Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Khám bệnh ở đâu tốt ✅ [Bệnh Viện Bạch Mai Hà Nội] 10 kinh nghiệm khám bệnh đúng quy trình, nhanh và tiết kiệm thời gian

[Bệnh Viện Bạch Mai Hà Nội] 10 kinh nghiệm khám bệnh đúng quy trình, nhanh và tiết kiệm thời gian

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. Tổng quan Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội và những kinh nghiệm thăm khám

Massageishealthy xin chia sẻ về bệnh viện Bạch Mai Hà Nội với những thông tin như địa chỉ ở đâu, số điện thoại liên hệ cũng như thời gian, lịch làm việc, thông tin BV Bạch Mai có khám thứ 7, chủ nhật không. Quy trình đi khám bệnh và những kinh nghiệm thực tế khi đi khám chữa bệnh tại đây, qua đó giúp người bệnh có thể nhiều kinh nghiệm quý báu giúp quá trình khám chữa bệnh được diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời gian nhất có thể.

Địa chỉ BV Bạch Mai Hà Nội: số 78 Đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Mời bạn xem sơ đồ đường đi trên Google Map.

Địa chỉ ở đâu số 78 Đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ BV Bạch Mai cơ sở 2 Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Số điện thoại 024 6259 8285
Lịch làm việc Khoa làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 Từ 8h00 – 11h30 và 13h30 – 16h00
Riêng thứ 7 làm việc muộn hơn, từ 9h00 – 11h30 và 13h30 – 16h00
Bảng giá khám bệnh VND 39,000

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được người dân trong cả nước tin tưởng và đánh giá cao. Vì vậy, mỗi ngày số lượng bệnh nhân đi khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai rất đông. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đi khám thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu một số thông tin về bệnh viện này để quá trình khám, chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và đơn giản.

Bệnh viện Bạch Mai được thành lập năm 1911, với tiền thân là Nhà thương Cống Vọng chuyên thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm. Hiện tại, Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa lớn của cả nước, chuyên điều trị các ca bệnh phức tạp với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.

[Bệnh Viện Bạch Mai] 10 kinh nghiệm khám bệnh đúng quy trình, nhanh và tiết kiệm thời gian

[Bệnh Viện Bạch Mai] 10 kinh nghiệm khám bệnh đúng quy trình, nhanh và tiết kiệm thời gian

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Bệnh viện Bạch Mai có chuyên khoa gì, các gói khám bệnh tổng thể?

Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital) nằm ở 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam.

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%).

[Bệnh Viện Bạch Mai Hà Nội] 10 kinh nghiệm khám bệnh đúng quy trình, nhanh và tiết kiệm thời gian

[Bệnh Viện Bạch Mai Hà Nội] 10 kinh nghiệm khám bệnh đúng quy trình, nhanh và tiết kiệm thời gian

Tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai về kế hoạch phát triển bệnh viện thành trung tâm y tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức – cấp cứu – chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học – kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.

Từ khi mới thành lập, Bệnh viện Bạch Mai đã chủ trương hoạt động theo phương hướng phát triển chuyên sâu tất cả các chuyên ngành nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực chính:

  • Tim mạch
  • Hồi sức – cấp cứu – chống độc
  • Thần kinh
  • Y học hạt nhân và ung bướu
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Hóa sinh
  • Vi sinh.

2. Lịch làm việc bệnh viện Bạch Mai có khám thứ 7, chủ nhật không?

Bệnh viện Bạch Mai hoạt động với các khung giờ sau:

  • Khu khám thường: Từ thứ Hai đến thứ Sáu: 6 giờ 30 – 18 giờ (nghỉ trưa 12 giờ – 13 giờ 30)
  • Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu: Hoạt động các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật từ 6 giờ 30 – 18 giờ (nghỉ trưa 12 giờ – 13 giờ 30).

Khám bệnh vào Thứ 7 vắng hơn ngày thường

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cơ sở tiên phong trong việc áp dụng lịch khám và điều trị bệnh ngày thứ 7 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người bệnh và giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện vào những ngày thường. Điều này chắc chắn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không có thời gian khám bệnh trong tuần.

Đặc biệt, bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế đúng tuyến hoặc trái tuyến đều được giải quyết theo quy định của luật bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, mặc dù là ngày cuối tuần nhưng bệnh viện Bạch Mai vẫn tiến hành mọi thủ tục khám bệnh như ngày thường thay vì 5 ngày làm việc như trước đây:

  • Vẫn giải quyết mọi chế độ bảo hiểm theo quy định của Luật BHYT
  • Khám bệnh, nhập viện điều trị nội trú
  • Khám kiểm tra sức khoẻ
  • Khám cấp giấy chứng nhận sức khoẻ

Địa chỉ

Địa điểm: số 78 Đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội

3. Cách đi đến Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ của bệnh viện Bạch Mai nằm tại số 78 Đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Những người dân sống trong khu vực này hoặc các quận lân cận thì có thể tự lái xe đến nơi. Nhưng những người ở xa khu vực này thì đội tình nguyện Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch xin hướng dẫn cụ thể một số phương tiện di chuyển an toàn, tiết kiệm nhất như sau:

Nếu ở các tỉnh xa: đi ô tô khách, tàu hỏa, máy may đến Hà Nội. Tại đây, có thể dùng ứng dụng Grab để đặt xe. Tại phần mềm này, nó đã tự hiển thị địa điểm xuất phát, bạn chỉ cần gõ điểm đến là số 78,… và nhấn đặt thì chỉ sau mấy giây là có nhân viên lái xe Grab gọi điện lại đón và chở bạn đến nơi. Với cách này, giá cả đã được niêm yết và báo về máy điện thoại của bạn, không phải lo sợ bị chặt chém như những xe ôm bên ngoài.

Còn nếu những quý bệnh nhân đang học tập tại địa bàn Hà Nội: Nếu không có phương tiện thì nên sử dụng xe bus để đi. Nếu ở gần thì một chặng, xa thì vài ba chặng là đến trạm cuối nằm cạnh bệnh viện, có thể tự đi bộ vào.

Hiện nay người bệnh muốn đến Bệnh viện Bạch Mai rất đơn giản. Người bệnh có thể lựa chọn hình thức đi xe bus, đi taxi hay đi xe ôm. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các cách đi đến Bệnh viện Bạch Mai:

Bệnh viện Bạch Mai gần bến xe nào?

Bệnh viện Bạch Mai gần bến xa Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm nhất. Ngoài ra, bệnh nhân từ các bến xe như Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm cũng có thể bệnh viện bằng cách lựa chọn đi xe bus, xe taxi hay xe ôm. Tuy nhiên khoảng cách từ các bến xe đến bệnh viện là khá xa:

  • Bến xe Giáp Bát: Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện khoảng 4 km.
  • Bến xe Nước Ngầm: Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện khoảng 6 km.
  • Bến xe Mỹ Đình: Khoảng cách khoảng 10 – 12km.
  • Bến xe Gia Lâm: Khoảng cách khoảng 10 – 13km.
  • Bến xe Yên Nghĩa: Nếu đi qua Quốc lộ 6 khoảng 13,5km, qua Lê Trọng Tấn/Đường Phúc La – Văn Phú khoảng 17,8km.

Tùy vào từng vị trí của các tỉnh mà người bệnh nên lựa chọn đi đến bến xe nào hợp lý nhất, sau đó lựa chọn phương tiện đi đến Bệnh viện Bạch Mai.

Các tuyến xe bus qua Bệnh viện Bạch Mai

  • Tuyến 03: Bến xe Giáp Bát – bến xe Gia Lâm
  • Tuyến 21A: Bến xe Giáp Bát – bến xe Yên Nghĩa
  • Tuyến 21B: Khu đô thị Pháp Vân – Bến xe Mỹ Đình
  • Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ
  • Tuyến 25: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 – Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát – Đại học Mỏ
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến 41: Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 99: Kim Mã – Bệnh viện Nội tiết Cơ sở 2

Hướng dẫn chi tiết đường đi đến Bệnh Viện Bạch Mai

– Đối với các tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ: Từ Hà Tĩnh trở ra Bắc (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam… ) đi xe khách đến bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát, tiếp tục đi theo đường Giải Phóng, qua cầu vượt Vọng là đến Bệnh viện Bạch Mai.

Khoảng cách từ Bến xe Nước Ngầm đến Bệnh viện Bạch Mai khoảng 5km, khoảng 3,5km nếu từ bx Giáp Bát. Tuy hiện nay, các nhà xe của các tỉnh này không được phép đỗ ở bến xe Mỹ Đình nhưng có một số xe vẫn đỗ ở ngoài, cạnh BX Mỹ Đình để đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Vì vậy, nếu bạn đi những tuyến xe này khi đến ở bến xe Mỹ Đình thì tiếp tục bắt xe bus, grab, taxi về BV Bạch Mai, khoảng cách khoảng 10km.

– Đối với các tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh) đi xe khách hoặc các phương tiện khác qua cầu Thanh Trì -> Pháp Vân -> Giải Phóng rồi đến Bệnh viện Bạch Mai. Riêng các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh nếu đi đường cũ, có thể qua cầu Chương Dương, hỏi đường về Giải Phóng là đến Bệnh viện Bạch Mai.

– Đối với bệnh nhân đến từ khu vực Trung Du và miền núi Bắc Bộ như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn có thể đi qua đường Thăng Long Nội Bài -> Phạm Hùng -> Khuất Duy Tiến -> Nguyễn Trãi -> Trường Chinh rồi rẽ trái sang đường Giải Phóng là tới Bệnh viện Bạch Mai.

– Nếu ở các tỉnh Tây Bắc Bộ như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình đi về Hà Đông -> Trần Phú -> Nguyễn Trãi -> Trường Chinh (rẽ trái) -> Giải Phóng -> Bệnh viện Bạch Mai.

Chi tiết các tuyến xe buýt đến Bệnh viện Bạch Mai như sau:

  • * Xe bus số 03: BX Giáp Bát – KĐT Việt Hưng, Vincom Village

Chạy từ BX Giáp Bát – Giải Phóng – Lê Duẩn – Nguyễn Thượng Hiền – Yết Kiêu – Trần Hưng Đạo – Trần Khánh Dư – Trần Quang Khải – Trần Nhật Duật – Long Biên – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự – Nguyễn Cao Luyện – Tòa nhà P3 KĐT Việt Hưng – Khu Green House – Trường Lâm – Vincom Village (TTTM Vincom Centrer Long Biên).

  • * Xe số 21: BX Giáp Bát – BX Yên Nghĩa

Xuất phát từ Bến xe Giáp Bát – Giải Phóng – Phố Vọng – Giải Phóng – Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc – Tây Sơn – Ngã tư Sở – Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông) – Quang Trung (Hà Đông) – Ba La – Quốc Lộ 6 – Bến xe Yên Nghĩa. Lượt về: BX Yên Nghĩa – Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Trãi – Ngã Tư Sở – Tây Sơn – Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch – Đào Duy Anh – Giải Phóng – BX Giáp Bát.

  • * Xe bus số 25: Nam Thăng Long – Giáp Bát

Xuất phát từ BX Nam Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Nguyễn Hoàng Tôn – Lạc Long Quân – Bưởi – Đào Tấn – Liễu Giai – Kim Mã – Giảng Võ – Cát Linh – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Xã Đàn – Giải Phóng – BX Giáp Bát.

  • * Xe số 28: BX Giáp Bát – Ðông Ngạc

Chạy từ BX Giáp Bát – Giải Phóng – Xã Đàn – Ô Chợ Dừa – La Thành – Giảng Võ – Ngọc Khánh – Kim Mã – Quay đầu tại 295 Kim Mã – Kim Mã – ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh – Chùa Hà – Tô Hiệu – Nguyễn Phong Sắc – Trần Cung – Phạm Văn Đồng – Tân Xuân – Hoàng Tăng Bí – Đông Ngạc.

  • * Xe bus số 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn

Điểm đi bắt đầu từ BX Giáp Bát – Giải Phóng – Lê Duẩn – Trần Nhân Tông – Trần Bình Trọng – Trần Hưng Đạo – Quán Sứ – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Trần Phú – Lê Trực – Sơn Tây – Kim Mã – Cầu Giấy – ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Xuân Thuỷ – Hồ Tùng Mậu – Diễn – Đường 32 – Nhổn (ĐH Công nghiệp Hà Nội)

  • * Xe 41: Nghi Tàm – BX Giáp Bát

Điểm đón đầu tiên bắt đầu từ Chợ Quảng An – Âu Cơ – Nghi Tàm – Yên Phụ – Cửa Bắc – Nguyễn Tri Phương – Điện Biên Phủ – Lê Hồng Phong – Chu Văn An – Tôn Đức Thắng – Khâm Thiên – Lê Duẩn – Giải Phóng – BX Giáp Bát.

4. Sơ đồ các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

Sơ đồ các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

Sơ đồ các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

5. Bảng giá đi khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai

Dưới đây là chi phí một số dịch vụ cơ bản tại Bệnh viện Bạch Mai (bảng giá tham khảo):

  • Khám bệnh: 39.000 đồng
  • Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh): 200.000 đồng
  • Khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-quang): 120.000 đồng
  • Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang): 120.000 đồng
  • Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, X-quang): 350.000 đồng.

6. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi tại Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế tập trung nhiều chuyên gia đầu ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên cả nước trực tiếp tham gia khám và điều trị bệnh cho người dân. Điển hình như:

  • Giáo sư, tiến sĩ Lê Đức Hinh
  • Giáo sư, tiến sĩ Phạm Gia Khải
  • Giáo sư, tiến sĩ Trần Đỗ Trinh
  • Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Năng An
  • Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Ân
  • Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Khánh Trạch
  • Giáo sư, tiến sĩ Phạm Thị Thu Hồ
  • Giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Chất
  • Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Thọ

Bác sĩ đang công tác:

  • PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển – Thận tiết niệu
  • PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng – Tiêu hóa
  • PGS.TS.BS Phạm Bá Nha – Phụ sản
  • GS.TS.BS Đỗ Doãn Lợi – Viện Trưởng viện Tim mạch
  • GS.TS.BS Lê Văn Thính – Thần kinh
  • PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu – Thần Kinh
  • TS.BS Dương Minh Tâm – Viện sức khỏe tâm thần

Bác sĩ đã nghỉ hưu:

  • PGS.TS.BS Đinh Thị Kim Dung – Thận tiết niệu
  • GS.TS.BS Đào Văn Long Tiêu hóa
  • GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch – Tiêu hóa
  • PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi

B. Kinh nghiệm ĐI KHÁM THỰC TẾ ở Bệnh Viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viên về nội khoa hàng đầu cả nước, là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy. Mỗi ngày bệnh viện đón tiếp hàng nghìn bệnh nhân. Bởi vậy đến khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai là một cơn ác mộng với bệnh nhân, từ xếp phiếu khám, chờ khám, làm xét nghiệm chờ đọc kết quả. Bệnh nhân phải chực chờ từ 4h sáng có khi đến ngày hôm sau mới xong gây ra sự mệt mỏi, tốn kém cho người bệnh và người nhà.

Bằng kinh nghiệm thực hành lâm sàng tại BV Bạch Mai và kinh nghiệm đưa người nhà đi khám tại BV BM, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm đưa người nhà đi khám tại bv Bạch Mai để giup tiết kiệm, thời gian sức lực của bệnh nhân và người nhà nhất có thể.

Trường hợp 1: Đã biết bệnh và chuyên khoa cần khám

Đã biết bệnh của mình là bệnh gì, ví dụ bị bệnh dạ dày từ trước bây giờ đi khám lại, hoặc đã khám ở bệnh viện dưới là bệnh phổi giờ muốn đi khám lại cho chắc, hoặc có người nhà là bác sĩ đã được chẩn đoán giờ đi khám thêm cho chắc.

Trường hợp này khám rất nhanh, đến thẳng khoa điều trị đê khám, rất ít người biết cách này, chỉ có bệnh nhân đã điều trị mới biết , hoặc có người nhà trong viện mới biết nên mình chia sẻ với mọi người.

  • Nếu bạn khám tiêu hoá, nội tiết thì vào khoa Tiêu hoá,khoa nội tiết( nhà việt nhật, hỏi bảo vệ).
  • Nếu khám tim mạch vào viện tim mạch( một khu riêng trong bệnh viện BM).
  • Nếu khám hô hấp thì vào khoa hô hấp toà nhà 20 tầng mới xây.
  • Nếu bảo vệ có hỏi thì bảo đi khám bệnh TRÊN KHOA người ta sẽ cho vào.

Khám ở trực tiếp trên khoa sẽ nhanh hơn vì ít bệnh nhân hơn và bác sĩ vẫn là của viện Bạch mai. Vì sàng lọc bệnh từ trước nên xét nghiệm cũng làm nhanh hơn.

Trường hợp 2: bệnh nhân chưa khám bao giờ, và chưa biết mình bị bệnh gì?

Trường hợp này bệnh nhân chưa được sàng lọc bệnh nên sẽ khám ở Khoa Khám Bệnh bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện bạch mai có 2 cổng là cổng ở 78 Giải Phóng, và cổng Phương Mai. Nếu đi cổng Giải Phóng thì khoa khám bệnh ở ngay đầu. Còn đi cổng Phương Mai thì các bạn hỏi bảo vệ sẽ chỉ khoa khám bệnh

Thời gian: các bạn nên đến từ 5h, và nên đến khám vào T7 và chủ nhật vì thứ 7 CN bệnh viện vẫn khám bệnh và vắng hơn ngày thường nên rất nhanh, Không nên chen chúc các ngày trong tuần rất đông.

Sau khi đến khoa khám bệnh, mọi người lên thẳng tầng 2 khoa khám bệnh xếp hàng. Quan trọng ở bước này, nhiều người cứ xếp hàng ở tầng 1 mà không biết lấy phiếu ở tầng 2. Tầng 2( khám theo yêu cầu), bác nào khám Bảo hiểm vẫn lấy tầng 1. tầng 2 rất nhiều cửa lấy phiếu, thấy cửa nào vắng các bác đứng xếp hàng ở cửa đấy.

Sau khi lấy phiếu xong, ghi sổ xong, các bác tìm phòng bác sĩ khám, để phiếu, sổ khám ở khay ngoài cửa. Đi ra ngoài khuôn viện viện ngồi chờ cho thoáng, đỡ ngột ngạt. Nếu không cần nội soi dạ dày, đại tràng các bác có thể đi ăn( quán ăn sẽ hướng dẫn ở mục ăn trưa)

7h30 các bác quay lại chỗ khám. Đợi bác sĩ gọi rồi vào khám.

Sau khi khám xong, các bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm. Sẽ có nhiều xét nghiệm ở nhiều nơi. Chỗ này rất quan trọng nhé. Bệnh nhân sẽ cầm xét nghiệm máu đến chô xét nghiệệm máu và lấy máu xét nghiệm( sẽ có cô phục vụ hướng dẫn). Các xét nghiệm còn lại như Xquang, siêu âm,.. người nhà cầm đến chỗ làm xét nghiệm, đặt phiếu càng nhanh càng tốt.

Nếu có điều kiện thì 2-3 người nhà chia ra để đặt xét nghiệm. Mọi người thường mắc sai lầm là làm xong xét nghiệm này rồi mới làm xét nghiệm khác. nên khi sang xét nghiệm khác thì phiếu đặt đã đầy nên đợi lâu. Mọi người thường sợ là đến lượt mình, người ta gọi mình mình không có!

Không lo nhé, qua lượt mình, thì lúc mình đến mình chỉ cần bảo là số của tôi qua rồi, cho tôi vào, là người ta ưu tiên. Bởi vậy cứ xếp trước thoải mái.

Sau khi xét nghiệm xong hết, mọi người chờ để lấy kết quả. Thường thì làm ở đâu sẽ lấy ở đấy. Sau khi lấy xong thì mọi người cầm tất cả các xét nghiệm lên phòng bác sĩ khám lúc đầu. Đưa xét nghiệm cho nhân viên ở ngoài để người ta phát phiếu trả kết quả. Nếu xét nghiệm xong trước 10h30 thì bác sĩ đọc kết quả rồi lấy thuốc rồi về luôn. Nếu 11h mới xong thì chắc phải đến chiều mới được đọc. Nhưng cứ xin phiếu đọc kết quả để chiều đọc luôn.

Sau đấy nên đi ăn trưa, nếu đã làm hết kết quả xét nghiệm thì bệnh nhân ăn trưa thoải mái. Có những địa điểm ăn trưa sạch sẽ và ngon. Căng tin bệnh viện Bạch Mai, hơi đắt nhưng đồ ăn được, và sạch. Chợ Phương Mai: mọi người di vào chợ ăn, rẻ, ngon. Tuyệt đối không ăn ở đường Giải Phóng, Lê Thanh Nghị vừa đắt, vừa bẩn.

Ăn xong, 1h30 vào chỗ sáng nay khám để đọc kết quả, hoặc làm nốt xét nghiệm.

Sau khi bác sĩ kê đơn xong lấy thuốc rồi về.

Nếu đi xe ôm trong viện thì nên mặc cả vì các ông đấy chém khá dát. Giá chuẩn là 7k/km mọi người nên tra khoảng cách để mặc cả cho chuẩn.

Nếu ai đi xe bus ra Gia Lâm, Giáp bát thì đi xe bus 03.

Ra Mỹ đình thì đi xe 16.

TÓM LẠI LÀ TRƯỜNG HỢP 2 KHÁM RẤT LOẰNG NGOẰNG VÀ MẤT THỜI GIAN. NÊN PHÂN LOẠI BÊNH TRƯỚC ĐỂ ĐI THEO TRƯỜNG HỢP 1 SẼ RẤT NHANH. NẾU CHƯA ĐI KHÁM BAO GIỜ, HAY CHƯA ĐƯỢC PHÂN LOẠI BỆNH.MỌI NGƯỜI HÃY INBOX HỎI MÌNH NHÉ, MÌNH SẼ GIÚP CÁC BÁC TƯ VẪN PHÂN LOẠI BỆNH ĐỂ KHÁM ĐÚNG PHÒNG KHÁM TẠI VIỆN BẠCH MAI ĐỂ TIẾP KIỆM THỜI GIAN VÀ TIỀN BẠC

Rất cảm ơn bài viết của Vu Duc Dai (tại http://chiasekienthucykhoa.com/?p=14) đã giúp mình tổng hợp được thêm thông tin.

C. Kinh nghiệm khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT)

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị y tế hàng đầu tại Việt Nam được Bộ y tế công nhận đạt chuẩn Bệnh viện đa khoa. Bệnh viện Bạch Mai được biết đến là Bệnh viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài. Bệnh viện Bạch Mai đang khẳng định sự vượt trội của mình khi sở hữu 1400 bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm được đào tạo từ nhiều trường đại học nổi tiếng trong nước và thế giới.

Chính sự dẫn đầu về trang thiết bị y tế, đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai rất thấp, chỉ dao động từ 0,8 – 0,9%. Do đó, số lượng người tới thăm khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng dẫn tới tình trạng quá tải.

Cùng với Massageishealthy tìm hiểu thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai khi để tránh mất thời gian chờ đợi và được sử dụng dịch vụ sớm nhất.7 lĩnh vực thế mạnh của Bệnh viện Bạch Mai ngày càng được phát triểnBệnh viện Bạch Mai với sự vượt trội về đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị ,máy móc y tế hiện đại, không ngừng phát triển chuyên sâu về tất cả các chuyên ngành về nội khoa.

Trong đó tập trung đẩy mạnh 7 lĩnh vực chính bao gồm :Bệnh viện Bạch Mai liên tục đầu tư đầy đủ về trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại, cùng đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi, kinh nghiệm sánh ngang với các nước trong khu vực và quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu thăm khám và điều trị của bệnh nhân.

1. Thủ tục khám và điều trị bệnh (KCB) theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT)

Những người cần khám nên căn thời gian để đến sớm vừa đỡ tắc đường vừa hoàn thành thủ tục hành chính như lấy sổ khám, nộp tiền,… trước lúc 6h 30 để có cơ hội được khám đầu tiên.

Đi khám thì những công đoạn không thể thiếu như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X Quang. Người nhà nên trực ở những phòng lấy phiếu kết quả để lấy nhanh và nộp số đo vào các phòng khác theo chỉ dẫn của nhân viên Y tế.

Bệnh viện Đa khoa Bạch Mai áp dụng thủ tục KCB đối với những bệnh nhân có BHYT đảm bảo các yêu cầu sau :

1. Thẻ BHYT phải có ảnh, trường hợp BHYT chưa có ảnh phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

2. Trẻ dưới 6 tuổi đến KCB chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không có thẻ BHYT phải xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ kí xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán.

3. Khi thẻ BHYT trong thời gian chờ cấp lại, người bệnh tới KCB phải xuất trình giấy hẹn của tổ chức Bảo hiểm xã hội và một loại giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó.

4. Các trường hợp lưu ý:

– Trường hợp bệnh nhân cấp cứu được KCB tại bất cứ cơ sở y tế nào, trước khi ra viện phải xuất trình các giấy tờ.

– Khi chuyển tuyến KCB phải xuất trình các giấy tờ trên và giấy chuyển tuyến theo quy định của Bộ y tế.

– Khi đi khám lại theo giấy hẹn phải xuất trình các giấy tờ trên và giấy hẹn khám lại.

– Khi đi công tác, làm việc lưu động, đi học tập trung, tạm trú thì được KCB tại cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kĩ thuật ghi trên thẻ BHYT, phải xuất trình các giấy tờ trên và một trong các giấy tờ : giấy công tác, quyết định cử đi học, giấy tạm trú.

– Trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể đến KCB phải xuất trình các giấy tờ trên. Nếu chưa có thẻ BHYT vẫn được hưởng quền lợi nhưng thủ trưởng cơ sở y tế nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh kí xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

– Đối với trường hợp KCB tại cơ sở y tế không có hợp đồng KCB BHYT, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh các chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí KCB để người bệnh thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội.

Những bác sĩ làm việc tại đây đều giỏi chuyên môn, giàu Y đức nhưng nếu có nhu cầu khám riêng, có thể xin liên lạc với một số bác sĩ nổi tiếng như: Lê Đức Hinh, Phạm Gia Khải, Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Năng An, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ, Trần Văn Chất, Trần Đức Thọ,…Họ đều là những Giáo sư Tiến Sĩ làm việc hết mình vì ngành Y.

2. Kinh phí dự trù khi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai

Chi phí cho một lần khám điều trị bao gồm chi phí đi lại, chi phí khám chữa bệnh, chi phí ăn uống, nghỉ ngơi. Nếu chỉ tính riêng chi phí khám chữa bệnh tại BV Bạch Mai Hà Nội thì khá rẻ, chỉ mất 50.000 đồng/ lần nếu khám với bác sĩ và mấy 100.000 đồng/ lần nếu khám với Giáo sư.

3. Ăn uống gì khi đi khám bệnh tại BV Bạch Mai

Các nhà hàng, quán cơm bình dân xung quanh bệnh viện bao giờ cũng đắt hơn những địa điểm khác. Chưa kể tình trạng thực phẩm bẩn, thiếu vệ sinh càng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Hơn nữa, nếu đến sớm thì khám nhanh về nhanh. Vì thế, nếu không nhất thiết phải ăn cơm lúc này thì nên uống nước để giảm các đói hoặc chuẩn bị những đồ ăn lành mạnh như: ngô, ngoai, chu đáo hơn nữa thì mang cơm tự nấu đi.

4. Một số lưu ý khi khám và điều trị tại BVBM Hà Nội

Do số lượng bệnh nhân đến khám rất đông mỗi ngày, lên đến 2000 bệnh nhân/ ngày nên người có nhu cầu khám chữa bệnh tại đây cần lưu ý một số điều như sau:

  • Bệnh viện Bạch Mai có 2 cổng vào là lối đi đường Giải Phóng và Phương Mai. Bạn đi cổng nào cũng được
  • Hãy đến sớm để hoàn tất thủ tục hành chính trước giờ khám
  • Nhịn ăn sáng để xét nghiệm máu, nước tiểu chính xác
  • Tuy an ninh trật tự tại BV khá đảm bảo nhưng bản thân mỗi người phải biết đề phòng, không được sơ hở làm “mồi” cho kẻ xấu.
  • Nên có người nhà đi cùng để hỗ trợ nhau trong việc tìm phòng khám, lấy kết quả khám
  • Nên đeo khẩu trang vào viện nếu mình mắc bệnh truyền nhiễm tránh lây lan cho người khác, nếu không cũng nên đeo để đề phòng cho chính mình.
  • Nếu không khám bệnh cho bé thì không nên cho con trẻ đi cùng
  • Vào cổng, hãy rẻ phải nếu đi xe máy, rẽ trái nếu đi ô tô để đỗ và gửi xe
  • Không để, dừng xe ngoài cổng tránh ùn tắc giao thông

D. Kinh nghiệm đi khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai

Khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai ra đời với mục tiêu giảm ùn tắc, quá tải của phòng khám đồng thời đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Mặc dù chi phí khám chữa bệnh ở khoa khám theo yêu cầu có cao hơn so với khu khám thường nhưng bạn sẽ:

  • Không mất nhiều thời gian chờ đợi
  • Được khám với những bác sĩ giỏi, những chuyên gia đầu ngành, các trưởng khoa, phó khoa trong bệnh viện
  • Được chọn bác sĩ theo ý muốn.

– Hiện tại, khoa nhận khám các bệnh thuộc nhiều chuyên khoa

  • Nội tiết – Đái tháo đường
  • Cơ xương khớp
  • Tiêu hóa
  • Thần kinh
  • Tim mạch
  • Tiêu hóa
  • Hô hấp
  • Nội tổng quát

– Thủ tục khám bệnh tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu

Để tránh việc phải xếp hàng đăng kí khám, hay việc cậy nhờ người quen để chọn giáo sư, bác sĩ giỏi khám bệnh thì khi tới khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện Bạch Mai người bệnh chỉ cần click vào website của bệnh viện là có thể đăng kí khám sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai.

Theo PGS.TS Đỗ Trung Quân, Trưởng Khoa Khám bệnh theo yêu cầu chia sẻ “việc công khai hóa cho người bệnh những thông tin liên và chuẩn đoán liên quan đến tình trạng bệnh tật của họ nhằm giúp đỡ người bệnh có thể hiểu biết hết tường tận về tình trạng sức khỏe của họ.

Nếu có thắc mắc liên quan đến chuẩn đoán, người bệnh có thể gửi khúc mắc đó tới hòm thư của khoa để giải đáp”. Chỉ với 30.000đ mỗi bệnh nhân sẽ có Thẻ bệnh nhân để đăng nhập vào Website xem thông tin về hồ sơ bệnh án của mình.

Ngoài ra, với tấm thẻ trên bệnh nhân có thể đăng kí khám qua mạng không phải xếp hàng. Điều này giúp rút ngắn tối đa thủ tục chờ đợi khám bệnh cho bệnh nhân.

TS. BS Đào Hùng Hạnh, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu chia sẻ “Với tấm thẻ bệnh nhân, những thông tin liên quan tới tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ được tra cứu nhanh nếu họ đến tái khám. Họ có thể xem lịch khám của bác sĩ chuyên khoa mà họ quan tâm. Từ đó đăng kí ngày giờ tới khám qua trang web của khoa.”

Điều này giúp họ rút ngắn thời gian cũng nhưng thủ tục đăng kí khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.Khi tới khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi người nên tìm hiểu trước những thông tin về lịch làm việc, thời gian làm việc để thuận tiện khi làm thủ tục khám bệnh tại bệnh viện.

Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai có trang Web để bệnh nhân có thể làm thủ tục khám bệnh mà không mất thời gian chờ đợi, xếp hàng gây quá tải cho bệnh viện. Đồng thời việc tiếp cận trang Web giúp cho người bệnh thuận tiện hơn rất nhiều trong khi tới khám và điều trị. Đặc biệt là việc lựa chọn bác sĩ mà mình yêu thích, lịch khám và điều trị bệnh, giải đáp thắc mắc.

  • Bước 1: Xếp hàng, lấy số và yêu cầu khám với bác sĩ chuyên khoa theo mong muốn.
  • Bước 2: Ngồi chờ tới lượt, trong quá trình khám bác sĩ khám lâm sàng và có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết.
  • Bước 3: Đóng phí thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra, chụp chiếu cần thiết…
  • Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm tra, người bệnh quay về phòng khám ban đầu để nghe kết luận của bác sĩ về tình trạng bệnh.

Bạn cần lưu ý là khi khám tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu, bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ của Bảo hiểm Y tế mà bạn phải tự trả chi phí khám bệnh, chi phí xét nghiệm… theo quy định của bệnh viện. Dưới đây là chi phí một số dịch vụ tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai:

Thông tin và kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai

Thông tin và kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai

Một số lưu ý khi đi khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai

Massageishealthy đã tổng hợp một số kinh nghiệm hữu ích của những người đã từng khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai mà bạn có thể tham khảo trước khi đi khám:

  • Dù bạn khám ở khu thường hay ở khoa Khám bệnh theo yêu cầu thì bạn vẫn nên đến sớm để xếp hàng và lấy số thứ tự khám bệnh.
  • Hãy cố gắng nhịn ăn sáng để đảm bảo độ chính xác của các kết quả xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
  • Do số lượng bệnh nhân đổ về bệnh viện khá đông nên khi xếp hàng lấy số, bạn nên chú ý đến tài sản cá nhân của mình như ví tiền, điện thoại… để tránh trường hợp xấu xảy ra.
  • Mang theo khẩu trang y tế để phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ người khác.
  • Không nên mang theo trẻ nhỏ nếu không phải khám bệnh cho con.

E. Kinh nghiệm khám tiêu hóa ở bệnh viện Bạch Mai Hà Nội

Dạo gần đây mình thấy có nhiều người thắc mắc và muốn biết về quy trình cũng như kinh nghiệm khám tiêu hóa ở bệnh viện Bạch Mai. Thật may, cách đây 2 tuần mình cũng vừa mới nội soi dạ dày ở đó xong. Hôm nay Massageishealthy xin chia sẻ một số kinh nghiệm thăm khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai cho tất cả mọi người cùng biết và từ đó có khâu chuẩn bị tốt hơn trước khi đi khám.

Trước khi đi khám mình có tìm hiểu rất kỹ thông tin về bệnh viện, khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đầu ngành tại khu vực miền Bắc trong khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa gan mật.

– Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

– Khoa Tiêu hóa nằm tầng 5 nhà P (tòa nhà Việt Nhật) – Bệnh viện Bạch Mai, tòa nhà này nằm ngay thẳng cổng chính đường 78 Giải Phóng đi vào, ngay sau đài phun nước.

– Số điện thoại: 024 6259 8285 bạn có thể gọi trong giờ hành chính, từ 8h00 – 16h00.

1. Thời gian làm việc tại bệnh viện:

Khoa làm việc từ thứ 2 đến thứ 7. Từ 8h00 – 11h30 và 13h30 – 16h00 (mùa hè là 16h30). Riêng thứ 7 làm việc muộn hơn, từ 9h00 – 11h30 và 13h30 – 16h00.

Lưu ý: Có phòng khám đặt trực tiếp tại Khoa, vì vậy người bệnh có thể đến trực tiếp tầng 5 nhà P để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm Hướng dẫn đi xe bus đến bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh nhằm tiết kiệm thời gian và hỗ trợ quá trình thăm khám bệnh được thuận tiện hơn.

2. Các dịch vụ thăm khám bệnh tại khoa:

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai nhận khám và điều trị nhiều mặt bệnh khác nhau, nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm sau:

– Bệnh (hội chứng) về ống tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn phân, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn Hp, viêm ruột thừa, các bệnh dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ.

– Bệnh về Gan mật tụy như: Gan nhiễm mỡ, áp xe gan, u gan, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật, viêm túi mật, ung thư đường mật, viêm tụy, u nang tuyến tụy.

3. Thủ tục khám tiêu hóa tại bệnh viện Bạch Mai

Tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai có hai dịch vụ khám bệnh đó là khám theo yêu cầu và khám có bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

a. Khám theo yêu cầu:

+ Cách 1: Bệnh nhân xếp hàng lấy số và đợi đến lượt được gọi số, thăm khám.

+ Cách 2: Bệnh nhân có thể truy cập website của bệnh viện là có thể đăng kí khám sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai.

Thời gian làm việc của bệnh viện là tất cả các ngày trong tuần. Buổi sáng: 6h30-12h00; Buổi chiều: 13h30-18h00. Tuy nhiên, để số thứ tự được thăm khám sớm hơn, bạn nên đến xếp hàng mua phiếu trước giờ khám là tốt nhất để tránh chờ đợi mất thời gian.

b. Khám có bảo hiểm y tế (BHYT)

+ Trước khi đi khám bạn cần chuẩn bị thẻ BHYT phải có ảnh, trường hợp BHYT chưa có ảnh phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh về nhân thân.

+ Nếu thẻ BHYT đang trong thời gian chờ cấp lại phải xuất trình được giấy hẹn của tổ chức Bảo hiểm xã hội và một giấy tờ chứng minh được nhân thân.

+ Đối với trường hợp bệnh nhân dưới 6 tuổi chỉ cần có BHYT, nhưng nếu không có thì phải thay bằng giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.

+ Chuyển tuyến phải xuất trình các giấy tờ trên và kèm theo giấy chuyển tuyến

+ Khi tái khám tiêu hóa ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân cũng cần phải mang theo giấy hẹn phải xuất trình các giấy tờ trên và giấy hẹn khám lại.

+ Trường hợp bệnh nhân cấp cứu được khám chữa bệnh tại bất cứ cơ sở y tế nào, trước khi ra viện phải xuất trình các giấy tờ.

4. Chi phí khám chuyên khoa tiêu hóa

Chi phí cho lần khám đầu tiên tại Khoa tiêu hóa bệnh Bệnh viện Bạch Mai là 100.000 lượt. Sau đó, tùy theo chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu hay khám chuyên khoa, bệnh nhân phải trả thêm các mức phí khác nhau.

5. Một số lưu ý khi khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai

Khám tiêu hóa tại bệnh viện Bạch Mai khá phức tạp và có tính đặc thù riêng, đòi hỏi bạn phải hiểu và có sự chuẩn sẵn từ trước. Vì vậy cần lưu ý một số điểm sau:

+ Mang theo kết quả đã khám trước đó (nếu có).

+ Để phòng trường hợp phải nội soi dạ dày bạn cần:

  • Nhịn ăn 8 giờ trước khi nội soi.
  • Nhịn uống 2 giờ – 3 giờ trước khi nội soi để tránh gây sặc lên đường thở trong quá trình nội soi.
  • Những bệnh nhân mắc các chứng bệnh như hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo cho bác sĩ.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần báo ngay cho bác sĩ.

+ Phòng trường hợp phải nội soi đại tràng bạn cần:

  • Nhịn ăn 8 giờ trước khi nội soi.
  • Không ăn, uống sữa, cà phê, bia rượu, nước có gas sau 21:00 buổi tối hôm trước.
  • Đối với phụ nữ: Nội soi sau khi hết kỳ kinh nguyệt, nên báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Nhằm đảm bảo an toàn.

+ Các trường hợp khác: nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi thăm khám với bác sĩ.

+ Do người đông nên trong quá trình thăm khám cần bảo quan tư trang hành lý tránh bị mất cắp.

Trên đây là chia sẻ một số kinh nghiệm khám tiêu hóa ở bệnh viện Bạch Mai, hy vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn và biết cách sắp xếp chuẩn bị trước khi đi khám nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

F. Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 chính thức hoạt động

Sáng 25/3/2019, Phòng khám bệnh đa khoa – Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã chính thức hoạt động và đón tiếp những bệnh nhân đầu tiên đến khám chữa bệnh.

1. Hàng trăm người dân đã có mặt để chờ khám tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc bệnh viện thăm hỏi bà con đi khám bệnh

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc bệnh viện thăm hỏi bà con đi khám bệnh

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam và thậm chí một số người từ miền Nam đã có mặt để chờ khám tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai.

Có mặt tại bệnh viện từ tờ mờ sáng, bà Lại Thị Lợi, 83 tuổi ở TP Phủ Lý, Hà Nam cho biết: “Tôi bị bệnh mạn tính, tháng nào cũng phải lên tận Hà Nội để khám và lấy thuốc. Nghe tin hôm nay bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 khai trương nên tôi đi khám ngay. Bây giờ bệnh viện chuyển về gần nhà, tôi và bà con ở đây rất phấn khởi. Cảm ơn Đảng, Chính phủ và các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai rất nhiều”.

Chị Tống Thị Mỵ, 48 tuổi ở Tiên Lữ, Hưng Yên vốn làm nghề thợ may, hay bị đau lưng, nghe tin Phòng khám – Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 khai trương nên chị cũng tranh thủ đi khám. Chị Mỵ chia sẻ: “Từ nhà mình sang đây có 20 km, rất gần và thuận tiện.

Được khám bác sĩ giỏi, các trang thiết bị lại hiện đại nên rất yên tâm”. Còn bác Nguyễn Văn Thành ở Tiền Hải, Thái Bình đưa cháu nội đi khám u ở cổ phấn khởi cho biết: Ông cháu tôi đi từ sáng sớm lên đây. Có xe ô tô chuyên tuyến bệnh viện nên rất thuận tiện, nhà tôi cách đây gần 60 km, giảm được một nửa đường nếu phải đến cơ sở 1. Bệnh viện gần nhà, được khám đội ngũ y bác sĩ giỏi nên chúng tôi rất an tâm và tin tưởng. Tất cả y bác sĩ, trang thiết bị đều được đưa từ cơ sở 1 về để phục vụ người dân

Chia sẻ với báo giới, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Thời gian qua, Bệnh viện đã huy động cao nhất sức người sức của để có thể sớm nhất đưa cơ sở 2 vào hoạt động, phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Cùng với đó, Bệnh viện đã triển khai các phương án phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế như đồ ăn, nước uống, khu vệ sinh, giao thông đi lại, ti vi và các màn hình…. Tất cả con người và trang thiết bị đều được đảm bảo chất lượng như cơ sở 1. Bệnh viện cũng sẵn sàng bố trí 1 xe cấp cứu chuyên dụng để phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp cần đưa về cơ sở 1”.

Hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục tại BV Bạch Mai cơ sở 2

Hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục tại BV Bạch Mai cơ sở 2

PGS. TS Đặng Hùng Minh – Phó trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm: Trong buổi sáng ngày hôm nay, đã có gần 600 bệnh nhân đến khám. Tất cả mọi người đều rất phấn khởi. Tuy nhiên đang có một số vướng mắc nhỏ về bảo hiểm y tế.

Là bệnh viện Trung ương tuyến cuối, theo luật của bảo hiểm bệnh viện Bạch Mai sẽ không được nhận đăng ký bảo hiểm ban đầu, tức là người dân sẽ không được hưởng bảo hiểm nếu vượt tuyến lên Bạch Mai để khám bệnh. Vấn đề này cũng như bệnh nhân lên khám chữa bệnh tại cơ sở 1.

Tuy nhiên chúng tôi đã làm việc với cơ quan BHXH và UBND tỉnh Hà Nam để có phương án hỗ trợ bà con của Hà Nam hay ít nhất của TP Phủ Lý sẽ được khám bảo hiểm tuyến 1 tại bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Bộ Y tế và bệnh viện đang nỗ lực cùng với BHXH và tỉnh Hà Nam để tháo gỡ, hy vọng vấn đề này sẽ sớm được giải quyết để niềm vui của người dân được trọn vẹn.

Nhà thuốc của bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc để phục vụ bệnh nhân

Nhà thuốc của bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc để phục vụ bệnh nhân

Hiện dự án bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 mới hoàn thiện giai đoạn 1 nên chỉ đảm bảo được chức năng khám ngoại trú và cấp cứu ban đầu. Những trường hợp cần điều trị nội trú hoặc những kỹ thuật chuyên sâu sẽ có xe vận chuyển miễn phí bệnh nhân về cơ sở 1 tại Hà Nội.

Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú và đáp ứng khoảng 5.000 lượt khám mỗi ngày, với tổng diện tích sàn xây dựng trên 123.000m2, được xây dựng gồm 1 tầng hầm và 6 tầng nổi. Khi hoàn thành đây là một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hiện đại để chữa các bệnh nặng, chuyên khoa sâu như: tim mạch, nội khoa, ung bướu, thận tiết niệu, hô hấp…

Đây là công trình bệnh viện hiện đại được xây dựng theo hướng tiếp cận mới, tạo sự thân thiện, tác động tích cực đến thời gian phục hồi của người bệnh đồng thời cũng tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên y tế. Sau khi dự án hoàn thành, người dân sẽ được tiếp cận những dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại khu vực Hà Nam mà không phải về tận Hà Nội hoặc ra nước ngoài chữa bệnh.

2. Sơ lược lịch sử 105 năm hình thành và phát triển bệnh viện Bạch Mai

Năm 1911: Bệnh viện Bạch Mai được thành lập, ban đầu là Nhà thương Cống Vọng nhỏ bé chuyên để thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm,

Năm 1935: Bệnh viện mang tên René Robin được xây dựng quy mô hơn, là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương.

Năm 1945: Bệnh viện được mang tên Bệnh viện Bạch Mai.

Giai đoạn 1945 – 1954: thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bệnh viện là pháo đài của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Thủ đô, hoạt động chuyên môn diễn ra tronq điều kiện khó khăn về mọi mặt.

Giai đoạn 1954 – 1964: cải tạo cơ sở vật chất sau chiến tranh tàn phá, tăng số lượng cán bộ và mở rộng quy mô hoạt động chuyên môn. Bệnh viện vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm hai lần: 12/1954 và 3/1960.

Giai đoạn 1965 – 1975: thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều cán bộ Bệnh viện đã tình nguyện vào Nam chiến đấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lân đến thăm và động viên CBCC Bệnh viện. Năm 1972, bốn lần máy bay B52 Mỹ ném bom hủy diệt Bệnh viện, 28 cán bộ y tế của Bệnh viện đã anh dũng hy sinh trong khi đang cứu chữa bệnh nhân.

Từ 1975 đến nay: đất nước thống nhất, Bệnh viện Bạch Mai bước vào kỷ nguyên mới, đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế.

Năm 2006: được Bộ y tế công nhận là Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.

Năm 2011: kỷ niệm 100 năm thành lập đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất lần thứ 2; Quy mô 1400 giường bệnh với: 02 Viện, 07 Trung tâm, 22 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, 10 Phòng/Ban chức năng, Trường Trung học Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Mục tiêu: xây dựng Bệnh viện Bạch Mai trở thành Trung tâm Y học hàng đầu của Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Năm 2016: Trên chặng đường hội nhập và phát triển, Bệnh viện kỷ niệm 105 năm thành lập và đón nhân Huân chương Độc lập hạng 3 lần thứ 2; Quy mô 1900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc: 03 Viện, 08 Trung tâm, 12 Phòng/Ban chức năng, 23 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, Trường Cao đẳng Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ;

Khánh thành Trung Tâm Hội nghị Quốc tế Bạch Mai có 01 Hội trường 700 chỗ với nhiều trang thiết bị hiện đại và hệ thống hội trường mini đồng bộ; Khánh thành tòa nhà Trung tâm Tim mạch trẻ em và Trung tâm Ung bướu quy mô 800 giường; Khởi công Trung tâm Khám bệnh tại khu Trạm lao cũ và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) cùng nhiều công trình khác.

3. Các Viện, Khoa, Trung tâm tiêu biểu tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Có 3 Viện

3. 1. Viện Sức khỏe Tâm Thần

  • Địa điểm: Tòa nhà T4, T5, T6
  • Điện Thoại: 024 3576 5344

Viện Sức khỏe Tâm thần là một Viện trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Tiếp nhận mọi người bệnh mắc các rối loạn tâm thần đến trực tiếp hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

Đội ngũ bác sĩ giỏi của Viện gồm có: PGS.TS.BS Nguyễn Kim Việt, TS.BS Nguyễn Văn Tuấn, TS.BS Dương Minh Tâm…

3. 2. Viện Tim Mạch

  • Địa điểm: Khu C – Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 0243 6290 881

Viện Tim mạch Quốc gia là khám và điều trị các bệnh nhân Tim mạch với ứng dụng kỹ thuật cao bao gồm 3 lĩnh vực tim mạch: nội khoa, can thiệp và phẫu thuật ở cả hai đối tượng: người lớn, trẻ em.

Một số bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về tim mạch đã và đang công tác tại Viện như: GS.TS.BS Đỗ Doãn Lợi; GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt; PGS.TS.BS Trương Thanh Hương; GS.TS.BS Phạm Gia Khải…

3. 3. Viện Giám định Y khoa

  • Địa chỉ: Tòa nhà 3 tầng, cạnh trường Trung cấp Y Bạch Mai
  • Điện thoại: 024 3869 4083

Viện có chức năng khám, giám định y khoa để xác định tình trạng sức khỏe, tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Viện có đội ngũ bác sĩ giỏi như: GS.TS.BS Ngô Quý Châu – TS.BS Dương Đức Hùng…

  • Có 8 Trung tâm

3. 4. Trung tâm chống độc

  • Địa chỉ: Tầng 2, nhà A9 – Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 024 3869 3731, máy lẻ: 6821/6822/6823, 024 3869 7501

Nhiệm vụ, chức năng chính của Trung tâm là Cấp cứu – hồi sức – giải độc – điều trị nội trú, ngoại trú cho người bệnh ngộ độc cấp, mạn và các bệnh nội khoa khác.

3. 5. Trung tâm Đào tạo – chỉ đạo tuyến

  • Địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 0243 8686 391

3. 6. Trung tâm Giải phẫu bệnh – Tế bào học

  • Địa chỉ: Tầng 1- Đối diện khoa khám bệnh.
  • Điện thoại: 024 3868 5977

Trung tâm xây dựng 4 loại hình hoạt động chuyên môn: giải phẫu bệnh học giải phẫu; giải phẫu bệnh học ngoại khoa, giải phẫu bệnh lâm sàng và giải phẫu bệnh thực nghiệm.

3. 7. Trung tâm Phục hồi chức năng

  • Địa chỉ: Nhà tròn – Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 024 3629 0737

Trung tâm có các đơn vị kỹ thuật chuyên ngành gồm: Vật lý trị liệu, Vận động trị liệu, Hoạt động trị liệu, Âm ngữ trị liệu, Xưởng dụng cụ chỉnh hình-chân tay giả, Thăm dò chức năng… để chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho nhiều nhóm bệnh nhân với nhiều dạng khuyết tật khác nhau

Một số bệnh, chấn thương phù hợp điều trị ở Trung tâm phục hồi chức năng như: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, các di chứng sau bệnh lý thần kinh, chấn thương chỉnh hình, cắt cụt chi, các bệnh lý cơ xương khớp-cột sống, nhi khoa (bại não, tự kỷ…), các rối loạn âm ngữ, các rối loạn tiết niệu-sinh dục…

3. 8. Trung tâm Hô Hấp

  • Địa chỉ: Tầng 6 nhà P – Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 024 3868 6986, số máy lẻ: 3631

Trung tâm thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị cho các bệnh nhân thuộc chuyên khoa hô hấp với kỹ thuật cao, đồng thời tham gia công tác nghiên cứu, đào tạo, chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực hô hấp.

3. 9. Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng

  • Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A – Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 0243 869 3731/6722

Khám, tư vấn, điều trị nội và ngoại trú cho bệnh nhân dị ứng và tự miễn dịch hay gặp ở nước ta: dị ứng thuốc, mỹ phẩm, thức ăn, lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ, xơ cứng bì hệ thống…

3. 10. Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng

  • Địa chỉ: Tầng 4 Trung tâm hội nghị Quốc tế – Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 0243 869 3731 – 6521 hoặc 0243 9047 643

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với từng loại bệnh, điều trị về chế độ dinh dương cho bệnh nhân tại các khoa lâm sàng, hội chẩn dinh dưỡng với khoa lâm sàng, quản lý chế độ ăn uống trong bệnh viện…

3. 11. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

  • Địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
  • Điện thoại: 0246 278 2050

Thực hiện các kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại trong khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về ung bướu…

Có 23 Khoa lâm sàng

  • Khoa Hồi sức tích cực
  • Khoa Thận nhân tạo
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Cơ xương khớp
  • Khoa Tiêu hóa
  • Khoa Thận – Tiết niệu
  • Khoa Ngoại Tổng hợp
  • Khoa Gây mê hồi sức
  • Khoa Nhi
  • Khoa Phụ sản
  • Khoa Nội tiết – Đái tháo đường
  • Khoa Thần Kinh
  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Răng Hàm Mặt
  • Khoa Mắt
  • Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
  • Khoa Truyền nhiễm
  • Khoa Phẫu thuật Thần kinh
  • Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống
  • Khoa Huyết học truyền máu
  • Khoa Y học cổ truyền
  • Khoa Da liễu
  • Khoa Khám bệnh

Qua những chia sẻ về đi khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về Bệnh viện Bạch Mai và “bỏ túi” thêm cho mình một số kinh nghiệm hữu ích trước khi đi khám bệnh.

Nguồn tham khảo:

Ngày chỉnh sửa cuối: 09/12/2019

You may also like

You cannot copy content of this page