Bệnh viện Da Liễu Trung Ương Hà Nội: Địa chỉ ở đâu, giờ làm việc và 5 kinh nghiệm khám chữa bệnh mới nhất

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bài viết là sự tổng hợp thông tin về Bệnh viện Da Liễu Trung Ương Hà Nội với những câu hỏi của người bệnh rất cụ thể như Bệnh viện Da Liễu Trung Ương Hà Nội địa chỉ nằm ở đâu, giờ làm việc ra sao, quy trình thăm khám, chữa bệnh cũng như chi phí là bao nhiêu. Những kinh nghiệm về điều trị mụn, nám da, các bệnh về da liễu đã được Massageishealthy tổng hợp lại từ nhiều nguồn, nhằm cung cấp cho người bệnh những kinh nghiệm quý báu khi khám chữa bệnh tại đây.

Bệnh viện Da liễu Trung ương là bệnh viện công lập chuyên khoa đầu ngành về chuyên ngành da liễu, đặt tại Hà Nội, Việt Nam. Bệnh viện có tên dịch ra tiếng Anh là National Hospital of Dermatology and Venereology, viết tắt là NHDV. Bệnh viện đặt tại địa chỉ 15A đường Phương Mai, quận Đống Đa Hà Nội.

Bệnh viện Da Liễu Trung Ương Hà Nội: Địa chỉ ở đâu, giờ làm việc và 5 kinh nghiệm khám chữa bệnh mới nhất

Bệnh viện Da Liễu Trung Ương Hà Nội: Địa chỉ ở đâu, giờ làm việc và 5 kinh nghiệm khám chữa bệnh mới nhất

Table of Contents

A. Tổng quan về Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về bệnh lý da liễu tại Việt Nam

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Bệnh viện Da liễu Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu có chức năng: Nghiên cứu mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh thuộc chuyên ngành bệnh Phong và Da liễu, Đào tạo cán bộ, công tác khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Săn sóc da,Chỉ đạo tuyến, Hợp tác quốc tế….

Tổng quan về Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về bệnh lý da liễu tại Việt Nam

Tổng quan về Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về bệnh lý da liễu tại Việt Nam

Bệnh viện Da liễu Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về chuyên ngành Da liễu. Trong khi đó, các bệnh về da liễu và liên quan đến da liễu là những bệnh hay gặp trong cộng đồng. Vì vậy, nhu cầu đi khám và tìm hiểu về Bệnh viện Da liễu Trung ương là rất nhiều.

Sau đây là bài tổng hợp về Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin tổng quát và một số lưu ý quan trọng khi đi khám. Hy vọng, nội dung sau phần nào giải đáp được những băn khoăn của bạn đọc.

Lịch khám chữa bệnh

T2 – T6 : 6h00-18h00
T7 – CN : 7h30-17h30

Sau đây là lịch khám bệnh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bạn đọc tham khảo.

Lịch khám bệnh Sáng Chiều
Khám Giáo sư/Phó Giáo sư
Các ngày trong tuần Sáng từ 5h45-12h00 Chiều từ 13h30-16h30
Thứ Bảy, CN Sáng từ 7h00-12h00 Chiều từ 14h -17h30
Khám Trong giờ
Ngày trong tuần Sáng từ 5h45-12h00 Chiều từ 13h30-16h30
Khám Ngoài giờ
Thứ Hai – Thứ Sáu Từ 16h30-18h30
Thứ Bảy – CN Sáng từ 7h00-12h00 Chiều từ 14h -17h30

Giờ thăm bệnh

  • Sáng: từ 06h00 đến 07h00
  • Trưa : từ 11h00 đến 12h00
  • Chiều : từ 16h00 đến 21h00

Địa chỉ nằm ở đâu?

Bệnh viện tọa lạc tại địa chỉ số 15A – Phương Mai, Hà Nội. Bệnh viện Da liễu Trung ương nằm trong quần thể nhiều bệnh viện như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão Khoa, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Da Liễu TW, Bệnh viện Nhiệt đới TW, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW.

  • 5A – Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội. Chi tiết trên Google Map
  • Điện thoại: 024.32222944
  • Emaill: benhviendalieutrunguong@dalieu.vn
Bệnh viện da liễu trung ương nằm ở đâu

Bệnh viện da liễu trung ương nằm ở đâu

Vì vậy, các tuyến giao thông đi lại thuận tiện. Người dân ở các tỉnh có thể đến bệnh viện bằng xe Bus từ các bến xe như: Nước Ngầm, Mỹ đình, Yên Nghĩa, Long Biên. Bệnh viện Da liễu Trung ương tiến hành nghiên cứu mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh thuộc chuyên ngành bệnh Phong và Da liễu.

Các cơ sở bệnh viện da liễu khác có thể bạn nhầm lẫn

  • Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội Địa chỉ: 79B Phố Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội 115715
  • Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Da Liễu Thành Phố Đà Nẵng Địa chỉ: 91 Dũng Sĩ Thanh Khê, Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Bệnh Viện Da Liễu TP. Cần Thơ Địa chỉ: 12/1 Ba Tháng Hai, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Bệnh viện da liễu tỉnh Đồng Nai Địa chỉ: Trảng Dài, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
  • Bệnh viện Da Liễu Hải Phòng Địa chỉ: 140 Trần Phú, Cầu Đấ, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa 05A Chế Lan Viên, Ghềnh Ráng, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định 591300
  • Bệnh viện da liễu TP Vinh – Nghệ An 142 Lê Hồng Phong – Thành Phố Vinh – Nghệ An
  • Bệnh viện Da liễu Khánh Hòa Địa chỉ: 229 Đường Nguyễn Khuyến, Vĩnh Hải, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
  • Bệnh Viện Da Liễu tỉnh Bắc Ninh Địa chỉ: Thôn Quả Cảm, Hoà Long, Bắc Ninh
  • Bệnh Viện Da Liễu Thanh Hóa Địa chỉ: 195 Hải Thượng Lãn Ông, xóm 9, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá

Và còn nhiều bệnh viện da liễu khác trên toàn quốc, nhưng trong bài viết này, Massageishealthy xin đề cập tới kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại bệnh viện da liễu trung ương tại 5A – Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội.

Khám bệnh chuyên khoa Da liễu là khám những gì?

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS.

Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,…

B. Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội có nguồn gốc từ Khoa Nội thương – Da liễu, được thành lập vào tháng 2/1954. Qua một khoảng thời gian dài, đến nay bệnh viện được đổi tên thành “Bệnh viện Da liễu Trung ương” và trở thành bệnh viện chuyên khoa đầu ngành da liễu.

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Da liễu Trung ương

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Da liễu Trung ương

Các chức năng chính và nhiệm vụ chính của bệnh viện là khám và điều trị các bệnh về da liễu, phòng ngừa bệnh phong và các bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c. Nơi đây còn là trung tâm nghiên cứu các mô hình bệnh, đào tạo các cán bộ và chỉ đạo điều trị ở các tuyến dưới.

Bệnh viện Da liễu Trung ương tập trung đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn cao. Năm 2013, bệnh viện được Bộ Y tế tặng thưởng Cờ thi đua. Năm 2016, PGS–TS. Nguyễn Hữu Sáu, Phó giám đốc Bệnh viện được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen do có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Với những thành tích nổi bật của bệnh viện và đội ngũ y bác sĩ nơi đây, chắc chắn bạn sẽ yên tâm khi đến khám và điều trị tại bệnh viện da liễu trung ương Hà Nội nhé.

Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh nhân bắt đầu quá trình khám và điều trị bệnh bằng cách đăng ký thông tin cá nhân tại bàn hướng dẫn. Sau đó, nhân viên bệnh viện sẽ trực tiếp hướng dẫn cách đăng ký khám tại tại các bàn tiếp đón bệnh nhân. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các khu vực khám được sắp xếp và phân chia khoa học để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho bệnh nhân. Cụ thể:

Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

  • 1. Khu vực khám bệnh theo yêu cầu yêu cầu những thủ tục sau

Bệnh nhân tiến hành đăng ký khám tại khu vực khám bệnh theo yêu cầu cầu và được phân vào các phòng khám. Khu vực khám bệnh theo yêu cầu bao gồm các phòng từ 1 đến 23. Đa phần các kết quả xét nghiệm sẽ được chuyển đến cho bệnh nhân trong ngày.

Bệnh viện có khu điều trị da bệnh lý, chăm sóc da thẩm mỹ, chăm sóc da chuyên sâu riêng biệt tại tầng 7 – 8 – 9 Tòa nhà Kỹ thuật cao.

Đặc biệt, Bệnh viện còn trang bị hệ thống thiết bị chuyên nghiệp giúp phát hiện sớm ung thư da, chẩn đoán xác định các bệnh da, tóc, móng mà không cần phẫu thuật.

Ngoài ra, Bệnh viện còn đưa vào sử dụng máy điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi/hôi nách mà không cần phẫu thuật, an toàn, hiệu quả cao, không để lại sẹo, không cần nghỉ dưỡng sau điều trị.

  • 2. Khu khám bệnh tự nguyện

Bệnh nhân đăng ký khám bệnh tại các bàn tiếp đón từ 1 đến 7. Sau đó, nhân viên bệnh viện sẽ phân bệnh nhân vào các phòng khám khác nhau. Trong đó:

  • Bàn tiếp đón bệnh nhân đến khám: Bàn 1, 3 và 4
  • Bàn nộp tiền khám và xét nghiệm: Bàn 2 và bàn 6
  • Bàn đăng ký khám bảo hiểm y tế: Bàn 5
  • Bàn thanh toán bệnh nhân ra vào viện: Bàn 7.
  • Các phòng khám bệnh khu vực tự nguyện bao gồm: Phòng 5, 10, 11, 12, 13, 14 và 15

Đối với bệnh nhân khám và điều trị bệnh bằng bảo hiểm y tế cần đặc biệt lưu ý là mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, thẻ học sinh, sinh viên hay giấy chuyển viện…

Chi phí khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

Theo bảng giá mới nhất được cập nhật vào 04/07/2017, chi phí khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương như sau:

Mục bảo hiểm y tế chi trả

Tiền khám

  • Đơn giá: 30.000 đồng
  • Giá Bảo hiểm y tế: 20.000 đồng
  • Giá khám dịch vụ: 100.000 đồng
  • Giá khám ngoài giờ: 100.000 đồng
  • Bảo hiểm y tế chi trả: 100%
  • Hội chẩn để xác định bệnh khó
  • Đơn giá: 200.000 đồng
  • Giá Bảo hiểm y tế: 200.000 đồng
  • Giá khám dịch vụ: 200.000 đồng
  • Giá khám ngoài giờ: 200.000 đồng
  • Bảo hiểm y tế chi trả: 100%

Mục bảo hiểm y tế không chi trả

Khám bệnh với phó giáo sư:

  • Giá dịch vụ: 250.000 đồng
  • Giá ngoài giờ: 300.000 đồng

Khám bệnh với giáo sư:

  • Giá dịch vụ: 350.000 đồng
  • Giá ngoài giờ: 500.000 đồng

Các khoa phòng của Bệnh viện Da liễu Trung ương

  • Khoa Khám bệnh

Khoa Khám Bệnh đã triển khai khám bệnh theo 2 bộ phận đó là thu phí và khám theo yêu cầu.

Khoa Khám Bệnh cũng triển khai thêm phòng khám Giáo Sư/Phó Giáo Sư với trình độ chuyên môn cao, đứng đầu nghành về Da liễu để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Hiện nay, về phân bổ phòng khám, Khoa Khám Bệnh đã có 15 phòng khám theo yêu cầu, 07 phòng khám Giáo Sư/Phó Giáo Sư được bố trí tại tầng 2 và 3 Tòa nhà Kĩ thuật cao.

Trong khi đó, tại tầng 1 nhà Nhà Điều trị, Khoa Khám Bệnh bố trí 13 phòng khám thu phí và bảo hiểm và 1 phòng khám chuyên đề bệnh liên quan đến miễn dịch hệ thống.

  • Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc

Ngày 9/3/2010, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã thành lập Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu điều trị, chăm sóc da và làm đẹp ngày càng tăng của người dân.

Đội ngũ nhân lực là các bác sĩ chuyên khoa da liễu trẻ, giàu nhiệt huyết, ứng dụng nhiều kỹ thuật điều trị và chăm sóc da hiện đại, khoa học; Khoa ngày càng mở rộng quy mô trong công tác khám chữa bệnh, điều trị và làm đẹp chuyên nghiệp.

Khoa triển khai thêm nhiều phương pháp thẩm mỹ hiệu quả cùng các trang thiết bị máy móc hiện đại đem lại cho khách hàng sự hài lòng.

  • Khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em

Khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em (D2) là một khoa chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện, có chức năng thực hiện công tác điều trị nội trú các bệnh da và bệnh hoa liễu của phụ nữ và trẻ em từ khoa khám bệnh chuyển lên.

Các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, Viêm bì cơ, Xơ cứng bì hệ thống, Pemphigus…

Nhiều bệnh da hiếm gặp cũng đã được chẩn đoán, điều trị, tư vấn điều trị như: U tế bào lympho tại da, Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh, Porphyrin da…

  • Khoa Điều trị bệnh da Nam giới

Khoa có 14 buồng bệnh gồm 55 giường bệnh và 4 phòng chức năng. Đội ngũ của khoa có 25 cán bộ viên chức, trong đó có 8 bác sỹ.

Khoa tiếp nhận điều trị các bệnh nhân da và hoa liễu từ tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Số lượng bệnh nhân được điều trị hàng năm từ 800 – 900 người.

  • Khoa Phẫu thuật, Tạo hình Thẩm mỹ và phục hồi chức năng

Khoa là đơn vị hàng đầu trong chuyên ngành Da liễu về Phẫu thuật Thẩm mỹ và Phẫu thuật da.

Các lĩnh vực khoa đang thực hiện gồm:

Phẫu thuật thẩm mỹ

  • Nâng mũi công nghệ cao, nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân, nâng mũi S line, nâng mũi không phẫu thuật bằng filler…
  • Nhấn mí công nghệ mới, lấy mỡ mắt không sẹo, căng da mặt, sửa sẹo xấu…
  • Nâng ngực, thu nhỏ ngực phì đại, hút mỡ toàn thân, tạo hình thành bụng…
  • Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng mặt.

Phẫu thuật da

  • Phẫu thuật điều trị hôi nách.
  • Phẫu thuật bớt sùi, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, phẫu thuật nốt ruồi.

Ung thư da

  • Phẫu thuật Mohs cho tỷ lệ khỏi 99% đối với ung thư da tế bào đáy.
  • Phẫu thuật điều trị ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố…

Trẻ hóa da mặt

  • Trẻ hóa da mặt bằng filler.
  • Xóa nếp nhăn bằng Botox.
  • Bơm mỡ tự thân trẻ hóa da mặt, trẻ hóa bàn tay, trẻ hóa môi…
  • Trẻ hóa da mặt sau phẫu thuật.

Khoa Laser và Chăm sóc da

Khám, chữa bệnh ngoài da và hoa liễu, ứng dụng Laser, các phương pháp vật lý để điều trị bệnh, tư vấn và tiến hành các thủ thuật thẩm mỹ, săn sóc da bệnh lý và thẩm mỹ. Hiện tại khoa đang cung cấp các dịch vụ.

  • Laser điều trị các bệnh về mạch máu như u máu, bớt rượu vang, giãn mạch…
  • Laser điều trị các bệnh về sắc tố như bớt Ota, dát cà phê, tăng sắc tố sau viêm, rám má, tàn nhang…
  • Laser tái tạo bề mặt dành cho nếp nhăn, da lão hóa, sẹo lõm…
  • Laser điều trị các bệnh u ống tuyến mồ hôi, hạt cơm, sùi mào gà, các u nhỏ lành tính…
  • Săn sóc da bằng các biện pháp đắp mặt, lột da, siêu âm… cho các tình trạng trứng cá, lão hóa da…

Những bệnh nhân nào nên đến khám tại bệnh viện Da liễu TW

  • Bệnh chốc
  • Nhọt
  • Viêm nang lông
  • Trứng cá
  • Lao da
  • Bệnh phong.
  • Bệnh ghẻ
  • Lang ben
  • Nấm tóc
  • Nấm móng
  • Viêm da do tiếp xúc côn trùng
  • Bệnh da do vi rút
  • Bệnh Zona
  • Bệnh hạt cơm
  • Viêm da cơ địa
  • Viêm da tiếp xúc
  • Sẩn ngứa
  • Bệnh mày đay
  • Bệnh vảy nến…

Bệnh viện còn là địa chỉ khám các lây qua đường t.ì.n.h d.ụ.c như: giang mai, bệnh lậu, viêm âm hộ, âm đạo do nấm, Herpes sinh dục. Bệnh viện còn là địa chỉ uy tín hàng đầu trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh sùi mào gà, một vấn đề xã hội thường gặp hiện nay.

Ngoài thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa da liễu, bệnh viện ứng dụng kỹ thuật cao trong khám và điều trị

  • Phẫu thuật thẩm mỹ
  • Phẫu thuật tạo hình
  • Phẫu thuật da
  • Ung thư da
  • Công nghệ thẩm mỹ
  • Chăm sóc da cơ bản
  • Chăm sóc da chuyên sâu
  • Nâng mũi, căng da mặt

Lưu ý quan trọng khi đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh viện khám chữa các bệnh về da liễu thường gặp như phần trên. Bệnh viện còn thăm khám và điều trị các bệnh, triệu chứng các bệnh về da tự miễn như: bệnh Lupus ban đỏ, viêm cơ bì, hội chứng raynoud. Đây là nhóm bệnh có thể được phối hợp điều trị ở nhiều chuyên khoa khác nhau (Da liễu, Cơ Xương khớp và Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng).

Đặc biệt, Bệnh viện Da liễu Trung ương nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh về da và triển khai các dịch vụ ngoài giờ vào cả sáng thứ 7 và sáng chủ nhật hàng tuần.

Bệnh viện tọa lạc ở tuyến phố Phương Mai, nơi ngày càng trở nên đông đúc, chật chội do là tuyến phố nhỏ, nội đô lại nằm trong quần thể nhiều bệnh viện lớn nên việc đi lại hơi khó khăn, vất vả nhất là vào giờ cao điểm.

C. Một số bác sĩ tiêu biểu đã hoặc đang công tác

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu Khang

  • Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da Liễu Trung ương
  • Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân

Gần 40 năm làm việc trong chuyên ngành da liễu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu Khang đã có nhiều cống hiến và đóng góp to lớn cho ngành da liễu Việt Nam trong việc đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Lan Anh

  • Trưởng phòng đào tạo bệnh viện Da liễu Trung ương.
  • Bác sĩ da liễu khám và điều trị tại phòng khám Giáo sư – bệnh viện da liễu Trung ương

Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh

  • Bác sĩ chuyên khoa Da Liễu
  • Trưởng khoa D3 – Khoa Điều trị bệnh Da nam giới – Bệnh viện Da liễu Trung ương

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường

  • Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2010

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Lan

  • Tiến sĩ Y học tại Thụy Điển năm 2009 và được phong hàm Phó giáo sư năm 2012.
  • Có hơn 40 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế.
  • Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2014

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng

  • Nguyên Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Đạt chứng chỉ Diploma về Da liễu tại Viện da liễu Băng Cốc – Thái Lan
  • Bác sĩ thường xuyên tham gia các Hội thảo, Hội nghị Quốc tế về Da liễu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Hiển

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa Da Liễu
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện
  • Kinh nghiệm trong hơn 40 năm công tác, nghiên cứu và giảng dạy

Bác sĩ chuyên khám và điều trị các bệnh như: vảy nến, nấm cơ thể, da khô, mụn cóc sinh dục, nấm da đầu, ngứa da, rụng tóc, hói đầu, zona, viêm da, viêm da dị ứng, xơ cứng bì…

Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Cương

  • Bác sĩ chuyên khoa II, chuyên ngành Da liễu
  • Trên 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về Da liễu
  • Nguyên Phó trưởng khoa Điều trị bệnh Da liễu phụ nữ và trẻ em (D2) – Bệnh viện Da liễu Trung ương

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Đăng Bảng

  • Chuyên gia điều trị các bệnh Da liễu, các vấn đề chăm sóc thẩm mỹ da
  • Tốt nghiệp loại giỏi Bác sỹ Nội trú chuyên ngành Da liễu tại Đại học Y Hà Nội
  • Tu nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn tại Viện Truyền Nhiễm Quốc gia Tokyo – Nhật Bản
  • Bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (1999 đến 2014)

Mời các bạn xem thêm 23 BÁC SĨ DA LIỄU GIỎI Ở HÀ NỘI để bạn chủ động hơn khám chữa bệnh.

D. Những câu hỏi thường gặp khi đi khám bệnh tại bệnh viện da liễu Trung Ương

Bệnh viện Da liễu Trung ương nằm ở đâu?

Địa chỉ Bệnh viện Da liễu Trung ương: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Da liễu Trung ương có làm thứ 7 không?

Bệnh viện làm tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Chi tiết thời gian khám chữa bệnh của bệnh viện như sau:

  • Các ngày trong tuần: sáng từ 5 giờ 45 – 12 giờ, chiều từ 13 giờ 30 – 18 giờ.
  • Ngày nghỉ, ngày lễ: sáng từ 7 – 12 giờ, chiều từ 14 – 17 giờ 30.
  • Tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 6951.

Giờ thăm bệnh của bệnh viện Da liễu Trung ương là mấy giờ?

Thời gian thăm bệnh tại bệnh viện các ngày trong tuần:

  • Sáng: từ 6–7 giờ
  • Trưa: từ 11–12 giờ
  • Chiều: từ 16–21 giờ (thứ Bảy từ 13–21 giờ)
  • Chủ nhật và ngày lễ: từ 6–21 giờ

Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện da liễu trung ương ra sao?

Bạn có thể đăng ký khám bệnh qua tổng đài chăm sóc khách hàng của bệnh viện (1900 6951) hoặc đăng ký trực tiếp tại bệnh viện.

Quy trình khám chữa bệnh – Thu phí

Bạn đến bàn hướng dẫn tầng 1 Nhà điều trị. Nếu đã từng khám, nhân viên hướng dẫn sẽ kiểm tra mã bệnh nhân (đơn thuốc, xét nghiệm). Nếu là lần đầu, bạn phải đăng ký thông tin.

Sau đó, bạn đến bàn tiếp đón thu phí 1, 2, 3 để được nhập thông tin, thu tiền khám, phát số phòng khám và số thứ tự khám.

Bạn đến phòng khám theo đúng số phòng khám nhận được (Nhà điều trị số 1–16). Tại đây, bạn sẽ được khám bệnh, chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bạn quay lại bàn thu phí để đóng tiền thu phí cận lâm sàng.
Tiếp theo, bạn lên tầng 1 nhà điều trị để được chẩn đoán hình ảnh hoặc tầng 1, 4, 5 tòa nhà kỹ thuật cao để làm xét nghiệm.

Sau đó, bạn quay trở lại phòng khám để bác sĩ kê toa thuốc và ra quầy thuốc bệnh viện để được cấp thuốc.

Quy trình khám chữa bệnh – Giáo sư/Yêu cầu

Bạn đến bàn hướng dẫn tầng 1 tòa nhà Kỹ thuật cao. Nếu đã từng khám, nhân viên hướng dẫn sẽ kiểm tra mã bệnh nhân (đơn thuốc, xét nghiệm). Nếu là lần đầu, bạn phải đăng ký thông tin.

Sau đó, bạn đến bàn tiếp đón yêu cầu để được nhập thông tin, thu tiền khám, phát số phòng khám và số thứ tự khám.

Bạn đến phòng khám theo đúng số phòng khám nhận được. Nếu bạn được các giáo sư điều trị, hãy đi đến phòng từ 1–7.

Các phòng khám theo yêu cầu là từ số 8–22. Tại đây, bạn sẽ được khám bệnh, chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bạn quay lại bàn thu phí để đóng tiền thu phí cận lâm sàng.

Tiếp theo, bạn lên tầng 1 nhà điều trị để được chẩn đoán hình ảnh hoặc tầng 1, 4, 5 tòa nhà kỹ thuật cao để làm xét nghiệm.

Sau đó, bạn quay trở lại phòng khám để bác sĩ kê toa thuốc và ra quầy thuốc bệnh viện để được cấp thuốc.

Quy trình khám chữa bệnh – Bảo hiểm Y tế

Bạn đến bàn hướng dẫn tầng 1 Nhà điều trị. Nếu đã từng khám, nhân viên hướng dẫn sẽ kiểm tra mã bệnh nhân (đơn thuốc, xét nghiệm). Nếu là lần đầu, bạn phải đăng ký thông tin.

Sau đó, bạn đến bàn tiếp đón số 5 để nhân viên y tế nhận giấy tờ bảo hiểm, nhập thông tin, thu tiền khám, phát số phòng khám và số thứ tự khám.

Bạn đến phòng khám theo đúng số phòng khám nhận được (Nhà điều trị số 1–16). Tại đây, bạn sẽ được khám bệnh, chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, lên tầng 1 nhà điều trị để được chẩn đoán hình ảnh hoặc tầng 1, 4, 5 tòa nhà kỹ thuật cao để làm xét nghiệm.

Sau đó, bạn quay trở lại phòng khám để bác sĩ kê toa thuốc và quay lại bàn tiếp đón số 5 để thanh toán bảo hiểm và nhận thẻ.

Cuối cùng, bạn đến khu vực phát thuốc tại tầng 1 của Nhà điều trị để nhận thuốc.

Chi phí khám và điều trị tại bệnh viện

Tiền khám bệnh

  • Giá bình thường: 30.000 đồng
  • Giá có Bảo hiểm Y tế: 20.000 đồng
  • Giá khám dịch vụ/ngoài giờ: 100.000 đồng
  • Bệnh khó cần hội chẩn
  • Giá bình thường: 200.000 đồng
  • Giá có Bảo hiểm Y tế: 200.000 đồng
  • Giá khám dịch vụ/ngoài giờ: 200.000 đồng
  • Đây là những mục mà Bảo hiểm Y tế sẽ chi trả cho bạn 100%.

Dưới đây là những mục Bảo hiểm Y tế không chi trả.

Khám bệnh với phó giáo sư

  • Giá khám dịch vụ: 250.000 đồng
  • Giá khám ngoài giờ: 300.000 đồng

Khám bệnh với giáo sư

  • Giá khám dịch vụ: 350.000 đồng
  • Giá khám ngoài giờ: 500.000 đồng

E. Thông tin về lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và các thành tựu đạt được

Từ khoa “Bệnh lý Nội thương – Da liễu” được hình thành vào tháng hai năm 1954 và Trường Đại học Y Dược trên núi rừng Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), Giáo sư Đặng Vũ Hỷ cùng với 45 cán bộ – công nhân viên kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp về tiếp quản khu ngoài da của Bệnh viện Bạch Mai tháng 10/1954.

Từ tháng 10 năm 1954 đến năm 1972: Giáo sư Đặng Vũ Hỷ – Chủ nhiệm Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai kiêm chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội. Giáo sư Lê Kinh Duệ – Phó Chủ nhiệm Bộ môn

Từ 1964, Giáo sư Lê Tử Vân được cử làm Phó Chủ nhiệm Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai

Từ năm 1972, sau khi Giáo sư Đặng Vũ Hỷ qua đời, cho tới năm 1981: Giáo sư Lê Kinh Duệ được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội. Giáo sư Lê Tử Vân giữ chức Phó Chủ nhiệm khoa, Phó Chủ nhiệm Bộ môn. Giáo sư Nguyễn Thị Đào – Làm Phó Chủ nhiệm Bộ môn

Ngày 28 tháng giêng năm 1982 Bộ Y tế ra Quyết định số 70/BYT-QĿ thành lập Viện Da liễu Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế nằm trong Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 30/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 486/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Da liễu Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế

Ngày 13/11/2009, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4453/QĐ-BYT về việc đổi tên Viện Da liễu Quốc gia thành Bệnh viện Da liễu Trung ương trực thuộc Bộ Y tế

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Bệnh viện Da liễu Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về chuyên ngành Da liễu có chức năng nghiên cứu mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh thuộc chuyên ngành bệnh Phong và Da liễu.

  • Đào tạo chuyên sâu Da Liễu
  • Đào tạo cán bộ
  • Khám chữa bệnh
  • Chỉ đạo tuyến
  • Hợp tác quốc tế
  • Quản lý kinh tế trong Bệnh viện

THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Từ khi thành lập Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai cho tới nay là Bệnh viện Da liễu Trung ương, đã thực hiện và chỉ đạo được một số công việc nổi bật sau:

Xây dựng màng lưới chuyên khoa

Cho tới nay 100% các tỉnh/thành (63/63) trong cả nước đều đã có cơ sở chuyên khoa Da liễu. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về tổ chức biên chế cán bộ, theo địa dư và theo phương pháp quản lý của từng địa phương mà các cơ sở Da liễu ở từng địa phương mang những tên gọi khác nhau (Bệnh viện Da liễu; Bệnh viện Phong và Da liễu; Trung tâm Da liễu; khoa Da liễu nằm trong Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Y tế dự phòng), nhưng chức năng, nhiệm vụ công tác và mục tiêu hoạt động chuyên khoa đều thống nhất.

Đào tạo và nghiên cứu khoa học

Bệnh viện phối hợp với Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội mở nhiều khóa học, đào tạo được nhiều đối tượng đại học, sau đại học, cụ thể :

  • Bác sĩ chuyên khoa
  • Bác sĩ chuyên khoa I
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Bác sĩ nội trú
  • Thạc sĩ
  • Nghiên cứu sinh
  • Sinh viên luân khoa của trường Y: Trung bình mỗi năm khoảng 200 đến 400
  • Đào tạo chuyên khoa cho các đơn vị bạn như trường đại học y tế cộng cộng, đại học răng hàm mặt…
  • Mở hàng trăm lớp đào tạo lại, nâng cao trình độ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới (đề án 1816) cho các tỉnh, thành về bệnh Phong, bệnh da và bệnh LTQĐTD.

Tham gia giảng dạy cho các sinh viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu.

Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các đề tài về phòng chống các bệnh da liễu, bệnh phong, bệnh LTQĐTD và phục vụ cho công tác đào tạo, xây dựng màng lưới chuyên khoa, công tác nghiên cứu khoa học được ngành Da liễu khởi xướng ngay từ khi Giáo sư Đặng Vũ Hỷ về tiếp quản khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai và cho tới nay vẫn tiếp tục, ngày càng phát triển.

Hợp tác quốc tế

Từ những năm đầu tiên, khi mới về tiếp quản khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, Khoa đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác nghiên cứu khoa học của các nước xã hội chủ nghĩa :

– Năm 1957-1958 : Đoàn chuyên gia Liên Xô (cũ) sang giúp ta phát hiện các bệnh hoa liễu ở Tây Bắc, Phát Diệm Ninh Bình và một vài thành phố và thị xã trên miền Bắc. Ŀồng thời chi viện cho chúng ta nhiều thuốc men và hoá chất phục vụ công tác này.

– Từ năm 1959-1962 :

Bác sĩ Vulcan, chuyên gia Rumani sang hợp tác cùng Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai khám phát hiện và điều trị bệnh phong taị huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, huyện Vĩnh Tương tỉnh Vĩnh Phúc.

Các chuyên gia : Kudela (Tiệp Khắc), Stoyanov Nitov (Bungari), Giáo sư Volgan Hofs (Cộng hoà Dân chủ Ŀức) sang hợp tác nghiên cứu khoa học và giúp chúng ta chống các bệnh Da liễu.

Sau này, khi đất nước còn bị cấm vận, từ những năm 1977-1978, ngành Da liễu đã tạo được những mối quan hệ quốc tế ngày càng phát triển với nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) ở các nước như : Hà Lan, Nhật Bản, Bỉ, Anh, ĐĿức, Pháp, ý, Thuỵ Sĩ…, Tổ chức Y tế Thế giới (WHOs)…

Mỗi tổ chức giúp chúng ta một vùng, gồm từ 1-2 ; 4-5 ; rồi 10 đến 12 tỉnh/thành phố, với đề án hợp tác, viện trợ thuốc men, phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe đạp…), tài liệu sách vở, kinh phí đào tạo cán bộ, giáo dục y tế, phục hồi chức năng, dạy nghề… và gửi cán bộ đi học tập, tham gia, dự hội nghị quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao trình độ và uy tín của Ngành Da liễu, Viện Da liễu trên trường quốc tế.

– Từ 1992 đến nay: 100% các tỉnh, thành có dự án hợp tác về công tác phòng chống Phong với các tổ chức quốc tế như: WHO, các Hội chống Phong các nước Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật, Nauy… Hàng năm, có hàng chục đoàn khách quốc tế và chuyên gia vào làm việc với Viện Da liễu.

Viện đã hoàn thành kịp thời thủ tục phê duyệt dự án, chuyển kinh phí cho địa phương hoạt động và quyết toán với phía bạn, duy trì được các nguồn viện trợ hàng năm của các tổ chức gồm nhiều tỷ đồng. Nhiều đề án đặc biệt đã được thực hiện như với WHO là đề án Giám sát sau loại trừ bệnh Phong, tổ chức các lớp may, sửa chữa xe máy, học lái xe, nghề mộc… cho bệnh nhân phong và con em của họ.

– Từ 2000 đến nay, ngoài hợp tác phòng chống phong, Viện Da liễu và các tổ chức quốc tế đã mở rộng thêm hợp tác trong lĩnh vực bệnh ngoài da và các bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c, đặc biệt là xây dựng được một đề án ủng hộ, trợ cấp miễn phí tiền ăn, tiền xét nghiệm cho bệnh nhân Phong và một số bệnh nhân điều trị nội trú bệnh da có hoàn cảnh khó khăn tại Viện (đề án Thuỵ sỹ).

Một số cán bộ của Viện đã được tổ chức Y tế thế giới mời đi làm cố vấn tại các nước trong khu vực. Viện đã mở nhiều hội nghị quốc tế và mời các chuyên gia đầu ngành nước ngoài đến Viện để giảng dạy, hội chẩn trao đổi kinh nghiệm, tăng uy tín của Viện và ngành Da liễu Việt Nam trên trường quốc tế.

– Với những thành công và uy tín đã đạt được, Bệnh viên Da liễu TW và Hội Da liễu Việt nam đã được vinh dự đăng cai tổ chức các Hội nghi Da liễu Quốc tế quan trọng:

+ Năm 2009: tổ chức thành công Hội nghi Da liễu Đông Nam Á (Satellite Meeting) tại Hà nội

+ Năm 2014: Tổ chức thành công Hội nghi Da liễu khu vực châu  và Úc (RCD) tại Đà nẵng.

+ Năm 2016: Tổ chức thành công Hội nghị Chuyên gia Da liễu Châu Á-Thái bình dương (APMED) tại Hà nội…

– Các cán bộ của Bệnh viên được mời tham gia các Hội thảo, Hội nghji Quốc tế với các vai trò quan trọng như: Trưởng ban tổ chức, Chủ tịch, Đồng chủ tịch, Thư ký, Giảng viên…

Đặc biệt GS.TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu TW được bầu làm Chủ tich Hiệp Hội Da liễu Đông Nam Á ( LADS: League of Asean Dermatological Societies) nhiệm kỳ 2012 – 2014 và Phó Chủ tịch Hội Da liễu Châu Á (AADV: Asian Academy of Dermatology and Venereology) từ năm 2009 tới nay (2016).

Thành tựu trong công cuộc phòng, chống bệnh phong

Từ chỗ những năm trước đây ta chỉ có điều kiện điều trị bệnh phong bằng DDS đơn thuần (đơn hoá trị liệu). Từ sau ngày thống nhất đất nước, Ngành Da liễu nắm bắt được kịp thời những thông tin mới trên Thế giới về kỹ thuật, chẩn đoán, phân loại và điều trị bệnh phong từ năm 1983 đến nay.

Ngành Da liễu đã chuyển sang dùng hoá trị liệu phối hợp (đa hoá trị liệu), giúp hiệu quả trị bệnh tăng nhanh gấp bội, nhanh chóng cắt được nguồn lây, hạn chế tàn tật trên bệnh nhân phong và đề phòng vi khuẩn phong kháng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát rất thấp. Chỉ mới tính đến năm 1994, sau 10 năm thực hiện Đa hoá trị liệu (ĐHTL-MDT), tổng số bệnh nhân đã hoàn thành đa hoá trị liệu và đã được khỏi bệnh là 80.000 người / trên cả nước.

Trong công trình nghiên cứu dài hạn nhằm rút ngắn thời gian chữa khỏi bệnh phong hơn nữa bằng Ofloxacin của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đã được chọn là một trong 7 Trung tâm lớn của toàn thế giới tham gia đề tài này.

Năm 1994, Thủ đô Hà Nội đã được chọn để đăng cai việc tổ chức một Hội nghị Quốc tế quan trọng bàn về việc khống chế và tiến tới thanh toán bệnh phong trên toàn cầu. Đã có hơn 150 đại biểu, các nhà khoa học về bệnh phong, 47 Bộ trưởng Bộ Y tế các nước sang Việt Nam cùng tham gia.

Hội nghị đã ra được bản “Tuyên ngôn Hà Nội” khuyến cáo mọi quốc gia phấn đấu sớm loại trừ bệnh phong ra khỏii Y tế cộng đồng, đạt được như lời kêu gọi của Đại hội Y tế Thế giới tổ chức tại Genève năm 1991 là Hãy loại trừ bệnh phong ra khỏi nền y tế cộng đồng trên toàn thế giới vào năm 2000.

Từ năm 1995 : Chương trình phòng chống bệnh phong của Ngành Da liễu đã được Nhà nước nâng lên thành chương trình quốc gia.

Từ năm 1995 đến nay :

Thực hiện chương trình y tế quốc gia về phòng chống bệnh Phong. Đã thực hiện thành công “Loại trừ bệnh Phong theo tiêu chuẩn WHO” vào năm 2000.

Tính đến nay, tất cả 63/63thành trong cả nước đã tổ chức công nhận loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam do Bộ Y tế ban hành năm 2002. (Tiêu chuẩn này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới). Hàng năm giám sát hoạt động chống Phong của các tỉnh trong toàn quốc.

Chỉ đạo và thực hiện chương trình phòng chống tàn tật cho bệnh nhân Phong.

Thực hiện dự án hợp tác giữa phòng Chỉ đạo tuyến và các bộ phận liên quan với các Hội chống Phong Hà Lan (NLR), Bỉ, Đức, Thụy Sỹ.

Mở nhiều lớp tập huấn về chăm sóc bàn tay, bàn chân mất cảm giác, phòng tránh thương tích ở mắt bệnh nhân Phong cho cán bộ chuyên môn của các khu điều trị Phong và cán bộ làm công tác chống Phong.

Tập huấn, cập nhật và nâng cao kiến thức về bệnh Phong cho cán bộ chuyên khoa tuyến huyện tại các tỉnh trong cả nước.

– Tập huấn cho cán bộ chống phong tuyến tỉnh về chiến lược lồng ghép trong hoạt động chống phong giai đoạn mới.
Xây dựng các tài liệu và biểu mẫu theo dõi tàn tật cho bệnh nhân Phong, mẫu Báo cáo tình hình hoạt động da liễu hàng năm, bệnh án bệnh nhân Phong, sửa mẫu báo cáo tình hình bệnh phong cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hoàn thiện văn bản dưới luật hướng dẫn tổ chức công nhận loại trừ bệnh Phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam.

Phân phối thuốc chống Phong, thuốc bôi ngoài da phục vụ công tác khám phát hiện bệnh Phong cho các tỉnh/thành trong cả nước.

Giáo dục y tế toàn dân và tập huấn cho cán bộ y tế những kiến thức cơ bản về bệnh Phong ở những xã trọng điểm (xã có nhiều bệnh nhân Phong mới).

Hàng năm tổ chức giao ban 4 phòng Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hoà; Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quỳnh Lập.

Phân vùng dịch tễ bệnh Phong.

Hoạt động phòng chống bệnh LTQĐTD

Là tiểu ban Da liễu thuộc Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, Viện đã xây dựng Chương trình hành động phòng, chống các nhiễm trùng lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c đến năm 2010 trong khuôn khổ chương trình Y tế quốc gia phòng chống HIV/AIDS.

Hàng năm tập huấn cho các giảng viên tuyến tỉnh về quản lí, giám sát và điều trị các nhiễm khuẩn LTQĐTD. Giám sát thường quy các bệnh LTQĐTD tại các tỉnh theo qui định của Bộ Y tế.

Hoàn thành bộ tài liệu giảng dạy chuẩn quốc gia về quản lý bệnh LTQĐTD, các nhiễm khuẩn đường sinh sản cho chương trình chăm sóc sức khoẻ đường sinh sản của Bộ Y tế để thực hiện đào tạo trong hệ sản phụ khoa ở tuyến quận, huyện và xã, phường.

Hoàn thành tài liệu giảng dạy cho các giảng viên tuyến tỉnh về quản lý, giám sát và điều trị các nhiễm khuẩn LTQĐTD trong dự án ADB. Hoàn thành hướng dẫn quản lý các bệnh LTQĐTD trong dự án “Cộng đồng phòng chống AIDS” tài trợ của Quĩ xoá đói giảm nghèo Nhật bản thông qua Ngân hàng phát triển châu á do Ban PC AIDS chủ trì. Lập kế hoạch và thực hiện phòng chống LTQĐTD với các tổ chức quốc tế: FHI, CDC, WHO, DFID.

Tham gia biên soạn tài liệu về chuẩn quốc gia điều trị nhiễm trùng cơ hội trong HIV/AIDS.

Xây dựng quyển Atlas bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c

Công tác xuất bản và tuyên truyền, giáo dục y tế chuyên ngành

Cuốn Nội san Da liễu được ra đời sớm nhất từ tháng 10/1950 và liên tục cho tới nay, cùng với cuốn Thông tin Da liễu được Tổng hội Y học Việt Nam xuất bản đều đặn trong mấy thập kỷ qua, đã góp phần không nhỏ vào công tác “đào tạo liên tục” trong đông đảo cán bộ chuyên khoa Da liễu.

– Tạp chí Da liễu đã được hình thành và ấn bản liên tục mỗi quý một số.

Những sách chuyên đề về phổ biến khoa học đã được xuất bản với số bản tương đối nhiều như: “Một số kiến thức hiện đại về bệnh phong”, “Bệnh phong đầu phải nan y (Diễn Ca)”; “Tìm hiểu về bệnh Giang mai”, “Atlas bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c”, “Da tóc thường mắc những bệnh gì ?”; “Những bệnh nấm da thường gặp”, “Bệnh vảy nến”, “Những bệnh da có mủ”, “Bệnh da nghề nghiệp”, “Phục hồi chức năng trong bệnh phong” v.v…

Mỗi đầu sách đã được Nhà xuất bản Y học in với chỉ số hàng ngàn cuốn và bán rộng rãi trong dân. Hàng chục bộ phim được ra đời kể cả phim truyện và phim đèn chiếu với những nội dung thiết thực nhằm giáo dục y tế về bệnh phong và hoa liễu cho nhân dân.

Ví dụ một vài tên phim có nhan đề: “Đâu phải nan y”; “Vẫn có ngày mai”, “Nga Sơn Thanh Hoá bệnh phong”, “Bản tình ca” nói về bệnh phong. Còn bộ phim “Trót dại” thì nói về bệnh hoa liễu, với hàng trăm bản đã được phát ra kèm theo hàng chục máy chiếu phim lưu động trên những địa bàn xa xôi hẻo lánh.

Thành tích nổi bật

  • Năm 1983 : Viện Da liễu đã được Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Năm 1983 : Bộ môn Da liễu đã được Bộ Y tế tặng bằng khen về thành tích giảng dạy giỏi
  • Năm 1983 : Giáo sư Lê Kinh Duệ được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Năm 1995: Giáo sư Lê Kinh Duệ được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
  • Năm 1994: Giáo sư Lê Kinh Duệ được Hội chống phong những nước nói tiếng Pháp (Francophonie) bầu làm Phó Chủ tịch của Hội.
  • Năm 1995: Giáo sư Lê Kinh Duệ đã vinh dự được tặng giải thưởng lớn mang tên Sasakawa của WHO.
  • Năm 1996: Cố Giáo sư Đặng Vũ Hỷ được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
  • Năm 2001: Viện Da liễu được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng hai.
  • Năm 2002: Bộ môn Da liễu đã được tăng thưởng Huân chương lao động hạng Ba
  • Năm 2003: Cố Giáo sư Viện trưởng Lê Kinh Duệ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
  • Năm 2003: PGS. TS. Phạm Văn Hiển được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III.

GS.TS Trần Hậu Khang được tặng thưởng:

1996: Huy chương Sáng tạo tuổi trẻ của TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

2002: Giải thưởng Nghiên cứu xuất sắc của Hội Da liễu Nhật bản.

2011: Huân chương Lao động Hạng Ba.

2011: Giải thưởng Cống hiến của Liên đoàn Da liễu Thế giới.

2013: Giải thưởng “Nhà Quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới”

2014: “Vinh danh bảng vàng” Tri thức tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển Thủ đô

2014: Thầy thuốc Nhân dân

Năm 2010: Bệnh viện Da liễu Trung ương được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Năm 2011: Bệnh viện Da liễu Trung ương được Bằng khen của Bộ Y tế vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Cuộc vận động Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2011.

Năm 2011: BV được Bộ Y tế tặng bằng khen Bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2011.

Năm 2012: Bệnh viện được Bộ Y tế tặng thưởng Cờ thi đua của Bộ Y tế.

Năm 2013: Bệnh viện được Bộ Y tế tặng thưởng Cờ thi đua của Bộ Y tế.

Năm 2016: PGS.TS. Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen do đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hy vọng với những thông tin cần thiết trên đây, bạn đọc đã xua tan được phần nào những lo lắng và thực hiện quá trình khám và điều trị bệnh tại bệnh viện da liễu trung ương Hà Nội một cách thuận lợi, hiệu quả nhất. Chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh.

Nguồn tham khảo:

Giới thiệu – Bệnh viện da liễu trung ương, https://dalieu.vn/gioi-thieu/, 09/10/2019

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like