Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Khám bệnh ở đâu tốt ✅ [Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương] 7 thông tin về địa chỉ ở đâu, chuyên khoa gì, kinh nghiệm khám chữa bệnh

[Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương] 7 thông tin về địa chỉ ở đâu, chuyên khoa gì, kinh nghiệm khám chữa bệnh

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. Thông tin bệnh viện Nhiệt Đới: Địa chỉ, lịch làm việc, quy trình khám bệnh chuyên khoa

Bệnh viện Nhiệt Đới trung ương Hà Nội (bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới) có 2 cơ sở, địa chỉ cơ sở 1 tại Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, cơ sở 2 tại Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội, số điện thoại tổng đài tư vấn là 19003228. Bệnh viện Nhiệt Đới khám chuyên khoa các bệnh truyền nhiễm, vắc xin phòng ngừa và các dịch bệnh nguy hiểm khác.

Tên đầy đủ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Địa chỉ 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội
Số điện thoại (024).3576 3491
Lịch làm việc 7 giờ 30 – 16 giờ (thứ Hai đến Sáu)
Số điện thoại tổng đài 19003228
Khám bảo hiểm y tế
Chuyên khoa Bệnh truyền nhiễm

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (nhiều người thường gọi là Bệnh viện Nhiệt Đới) là một trong những bệnh viện uy tín được nhiều người dân trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận lựa chọn khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu bạn đi khám thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu trước một vài thông tin của bệnh viện này để việc đi khám diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

[Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương] Thông tin về địa chỉ ở đâu, chuyên khoa gì, kinh nghiệm khám chữa bệnh

[Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương] Thông tin về địa chỉ ở đâu, chuyên khoa gì, kinh nghiệm khám chữa bệnh

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là bệnh viên tuyến cao nhất tiếp nhận khám, cấp cứu, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới từ các tuyến gửi đến. Bệnh viện chuyên thăm khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới và được người bệnh tin tưởng, đánh giá cao. Bệnh viện luôn là đơn vị đi đầu và làm nòng cốt khi có dịch bệnh nguy hiểm và các dịch bệnh mới xuất hiện.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Địa chỉ bệnh viện nhiệt đới ở đâu?

Địa chỉ cơ sở 1

  • Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
  • Hành chính: (024).3581 0172
  • Phòng tiêm vắc xin: 0978.667.832

Địa chỉ cơ sở 2

  • Địa chỉ: Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội. Mời bạn xem địa chỉ trên Google Map.
  • Hành chính: (024).3576 3491
  • Fax: (024).3576 4305

Phòng tiêm vắc xin: (024).6326 5762

  • Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Giấy phép số 257/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử – Bộ TT & TT, cấp ngày 03/12/2010. Đơn vị chủ quản: Bộ Y tế – Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện

Người bệnh cần lưu ý là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có 2 cơ sở khám chữa bệnh. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới nằm trong nội thành, khu vực trung tâm gần các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Việt Pháp… Nằm gần các đường lớn: Giải Phóng, Xã Đàn, Trường Chinh, Phương Mai.

Người bệnh cần lưu ý là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có 2 cơ sở khám chữa bệnh. 

Người bệnh cần lưu ý là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có 2 cơ sở khám chữa bệnh.

2. Đường đi và xe bus đi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Nếu bạn ở tỉnh khác đến thì nên đón xe đến bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm đi lại sẽ thuận tiện hơn.

Đường đi và xe bus đi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Đường đi và xe bus đi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Từ bến xe Giáp Bát (3km): đón xe bus tuyến 25, qua 5 điểm dừng, đến 17 Giải Phóng thì xuống và đi bộ đến bệnh viện.
Từ bến xe Nước Ngầm (5km): đối diện bến xe Nước Ngầm đón xe bus tuyến 99, đi qua 15 điểm dừng. Đến điểm 52/E8 Phương Mai thì xuống và đi bộ khoảng 400m vào bệnh viện.

Từ bến xe Mỹ Đình (12km): đón tuyến bus 21B, qua 17 điểm dừng, đến 62 Giải Phóng thì đi bộ khoảng 500m đến bệnh viện.

Nếu đi phương tiện cá nhân, bạn có thể đi vào cổng Bệnh viện Bạch Mai (cổng Giải Phóng và cổng Phương Mai) sau đó gửi xe và đi bộ vào viện. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nằm ngay cạnh Bệnh viện Bạch Mai.

3. Thời gian làm việc của Bệnh viện Nhiệt Đới trung ương

Khoa Khám bệnh

  • Cấp cứu: 24/24
  • Khám bệnh: 7 giờ 30 – 16 giờ (thứ Hai đến Sáu)
  • Tiêm ngừa: 24/24

Khoa Khám bệnh theo yêu cầu

  • Khám nội nhi: 7 giờ 30 – 20 giờ
  • Khám chuyên khoa gan: 6 giờ 30 – 16 giờ 30 (thứ Hai đến Sáu) và 7 giờ 30 – 11 giờ 30 (thứ Bảy và Chủ nhật)
  • Khám ký sinh trùng: 6 giờ 30 – 16 giờ (thứ Hai đến Sáu)
  • Khám nhiễm đặc biệt (B20): 7 giờ 30 – 11 giờ (thứ Hai đến Sáu)

Đặt lịch khám

  • Bạn gọi đến số (028) 1080 để được cung cấp thông tin
  • Khi khám bệnh cần đến trước 15 phút.
  • Tổng đài tư vấn 19003228

4. Bệnh viện Nhiệt đới có khám thứ 7, chủ nhật không?

Các dịch vụ khám, điều trị bệnh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương ngày càng được tăng cường chất lượng, hệ thống dịch vụ của Bệnh viện cũng ngày càng được hoàn thiện.

Chính vì vậy mà bệnh viện ngày càng thu hút được nhiều bệnh nhân đến thăm khám thường xuyên. Song, với những người luôn gắn bó với công việc, thời gian đi khám bệnh vào những ngày thường không có thì điều họ quan tâm là liệu Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương có làm việc vào ngày chủ nhật hay không?

Với lịch khám và lịch làm việc được nêu ở trên, thì bệnh viện Nhiệt Đới chỉ làm việc vào thứ 7, và chủ nhật nghỉ không làm việc nhé các bạn. Các bạn nên lưu ý để sắp xếp thời gian đi thăm khám hợp lý và thuận tiện nhất cho bạn.

5. Bệnh viện Nhiệt Đới có khám bảo hiểm y tế không?

Hiện nay thì bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới có khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

6. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khám chữa bệnh gì?

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới nói chung từ các tuyến chuyển lên. Các bệnh thường gặp như: viêm gan, nhiễm khuẩn tổng hợp, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, bệnh về ký sinh trùng, bệnh do virus, HIV/AIDS, ngoại – sản truyền nhiễm, điều trị theo y học cổ truyền, phục hồi chức năng…

Hiện nay, bệnh viện có các chuyên khoa:

  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Điều trị tích cực
  • Khoa Viêm gan
  • Nhiễm khuẩn tổng hợp
  • Khoa Virut-Ký sinh trùng
  • Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
  • Khoa HIV/AIDS

Bệnh viện Nhiệt Đới có phòng cách ly áp lực âm thuộc loại hiện đại trên thế giới, vừa qua nhiều bệnh nhân cúm rất nặng được cứu sống tại đây. Thời gian qua, bệnh viện đã dập tắt các dịch nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm A H1N1, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, liên cầu lợn, dịch sởi, sốt phát ban… Bệnh viện cũng đã áp dụng công nghệ thông tin cho nhiều hoạt động như khám, kê đơn thuốc, chỉ định xét nghiệm, lưu trữ bệnh án, viện phí…

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới nói chung

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới nói chung

Hiện nay, người bệnh có thể đến khám tại Khoa khám bệnh, Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu. Khoa Viêm gan mới đây đã tổ chức một phòng tư vấn viêm gan riêng, dành cho bệnh nhân muốn tư vấn về điều trị các bệnh viêm gan virus.

7. Các bác sĩ giỏi tại bệnh viện Nhiệt Đới

  • PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Vũ Trung
  • PGS. TS Bác sĩNguyễn Văn Kính
  • PGS. TS Bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa
  • Tiến sĩ Bác sĩ Hoàng Văn Tuyết
  • Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
  • Thạc sĩ Bác sĩ Ðinh Thị Thu Hương
  • Thạc sĩ Vu Minh Ðiền
  • Bác sĩ Phan Thanh Luân
  • Bác sĩ Ðồng Vũ Kiên
  • Bác sĩ Hà Văn Ðại

B. Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là bệnh viện công lập chuyên khoa hàng đầu về điều trị bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, đặt tại Hà Nội, Việt Nam. Bệnh viện có tên dịch ra tiếng Anh là National Hospital of Tropical Diseases, viết tắt là NHTD.

1. Đăng ký khám bệnh, xét nghiệm

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

1. Đăng ký tại bàn tiếp đón, nhân viên tiếp đón sẽ nhập thông tin cá nhân của bệnh nhân vào hệ thống máy tính và số thứ tự khám sẽ được nhập tự động vào máy tính của bác sỹ.

2. Ngồi ghế chờ tại cửa phòng khám đã được chỉ định, chờ bác sỹ gọi vào khám bệnh theo thứ tự.

3. Bác sỹ khám bệnh và chỉ định làm xét nghiệm hoặc nhập viện.

+ Nếu bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm:

  • Nộp tiền và làm thủ tục BHYT (nếu có) tại phòng tài chính kế toán.
  • Đến phòng lấy mẫu xét nghiệm (phòng số 4), phòng chụp X-Quang, phòng siêu âm theo chỉ dẫn.
  • Kết quả xét nghiệm nhận tại phòng bác sỹ khám theo giờ hẹn.
  • Bệnh nhân ngồi ghế chờ tại cửa phòng khám để bác sĩ gọi lần lượt vào trả kết quả xét nghiệm và kết luận.

+ Nếu bệnh nhân được chỉ định nhập viện:

  • Làm thủ tục hành chính tại phòng tiếp đón.
  • Nộp tiền và làm thủ tục BHYT(nếu có) tại phòng tài chính kế toán.
  • Quay trở lại phòng tiếp đón để được nhân viên y tế đưa đến bệnh phòng

2. Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú (Bảo hiểm y tế)

1. Đăng ký tại bàn tiếp đón, nhân viên tiếp đón sẽ nhập thông tin cá nhân của bệnh nhân vào hệ thống máy tính và số thứ tự khám sẽ được nhập tự động vào máy tính của bác sỹ

2. Ngồi ghế chờ tại cửa phòng khám đã được chỉ định, chờ nhân viên y tế gọi vào khám bệnh theo thứ tự.

3. Bác sỹ khám bệnh: chỉ định CLS hoặc đưa ra hướng xử trí( kê đơn, cho về, chuyển viện, nhập viện)

+ Nếu bệnh nhân được chỉ định CLS (xét nghiệm, X-Quang, Siêu âm):

  • Làm thủ tục BHYT tại phòng Giám định BHYT (tầng 1)
  • Nộp tiền cùng chi trả tại Phòng Tài chính kế toán (tầng 1).
  • Đến phòng lấy mẫu xét nghiệm tại phòng số 4(tầng 1), phòng chụp X-Quang (tầng 1, nhận ngay), phòng siêu âm (tầng 1, nhận ngay) theo biển chỉ dẫn.
  • Ngồi ghế chờ tại cửa phòng khám để nhân viên y tế gọi lần lượt, kết luận và trả kết quả CLS (theo hẹn).

+ Nếu bệnh nhân được chỉ định kê đơn, cho về:

  • Làm thủ tục BHYT tại phòng Giám định BHYT.
  • Nộp tiền phần cùng chi trả tại Phòng Tài chính kế toán (tầng 1).
  • Nhận lại thẻ BHYT tại phòng Giám định BHYT (nếu có).
  • Lĩnh thuốc tại quầy thuốc Khoa Dược (nếu có) và ra về.

+ Nếu bệnh nhân được chỉ định chuyển viện:

  • Bác sỹ viết giấy chuyển viện.
  • Cầm giấy chuyển viện ra đóng dấu tại phòng Văn thư (Tầng 1).
  • Đóng dấu BHYT tại phòng Giám định BHYT (nếu BN chuyển viện đúng tuyến).
  • Nhận lại thẻ BHYT tại phòng Giám định BHYT (nếu có).
  • Lĩnh thuốc tại quầy thuốc Khoa Dược (nếu có) và ra về.

+ Nếu bệnh nhân được chỉ định nhập viện:

  • Làm thủ tục nhập viện tại Phòng tiếp đón.
  • Nộp ký quỹ viện phí tại Phòng Tài chính kế toán (tầng 1).
  • Làm thủ tục BHYT tại phòng Giám định BHYT.
  • Quay trở lại phòng tiếp đón để được nhân viên y tế đưa đến bệnh phòng.

3. Bảng giá dịch vụ một số loại vắc xin tiêm chủng

  • Huyết thanh kháng uốn ván SAT 1500 UI VIỆT NAM: 50.000 đồng – TETANEA 1500 UI PHÁP: 95.000 đồng
  • Vaccin phòng uốn ván TETAVAX PHÁP: 85.000 đồng
  • Huyết thanh kháng dại FAVIRAB PHÁP: 700.000 đồng
  • Vaccin phòng dại VERORAB PHÁP: 200.000 đồng – EPASAL THUỴ SỸ: 510.000 đồng
  • Vaccin ngừa viêm gan Siêu vi A AVAXIM 80 PHÁP: 450.000 đồng – AVAXIM 160 PHÁP: 550.000 đồng
  • Vaccin ngừa viêm gan Siêu vi A + B TWINRRIX 1ml BỈ: 480.000 đồng – ENGERIX-B 10mcg BỈ < 20TUỔI: 100.000 đồng – ENGERIX-B 20mcg BỈ> 20 TUỔI: 150.000 đồng
  • Vaccin phòng Bạch hầu; ho gà; uốn ván; bại liệt; viêm gan B; viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm mũi họng do HIB (6/1) INFANRIX HEXA – BỈ: 690.000 đồng
  • Vaccin phòng Tiêu chảy do rota virus ROTATEG USA: 580.000 đồng – ROTARIX BỈ: 760.000 đồng
  • Vaccin phòng Lao BCG VN: 80.000 đồng
  • Vaccin phòng Bạch hầu; ho gà; uốn ván; bại liệt; viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm mũi họng do HIB (5/1) PENTAXIM PHÁP: 750.000 đồng
  • Vaccin phòng Ung thư cổ tử cung GARDASIL MỸ: 1.380.000 đồng – CERVARIX BỈ: 920.000 đồng
  • Vaccin phòng Rubella RUBELLA CROATIA: 100.000 đồng
  • Vaccin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II USA: 180.000 đồng – TRIMOVAX PHÁP: 150.000 đồng – PRIORIX BỈ: 165.000 đồng
  • Vaccin phòng Thủy đậu VARILRIX BỈ: 420.000 đồng – VARIVAX USA: 700.000 đồng – OKAVAX PHÁP: 450.000 đồng
  • Vaccin phòng Cúm INFLUVAC (0,5 ml) HALAN: 235.000 đồng – VAXIGRIP (0.5ml) PHÁP: 225.000 đồng – VAXIGRIP (0.25ml) PHÁP: 170.000 đồng – FLUARIX (0,5 ml) BỈ: 210.000 đồng
  • Vaccin phòng Thương hàn TYPHIM VI PHÁP: 160.000 đồng
  • Vacxin phòng phế cầu + HIB SYNFLORIX BỈ: 870.000 đồng
  • Vaccin phòng viêm phổi, viêm mũi họng, viêm màng não mủ do phế cầu PNEUMO PHÁP: 390.000 đồng

C. Lịch sử hình thành của bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương Hà Nội

Tiền thân là Viện Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới, qua 13 năm phát triển, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đã lớn mạnh cả về lượng và chất. Từ 1 tòa nhà 120 giường bệnh ban đầu đến nay Bệnh viện đã phát triển thành 2 cơ sở (tại 78 Giải Phóng, Hà Nội và tại Thôn Bầu xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) Năm 2014 cơ sở Kim Chung bắt đầu được đưa vào hoạt động. Ngày 26/06/2018, Bộ Y tế đã ra chính thức cấp giấy phép hoạt động khám chứa bệnh đa khoa cho cơ sở Kim Chung.

Hiện nay, với 25 Khoa phòng và 01 Viện Đào tạo bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới, bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa với mũi nhọn chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Với định hướng phát triển đa khoa, bệnh viện đã từng bước hình thành và phát triển các chuyên khoa Ngoại, Sản, Nhi, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt, Nội Tổng hợp…

Lịch sử hình thành của bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương Hà Nội

Lịch sử hình thành của bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương Hà Nội

Tiền thân của Bệnh viện là Viện Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới, đơn vị được phong tặng Anh hùng Lao động năm 2004 vì có thành tích xuất sắc trong chống dịch SARS.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương luôn là nơi điều trị các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới có chất lượng hàng đầu và được sự tin cậy của người bệnh. Bệnh viện có phòng cách ly áp lực âm thuộc loại hiện đại trên thế giới, vừa qua nhiều bệnh nhân cúm rất nặng được cứu sống tại đây.Trong kế hoạch nâng cao cơ sở vật chất, Bệnh viện đã hoàn thành xây dựng mở rộng trụ sở hiện tại với một khu nhà 6 tầng để tăng cường các buồng bệnh.

Hiện tại bệnh viện đã áp dụng công nghệ thông tin cho nhiều hoạt động như khám, kê đơn thuốc, chỉ định xét nghiệm, lưu trữ bệnh án, viện phí… Có hệ thống wifi internet miễn phí phủ sóng toàn bộ bệnh viện. Có hệ thống hội thảo trực tuyến, kết nối Bệnh viện với các bệnh viện lớn trong nước và một số nước trên thế giới.

Bệnh viện luôn là đơn vị đi đầu và làm nòng cốt khi có dịch bệnh nguy hiểm và các dịch bệnh mới xuất hiện. Những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế Bệnh viện nhanh chóng dập tắt các dịch nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm A H1N1, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm,liên cầu lợn, dịch sởi, sốt phát ban, …

Ngoài việc tổ chức, chỉ đạo chống dịch Bệnh viện tham gia cùng Bộ Y tế xây dựng các phác đồ chẩn đoán, điều trị các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới.

Hệ thống Khoa xét nghiệm được sự tài trợ của ĐH Oxford, Vương quốc Anh, trang bị các máy xét nghiệm hiện đại, như Xét nghệm căn nguyên virus, vi khuẩn, ký sinh trùng bằng PCR, RT-PCR (định lư­ợng virus viêm gan B, C, virus HIV…), Giải trình tự gen, Xác định kháng thuốc HBV, HCV, Xác định vi khuẩn và kháng sinh đồ bằng máy định danh tự động VITEC 2 Compact.

Về công tác chỉ đạo tuyến, năm 2010 bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho hệ thống truyền nhiễm miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên. Hàng năm bệnh viện tổ chức nhiều đoàn kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới. Đồng thời Bệnh viện hoàn thành xuất sắc việc thực hiện đề án 1816 của Bộ Y tế (trong 2 năm thực hiện BV đã tổ chức 36 lượt hỗ trợ tuyến dưới).

Công tác đào tạo, do có lợi thế Bộ môn truyền nhiễm Đại học Y Hà Nội được đặt tại Bệnh viện, hàng năm Bệnh viện tổ chức nhiều lớp đạo tạo như: Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các bệnh viện các tuyến; Đào tạo chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho các tỉnh trong cả nước thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia; Đào tạo sinh viên đa khoa năm thứ 5, các lớp đào tạo cao học, nội trú, chuyên khoa 1, của ĐH Y HN và một số cơ sở đào tạo Y dược khác.

Công tác nghiên cứu khoa học, từ năm 2006-2010, Bệnh viện đã thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp Bệnh viện. Ngoài ra Bệnh viện còn tham gia hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nước ngoài như Đại học Oxford (Anh), Đại học Tufts (Mỹ), tổ chức IMCJ (Nhật) trong lĩnh vực các bệnh Truyền nhiễm mới nổi (như bệnh Cúm, bệnh do liên cầu lợn…) và các bệnh khác như HIV/AIDS, viêm gan. Hiện đang triển khai kỹ thuật mới như cấy vi khuẩn kỵ khí, nghiên cứu vi khuẩn đa kháng thuốc.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Bệnh viện hợp tác nhiều nước trên thế giới như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc,… nhằm chia sẻ thông tin, xây dựng mạng lưới cảnh báo dịch bệnh, tạo thêm nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của bệnh viện và trình độ cán bộ viên chức thông qua dự án hợp tác, viện trợ, hỗ trợ học tập tại nước ngoài v.v…

Trong giai đoạn tới, Bệnh viên tập trung các nguồn lực vào nhiệm vụ chính:

Phấn đấu sớm hoàn thành xây dựng bệnh viện mới quy mô 1000 giường, hiện đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Tham gia cùng Bộ Y tế xây dựng một mạng lưới chuyên khoa Truyền nhiễm trong cả nước đạt hiệu quả cao, để phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Quá trình hình thành, phát triển

Cách đây gần một thế kỷ, khi các bệnh truyền nhiễm phát triển nhanh chóng, do đó năm 1911 một cơ sở điều trị dành cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh truyền nhiễm ở Cống Vọng thuộc tỉnh Hà Đông lúc bấy giờ (nay là Hà Nội) được thành lập, và được gọi là Bệnh viện Lây Cống Vọng (Hôpital des contagieux à Cống Vọng).

Năm 1929 bệnh viện này được mở rộng thành một bệnh viện đa khoa mang tên Bệnh viện Robin, vừa khám chữa bệnh cho người Việt Nam vừa là cơ sở thực hành của Trường Y Dược, Khoa Đông Dương

Đến năm 1930, khoa truyền nhiễm được thành lập và đến ngày 9-3-1945 Bệnh viện chính thức mang tên là Bệnh viện Bạch Mai.

Ngày 11/11/1989, Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới được thành lập theo quyết định số 706/BYT-QĐ của Bộ Y tế trên cơ sở xáp nhập 3 bộ phận: Khoa Truyền nhiễm, Khoa Vi sinh (Bệnh viện Bạch Mai) và Bộ môn Truyền nhiễm (Trường Đại học Y Hà Nội).

Năm 2004 Viện được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới do thành tích xuất sắc đạt được trong chống dịch SARS.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Viện Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới.

Ngày 30/3/2006, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 487/QĐ-TTg thành lập Viện các Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia trực thuộc Bộ y tế. Lúc này bệnh viện có 120 giường bệnh và số cán bộ, công nhân viên là 75 biên chế, 20 HĐLĐ.

Ngày 13/11/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành quyết định 4450/QĐ-BYT về việc đổi tên Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia thành Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.

Hiện nay Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có quy mô 280 giường bệnh với tổng số CBCC là 282, ngoài ra có 08 CBCC Trường Đại học Y Hà Nội thường xuyên công tác tại Bệnh viện).

Với chiều dày lịch sử gần một thế kỷ, phát huy truyền thống yêu nước đoàn kết phấn đấu vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

Với đội ngũ các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, y tá điều dưỡng, KTV có trình độ cao, với máy móc, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương luôn là nơi khám chữa bệnh có chất lượng hàng đầu và tin cậy của người bệnh và nhân dân cả nước.

Hàng năm số lượng bệnh nhân đến khám ngày càng tăng dần, trong 6 tháng đầu năm 2006 số bệnh nhân tới khám là 9127, đến năm 2007 là 15.227, năm 2008 là 17.896 và năm 2009 số bệnh nhân rất lớn là 51.874.

Với số lượng bệnh nhân tăng lên nhanh chóng đặc biệt là phải đối phó với các dịch bệnh mới nổi và tái nổi, tháng…./2009 Chính phủ và Bộ Y tế đã quyết định xây Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương mới với quy mô 1000 giường và dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2015.

Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện.

1. Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng:

a) Là tuyến cao nhất tiếp nhận, khám, cấp cứu, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới từ các tuyến gửi đến.

b) Tư vấn các vấn đề liên quan tới bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới.

c) Phối hợp với các cơ sở y tế khác khám sức khỏe cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và kết hôn với người nước ngoài.

d) Khám, chữa bệnh chuyên khoa cho người nước ngoài.

đ) Tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu của Hội đồng Giám định Y khoa trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế.

e) Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng cho bệnh nhân thuộc chuyên khoa.

g) Khám, chữa một số bệnh thông thường khi đủ điều kiện.

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế.

2. Phòng chống các dịch bệnh:

a) Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện, dự phòng, ngăn chặn, hạn chế lây lan, dập tắt dịch bệnh, đặc biệt là dịch nguy hiểm và dịch mới phát sinh.

b) Tổ chức thực hiện chương trình phòng bệnh các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, tham gia công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong phạm vi toàn quốc theo sự phân công của Bộ Y tế.

c) Chuẩn bị cơ sở để sẵn sàng tiếp nhận, cách ly bệnh nhân, khống chế dịch bệnh và chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền dự trữ các nguồn lực để kịp thời chống dịch nếu có dịch xảy ra.

3. Nghiên cứu khoa học:

a) Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu về dịch tễ học lâm sàng, các yếu tố liên quan đến lây truyền bệnh nhằm xây dựng các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, các dịch bệnh nguy hiểm, tối nguy hiểm, các bệnh dịch mới phát sinh.

b) Nghiên cứu mô hình bệnh tật, xây dựng quy trình kỹ thuật, các phương pháp chẩn đoán, phác đồ điều trị, dự phòng, phục hồi chức năng thuộc chuyên ngành các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới thống nhất áp dụng trong phạm vi cả nước.

c) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế về định hướng công tác nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới.

d) Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng và triển khai các dịch vụ khoa học kỹ thuật tiên tiến thuộc chuyên ngành các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân.

e) Chủ trì và tham gia thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước; Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp Bệnh viện, ngành, khu vực, quốc tế.

f) Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học trong nước và hợp tác quốc tế với nước ngoài theo sự phân công của Bộ Y tế.

4. Đào tạo cán bộ:

a) Là cơ sở thực hành về chuyên khoa các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới của Trường Đại học Y Hà Nội, một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Y, Dược khác.

b) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa ở bậc Sau đại học, Đại học, Cao đẳng và Trung học khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

c) Đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu.

d) Đào tạo các học viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại Bệnh viện.

đ) Biên soạn, phát hành báo chí và tạp chí chuyên khoa, cổng thông tin điện tử, tài liệu tham khảo phù hợp với với chương trình đào tạo của Bệnh viện theo quy định.

5. Chỉ đạo tuyến:

a) Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật thuộc chuyên ngành các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới; đề xuất phương hướng, kế hoạch, biện pháp củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa trên phạm vi cả nước.

b) Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến đưới; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn đối với các cơ sở khám, chữa bệnh chuyên ngành truyền nhiễm và nhiệt đới trên phạm vi cả nước.

c) Chỉ đạo, tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án liên quan tới chuyên ngành các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới.

d) Tham gia phòng chống, sẵn sàng ứng phó, khắc phục thiên tai, thảm họa.

6. Hợp tác quốc tế:

a) Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh của nước ngoài; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

b) Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của Bệnh viện; cử cán bộ, viên chức đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài, nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Bệnh viện theo quy định hiện hành.

c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bệnh viện theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý đơn vị :

a) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tiền lương, tài chính, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật của đơn vị theo quy định của nhà nước.

b) Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thu, chi ngân sách; thực hiện tốt quản lý tài chính theo các quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

c) Triển khai và mở rộng các dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các cơ quan trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng nguồn kinh phí, cải thiện đời sống cán bộ, viên chức;

d) Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa ngành y tế của Đảng và Nhà nước để huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấp Bệnh viện đúng pháp luật.

Khoa Khám bệnh

Khoa Khám bệnh của Bệnh viện chính thức được thành lập cùng với sự ra đời của Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, theo Quyết định số 487/ QĐ-TTg, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

1. Khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng

Do đặc thù công tác, Khoa được bố trí tại tầng 1 của Bệnh viện, số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, điện thoại: 0462782033. Khoa có 05 phòng khám (trong đó có 01 phòng khám 24/24h).

Tổng số cán bộ, nhân viên của khoa hiện nay là 23 người, gồm: Trưởng khoa, 1 Phó Trưởng khoa, 1 Điều dưỡng trưởng, 3 Bác sĩ, 16 Điều dưỡng viên và 1 Y công. Về cán bộ chuyên môn Khoa có: 2 BSCKII, 2 ThS. BS., 4 Điều dưỡng viên Đại học.

Trưởng Khoa: BS Nguyễn Nguyên Huyền; Phó Trưởng Khoa: TH.S Đình Văn Huy

Khoa Khám bệnh có chức năng: Tiếp đón, khám chữa bệnh ngoại trú, chọn lọc bệnh nhân vào điều trị nội trú; Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người bệnh. Nhằm thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức đón tiếp bệnh nhân, bố trí bệnh nhân vào các buồng khám, kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng, chống các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới cho người bệnh, người nhà;

Tổ chức thường trực cấp cứu 24/24 giờ; Sẵn sàng đón tiếp, khám, cấp cứu, theo dõi bệnh nhân tại khoa; Bố trí khu vực khám bệnh, phòng chờ, phòng cấp cứu liên hoàn, hợp lý để tránh lây nhiễm, giảm phiền hà cho người bệnh; Tham gia phòng, chống dịch, thiên tai, thảm họa theo sự phân công của Giám đốc Bệnh viện;

Lập hồ sơ bệnh án ban đầu cho bệnh nhân nhập viện, thực hiện vận chuyển người bệnh đến khoa điều trị và bàn giao đầy đủ hồ sơ bệnh án ban đầu cho khoa điều trị; Báo cáo kịp thời cho Phòng Kế hoạch – Tổng hợp những trường hợp bệnh nặng nguy hiểm hoặc phát hiện những sai sót của tuyến dưới; Thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, hồ sơ, bệnh án và thống kê, báo cáo kết quả khám chữa bệnh tại khoa theo quy định của Bệnh viện và của Bộ Y tế;

Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức khám, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân chuyên khoa; Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế theo phân công của Bệnh viện và theo quy định của Bộ Y tế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bệnh viện phân công.

2. Khám bệnh cơ sở Kim Chung

Được thành lập theo Quyết định số: 802/QĐBVBNĐTƯ ngày 16/12/2013 của Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Khoa được bố trí hoạt động, làm việc tại tầng 1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

  • Điện thoại: 0439555283.
  • Phó Trưởng Khoa: Th.S Trần Minh Quân

Tại cơ sở Kim Chung, Khoa có 18 đơn vị, bộ phận chức năng, nghiệp vụ: 1. Phòng Cấp cứu; 2. Phòng Lưu người bệnh; 3. Phòng khám Truyền nhiễm; 4. Phòng khám Nội tổng hợp; 5. Phòng khám Nhi; 6. Phòng khám Mắt; 7. Phòng khám Tai Mũi Họng; 8. Phòng khám Răng Hàm Mặt; 9.

Phòng khám Ngoại; 10. Phòng khám Sản phụ khoa; 11. Phòng Tiểu phẫu; 12. Bộ phận Tư vấn, tiêm chủng; 13. Bộ phận Lấy mẫu bệnh phẩm; 14. Bộ phận Xét nghiệm; 15. Bộ phận Siêu âm; 16. Bộ phận X — quang; 17. Bộ phận Dược; 18. Bộ phận Khử khuẩn, tiệt khuẩn;

Khoa có 24 cán bộ, nhân viên, trong đó có 11 bác sĩ và 13 điều dưỡng. Gồm: 01 ThS. BS. Phụ trách khoa; 01 CNĐD Phụ trách điều dưỡng; 01 ThS. BS. chuyên khoa Tai Mũi Họng; 02 BSCKI. Truyền nhiễm; 01 BS. Truyền nhiễm; 01 ThS. BS. Ngoại khoa; 01 BS. Ngoại khoa; 01 BS. chuyên khoa Mắt;

01 BS. chuyên ngành Răng miệng; 01 BS. Răng hàm mặt; 01 BS. Phụ sản; 01 BS. Nhi khoa; 02 Điều dưỡng Đại học; 08 Điều dưỡng Cao đẳng (có 01 chuyên khoa răng hàm mặt); 04 Điều dưỡng trung học (có 01 chuyên ngành mắt). Khoa Khám Bệnh cơ sở Kim Chung là một khoa lâm sàng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Khoa có chức năng tiếp đón, tiếp nhận, bố trí bệnh nhân. Khám chữa bệnh ngoại trú cho nhân dân; Tư vấn tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý, giáo dục sức khoẻ, phòng chống các bệnh truyền nhiễm cho người bệnh, người nhà; Khám sức khoẻ định kỳ cho các cơ quan, tập thể.

Tham gia các hoạt động của bệnh viện. Khoa có nhiệm vụ Bố trí khu vực khám bệnh các phòng khám đa khoa, phòng chờ, phòng tiêm chủng, phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu liên hoàn, hợp lý để tránh lây nhiễm, giảm phiền hà thuận lợi cho người bệnh; Tham gia phòng, chống dịch, thiên tai, thảm họa theo sự phân công của lãnh đạo Bệnh viện;

Báo cáo kịp thời cho phòng Kế hoạch – Tổng hợp những trường hợp bệnh nặng nguy hiểm hoặc phát hiện những sai sót của tuyến dưới; Thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, hồ sơ, bệnh án, thống kê, báo cáo kết quả khám chữa bệnh tại khoa theo quy định; Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức khám, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân chuyên khoa; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bệnh viện phân công;

Tổ chức mô hình khám chữa bệnh đa khoa phục vụ nhân dân; Tổ chức hoạt động dịch vụ tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh.Sau hai năm kể từ ngày thành lập, Khoa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, ổn định nơi làm việc, vượt qua những khó khăn ban đầu, tổ chức tiếp đón được 11.678 lượt khám bệnh ngoại trú đa khoa, 1.863 lượt tiêm chủng vắc xin, quản lý theo dõi điều trị cho 200 bệnh nhân viêm gan B và viêm gan C ngoại trú.

Đã triển khai khám chữa bệnh theo mô hình Phòng khám đa khoa với nhiều kỹ thuật phương tiện trang thiết bị máy móc mới, hiện đại như chuyên khoa tai mũi họng, khám và nội soi tai mũi họng phát hiện nhiều bệnh: U vòm họng, Hạt xơ thanh quản, Ung thư cổ họng, Thủng màng nhĩ, Polyp mũi, Lệch vách ngăn, Các thủ thuật lấy dị vật ở mũi, họng nguy hiểm gây tắc nghẽn đường thở.

Chuyên khoa mắt với máy soi đáy mắt hiện đại, bảng đo thị lực điện tử, hộp thử kính các cỡ các loại đã phát hiện nhiều tật ở mắt như cận thị học đường, Bệnh về võng mạch, Tăng nhãn áp, Bệnh có liên quan đến tuyến giáp, đục nhân mắt. Phòng khám răng hàm mặt với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, năm 2015 chữa nhiều bệnh về răng như viêm lợi, bệnh viêm quanh răng, hôi miệng, sâu răng và làm thẩm mỹ răng như chỉnh hàm hở, móm, tẩy trắng răng…

Phòng khám chuyên khoa ngoại đã triển khai kỹ thuật bó bột gãy xương bàn chân, gãy cẳng chân, gãy cẳng tay, vỡ xương gót, thành công với nhiều ca bệnh chấn thương nguy hiểm do tai nạn lao động… Tham gia chung với Bệnh viện trong các đợt phòng, chống dịch bệnh: Sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, cúm, sởi, thủy đậu, rubella, chân tay miệng, sốt phát ban

Cùng với sự lớn mạnh của Bệnh viện, đến nay, Khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung đã trở thành một trong các khoa chủ công của Bệnh viện. Với mô hình đa khoa, mỗi tháng Khoa đã tiếp đón hơn 2.000 lượt bệnh nhân ngoại trú khám bệnh. Năm 2014, Khoa đã xây dựng và triển khai ISO 9001 : 2008.

Phát huy những kết quả ban đầu, trong giai đoạn tiếp theo, Khoa tiếp tục triển khai nhiều kỹ thuật mới, hiện đại; Hoàn thiện quy trình và tổ chức đón tiếp, khám bệnh chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe mô hình đa khoa phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn; Tiếp tục cải tiến quy trình khám chữa bệnh ngoại trú, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Đổi mới phong cách phục vụ theo quy định của Bộ Y tế.

3. Khoa khám bệnh theo yêu cầu

Với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ – bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với một đội ngũ bác sĩ trẻ tràn đầy sức sáng tạo và khát vọng sẽ phục vụ người bệnh một cách chuyên nghiệp nhất, trên nền tảng của sự tận tâm và tri thức.

Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đặt tại tầng 3 — tòa nhà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (78 Giải Phóng — Hà Nội).

  • -Điện thoại: 024.35 765 990 – Email: bvnhietdoi@gmail.com
  • Trưởng Khoa: BSCKII: Nguyễn Thị Hoài Dung
  • Phó Trưởng Khoa: BS CKII: Vũ Thị Thu Hương

KHOA KHÁM BỆNH THEO YÊU CẦU CHUYÊN:

– Phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đầy đủ các chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, tận tâm với công việc, hết lòng phục vụ bệnh nhân.

– Hàng ngày tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 5 phòng khám cao cấp. 2 phòng khám dành cho chuyên khoa các bệnh Nhiệt đới, 3 phòng khám còn lại là Nội tổng quát và các chuyên khoa theo yêu cầu khác: tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, tai mũi họng, hô hấp, da liễu…

– Đội ngũ điều dưỡng được chọn lựa kỹ cả về khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Sự hài lòng của người bệnh chính là thước đo đánh giá chất lượng công việc.

– Chúng tôi tiếp đón và phục vụ bệnh nhân như chính “người thân” của mình. Y tá, điều dưỡng luôn tận tình chia sẻ, tìm cách giúp bạn vượt qua những khó khăn, mệt mỏi và mặc cảm thường thấy trong quá trình đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

– Trong quá trình điều trị ngoại trú, người bệnh sẽ được đội ngũ nhân viên y tế của chúng tôi quan tâm, thường xuyên liên lạc để nắm bắt tình hình và hướng dẫn điều trị.

Khoa Khám bệnh theo yêu cầu hướng đến các khách hàng cao cấp có nhu cầu dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ chuyên nghiệp với : Chi phí hợp lý, giá thành cạnh tranh với nhiều ưu đãi kèm theo và được tổ chức một cách linh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng cơ quan — tổ chức trong và ngoài nước với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn giỏi, tận tâm với công việc, hết lòng phục vụ bệnh nhân.

Chúng tôi có thể tiến hành hoạt động khám sức khỏe tại địa điểm của khách hàng (theo yêu cầu). Khách hàng sẽ nhận được các tư vấn chuyên môn đầy đủ – chuẩn xác từ các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành trong toàn bộ quá trình trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ khám sức khỏe:

Hồ sơ y tế điện tử: Lưu trữ an toàn và quản lý hồ sơ y tế trực tuyến, phục vụ tra cứu mọi nơi, mọi lúc; liên Bác sĩ, liên Bệnh viện; Tư vấn, trợ giúp các trường hợp phải điều trị và nhập viện sau khám sức khỏe với các chuyên gia giỏi nhất tại các bệnh viện trung ương.

Phòng Vật tư – Trang thiết bị Y tế

Phòng Vật tư – Thiết bị y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được thành lập tháng 01 năm 2007, tiền thân là Phòng Vật tư – Hành chính – Quản trị thuộc Viện Y học lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia. Phòng Vật tư – Thiết bị y tế có địa điểm làm việc tại tầng 6 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và tằng 3 cơ sở Kim Chung.

Điện thoại: 024.35764733 Phòng có 7 cán bộ, nhân viên gồm Trưởng phòng Ths Nguyễn Ngọc Anh Phó Trưởng phòng: Ks Đinh Văn Đại; Th.s Lê Đức Lịch Sử và 4 nhân viên.

Phòng Vật tư – Thiết bị Y tế có nhiệm vụ: Theo dõi và quản lý toàn bộ máy móc trang thiết bị và dụng cụ y tế của toàn Bệnh viện ở mọi nguồn cung cấp; Lập dự toán, dự trù mua sắm, khai thác các vật tư, dụng cụ y tế, phân phối, cấp phát cho các đơn vị theo yêu cầu sử dụng; Lập dự toán, hồ sơ mời thầu, trình lãnh đạo Bệnh viện và Bộ y tế phê duyệt để mua sắm các thiết bị chuyên sâu, đắt tiền;

Kiểm tra, soạn thảo các văn bản, hợp đồng để Giám đốc Bệnh viện ký với các đơn vị trúng thầu sau khi đã được Bộ Y tế phê duyệt; Phân phối, cấp phát trang thiết bị và dụng cụ y tế cho các đơn vị trong Bệnh viện theo kế hoạch được duyệt cho các đơn vị theo yêu cầu sử dụng của bệnh nhân; Tổ chức nhận hàng, giám sát lắp đặt, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị đã mua sắm;

Làm các thủ tục tiếp nhận và khai thác sử dụng các hàng viện trợ của nước ngoài; Bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các loại thiết bị trong Bệnh viện; Thu hồi và làm các thủ tục điều chuyển, thanh lý thiết bị không còn sử dụng được, hư hỏng; Kiểm tra việc khai thác và sử dụng tất cả máy móc đã trang bị cho các khoa, phòng;

Kiểm tra, theo dõi các thiết bị đòi hỏi độ an toàn cao để có kế hoạch kiểm định định kỳ theo quy định của Nhà nước; Tham gia và là thường trực công tác an toàn lao động của Bệnh viện; Tham gia các hoạt động của ngành trang thiết bị y tế, thẩm định việc mua sắm máy móc của các dự án khi Bộ Y tế yêu cầu.

Tập thể cán bộ, nhân viên Phòng Vật tư – Thiết bị Y tế luôn đoàn kết, gắn bó, hoàn thành tổ nhiệm vụ được giao. Gần 10 năm phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn Phòng đã hoàn thành khối lượng lớn công việc: Quản lý tài sản trong toàn Bệnh viện với số l­ượng khoẳng 1.000 thiết bị với tổng giá trị khoảng 200 tỷ đồng;

Đảm bảo mua sắm vật t­ư cấp phát đầy đủ các mặt hàng theo yêu cầu của các khoa phòng (máy và y cụ, dụng cụ); Cung ứng kịp thời những yêu cầu cần thiết về trang thiết bị phục vụ cho công tác chẩn đoán và điêù trị bệnh khi đã đư­ợc Ban giám đốc phê duyệt; Hoàn thành tốt việc đấu thầu mua sắm Trang thiết bị y tế hàng năm theo kinh phí mà Bộ phê duyệt đảm bảo đúng tiến độ, đúng luật cũng như chất lượng hàng hoá mua về.

Hàng năm tiến hành việc sửa chữa, bảo dưỡng cũng như theo dõi sửa chữa các máy đòi hỏi kỹ thuật cao theo yêu cầu của các Khoa, Phòng bình quân khoảng 1200 l­ượt máy bao gồm Máy thở, máy theo dõi bệnh nhân ,máy hút ,máy siêu âm các loại, bơm tiêm điện, máy điện tim, máy ở khu vực Chống nhiễm khuẩn như máy giặt, máy là, máy khử trùng, máy rửa, khu vực máy nội soi;

Bảo dưỡng định kỳ các loại máy đắt tiền nh­ư: Máy chụp cắt lớp vi tính; 40 máy thở các loại; hơn 60 máy theo dõi bệnh nhân, 3 máy X-Quang, các máy khu vực xét nghiệm… đảm bảo các máy hoạt động th­ường xuyên với tỷ lệ hoạt động 95%.

Tham gia vận hành trực tiếp Hệ thống Ôxy, khí nén, hệ thống lọc nước RO cung cấp cho Khoa Xét nghiệm và Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Trực cung cấp ô xy hàng ngày đảm bảo nghiêm túc, đúng chức năng chuyên môn, không xảy ra sai sót.

Hàng năm Phòng đều h­ướng dẫn thực tập và làm báo cáo tốt công tác Phòng Cháy Chữa cháy đảm bảo an toàn trong lao động cho cán bộ nhân viên toàn Bệnh viện.

Với những thành tích đã đạt được. Tập thể Phòng Vật tư – Thiết bị Y tế đã được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen (Quyết định số: 5015/BYT, ngày 10/12/2007; Quyết định số: 1978/BYT, ngày 08/6/2010; Quyết định số: 2947/BYT, ngày 16/7/2015).

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ra mắt tổng đài tư vấn sức khoẻ

Sáng 9/5, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ra mắt tổng đài tư vấn sức khỏe và phòng chống bệnh dịch 19003228 nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, dịch bệnh lại có diễn biến phức tạp.

GS.TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tư vấn cho bệnh nhânPhát biểu tại Lễ ra mắt GS.TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Tâm lý người dân luôn mong muốn được tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách nhanh chóng, chính xác và khoa học nhất.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ra mắt tổng đài tư vấn sức khoẻ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ra mắt tổng đài tư vấn sức khoẻ

Hơn nữa, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam trong những năm vừa qua diễn biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi xuất hiện, trong đó có những bệnh dịch hết sức nguy hiểm có tính chất lây lan nhanh chóng như SARS, cún AH5N1, Sởi… Đứng trước những dịch bệnh này, việc tuyên truyền, tư vấn cho người dân biết cách phối hợp phòng chống dịch bệnh một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Ý thức được điều đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phối hợp cùng Hội truyền nhiễm Việt Nam khởi tạo “Tổng đài tư vấn sức khoẻ – Phòng chống dịch bệnh” với đầu số 19003228.

“Sự ra đời và hoạt động của Tổng đài tư vấn sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh sẽ là cầu nối giữa các chuyên gia y tế trong lĩnh vực Truyền nhiễm và Bệnh nhiệt đới với đồng bào khắp cả nước và sẽ góp phần tích cực vào công tác chăm sóc, nâng cao sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bệnh viện đối với nhu cầu của nhân dân”.

Dù mới chỉ một tuần đi vào hoạt động, Tổng đài tư vấn sức khỏe – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đón nhận hơn 20 cuộc gọi tư vấn của bệnh nhân mỗi ngày. Trong đó, có những cuộc gọi lúc nửa đêm, bác sĩ góp phần xoa dịu lo lắng, hướng dẫn người dân sơ cứu bệnh, chuyển tuyến viện hiệu quả.

Khác với những phòng tư vấn thông thường ở cơ sở y tế khác, tại Tổng đài tư vấn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân có thể kết nối trực tiếp với chuyên gia bất cứ lúc nào nhờ đầu số tổng đài 1903228.

Được biết, để tổng đài tư vấn 19003228 hoạt động được hiệu quả, phía bệnh viện đã mời các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực: truyền nhiễm, dinh dưỡng, tiêm chủng, xét nghiệm… để tham gia, giải đáp tư vấn cho khách hàng khi có nhu cầu.

Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng – Bộ Y tế Vũ Mạnh Cường đánh giá: Với sự ra đời của Tổng đài tư vấn sức khoẻ và phòng chống dịch của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là một bước đi phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay.

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã đi đầu trong hệ thống y tế của cả nước trong việc áp dụng công nghệ để tiếp cận những người bệnh, khách hàng của mình để phục vụ tốt hơn. Và đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ của ngành y tế đang rất cần, đó là đổi mới phong cách thái độ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Với những thông tin tổng hợp về bệnh viện Nhiệt Đới trung ương Hà Nội được #massageishealthy tổng hợp và gửi đến quý người bệnh, hy vọng các bạn có được quá trình thăm khám chữa bệnh nhanh và hiệu quả nhất. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

You may also like

You cannot copy content of this page