Trẻ ăn không tiêu bị nôn – Chăm sóc trẻ em không phải là một việc dễ dàng, nhất là những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của bé bởi sức đề kháng của bé còn yếu nên dễ mắc bệnh. Trong đó có chứng bệnh bé ăn không tiêu đau bụng, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Trẻ ăn không tiêu bị nôn – Nguyên nhân và cách chữa trị cho bé nhỏ
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Bên cạnh các bệnh phổ biến như cảm cúm, viêm họng, sổ mũi thì bé ăn không tiêu nôn cũng là một vấn đề mà các bà mẹ hết sức quan tâm. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn không tiêu bị nôn là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua những thông tin mà Kiến Thức Bệnh chia sẻ dưới đây nhé!
Nguyên nhân xảy ra tình trạng trẻ ăn không tiêu bị nôn
Hệ miễn dịch của mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau vì thế tình trạng sức khoẻ cũng sẽ có sự khác biệt. Việc xác định nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ăn không tiêu là vô cùng quan trọng để tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả và an toàn nhất cho bé. Có thể điểm qua một vài nguyên nhân cơ bản dưới đây:
1. Trẻ bị tiêu chảy
Một khi trẻ bị tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất điện giải nhiều qua phân, ví dụ điển hình là Kali. Điều này sẽ khiến bụng bị trướng, cơ hoành bị chèn ép dẫn đến tình trạng khó tiêu, gây ói nhiều. Trường hợp này bạn chỉ cần bổ sung điện giải đúng và đầy đủ cho bé để khắc phục tình trạng khó tiêu, trướng bụng.
2. Táo bón
Tình trạng táo bón diễn ra sẽ khiên phân bị ứ đọng trong cơ thể khi đó vi trùng sẽ sinh ra hơi trong đại tràng làm cho bụng bé bị trướng lên. Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp hạn chế những ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bé.
3. Trào ngược dạ dày khiến trẻ ăn không tiêu bị nôn
Trào ngược dạ dày là một chứng bệnh khá quen thuộc, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Khi mắc chứng bệnh này hơi bị tống xuất ngược chiều so với bình thường nên bé rất dễ bị trướng bụng, nôn ói, ợ hơi. Khi xuất hiện tình trạng này, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị, giúp bé phát triển tốt. Ngoài ra bạn hãy chú ý đặt bé nằm đầu cao hơn, nằm nghiêng người, tránh hít sặc nếu bé bị nôn, điều trị các triệu chứng.
4. Chế độ ăn uống không hợp lý
Đối với các bé được ăn bột hay cháo quá sớm sẽ khiến cho tinh bột hoặc glycoprotein không tiêu hoá tốt khi hệ tiêu hoá của bé còn non nớt dẫn đến tình trạng ứ hơi nhiều trong ruột, gây trướng bụng. Chứng ăn không tiêu kéo dài sẽ khiến bé chậm tăng cân hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hoá.
Bên cạnh đó, các thực phẩm họ đậu, sorbitol, đường glucose trong trái cây cũng là những dạng trái cây sinh nhiều hơi cũng có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu. Khi đó hãy đưa bé đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để điều trị và tư vấn một chế độ ăn hợp lý hơn.
5. Trẻ ăn không tiêu bị nôn do các bệnh về đường ruột
Các loại bệnh giảm nhu động ruột, hội chứng đại tràng kích thích cũng khiến ruột giữ hơi lâu gây trướng bụng. Ngoài ra phình đại tràng bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bụng trướng to làm trẻ ăn không tiêu bị nôn. Lúc này hãy lập tức đưa bé đến bệnh viện.
6. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Nếu như bé không mắc phải những nguyên nhân nào trong những loại kể trên thì việc trẻ ăn không tiêu bị nôn cũng không thể loại trừ khả năng bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách xổ giun định kỳ 6 tháng/ lần cho bé.
7. Một số nguyên nhân khác khiến trẻ ăn không tiêu bị nôn
Ngoài những nguyên nhân kể trên, các loại bệnh khác như viêm ruột thừa cấp tính, tắc ruột, lồng ruột… cũng có thể dẫn đến tình trạng trướng bụng, khó tiêu, nôn mửa cho bé. Khi đó hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Cách khắc phục tình trạng trẻ ăn không tiêu bị nôn tại nhà
1. Giúp bé xì hơi để chữa bệnh khó tiêu
Khi bị đầy bụng hay khó tiêu, xì hơi sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn. Hãy thực hiện vài đồng tác sau để giúp bé xì hơi:
– Kéo chân bé như đang đạp xe để bé hết đầy hơi: đặt bé nằm ngửa, lấy một chân kéo ngược lên ngực, sau đó đẩy xuống đồng thời kéo chân kia lên. Thực hiện các động tác nhẹ nhàng như khi đang đạp xe. Động tác này có thể khiến bé thích thú và giảm được khí ứ trong bụng. Tuy nhiên hãy nhớ không nên thực hiện nó khi bé vừa ăn no.
– Vuốt lưng giúp bé giúp khắc phục tình trạng trẻ ăn không tiêu bị nôn: đầu tiên mẹ hãy ngồi thẳng trên ghế, đặt bé vào lòng rồi để đầu và lưng của bé lên cánh tay. Tay mẹ dựa vào thành ghế để có thêm lực đỡ cho bé. Sau đó dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé trong khi khuỷ tay đỡ lưng. Lúc này bạn có thể cho bé bú bình để giúp giảm bớt hơi trong dạ dày, tránh nôn trớ. Khi bé ăn hoặc uống sữa xong, hãy vuốt nhẹ theo sóng lưng bé để đưa hơi từ dạ dày ra ngoài.
– Ôm bé: hãy nhẹ nhàng ôm bé sát vào ngực mẹ, đu đưa bé hoặc bế bé hơi ngả người xuống sao cho bụng nằm ngang trên cánh tay mẹ. Tư thế này sẽ giúp bé dễ xì hơi, khắc phục tình trạng trướng bụng, khó tiêu hay nôn mửa.
2. Chữa khó tiêu, nôn mửa cho bé nhờ củ hành hay tỏi
Bạn hãy nướng một củ hành hoặc tỏi, đặt vào miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé đang bị đầy bụng. Chỉ sau vài phút bé sẽ xì hơi được và đỡ bị đầy bụng, nhớ là không đặt hành, tỏi trực tiếp lên da bé có thể gây bỏng. Đối với các bé lớn hơn có thể phi tỏi cho vào cháo để bé ăn trực tiếp.
3. Khắc phục trẻ ăn không tiêu bị bằng cách massage
Đây cũng là một cách khắc phục tình trạng khó tiêu hiệu quả cho bé. Hãy nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoa tròn từ rốn ra ngoài bụng của bé, mẹ có thể dùng thêm dầu massage để tay không bị rít khi chạm vào da bé. Lưu ý không nên massage cho bé ngay sau khi ăn.
4. Chườm nóng giúp bé ăn không tiêu khỏi bệnh
Hãy tân dụng hơi nóng và sức nặng của gói chườm để khắc phục tình trạng bé đầy bụng ăn không tiêu. Hãy dùng 2 chiếc khăn tay, làm ấm chúng, chỉ ấm không nên quá nóng. Sau đó gấp chiếc khăn lại thành gói và đặt lên bụng của bé.
Chiếc khăn thứ hai bạn quấn xung quanh bụng bé để giữ cố định chiếc khăn thứ nhất. Không nên quấn quá chặt. Hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ của chiếc khăn bằng cách chườm thử lên tay mình tránh gây bỏng cho bé.
5. Bổ sung men vi sinh có lợi cho tiêu hoá
Nếu em bé ăn không tiêu thường xuyên mà không khắc phục được theo những cách trên thì hãy bổ sung thêm men vi sinh hỗ trợ điều trị các chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, táo bón do loạn khuẩn ruột, dùng kháng sinh hay các nguyên nhân khác.
Việc theo dõi và đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho bé luôn rất quan trọng, do đó các bậc phụ huynh hãy hết sức chú ý để điều trị kịp thời khi bé ăn không tiêu bị đau bụng hay nôn ói. Trường hợp nghiêm trọng hơn hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Chủ đề: trẻ ăn vào là bị nôn, trẻ nôn nhiều không sốt, bé bị đầy bụng và nôn, trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, trẻ 5 tuổi bị nôn, bé bị đầy bụng có nên uống sữa, trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, tre an khong tieu uong thuoc gi.