A. Bệnh viện phụ sản Trung Ương Hà Nội sản phụ khoa, khoa hiếm muộn hàng đầu Việt Nam
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội là bệnh viện đầu ngành về khám sản khoa, khám phụ khoa và chuyên khoa hiếm muộn có địa chỉ ở số 43, Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bảng giá điều trị và thăm khám tại BV phụ sản TW cũng ở mức hợp lý với mọi tầng lớp người bệnh. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại hàng đầu nước ta.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương được thành lập từ thời Pháp thuộc và ngày càng nâng cao trình độ phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 về sản khoa, phụ khoa. Đây là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín trên toàn miền Bắc. Với mục tiêu mang đến những ca “vượt cạn an toàn”, “mẹ tròn con vuông”, thời gian qua Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sản phụ, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho biết bao gia đình.
Với đội ngũ 1.155 cán bộ gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và bác sĩ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương không chỉ đảm nhiệm khám chữa các bệnh về sản khoa và phụ khoa mà còn tham gia đào tạo y khoa và nghiên cứu khoa học. Địa chỉ Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 43 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Table of Contents
1. Thông tin liên hệ
- Tên đơn vị: Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương.
- Tên tiếng Anh : National hospital of obstetrics and gynecology (NHOG).
- Tên tiếng Pháp : Hopital national de gynécologie et d’ obstétrique (HNGO).
- Điện thoại: 024.38252161 Fax: 024.38254638
- Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế Hạng bệnh viện: Chuyên khoa hạng 1
- Email : ipmn@hn.vnn.vn
- Website: http;//www.benhvienphusantrunguong.org.vn và http://www.phusantrunguong.org.vn
- Đại diện: PGS.TS Trần Danh Cường Chức vụ: Giám đốc
- Tổng số CBVC: 1470 (Trong đó có: 199 Bác sĩ, 396 Điều dưỡng, 292 Hộ sinh và 110 KTV).
2. Địa chỉ bệnh viện Phụ sản Trung Ương ở đâu
Trụ sở : số 43, Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Địa chỉ trên Google map
Bệnh viện có nhiều cổng vào:
- Cổng chính: Số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm
- Cổng phụ trên phố Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm
- Cổng phụ trên phố Triệu Quốc Đạt, Hoàn Kiếm
- Ngoài ra, bệnh viện còn có Phòng khám theo yêu cầu nằm ở số 56 Hai Bà Trưng.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương gần bến xe nào?
- Bến xe Mỹ Đình: 9km, đi xe bus tuyến 34
- Bến xe Giáp Bát: 6km, đi xe bus tuyến 32, tuyến 03A hoặc tuyến 08
- Bến xe Nước Ngầm: 8km, đi xe bus tuyến 06A, 06E, 12, 94 hoặc tuyến 101, sau đó bắt tuyến 32
- Bến xe Yên Nghĩa: 15km, đi xe bus tuyến 02 hoặc 01
3. Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương có khám thứ 7 và chủ nhật không?
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương (còn gọi là Viện C) là bệnh viện đầu ngành trực thuộc Bộ Y tế, chuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như khám bệnh và điều trị bệnh cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nhiều chị em phụ nữ bận bịu, chỉ có thể sắp xếp khoảng thời gian cuối tuần để khám thai, tuy nhiên lại không biết Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương có khám thứ 7 không?
Lịch làm việc của Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương Thứ 2 đến thứ 6: Từ 6h30 đến 16h30 và Khám dịch vụ mở cửa cả ngày thứ 7 và chủ nhật. Có phòng khám sản phụ khoa dịch vụ do các bác sỹ tại viện C mở tại địa chỉ 56 Hai Bà Trưng.
Với lịch làm việc như vậy thì bệnh viện phụ sản trung ương hoàn toàn làm việc vào thứ 7 và chủ nhật (cuối tuần), các bạn vẫn có thể đặt lịch hẹn thăm khám như ngày thường.
Biểu tượng của bệnh viện:
4. Chi phí sinh con tại Bệnh viện phụ sản Trung ương
Mức giá khám bệnh và sinh đẻ tại Bệnh viện phụ sản Trung ương được niêm yết theo quy định của nhà nước. Cụ thể:
Với sản phụ sinh thường:
- Chi phí tạm ứng nhập viện: 3.000.000 đồng và 30.000 đồng khám cấp cứu
- Chi phí phát sinh, chẳng hạn như gây tê màng cứng: ~1.500.000 đồng
Với sản phụ sinh mổ dịch vụ
- Trọn gói sinh đẻ: 12.000.000 đồng, bao gồm: chi phí mổ, lựa chọn bác sĩ mổ, chi phí nằm viện 5 ngày sau sinh
- Trong trường hợp nằm viện quá 5 ngày phải thanh toán thêm tiền dịch vụ phát sinh.
Phòng dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản trung ương có 3 loại như sau:
- Phòng 2 giường với khu vệ sinh khép kín: 500.000 đồng/ngày
- Phòng 4 giường có khu vệ sinh khép kín: 400.000 đồng/ngày
- Phòng 6 – 8 giường không có khu vệ sinh khép kín: 300.000 đồng/ngày.
Dịch vụ chăm sóc thai nhi tại nhà:
Bệnh viện Phụ sản trung ương cung cấp Dịch vụ khám thai tại nhà, hàng ngày từ 7 giờ đến 19 giờ, các bác sĩ sẽ đến phục vụ tận nơi những bệnh nhân có nhu cầu khám thai, chăm sóc sau sinh hoặc sau phẫu thuật đã đăng ký trước qua điện thoại số (04) 39343536.
Với dịch vụ chăm sóc thai nhi tại nhà, những người sinh mổ hoặc mới phẫu thuật có thể xuất viện sớm hơn. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có thể phục vụ trong phạm vi bán kính 15 km tính từ bệnh viện. Bác sĩ sẽ đi ôtô đến nhà người bệnh cùng với máy móc cần thiết.
Các dịch vụ hiện có là khám thai, chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé (làm thuốc cho sản phụ, tắm bé, thay băng rốn, tư vấn về tiêm chủng, nuôi con…), chăm sóc sau các ca mổ sản phụ khoa hoặc lấy bệnh phẩm xét nghiệm. Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện sức khỏe bệnh nhân không ổn, bác sĩ sẽ chỉ định đến bệnh viện để khám kỹ hơn và điều trị.
5. Bảng giá viện phí tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội
Bạn có thể tham khảo bảng giá bằng file excel: TẢI TẠI ĐÂY hoặc bạn xem trực tiếp bảng giá TẠI ĐÂY
Bệnh viện Phụ sản Trung ương có đầy đủ các dịch vụ khám chữa các bệnh lý sản khoa và phụ khoa nhưng có một số dịch vụ không được bảo hiểm chi trả.
Khám lâm sàng
- Có bảo hiểm y tế: 20.000 đồng
- Không có Bảo hiểm Y tế: 100.000 đồng
- Khám chuẩn đoán ca khó: 200.000 đồng
- Soi sổ tử cung: 150.000 đồng
Siêu âm
- Có bảo hiểm y tế: 30.000 – 150.000 đồng
- Không có bảo hiểm: 50.000 – 350.000 đồng
- Chụp X-quang: 32.000 – 8.180.000 đồng
- Xét nghiệm giải phẫu bệnh: 200.000 – 700.000 đồng
- Xét nghiệm huyết học: 25.000 – 172.000 đồng
- Xét nghiệm sinh hóa: 20.000 – 500.000 đồng
- Xét nghiệm tế bào di truyền: 40.000 – 500.000 đồng
- Xét nghiệm vi sinh: 40.000 – 360.000 đồng
- Các phương pháp kế hoạch hóa gia đình: 50.000 – 1.000.000 đồng
- Các phương pháp hỗ trợ sinh sản: 80.000 – 15.000.000 đồng
- Chẩn đoán trước sinh: 45.000 – 16.500.000 đồng
- Chăm sóc tại nhà: 130.000 – 3.600.000 đồng
- Các thủ thuật khám chữa bệnh cho bé sơ sinh: 10.500 – 500.000 đồng
- Các thủ thuật – phẫu thuật khác: 5.000 – 2.500.000 đồng
6. Bệnh viện phụ sản trung ương khám chữa bệnh gì?
- Khám thai, siêu âm thai, sàng lọc trước sinh, đánh giá sức khỏe của mẹ
- Theo dõi monitoring, tiêm
- Xét nghiệm: huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, t.i.n.h d.ị.c.h đồ
- Siêu âm: 2D, 4D, siêu âm bơm nước buồng tử cung
- Chẩn đoán sớm, chính các chửa ngoài tử cung. Áp dụng điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung bằng Methotrexate
- Vô sinh
- Giữ thai do các nguyên nhân dưới 13 tuần
Khám, chẩn đoán, sàng lọc và điều trị các bệnh Ung thư Phụ khoa như Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú…
Thực hiện thủ thuật: hút thai, phá thai bằng thuốc, hút buồng tử cung, xoắn polyp CTC, đốt điện, đặt tháo dụng cụ tử cung
Khám điều trị, phẫu thuật các bệnh lý phụ khoa lành tính: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp buồng tử cung, sa sinh dục, viêm phần phụ, dị dạng sinh dục…
Điều trị, phẫu thuật các bệnh lý cấp cứu: chửa ngoài tử cung, u buồng trứng xoắn, vỡ nang buồng trứng chảy máu; u xơ tử cung, polyp buồng tử cung băng kinh thiếu máu…
7. Đội ngũ bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản Trung ương có một đội ngũ y bác sỹ được đào tạo bài bản ở trong nước và quốc tế có trình độ chuyên môn cao và luôn tận tâm với nghề.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Trần Danh Cường
- Hiện ông đang là Giám đốc của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Ông là một trong những bác sỹ đầu ngành về chuyên khoa sản với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
- Từng công tác Chuyên khoa Siêu âm thai của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Lê Hoài Chương
- Hiện ông đang là Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Tế bào học và Trưởng Đơn vị chăm sóc sức khỏe tại nhà của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Ông cũng đang là Bác sỹ hỗ trợ chuyên môn tại Bệnh viện phụ sản An Thịnh.
Tiến sỹ. Bác sỹ Lê Thiện Thái
- Hiện ông đang là Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Ông cũng là một trong những bác sỹ đầu ngành về chuyên khoa sản với kinh nghiệm dày dặn.
Tiến sỹ. Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Hồng Minh
- Hiện là Giám đốc của Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Đang là Bác sỹ hỗ trợ chuyên môn tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh.
- Bà là Bác sỹ phụ trách tại Phòng khám Sản phụ khoa Nguyễn Thị Hồng Minh.
Phó Giáo sư. Tiến Sỹ. Bác sỹ Vũ Bá Quyết
- Ông từng được đào tạo về phẫu thuật nội soi ở Trung tâm đào tạo nội soi Sản phụ khoa Châu âu tại Cộng hòa Pháp.
- Hiện ông đang công tác tại khoa Phụ Ung thư của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
- Đồng thời là Bác sỹ cố vấn chuyên môn tại Bệnh viện phụ sản An Thịnh.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Nguyễn Viết Tiến
- Ông từng là Thứ trưởng của Bộ Y tế.
- Hiện đang phụ trách Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
- Ông đang công tác tại khoa Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu điện Hà Nội – Cơ sở 1.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Nguyễn Quốc Tuấn
- Hiện đang là Phó Trưởng khoa Phụ ung thư của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
- Làm việc tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Tiến sỹ. Bác sỹ Vũ Văn Du
- Hiện ông đang là Trưởng khoa điều theo yêu cầu tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
- Từng làm việc tại khoa Sản phụ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
- Ông cũng đang là Phó chủ nhiệm bộ môn Phụ sản thuộc khoa Y Dược của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Ngô Văn Tài
- Ông từng là Phó khoa Đẻ của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
- Hiện đang là Chuyên gia Y tê của Bộ môn Phụ sản tại Trường Đại học Y Hà Nội.
- Là Bác sỹ hỗ trợ chuyên môn cho Bệnh viện Phụ sản An Thịnh.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Cung Thị Thu Thủy
- Hiện bà đang là Trưởng khoa Khám bệnh của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
- Là bác sỹ công tác tại Phòng khám số 1 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Bà từng làm việc tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Nguyễn Đức Hinh
- Ông là Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Sản – Phụ khoa của Trường Đại học Y Hà Nội.
- Từng công tác tại khoa Quốc tế và Phòng khám số 1 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Là Phó Giám đốc phụ trách khoa Khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Minh
- Hiện đang công tác tại khoa Phụ Nội tiết của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
- Bà là Bác sỹ phụ trách tại Phòng khám Sản phụ khoa và Siêu âm – Bác sỹ Nguyễn Ngọc Minh.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Bác sỹ Lưu Thị Hồng
- Là Giảng viên chính bộ môn Phụ sản của Trường Đại học Y Hà Nội.
- Bà là Vụ trưởng vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em thuộc Bộ Y tế.
- Hiện đang là Phó trưởng khoa Khám bệnh của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ, Bác sỹ Vương Tiến Hòa
- Là Giảng viên cao cấp bộ môn Phụ sản của Trường Đại học Y Hà Nội.
- Ông từng công tác tại khoa Khám bệnh và Cấp cứu của Bệnh viện Phụ sản An Thịnh.
- Tham gia Giảng dạy ở Trường Y tế Cộng đồng.
8. Cơ sở vật chất của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương có quy mô lớn với hơn 1000 giường bệnh, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại nhằm mang tới những dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất.
- Máy chụp CT, chụp X-quang, chụp TCVT.
- Máy siêu âm, máy thở, máy CPAP, máy laser, máy tiêm truyền.
- Hệ thống máy dùng cho xét nghiệm sinh hóa.
- Hệ thống máy Autodelfia.
- Hệ thống máy Sequesing.
- Hệ thống máy Tendemas.
- Hệ thống các máy phân tích thăm dò để tìm nhiễm sắc thể tự động.
- Máy dùng để chẩn đoán thai nhiễm Rubella.
- Máy điện tim, máy điện não.
- Máy hấp sấy tiết khuẩn, máy khử trùng phòng bệnh.
- Máy sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh.
- Máy theo dõi bão hòa oxy thông qua da.
- Máy siêu âm màu 4 chiều, máy X-quang ngay tại giường.
- Giường hồi sức, hệ thống làm lạnh não, đèn chiếu vàng da.
- Máy sàng lọc Thalassemia.
9. Dịch vụ khám bệnh
Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản Trung ương có tất cả 9 chuyên khoa cận lâm sàng, 14 chuyên khoa lâm sàng cung cấp đến người bệnh rất nhiều các dịch vụ.
Các gói khám: Khám bệnh theo yêu cầu, khám có thẻ bảo hiểm, khám sản phụ khoa định kỳ, khám thai, khám phụ khoa.
Các gói siêu âm: Siêu âm tổng quát, siêu âm chuyên sâu trong phụ khoa, siêu âm trong sản khoa, siêu âm hình thái thai, siêu âm bệnh tuyến vũ, siêu âm hội chẩn trong sản phụ khoa.
Dịch vụ chụp chiếu: Chụp X-quang tổng quát, chụp sơ sinh, chụp tuyến vú, chụp ống tuyến vú có bơm thuốc cản quang…
Dịch vụ xét nghiệm: xét nghiệm t.i.n.h d.ị.c.h đồ, HIV, đông cầm máu, sinh học phân tử HPV, hóa mô miễn dịch, mô bệnh học, tế bào học…
Các dịch vụ phẫu thuật: lấy thai, nội soi cắt tử cung, nội soi bóc u xơ tử cung, nội soi buồng tử cung, cắt tử cung đường âm đạo, dị dạng sinh dục, đường âm đạo…
Bên cạnh đó, Bệnh viện Phụ sản Trung ương còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác. Điều trị bệnh u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, rong kinh, mang thai ngoài tử cung, viêm phần phụ, u buồng trứng xoắn, sa sinh dục, các bệnh liên quan đến nội tiết sinh sản…
B. Quy trình khám bệnh ở bệnh viện phụ sản trung ương
1. Khám có Bảo hiểm Y tế
Bệnh nhân lấy số và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn ở tầng 1 nhà G.
Bệnh nhân làm thủ tục Bảo hiểm Y tế và nhận phiếu khám ở các bàn số 21 và 22.
Bệnh nhân đi khám bệnh tại phòng 6 nhà A.
Nếu bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục Bảo hiểm Y tế.
Bệnh nhân cần siêu âm đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
Bệnh nhân cần xét nghiệm đi lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung tầng 1 nhà A, đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Những người đến khám thai sẽ nhận kết quả ở đúng phòng mình được khám thai.
Bác sĩ đọc kết quả siêu âm và xét ngiệm để kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn.
Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện. Người bệnh nào có đơn thuốc thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ Bảo hiểm Y tế. Người bệnh lấy thuốc Bảo hiểm Y tế tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.
Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục Bảo hiểm Y tế và lấy lại thẻ Bảo hiểm Y tế.
2. Khám ở khoa khám bệnh
Bệnh nhân lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn tầng 1 nhà G.
Bệnh nhân đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh theo số tự.
Bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám.
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và đợi mua hóa đơn.
Bệnh nhân cần siêu âm thì đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
Bệnh nhân cần xét nghiệm đi lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung ở tầng 1 nhà A, đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Những người đến khám thai sẽ nhận kết quả ở đúng phòng mình được khám thai.
Bác sĩ đọc kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
C. Quy trình khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
Khi xuất hiện tình trạng chậm kinh nguyệt từ 7 – 10 ngày, phụ nữ nên đến khám thai và siêu âm để được đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi, dự kiến ngày sinh nở, đồng thời thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.
Giai đoạn 3 tháng tiếp theo
- Siêu âm hình thái của thai nhi tại tuần thứ 22
- Tiêm vaccin phòng chống uốn ván
- Thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ
- Thiết lập hồ sơ quản lý thai nhi.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
- Khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Siêu âm hình thái thai nhi tại thời điểm 32 tuần
- Tiến hành xét nghiệm nước tiểu
- Được tư vấn giảm đau khi sinh con
- Theo dõi thai nhi chặt chẽ sau mỗi 48 giờ trong trường hợp quá thời gian sinh dự kiến.
Các phòng khám và điều trị chức năng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
Tầng 1, Nhà G
- Lịch khám: 7h30 – 11h30 và 1h30 – 16h30
- Dịch vụ thực hiện: Thăm khám thai từ 3 tháng trở lên, Soi cổ tử cung, khám vô sinh ở nam giới, Hội chẩn.
- Hoàn trả hồ sơ ra viện
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế.
Tầng 1, Nhà A
- Cấp cứu, xét nghiệm (làm trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính)
- Tư vấn trong và ngoài giờ hành chính
Tầng 2, Nhà A
Lịch khám
- Từ thứ 2 – Thứ 6: 6h30 – 7h30 và 16h30 – 19h30
- Thứ 7, chủ nhật: Từ 7h30 – 12h00
Dịch vụ thực hiện
- Khám ngoài giờ hành chính
- Khám các bệnh phụ khoa
- Khám thai cho sản phụ dưới 3 tháng
- Khám vô sinh nam, nữ
- Khám mạn kinh
- Các thủ thuật liên quan đến huyết học, sinh hóa.
Nhà H
Khu vực nhà H là nơi thực hiện kỹ thuật siêu âm, vị trí của khoa sản Nhiễm khuẩn, Trung tâm chẩn đoán trước sinh và kế hoạch hóa gia đình, Phụ khoa nội tiết.
Nhà E
Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Sản phụ khoa tại nhà vào tất cả các ngày trong tuần với thời gian từ 7h30 – 17h30.
D. Có nên khám vô sinh tại bệnh viện phụ sản Trung Ương khoa hiếm muộn không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 8-10% cặp vợ chồng có vấn đề liên quan đến hiếm muộn. Tuy nhiên, tỉ lệ hiếm muộn ở một số quốc gia có thể cao hơn do hoàn cảnh và tập quán sinh sống. Tình trạng hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai hoặc không có con sau ít nhất một năm giao hợp bình thường, không sử dụng các phương pháp ngăn ngừa thai. Đặc biệt, người càng lớn tuổi, khoảng sau 35 tuổi, thì khả năng có thai sẽ càng giảm dần.
Khi mắc phải chứng vô sinh hiếm muộn thì Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ là địa điểm bệnh viện đầu tiên mà các chị em phụ nữ nghĩ tới. Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin cần thiết về chữa vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương khoa hiếm muộn ngay dưới đây.
Quy trình khám hiếm muộn ở Phụ sản trung ương
Tuy cùng là khám hiếm muộn, nhưng quy trình khám hiếm muộn ở nam và nữ hoàn toàn khác nhau.
– Đối với nam giới
Hầu hết tất cả nam giới khi đến khám hiếm muộn đều phải thử t.i.n.h d.ị.c.h đồ (phân tích t.i.n.h d.ị.c.h) và xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c (HIV, lao, giang mai, viêm gan B, Clamydia).
Mẫu t.i.n.h d.ị.c.h cần được bảo quản trong lọ vô trùng và được giữ ấm ở nhiệt độ thích hợp
Thử t.i.n.h d.ị.c.h đồ (còn gọi là phân tích t.i.n.h d.ị.c.h) là một xét nghiệm cơ bản nhằm chẩn đoán khả năng sinh sản của nam giới.
Việc xét nghiệm t.i.n.h d.ị.c.h đồ sẽ cho biết số lượng và chất lượng t.i.n.h t.r.ù.n.g có trong t.i.n.h d.ị.c.h. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp chẩn đoán được nguyên nhân của những sự bất thường về t.i.n.h t.r.ù.n.g.
Khi muốn lấy t.i.n.h d.ị.c.h để thử t.i.n.h d.ị.c.h đồ, nam giới cần kiêng giao hợp sau khoảng 3-5 ngày. Ngoài ra, việc lấy t.i.n.h d.ị.c.h phải được thực hiện bằng tay (như thủ dâm) thì kết quả có được mới chính xác.
Bệnh nhân có thể lấy mẫu t.i.n.h d.ị.c.h ở nhà nhưng phải đem đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ sau khi lấy. Và mẫu t.i.n.h d.ị.c.h đã lấy cần được chứa vào lọ vô trùng và được giữ ấm khoảng 40 độ C) trước khi thực hiện xét nghiệm cần thiết.
– Đối với nữ giới
Khám hiếm muộn ở nữ giới thường được thực hiện theo các xét nghiệm: siêu âm, xét nghiệm định lượng nội tiết, xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c (HIV, lao, giang mai, viêm gan B, Clamydia), chụp X-quang tử cung – vòi trứng (HSG) và nội soi chẩn đoán.
Chụp X-quang tử cung – vòi trứng là xét nghiệm nhằm đánh giá hai vòi trứng của người vợ có thông hay không. Đồng thời, xét nghiệm này nhằm phát hiện những bất thường khác ở tử cung.
Thông thường, HSG thường được thực hiện sau khi bệnh nhân sạch kinh hoàn toàn khoảng 2 ngày. Với cách này, bệnh nhân sẽ được bơm vào buồng tử cung và vòi trứng một loại thuốc cản quang.
Khi đó, nếu vòi trứng thông thì thuốc sẽ chảy ra ngoài ổ bụng, và bác sĩ sẽ phát hiện được khi xem phim chụp X-quang. Tuy nhiên, trong trường hợp có bất kì nghi ngờ gì về tổn thương vòi trứng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện mổ nội soi để chẩn đoán tổn thương hoặc thông vòi trứng.
Các loại xét nghiệm đối với người khám vô sinh, hiếm muộn
Khi đi chữa vô sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, các chị em phụ nữ cần phải thực hiện các yêu cầu xét nghiệm sau:
– Khám phụ khoa
– Siêu âm tiểu khung và làm các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường t.ì.n.h d.ụ.c như HIV, lao, giang mai, viêm gan B, Clamydia.
– Xét nghiệm t.i.n.h d.ị.c.h đồ.
– Chụp tử cung – vòi trứng: sau khi sạch kinh, đã tránh quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c và không viêm nhiễm đường sinh dục.
– Xét nghiệm nội tiết ngày thứ hai hoặc ba của vòng kinh nguyệt không đều hoặc người bệnh hơn 40 tuổi.
– Khi đã có tất cả các kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân vô sinh và có hướng điều trị tiếp theo.
Các bác sĩ khoa hiếm muộn của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bác sĩ Tạ Thị Xuân Lan
Bác sĩ là một trong những người đầu tiên nghiên cứu, đặt nền móng cho việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản: IUI, IVF, ICSI…
Bác sĩ Lê Thị Phương Lan
Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Phương Lan rất mát tay trong việc điều trị vô sinh hiếm muộn. Bác sĩ hiện là Phó chủ tịch Chi hội Y học sinh sản Việt Nam, hội viên Hội sản phụ khoa Việt Nam, hội sức khoẻ sinh sản Hoa Kỳ và nguyên là Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Bác sĩ Nguyễn Đức Vy
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, nguyên Chủ tịch hội sản phụ khoa Việt Nam. Bác sĩ còn khám tại phòng khám 56 Hai Bà Trưng, thuộc bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Cần
Bác sĩ còn là giảng viên Đại học Y Hà Nội, chuyên gia cao cấp của bệnh viện Đa khoa ACA Thanh Hoá. Theo nhiều gia đình đã được bác sĩ điều trị, bác sĩ rất mát tay trong điều trị bệnh thai lưu, sẩy thai liên tiếp, các trường hợp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm có tỉ lệ thành công cao.
Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng khi thực hiện khám hiếm muộn ở Bệnh viện phụ sản trung ương, bởi đây là cơ sở đầu ngành sản phụ sản của Hà Nội, và là một trong những cơ sở y tế có đội ngũ chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhất.
Bệnh viện phụ sản trung ương có quy mô lớn, gồm 1000 giường bệnh nội trú, 8 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm. Do đó, bạn không cần phân vân về chất lượng của Bệnh viện phụ sản trung ương nữa mà hãy nhanh chóng đến Bệnh viên để thăm khám, kiểm tra hiếm muộn nhé. Hi vọng thông tin này đã đem lại nhiều thông tin hữu ích đối với các chị em phụ nữ đang có ý định chữa vô sinh hiếm muộn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương khoa hiếm muộn.
E. Giới thiệu Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Với bề dày truyền thống lịch sử, Bệnh viện phụ sản Trung ương luôn nỗ lực mang đến chất lượng dịch vụ y tế cao cấp, xứng đáng là cơ sở y tế đầu ngành tại Miền Bắc về lĩnh vực về chăm sóc sức khỏe sản phụ, kế hoạch hóa gia đình và hộ sinh.
Đặc biệt, đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi được đào tạo bài bản trong và ngoài nước về chuyên ngành Sản phụ khoa tại các nước tiên tiến tại Châu Âu giúp cho bệnh viện trở thành một trong những lựa chọn vượt cạn hàng đầu của các sản phụ. Các mẹ hãy cùng cập nhật nhanh chóng những chia sẻ về kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương để chuẩn bị chu đáo nhất cho hành trình chào đời của bé con nhé!
Nhân sự chủ chốt của bệnh viện C
1. Giám đốc: PGS. TS TRẦN DANH CƯỜNG
2. Các Phó Giám đốc:
PGS. TS Lê Hoài Chương
TS. Lê Thiện Thái
Thông tin chi tiết
1. Ngày thành lập: 19/7/1955
2. Chức năng nhiệm vụ:
2.1 Chức năng:
2.1.1 Khám bệnh, cấp cứu, chữa bệnh về chuyên ngành phụ khoa, sản khoa.
2.1.2 Đào tạo, tham gia đào tạo, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế về chuyên ngành phụ khoa, sản khoa.
2.1.3 Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân
2.2 Nhiệm vụ:
2.2.1 Cấp cứu, khám, chữa bệnh về chuyên ngành phụ khoa, sản khoa.
2.2.2 Đào tạo.
2.2.3 Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
2.2.4 Chỉ đạo tuyến
2.2.5 Hợp tác quốc tế
2.2.6 Quản lý đơn vị
Quy mô, năng lực, trang thiết bị
Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 08 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước.
Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc …) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu.
Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch … trong đó có nhiều hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa vào sử dụng.
Điển hình như hệ thống Autodelfia (xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh); hệ thống Tendem Mass (sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá); hệ thống Sequensing (xét nghiệm QF-PCR) đã giúp thầy thuốc của bệnh viện chẩn đoán, xử trí chính xác các trường hợp bệnh.
Sơ lược quá trình xây dựng và phát triển
Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tu, sau là nhà thương Võ Tánh. Hoà bình lập lại, nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương.
Ngày 19/7/1955, bác sĩ Hoàng Tích Trí, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Phụ – Sản Trung ương ngày nay.
Ngày 08/11/1960, Bộ Y tế lại có QĐ 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện “C” theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, ngày 14/5/1966 Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên bệnh viện “C” thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh.
Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”.
Đến năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cả về tính chất, quy mô của Viện. Ngày 18/6/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ – Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
Lúc này bệnh viện phụ sản trung ương Hà Nội tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.
Thành tích đạt được
Những đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của bệnh viện Phụ – Sản Trung ương được nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
- Anh hùng Lao động năm 2010.
- Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2008.
- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2002 và 1985.
- Huân chương Lao động hạng Hai năm 1982.
- Huân chương Lao động hạng Ba năm 1976.
và nhiều cờ thi đua, bằng khen của Chính phủ. Nhiều cá nhân xuất sắc được nhà nước và các tổ chức trao tặng bằng khen và danh hiệu cao quý. Năm 2010, Giám đốc bệnh viện Phụ – Sản Trung ương đã vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Đảng bộ bệnh viện liên tục nhiều năm là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; Công đoàn bệnh viện đạt Công đoàn vững mạnh xuất sắc; Đoàn thanh niên đạt danh hiệu Cơ sở Đoàn vững mạnh, xuất sắc.
Định hướng phát triển thời gian tới
Nhìn lại chặng đường phát triển trong những năm qua, cán bộ viên chức bệnh viện luôn tự hào trong bất kỳ hoàn cảnh nào những người thầy thuốc bệnh viện Phụ – Sản Trung ương luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ y tế, trau dồi y đức, tận tuỵ phục vụ người bệnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ bệnh viện và sự phấn đấu nỗ lực của tập thể CBVC, bệnh viện Phụ – Sản Trung ương đã có những tiến bộ vượt bậc. Công tác quản lý của bệnh viện được hoàn thiện, quyền làm chủ của CBVC, của người bệnh và gia đình người bệnh được phát huy, nội bộ đoàn kết nhất trí, chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng cao.
Đạt được những thành tích trên đây không chỉ là sự nỗ lực của CBVC bệnh viện thuộc nhiều thế hệ mà còn nhờ vào sự lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo Bộ Y tế, các vụ, cục chức năng; các cấp uỷ đảng, chính quyền thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm.
Sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, các cấp; các đoàn thể chính trị, chính trị – xã hội và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Thời gian tới, tập thể CBVC bệnh viện Phụ – Sản Trung ương sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh của bệnh viện, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc và các đoàn thể hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục xây dựng bệnh viện Phụ – Sản Trung ương trở thành địa chỉ khám, chữa bệnh hàng đầu của ngành y tế Việt Nam và khu vực.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương được thành lập năm 1955. Trải qua 64 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban giám đốc cùng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, sự tâm huyết của tập thể cán bộ, y bác sĩ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ sở chuyên khoa đầu ngành về phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh uy tín hàng đầu Việt Nam.
Cùng với việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp cùng hệ thống trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu như: Máy xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, huyết học,…
Bệnh viện còn chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao được đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước, có kỹ năng thực hành y khoa tốt.
Từ một khoa phòng sau ngày đất nước giải phóng với muôn vàn khó khăn, đến nay Bệnh viện Phụ sản Trung ương có quy mô 1.350 giường bệnh nội trú; 09 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Với tổng số 1.412 cán bộ, viên chức lao động.
Trong đó có 05 PGS Y học, 16 Tiến sĩ Y, 67 Thạc sĩ Y khoa, 28 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 14 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 92 bác sĩ. Ngoài ra, còn có nhiều cán bộ, giảng viên của Bộ môn Phụ sản và một số bộ môn khác của Đại học Y Hà Nội trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo thực hành tại Bệnh viện; góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, điều trị và thương hiệu của Bệnh viện.
Không những vậy, trong quá trình hoạt động, Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn áp dụng những kỹ thuật mới, tiên tiến cho cả lĩnh vực lâm sàng và cận lâm sàng: Kỹ thuật mổ nội soi, thụ tinh trong ống nghiệm, chăm sóc và điều trị sơ sinh, chẩn đoán trước sinh,…
Đặc biệt, phương pháp nong vòi tử cung qua soi buồng trứng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng trên bệnh nhân vô sinh do tắc đoạn kẽ vòi tử cung là kỹ thuật hiện đại, độc đáo, sáng tạo lần đầu tiên được giới thiệu và áp dụng thành công tại Việt Nam, giúp cho những phụ nữ bị tắc vòi tử cung đoạn kẽ không cần phải thụ tinh trong ống nghiệm mà vẫn có thể mang thai.
Nhờ vậy, thương hiệu và danh tiếng Bệnh viện Phụ sản Trung ương từng bước được khẳng định rõ rệt. Năm 2017, tổng số lượt khám ngoại trú là 415.935 lượt người; điều trị ngoại trú là 323.935; điều trị nội trú là 69.951. Tổng số ca phẫu thuật sản khoa và phụ khoa là 21.722.
Số lượt người bệnh điều trị nội trú của khối sản, khối phụ và số lượt phẫu thuật đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số khoa lâm sàng được chuyển sang nhà điều trị B-C đã tổ chức tốt hoạt động chuyên môn, khai thác có hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh.
Chất lượng điều trị nội trú tốt, tỷ lệ trẻ <1000 gam điều trị tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị TSS sống lên tới 27,8% (tăng 3,3% so với năm 2016). Không có tử vong người lớn trong điều trị nội trú; tử vong sơ sinh giảm 0,04% so với năm 2016 đã kéo giảm được ngày điều trị trung bình của người bệnh.
Nổi bật trong đó là những thành tựu: Năm 2010 TTCS & ĐTSS đã nuôi dưỡng thành công trẻ sơ sinh có cân nặng thấp nhất tại VN là 500g, hiện trẻ đang học lớp 1 và phát triển bình thường tại Hải dương; Năm 2015 TTCS & ĐTSS đã nuôi dưỡng thành công cặp song sinh thụ tinh trong ống nghiệm có tuổi thai thấp nhất tại Việt Nam là 24 tuần tuổi thai (cân nặng 500g và 600g), hiện trẻ đang phát triển bình thường cả thể chất và tinh thần tại Thái Bình;
Năm 2016, TT cũng đã thành công trong việc nuôi dưỡng bé Trần Gấu, thai 27 tuần, nhẹ cân, phù thai con của sản phụ Đậu Thị Huyền Trâm bị ung thư phổi giai đoạn cuối; cũng trong năm 2016, Bệnh viện phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 74 tuổi có khối u xơ tử cung nặng đến 4,9kg và đã thực hiện thành công ca mang thai hộ đầu tiên của Việt Nam, đây là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Y tế năm 2016;
Năm 2017, có 02 trường hợp sinh tư cân nặng 900g đến 1500g, thai 30 và 33 tuần bị suy hô hấp sau đẻ phải thở máy cũng được cứu sống, hiện tại các cháu đều phát triền bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần;… Những kết quả đáng tự hào này đã mang đến niềm vui, lòng tin với nhiều gia đình, đặc biệt là những bà mẹ hiếm muộn, tuổi cao sinh non.
Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Bệnh viện còn chú trọng thực hiện tốt các phong trào: Nghiên cứu khoa học, tổ chức tập huấn cho gần 100% CBVCLĐ về an toàn lao động, xây dựng bệnh viện Xanh – Sạch – Đẹp; đổi mới phong cách thái độ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh; là đơn vị dẫn đầu trong các phong trào hiến máu nhân đạo, văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao.
Đồng thời, Đảng ủy và Công đoàn Bệnh viện luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CBVCLĐ Bệnh viện: Hàng năm tổ chức cho nhân viên kỳ nghỉ mát hè; hỗ trợ đoàn viên ốm đau bệnh tật từ nguồn Qũy xã hội y tế; tăng thưởng lễ Tết, tăng tiền thu nhập;… giúp CBVCLĐ thêm gắn bó với công việc.
Ghi nhận những thành tích và sự đóng góp của tập thể, cá nhân trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế đã trao tặng Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhiều danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động (2010); Huân chương Lao động hạng Nhất (1985; 2002; 2016); Huân chương Lao động hạng Nhì (1982); Huân chương Lao động hạng Ba (1976);
Huân chương Độc lập hạng Ba (2008); Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2013); Bộ Y tế tặng cờ thi đua (2010,2013) và danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 3 năm liền 2013 -2015. Công đoàn Bệnh viện được tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2012). Nhiều tập thể, cá nhân đã được khen tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; huân chương Lao động; Bằng khen Thủ tướng; Bằng khen Bộ trưởng và các danh hiệu thi đua khác.
Những phần thưởng cao quý ấy không chỉ là niềm vui, niềm tự hào mà còn là động lực to lớn giúp toàn thể cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện tiếp tục phấn đấu hơn nữa xây dựng Bệnh viện Phụ sản Trung ương trở thành địa chỉ khám, chữa bệnh hàng đầu của ngành y tế Việt Nam và khu vực./.
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về bệnh viện phụ sản trung ương từ nhiều nguồn, nhưng tham khảo chính nhất vẫn tại website chính của bệnh viện. Chúc các bạn khám chữa bệnh thành công tại BV phụ sản TW Hà Nội.
- Giới thiệu Bệnh viện Phụ sản Trung ương, http://benhvienphusantrunguong.org.vn/html/gioi-thieu/gioi-thieu-chung/gioi-thieu-benh-vien-phu-san-trung-uong.html, 09/10/2019
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3, https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/wzSGCUoW7b5X/content/benh-vien-phu-san-trung-uong-to-chuc-nhieu-hoat-ong-ky-niem-ngay-cong-tac-xa-hoi-viet-nam-25-3, 09/10/2019
- Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch chi tiết Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 2 tại Quốc Oai, http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang-chi-tiet/-/tin-chi-tiet/Z2jG/65/636360/ha-noi-phe-duyet-quy-hoach-chi-tiet-benh-vien-phu-san-trung-uong-co-so-2-tai-quoc-oai.html, 09/10/2019