nấu đậu ván với ít muối khoảng 20 phút, tắt bếp, đậy kín nồi và để qua đêm cho đậu nở mềm.
- Bước 2: Hôm sau, bạn vớt đậu ván ra ngoài, đãi vỏ và để ráo.
- Bước 3: Đem đậu ván đi hấp khoảng 20 phút.
- Bước 4: Hầm hạt sen với khoảng 500ml nước. Khi hạt sen mềm cho đường phèn vào cùng.
- Bước 5: Đường phèn tan, cho đậu ván vào cùng vài lá dứa và nấu thêm khoảng 10 phút.
- Khi ăn, múc món chè ra bát và dùng nóng.
4. Cách nấu món chè củ sắn (mì)
Chuẩn bị
- 300g khoai mì: gọt vỏ, bổ đôi, bỏ xơ lõi và ngâm nước muối loãng khoảng 8 tiếng
- 15g bột báng: ngâm nở trước lúc nấu khoảng nửa tiếng
- 350g đường kính trắng
- 30g bột nếp
- 250ml nước cốt dừa đóng hộp
- 1/2 chén đậu phộng rang
- 1/2 chén dừa bào sợi
- 1 bó lá nếp (lá dứa): rửa sạch, cắt khúc, xay thật mịn và chắt lấy nước.
- Một ít muối
Cách nấu
- Bước 1: Nấu bột báng nở, đem xả qua nước lạnh và giữ trong ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 2: Lấy khoai mì ra ngoài, bào mịn và dùng tay vắt cho nước ráo.
- Bước 3: Nước cốt lá dứa đem đi trộn với nửa số đường, ít muối và bột nếp.
- Bước 4: Trộn đều khoai mì vào phần nước cốt lá dứa và vo viên tròn.
- Bước 5: Thêm ít nước lọc vào nước cốt dừa và số đường còn lại mang đi nấu. Sau đó, cho viên khoai mì lá dứa vào nấu cùng. Khi khoai mềm, cho đường vào nấu nhỏ lửa. Sau khoảng 15 phút, đường thấm, cho bột báng vào, khuấy đều và tắt bếp.
- Khi dùng, chan nước cốt dừa lên món chè để có vị beo béo thơm ngon.
5. Cách nấu món chè bột lọc heo quay
Chuẩn bị
- 1 chén bột lọc
- 250g thịt heo quay: thái hạt lựu thật nhỏ
- 1 nhánh gừng: cạo vỏ và thái sợi
- 350g đường
- Một ít muối
Cách nấu
- Bước 1: Cho 15g đường vào nồi, thêm ít gừng thái sợi, ít nước và nấu cùng phần heo quay.
- Bước 2: Cho bột sắn vào thố và trộn với một ít muối. Từ từ rót nước sôi già vào và dùng môi trộn đều bột. Khi bột đã hơi nguội, bạn dùng tay nhào để bột được dẻo mịn hơn.
- Bước 3: Cắt bột thành viên và cán dẹt. Sau đó cho thịt heo quay đã rim đường vào giữa và vo viên.
- Bước 4: Cho hết phần đường còn lại vào nồi nước lọc nấu sôi cùng phần gừng thái sợi.
- Bước 5: Khi nước đường tan, cho viên chè vào nồi nấu đến khi viên bột trong thì tắt bếp.
- Khi dùng, dọn món chè ra bát và rắc thêm vừng rang hoặc lạc rang lên trên mặt chén chè.
6. Cách nấu món chè đậu xanh phổ tai
Chuẩn bị
- 300g đậu xanh nguyên vỏ: đãi sạch và ngâm qua đêm
- 5g phổ tai: ngâm nở nửa tiếng trước khi nấu
- 100g đường kính
- 1/2 thìa nhỏ muối
Cách nấu
- Bước 1: Nấu đậu xanh với phần nước xâm xấp. Khi đậu mềm, cho đường vào nấu nhỏ lửa để đậu thấm nước đường.
- Bước 2: Khi đường đã thấm đều từng hạt đậu, cho nước vào nấu đến sôi thì tiếp tục thả phổ tai vào nấu cùng thêm khoảng 5 phút.
- Món chèchỉ dùng trong ngày nên bạn nhớ bảo quản trong tủ lạnh nhé!
7. Cách nấu món chè bắp khoai lang
Chuẩn bị
- 1 củ khoai lang: gọt vỏ và cắt miếng vuông
- 3 trái bắp: tách hạt và để riêng cùi
- 1/4 bát gạo nếp: đem ngâm trước khi nấu khoảng 3 tiếng
- 350g đường kính trắng
- Nước cốt dừa
Cách nấu
- Bước 1: Cho cùi bắp vào nồi nước và đun sôi. Sau đó cho nếp vào nấu cùng.
- Bước 2: Khi nếp nở, vớt bỏ cùi, thêm hạt ngô vào nấu cùng với số đường đã chuẩn bị.
- Bước 3: Khi ngô mềm, cho khoai lang vào nấu thêm khoảng 15 phút. Nếu thích béo, bạn có thể cho nước cốt dừa vào nấu cùng.
- Múc món chè ra từng bát để trong ngăn mát và dùng dần.
8. Cách nấu món chè khoai sọ nấu đậu xanh
Chuẩn bị
- 350g khoai sọ: gọt vỏ, cắt miếng lớn và đem ngâm với nước muối loãng để bớt nhớt
- 1/2 chén đậu xanh cà vỏ: ngâm với nước khoảng 3 tiếng
- 15g hạt trân châu lớn: ngâm vào thố lạnh khoảng 1 tiếng trước lúc nấu
- 350g đường
- Nước cốt dừa đóng hộp
- 1 ống vani
Cách nấu
- Bước 1: Nấu đậu xanh với nước xâm xấp cho mềm.
- Bước 2: Dùng một nồi khác nấu khoai. Khi khoai đã thật mềm, cho đậu xanh vào nấu cùng với đường.
- Bước 3: Luộc hạt trân châu cho mềm ở bên ngoài trước khi cho vào nấu cùng với chè. Khi sắp tắt bếp, bạn cho vani vào, khuấy đều và nêm lại món chè
Tên các loại chè giải nhiệt cơ thể mùa hè dễ làm
9. Cách nấu món chè đậu đỏ nước cốt dừa
Chuẩn bị
- 250g đậu đỏ: đãi sạch, ngâm qua đêm
- 25g bột báng: ngâm nở trước nửa tiếng
- 350g đường
- 200ml nước cốt dừa
- Nửa thìa nhỏ muối
- 1/2 bát đậu phộng rang
Cách nấu
- Bước 1: Đem đậu đi nấu với nước vừa ngập mặt. Khi đậu mềm, cho đường vào ngào cho thấm đều từng hạt đậu.
- Bước 2: Tiếp tục cho bột báng vào nồi, khuấy nhẹ và thêm nước vào nồi chè. Nấu đến khi chè hơi sền sệt thì tắt bếp
- Múc chè ra bát, chan thêm nước cốt dừa và dùng nóng hoặc lạnh tùy thích.
10. Cách nấu món chè bắp
Chuẩn bị
- 10 trái bắp nếp: bào nhỏ và giữ lại cùi
- 150g bột sắn dây
- 200g đường
- 200ml nước cốt dừaÍt muối và bột bắp
Cách nấu
- Bước 1: Cho bắp và cùi bắp vào nồi nước, nấu đến khi nước sôi, bắp nở thì vớt cùi ra ngoài.
- Bước 2: Cho đường vào nồi, đun nhỏ lửa để ngô thấm vị ngọt của đường.
- Bước 3: Từ từ cho nước bột bắp vào nồi chè. Sau đó khuấy đều, nêm độ ngọt vừa phải và tắt bếp
- Khi dùng, chan nước cốt dừa lên trên mặt chén chè.
11. Cách nấu món chè sâm
Chuẩn bị
- 100g các loại: hạt sen khô, nho khô, táo đỏ
- 60g nhãn nhục (long nhãn): rửa sạch bẩn bên ngoài (nếu có)
- 1 muỗng canh bột rau câu
- 250g đường
Cách nấu
- Bước 1: Đun mềm hạt sen
- Bước 2: Hòa ít nước với bột rau câu, khuấy tan và đem nấu sôi. Sau đó cho vào khay, đợi nguội và để vào tủ lạnh.
- Bước 3: Dùng ít đường tạo caramen vừa đủ độ vàng sậm, không khét đắng. Sau đó cho nước vào nấu với số đường còn lại.
- Bước 4: Khi nước đường sôi, cho táo và nhãn nhục vào nấu cùng để cả hai nở đều trong nước sôi.
- Bước 5: Cho tiếp phần hạt sen vào, nấu thêm khoảng 10 phút và tắt bếp.
- Khi dùng, múc chè ra ly, cho thêm rau câu và dùng chung với đá.
12. Cách nấu món chè đậu xanh nấu củ sen
Chuẩn bị
- 300g đỗ xanh nguyên vỏ: đãi sạch và ngâm qua đêm
- 1 củ sen cỡ vừa: cạo vỏ và thái khoanh
- 100g đường
Cách nấu
- Bước 1: Cho cả đậu xanh đã ngâm mềm và củ sen vào nồi. Đổ nước xâm xấp và nấu đến mềm.
- Bước 2: Khi đỗ mềm, cho đường vào nấu nhỏ lửa để đường thấm.
- Bước 3: Cho thêm nước vào nồi, nấu tiếp với số đường còn lại. Khi nước chè sôi, nêm lại gia vị và tắt bếp.
13. Cách nấu món chè Thái
Chuẩn bị
- 200g các loại trái cây: mít, nhãn, vải, nho, chôm chôm (tất cả đều bỏ vỏ và lấy thịt)
- 30g mỗi loại: thạch dừa, dừa non
- 1 lít sữa tươi không đường
- 200g đường
- Nước cốt dừa
- 2 muỗng cà phê bột rau câu
- 800ml nước
- 50g đường
- Ít siro dứa
Cách nấu
- Bước 1: Hòa bột rau câu tan trong nước và nấu sôi với đường. Khi múc ra khay, cho ít siro dứa vào khuấy đều và để rau câu tự đông.
- Bước 2: Đun tan đường và cho vào ngâm với dừa non, để qua đêm (Phần này nên làm trước để tiết kiệm thời gian chế biến)
- Bước 3: Cho sữa tươi và đường vào khuấy đều. Sau đó đem nấu cùng phần nước cốt dừa đã chuẩn bị để có phần nước chè béo ngậy.
- Khi dùng, cho các nguyên liệu vào ly, rót thêm nước dừa và cho đá bào vào ăn cùng.
14. Cách nấu món chè chuối nước cốt dừa
Chuẩn bị
- 12 trái chuối sứ vừa chín tới: bóc vỏ và thái lát
- 1 bát trân châu màu trắng
- 200ml nước cốt dừa
- 100g đường và một ít muối
Cách nấu
- Bước 1: Luộc chín trân châu và ngâm vào nước lạnh để chống dính.
- Bước 2: Hòa đều nước, nước cốt dừa, đường và ít muối cho lên bếp nấu sôi.
- Bước 3: Thả chuối vào nấu nhừ và cho trân châu vào nấu cùng.
15. Cách nấu món chè bà ba
Nguyên liệu
- 1/2 chén mỗi loại: đậu phộng, hạt sen khô, bột báng (ngâm qua đêm cho nở mềm (trừ bột báng ngâm trước lúc nấu khoảng nửa tiếng).
- 1 củ khoai mỳ (sắn): ngâm qua đêm với nước muối, sau đó đem xả lại, bỏ sợi lõi và cắt khúc
- 1 chén đậu xanh cà: ngâm qua đêm cho nở mềm
- 2 củ khoai lang nhỏ: gọt vỏ và thái hạt lựu
- 5 tai nấm mèo: ngâm nở, bỏ cồi và cắt sợi
- 1 bó lá dứa
- 50g bột nước cốt dừa
- 1 hộp nước cốt dừa
- 300gr đường cát trắng
Cách nấu
- Bước 1: Nấu đậu xanh cho mềm nhừ. Làm tương tự với hạt sen và đậu phộng.
- Bước 2: Hoà nước cốt dừa với 2 lít nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi, cho lá dứa vào cùng bột nước cốt dừa vào nấu cùng.
- Bước 3: Nước sôi trở lại, cho thêm khoai mì, khoai lang, đậu phộng, đậu xanh, nấm mèo vào nồi và nêm lại độ ngọt cho vừa miệng.
16. Cách nấu món chè khoai môn lá dứa
Chuẩn bị
- 350g khoai môn cao: gọt vỏ và thái hạt lựu
- 1 lít nước cốt lá dứa
- 200g nếp ngon: ngâm qua đêm
- 200ml sữa
- 180g đường
- 400g dừa xay
Cách nấu
- Bước 1: Hòa sữa tươi với đường và dùng hỗn hợp này nấu khoai để tránh bị nát.
- Bước 2: Vắt nước dão dừa lấy nấu nếp. Phần nước cốt còn lại dùng để nấu nước dừa.
- Bước 3: Khi nếp nở, cho đường và nước cốt lá dứa và cùng. Nên tán nhuyễn hạt nếp để chè dẻo hơn.
- Bước 4: Cho phần khoai vào nồi nếp và thêm ít muối, đường cho đậm vị.
- Khi dùng, bạn múc chè vào một chén nhỏ, chan nước cốt dừa lên trên mặt để cảm nhận thêm vị béo trong miếng chè dẻo bùi.
17. Cách nấu chè đậu xanh trân châu
Chuẩn bị
- 150g đậu xanh: đãi sạch và ngâm qua đêm
- 100g đường
- 50g bột sắn
- 1 chén sương sáo: thái miếng vuông
- 1/2 chén hạt trân châu
- 200ml nước cốt dừa
- 100g dừa nạo
- 1/2 muỗng cà phê dầu chuối
Cách nấu
- Bước 1: Nấu đậu xanh cho mềm nhừ. Sau đó cho đường và nấu nhỏ lửa để đường thấm.
- Bước 2 : Hòa tan 1 thìa bột sắn với một chút nước, từ từ đổ vào trong nồi chè. Vừa đổ bạn vừa quấy cho đều tay, đến khi thấy nước sệt thì ngưng. Lúc này, bạn tắt bếp và cho dầu chuối vào.
- Bước 3: Luộc chín trân châu, vớt ra để vào một bát nước lạnh.
- Khi ăn, cho lần lượt chè, thạch, trân châu, đá bào nước cốt dừa vào và đừng quên rắc dừa nạo lên trên mặt ly chè nhé!
18. Cách nấu chè củ năng nước dừa kiểu Thái
Chuẩn bị
- 200g củ năng
- 100g bột năm
- 150g đường
- 1 củ dền
- 200ml nước cốt dừa
Cách nấu
- Bước 1: Cho củ năng vào nồi, đổ nước củ dền vào, cho thêm một chút nước lọc đủ ngập mặt củ năng.
- Bước 2: Đun lửa lớn, hãm nhỏ lửa khi nước sôi.
- Bước 3: Khi củ năng thấm màu, vớt ra bát, rây bột năng vào, lắc nhẹ để áo bột lên hết phần củ năng.
- Bước 4: Nấu đường với nước, nêm nếm cho vừa độ ngọt.
- Bước 5: Đun đến khi nước đường sôi, cho viên củ năng vào, nấu tới khi chín.
- Dùng lạnh món chè củ năng nước dừa kiểu Thái này với nước cốt dừa và đá bào nhé!
Cách nấu các món chè đơn giản nhất, chè giải nhiệt thanh lọc cơ thể
19. Cách nấu chè cam
Chuẩn bị
- 2 trái cam: lột vỏ và tách lấy múi
- 100g đường phèn
- 200ml nước ép cam tươi
- 150ml nước
- 1 bát tào phớ
- Bột năng – 30g
Cách nấu
- Bước 1: Cho nước lọc, nước cam vắt và đường vào nồi đun sôi.
- Bước 2: Hòa bột năng với ít nước, từ từ đổ vào nồi, khuấy đều đến khi nước chè sôi và hơi sánh.
- Bước 3: Cho tép cam vào, tắt bếp.
- Thêm tào phớ vào món chè, khuấy nhẹ tay.
20. Cách nấu chè bí
Chuẩn bị
- 150 bột nếp
- 150ml nước nóng
- 150g đường vàng
- 100ml nước cốt dừa
- 50g bột năng hòa trong bát nước để riêng
- 3 lá dứa
- Ít muối
- Nước cốt dừa – 100ml nước cốt dừa và 20gr đường nấu sôi pha chút bột bắp với nước lạnh đổ vào cho có độ sánh.
Cách nấu
- Bước 1: Hòa nước cốt dừa với đường và ít bột bắp.
- Bước 2: Cho bột nếp vào tô, đổ từ từ nước sôi vào nhồi 5-7 phút để bột đạt được độ dẻo mịn cần thiết. Sau đó vo viên.
- Bước 3: Nước lạnh, đường, lá dứa cho vào nồi nấu tan. Tiếp đó cho bột vào luộc chung với nước đường khoảng 15 phút.
- Cuối cùng cho chén bột năng hòa nước vào khuấy đều, bạn sẽ có món chè bi với nước đường hơi sánh.
21. Cách nấu chè đậu ngự trân châu
Chuẩn bị
- 350g đậu ngự: bỏ hạt lép và ngâm qua đêm
- 1 bát bột năng
- 1 vài lá cẩm
- 1 vài lá dứa
- 50g đường phèn
Cách nấu
- Bước 1: Tách vỏ hạt đậu và hấp chín
- Bước 2: Đun sôi lá cẩm cho ra màu và lấy màu này để nhồi bột làm trân châu.
- Bước 3: Cho bột năng ra 1 âu to, đổ từ từ nước lá cẩm nóng vào, vừa đổ vừa dùng muỗng khuấy từ từ cho bột năng và lá cẩm quyện vào nhau. Khi bột nguội bớt cho tay vào nhào thật mịn.
- Bước 4: Ngắt bột thành những viên tròn nhỏ và mang đi luộc trong 3phút. Sau đó, vớt ra, xả dưới vòi nước lạnh để không dính vào nhau.
- Bước 5: Buộc lá nếp lại, cho vào nồi nước. Sau đó cho trân châu vào, thêm đường phèn cho vừa ăn
- Bước 6: Cho tiếp đậu ngự vào, thêm đường nếu lạt và nấu thêm một lúc để đậu ngấm đường. Có thể cho ít bột năng (hoặc bột sắn) hòa tan trong nước để làm món chè đặc hơn.
22. Cách nấu chè cốm
Chuẩn bị
- 150g cốm
- 4 muỗng canh bột sắn dây
- 80g đường cát trắng
- 500ml nước
Cách nấu
- Bước 1: Đun nước sôi sau đó giảm lửa và thêm đường.
- Bước 2: Hòa tan bột sắn vào bát nước. Sau đó, rưới từ từ nước bột này vào nồi nước đang sôi. Vừa đổ vừa khuấy thật đều tay sao cho nồi bột đặc lại và chuyển sang màu trong.
- Bước 3: Đổ bát cốm vào nồi chè. Khi vừa sôi, tắt bếp ngay để món chè cốm không bị mềm nhão.
23. Cách nấu chè đậu xanh hột đát
Chuẩn bị
- 300g hột đát
- 200 đậu xanh nguyên vỏ: đãi sạch và ngâm trước 4 tiếng
- 200g đường
Cách nấu
- Bước 1: Nấu đậu xanh với 1 lít nước trong khoảng nửa tiếng.
- Bước 2: Rửa sạch hột đác rồi để cho ráo nước. Dùng đường ướp cùng hột đác trong nửa tiếng để thấm ngọt sau đó đem xào khoảng 15 phút.
- Bước 3: Cho hột đát vào nấu cùng với nồi đậu xanh. Nêm nếm lại đường cho món chè vừa miệng.
24. Cách nấu chè chuối nếp cẩm
Chuẩn bị
- 100g nếp cẩm: ngâm trước 3 tiếng
- 2 quả chuối sứ chín: lột vỏ và thái khoanh dày
- 100ml nước cốt dừa
- Đường trắng
- 1 nhúm muối nhỏ
Cách nấu
- Bước 1: Vo sạch nếp cẩm, để ráo nước và đem nấu mềm nhừ với ít muối. Khi gần tắt bếp, cho thêm đường và xào cho đủ độ ngọt.
- Bước 2: Cho nước cốt dừa, chuối cùng ít muối và đường và đun sôi một lúc để chuối chín, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Múc nếp cẩm ra một chiếc bát sạch, cho thêm chuối và nước cốt dừa vào.
- Món chè chuối nếp cẩm này ăn cùng ít đá bào sẽ rất ngon.
25. Cách nấu chè nếp cẩm sữa chua
Cách nấu món chè nếp cẩm đòi hỏi người làm cần phải chuẩn bị nguyên liệu “chuẩn”, tuân thủ thời gian nấu… nếu muốn có được những ly chè ngon. Vậy để nấu món chè này, bạn cần thực hiện như thế nào? Hãy cùng Massageishealthy tham khảo 2 cách nấu chè nếp cẩm ngon tuyệt dưới đây nhé!
Nguyên liệu nấu chè nếp cẩm sữa chua gồm có
- Gạo nếp cẩm: 50g
- Lá nếp: 2 lá
- Muối ăn: 1 thìa cà phê
- Đường: 4 – 5 thìa canh
- Nước cốt dừa: 100ml
- Sữa chua: 70 ml
- Nước lọc: 1,5 lít
Cách nấu chè nếp cẩm sữa chua như sau
- Bước 1: Ninh nhừ nếp cẩm.
Nếp cẩm bạn đem vo sạch và ngâm nước lạnh khoảng 4 – 6 tiếng. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thì bạn ngâm trước nếp cẩm qua đêm.
Ngâm gạo nếp xong, bạn vo sạch lại một lần nữa rồi để ráo nước. Tiếp theo, bạn cho vào nồi cơm điện và cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước + muối. Rửa sạch phần lá nếp rồi phủ lên gạo sau đó bật chế độ nấu.
Khi nấu chè nếp cẩm, bạn hé vung nồi thường xuyên để đảm bảo nồi chè không bị trào ra ngoài. Ninh cho đến khi hạt gạo cẩm nở bung thì vớt bỏ phần lá nếp.
- Bước 2: Nấu chè nếp cẩm sữa chua
Tiếp tục ninh món chè nếp cẩm cho đến khi nồi chè sánh lại, nước vừa phải, chè không quá loãng mà cũng không được phép đặc. Lúc này, bạn cho phần nước cốt dừa + đường vào nồi chè cho vừa ăn.
Chè chín, bạn múc chè ra bát hoặc ly. Chờ cho chè nguội bớt, bạn trút phần sữa chua lên trên mặt, trộn đều cùng với một chút đá bào và thưởng thức.
26. Cách nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa
Nguyên liệu nấu món chè nếp cẩm nước cốt dừa gồm
- Gạo nếp cẩm: 100g
- Nước dão dừa tươi: 500 ml
- Nước cốt dừa: 50 ml
- Đường trắng: 50g
- Muối tinh: 1/2 thìa
- Lá nếp hoặc lá dứa: 3 lá
- Dầu chuối: 10ml
Các bước nấu chè nếp cẩm nước cốt dừa như sau
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo cẩm: Bạn ngâm gạo nếp khoảng 3 – 4 tiếng bằng nước lạnh. Tiếp đến, bạn vo gạo thật sạch, nhặt bỏ hết những hạt thóc còn lẫn ra. Cuối cùng, trộn đều phần gạo cẩm này với phần muối tinh.
Lá nếp: Rửa sạch rồi cho vào may xay xay nhuyễn. Xay xong, bạn lọc vắt lấy nước cốt, bỏ bã.
- Bước 2: Nấu chè
Cho phần gạo nếp đã trộn muối vào nồi + nước cốt lá nếp + nước dão dừa. Nếu phần nước này ít, bạn có thể cho thêm một chút nước lọc.
Bắc nồi chè lên bếp và ninh nhỏ lửa. Trong quá trình ninh, bạn thường xuyên vớt bọt, khuấy đều để nồi chè không bị trào, không khê đáy. Ninh chè cho đến khi hạt nếp nở bung.
Chè chín, bạn nêm phần đường cho vừa ngọt. Khuấy chè cho đều, đun thêm khoảng 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp. Cuối cùng, bạn cho tinh dầu chuối vào nồi chè cho dậy mùi thơm.
Thưởng thức món chè nếp cẩm: Chờ cho chè nguội bớt, bạn cho vào bát/ly phần đá bào. Múc chè nếp cẩm vào bát đá rồi rưới phần nước cốt dừa lên trên. Trộn đều và thưởng thức.
Những lưu ý khi nấu chè nếp cẩm. Để có được những nồi chè nếp cẩm ngon, bạn cần chú ý một số điểm sau đây.
Chọn gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm để nấu chè cần được chọn lựa kỹ càng. Nên chọn những hạt gạo căng mẩy, đều màu. Tuyệt đối không nên chọn phần gạo có dấu hiệu để lâu, bị mối, mọt.
Quá trình nấu chè: Trong quá trình nấu chè, bạn cần thường xuyên kiểm tra để tránh chè bị trào ra ngoài. Nếu để chè bị trào nhiều quá, chè sẽ dễ bị khê, không còn đảm bảo được mùi vị đặc trưng.
Cách nấu chè nếp cẩm với sữa chua hay nước cốt dừa trên đây đều là những công thức khá quen thuộc, đặc biệt là tại những quán chè lâu đời. Bởi thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của chè khi áp dụng theo các bước này nhé.
27. Cách nấu chè khoai môn bột báng nước cốt dừa thơm ngon tại nhà
Cách nấu món chè khoai môn bột báng nước cốt dừa với miếng khoai bở mềm, các hạt nếp nở bung là món ngon luôn nằm trong TOP đầu thực đơn của các chị em. Để nấu được những ly chè khoai môn ngon mê ly, bạn tiến hành các bước như sau.
Nguyên liệu nấu chè khoa môn gồm có
Khoai môn: Chọn những củ có kích cỡ vừa phải, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Nên chọn những củ còn cứng tay, ruột bên trong có màu trắng đục với lớp vân tím. Đây là những củ khoai nhiều bột, khi nấu sẽ rất bở và ngon. Chuẩn bị khoảng 300 gram khoai môn.
Gạo nếp: Chọn loại gạo nếp ngon, hạt mẩy và không có mối mọt. Bạn có thể chọn loại nếp hương hay nếp cái hoa vàng để nấu chè tuỳ ý. Chuẩn bị khoảng 100 gram gạo nếp.
Dừa xiêm: Chuẩn bị 1 quả dừa xiêm để vắt lấy nước nấu chè.
Các nguyên liệu khác: lá dứa (5 lá), sữa tươi không đường (100 ml), đường kính trắng (200 gram), muối (5 thìa cafe)
Cách nấu chè khoai môn ngon như sau
-
Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp và các nguyên liệu khác
Gạo nếp muốn nấu chè ngon thì cần được ngâm kỹ. Đầu tiên, bạn cho gạo nếp vào rá và đem vo sạch. Lưu ý không được để sót vỏ trấu, sạn cũng như các hạt nếp không ngon. Vo xong, bạn đêm ngâm gạo từ 4 – 5 tiếng cho hạt gạo mềm. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể lựa chọn cách ngâm phần gạo này qua đêm.
Lá dứa rửa sạch rồi cắt khúc nhỏ. Cắt xong, bạn cho lá dứa vào xay nhuyễn và vắt lấy 1 bát con nước cốt. Dừa xiêm: Nạo nhỏ cùi dừa và cho vào vắt kỹ lấy 500 ml nước cốt dừa. Tiếp đến, bạn lại cho tiếp khoảng 500 ml nước ấm nữa và lại tiếp tục vắt kỹ để lấy nước nấu chè.
-
Bước 2: Chuẩn bị khoai môn
Gọt sạch vỏ khoai môn, gọt đến đâu bạn cho vào ngâm trong chậu nước có pha 2 thìa cafe muối để khoai không bị nhớt cũng như thâm. Gọt khoai xong, bạn thái khoai thành các miếng vuông nhỏ (cỡ chừng 2 x 2 cm) rồi tiếp tục ngâm khoai khoảng 2 tiếng.
Hết thời gian ngâm khoai, bạn cho khoai vào bóp kỹ với khoảng 2 thìa cafe muối rồi rửa sạch để khoai không còn bị nhớt. Rửa xong, bạn để cho khoai được ráo nước tự nhiên.
-
Bước 3: Nấu chè khoai môn
Sơ chế khoai xong, bạn cho khoai môn vào nồi cùng với khoảng 100 gram đường và 100 ml sữa tươi cùng với ½ lượng nước dão dừa chắt từ dừa xiêm rồi đặt lên bếp. Bật bếp ở mức độ lửa nhỏ để khoai nhừ đều mà vẫn không bị cạn nước.
Với phần gạo nếp, bạn cho vào nồi cùng với ½ lượng nước dão dừa còn lại + 400 ml nước cốt dừa vắt lần 2. Đặt hỗn hợp này lên bếp và cũng đun nhỏ lửa cho đến khi hạt nếp nở bung. Sau khi hạt nếp đã nở, bạn cho phần nước cốt lá dứa + 100 gram đường vào khuấy đều rồi đun sôi trở lại.
Khi nồi gạo nếp sôi lại, bạn cho phần khoai môn đã nấu chín + 2/3 lượng nước cốt dừa lần 1 + ½ thìa cafe muối vào. Tiếp tục đun cho đến khi nồi chè sánh vừa là được. Lưu ý lúc này bạn cần đun ở mức lửa nhỏ nhất, hạn chế khuấy đảo để đảm bảo khoai môn không bị nát.
Khi chè đã nguội bớt, bạn cho phần đá bào vào bát, múc món chè khoai môn vào và rưới nước cốt dừa lên trên. Trộn đều và thưởng thức món chè khoai môn bở đều, ngon ngọt.
Cách nấu chè khoai môn này cần bạn có một chút khéo léo và kiên nhẫn, nếu không thì khoai môn rất dễ bị nát, ăn không ngon. Bởi vậy trong quá trình nấu, bạn cần lưu ý những điều này nhé
Chúc các bạn có được những nồi chè khoai môn ngon miệng, đẹp mắt. Và hãy cùng kênh cẩm nang nội trợ nấu ăn ngon Massageishealthy của chúng tôi tìm hiểu về nhiều cách nấu món chè ngon từ nhiều nguyên liệu khác nhau nữa nhé các bạn.
28. Cách làm chè bơ nước cốt dừa bằng lá gelatin cực ngon tại nhà
Ngoài món chè bưởi, chè thập cẩm, chè đậu xanh,… quen thuộc ra thì một món chè có nguồn gốc nam bộ khác cũng rất thơm ngon, hấp dẫn và được khá nhiều người yêu thích. Đó chính là món chè bơ nha các bạn.
Vậy thì cách làm chè bơ như thế nào cho ngon và hấp dẫn nhất nhỉ? Hãy cùng với kênh cẩm nang nội trợ nấu ăn ngon Massageishealthy chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành làm theo các bước như sau.
Để làm chè bơ ngon, bạn chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm
- Bơ chín: 500 gram.
- Sữa tươi có đường: 150 ml.
- Sữa đặc có đường: 100 gram.
- Lá gelatin: 3 lá.
- Nước cốt dừa: 150 ml.
- Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị các dụng cụ để làm như tô, nồi, máy xay sinh tố.
Cách làm chè bơ thơm ngon hấp dẫn như sau
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bơ chín: Gọt vỏ, bỏ hạt và lớp màng hạt. Tiếp theo, bạn xắt bơ thành từng miếng nhỏ cho dễ xay. Tiếp theo, bạn cho bơ + sữa tươi vào chung trong máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
Lá gelatin: Ngâm vào 150 ml nước lạnh cho lá tan đều. Khi lá gelatin tan hết, bạn chắt lấy nước và bỏ cặn.
- Bước 2: Làm chè bơ
Cho phần bơ đã xay nhuyễn vào trong nồi. Từ từ đun bơ sao cho nồi nóng dần, tránh làm cháy cạnh hay khê đay nồi. Khi nồi bơ bắt đầu sôi nổ bóng, bạn từ từ trút phần nước lá gelatin đã ngâm trước đó rồi khuấy đều.
Thời gian để lá gelatin và bơ quyện sẽ mất khoảng 1 phút. Sau thời gian này, bạn tắt bếp và trút bơ ra bát hoặc khuôn rồi để bơ vào ngăn mát tủ lạnh cho bơ đông lại.
Trong lúc chờ bơ đông, bạn sẽ tiến hành làm nước chan bơ. Phần nước chan bơ này được làm khá đơn giản, bạn chỉ cần cho nước cốt dừa + sữa đặc trộn đều với nhau. Trộn xong, bạn bắc nồi lên bếp và đun sôi lăn tăn sau đó tắt bếp là được.
Như vậy là các bạn đã vừa thực hiện xong cách làm món chè bơ chỉ với 2 bước làm vô cùng đơn giản ngay tại nhà của mình rồi đó nhé.
Món chè bơ này rất ngon và bổ dưỡng, các bạn nên tham khảo công thức và làm thường xuyên cho cả gia đình mình thưởng thức nhé! Nhất là vào những ngày hè nắng nóng mà có món chè bơ này thưởng thức thì thật tuyệt phải không nào? Massageishealthy chúc các bạn thực hiện thành công và thưởng thức ngon miệng món chè bơ này nhé!
Vậy là chúng tôi đã tổng hợp những món chè ngon lạ miệng của Việt Nam cũng như cách nấu chè đơn giản nhất. Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé.
- Những món chè truyền thống ba miền khẳng định dấu ấn văn hóa ẩm thực Việt Nam, http://baovanhoa.vn/van-hoa/di-san/artmid/488/articleid/13871/nhung-mon-che-truyen-thong-ba-mien-khang-dinh-dau-an-van-hoa-am-thuc-viet-nam, 08/29/2019
- Từ vựng trong ẩm thực Việt Nam: một chữ “chè” gây nhiều bối rối, http://kenh14.vn/tu-vung-trong-am-thuc-viet-nam-mot-chu-che-gay-nhieu-boi-roi-2019042011593389.chn, 08/29/2019
- Hấp dẫn chè Huế, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15724, 08/29/2019