Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Khám bệnh ở đâu tốt ✅ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương (Hà Nội) và 7 kinh nghiệm khám chữa bệnh được nhanh chóng, không chờ đợi

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương (Hà Nội) và 7 kinh nghiệm khám chữa bệnh được nhanh chóng, không chờ đợi

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. TỔNG QUAN ĐỊA CHỈ, QUY TRÌNH VÀ CHI PHÍ KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG – HÀ NỘI

Thông tin tổng quan về Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương – là một trong những cơ sở y tế hàng đầu ở Hà Nội có địa chỉ tại 78 Đường Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội, bệnh viện có chuyên môn cao đầu ngành về các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng, nhận được sự tin tưởng của đông đảo người bệnh trong suốt nhiều năm qua.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là bệnh viện công lập chuyên khoa hàng đầu về điều trị bệnh tai mũi họng, đặt tại Hà Nội, Việt Nam. Bệnh viện có tên dịch ra tiếng Anh là National Otorhinorarynology Hospital of Vietnam, viết tắt là NOH. Bệnh viện đặt tại địa chỉ 78 Đường Giải Phóng, quận Đống Đa Hà Nội, Việt Nam.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương (Hà Nội) và 7 kinh nghiệm khám chữa bệnh được nhanh chóng, không chờ đợi

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương (Hà Nội) và 7 kinh nghiệm khám chữa bệnh được nhanh chóng, không chờ đợi

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương nổi tiếng trong các chuyên môn tai mũi họng nên mỗi ngày đều có hàng nghìn lượt bệnh nhân đến thăm khám, chữa bệnh. Do vậy, để giúp bạn tránh gặp phải cò mồi hoặc lãng phí thời gian không cần thiết, Massageishealthy sẽ giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động, giá cả, quy trình khám của bệnh viện.

1. Lịch làm việc và địa chỉ ở đâu, đi xe buýt như thế nào?

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương tổ chức hoạt động khám, chữa các bệnh vào tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ Bảy và Chủ nhật với thời gian cụ thể như sau:

1.1 Địa chỉ và Giờ làm việc

Từ thứ Hai đến thứ Sáu

  • Sáng: Từ 7 giờ – 11 giờ 30
  • Chiều: Từ 13 giờ 30 – 16 giờ 30.

Thứ Bảy và Chủ nhật

  • Sáng: Từ 7 giờ 30 – 11 giờ 30
  • Chiều: Từ 13 giờ 30 – 16 giờ
  • Phòng khám nội soi tai mũi họng số: 3, 4, 5

Địa chỉ tại 78 Đường Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

  • Khoa cấp cứu luôn trong trạng thái hoạt động 24/7.
  • Số điện thoại khoa cấp cứu: (024) 3868 6251.

3.2 Các tuyến xe buýt qua Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

Bệnh viện Tai Mũi Họng TW gần khá nhiều điểm dừng xe buýt. Chúng tôi chỉ khảo sát và giới thiệu 2 điểm dừng gần nhất cho bệnh nhân và người nhà tham khảo.

Tuỳ thuộc vào điểm xuất phát của mỗi người mà nên chọn tuyến xe bus khác nhau, nếu có thể bệnh nhân nên sử dụng ứng dụng bản đồ Google Maps trên điện thoại thông minh để được gợi ý tuyến đường phù hợp nhất.

Các tuyến xe bus đi qua Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Điểm dừng 175 Giải Phóng gần Bệnh viện Bạch Mai.

Các tuyến xe bus đi qua Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Điểm dừng 175 Giải Phóng gần Bệnh viện Bạch Mai.

Điểm dừng 175 Giải Phóng – gần Bệnh viện Bạch Mai

Đây là điểm dừng cho hành khách đi từ phía Nam Hà Nội và các tỉnh phía Nam của Hà Nội như: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,… Sau khi đi xe khách đến bến xe Giáp Bát hoặc Bến xe Nước ngầm có thể chọn các tuyến xe bus này:

  • 03: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Gia Lâm.
  • 18: ĐH Kinh tế Quốc Dân – Chùa Bộc – ĐH Kinh tế Quốc dân
  • 21A: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Yên Nghĩa
  • 21B: Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp – Bến xe Mỹ Đình
  • 25: Bến xe Giáp Bát – Nam Thăng Long
  • 28: Bến xe Giáp Bát – ĐH Mỏ
  • 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • 41: Bến xe Giáp Bát – Nghi Tàm
  • 99: Bệnh viện Nội Tiết Trung ương Cơ sở II – Kim Mã

Hầu hết các tuyến đều phục vụ từ 5 giờ sáng, thời gian trung bình từ 10 – 20 – 30 phút/chuyến, giá vé khoảng 7.000đ – 9.000đ/lượt

Điểm dừng 78 Giải Phóng – Bệnh viện Bạch Mai

Đây là điểm dừng cho hành khách ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, phía Đông và phía Tây Hà Nội như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ,… Bệnh nhân ngoài Hà Nội, sau khi đi xe khách tới các bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm, có thể chọn một trong số các tuyến xe bus sau:

  • 03: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Giáp Bát
  • 18: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Chùa Bộc – Đại Học Kinh tế Quốc Dân
  • 21A: Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Giáp Bát
  • 21B: Bến xe Mỹ Đình – Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp
  • 23: Nguyễn Công Trứ – Long Biên – Nguyễn Công Trứ
  • 25: Nam Thăng Long – Bến xe Giáp Bát
  • 28: Đại học Mỏ – Bến xe Giáp Bát
  • 32: Nhổn – Bến xe Giáp bát
  • 41: Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát
  • 99: Kim Mã – Bệnh viện Nội Tiết

Hầu hết các tuyến đều phục vụ từ 5 giờ sáng, thời gian trung bình từ 10 – 20 – 30 phút/chuyến, giá vé khoảng 7.000đ – 9.000đ/lượt

Lưu ý:

Bệnh nhân chưa rõ điểm xuống, nên nói trước với người phục vụ trên xe bus hoặc hành khách khác để được chỉ dẫn, tránh xuống nhầm bến.

Bệnh nhân đi xe bus nếu bị đau mà không có ghế ngồi có thể trao đổi với hành khách khác để được nhường ghế. Nếu đi xe bus không nên mang quá nhiều đồ cồng kềnh, xe bus có thể từ chối phục vụ

2. Chỉ dẫn phòng khám bệnh viện tai mũi họng trung ương

Chỉ dẫn phòng khám bệnh viện tai mũi họng trung ương

Chỉ dẫn phòng khám bệnh viện tai mũi họng trung ương

Chú ý:

– Bệnh viện chỉ tổ chức khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 78, Đường Giải Phóng- Đống Đa- TP. Hà Nội.

– Người bệnh không liên hệ với những người không phải là nhân viên của bệnh viện, tránh bị cò mồi lôi kéo chỉ ra các cơ sở không phải của bệnh viện.

– Số điện thoại trợ giúp (Hotline: 0967 911 616).

3. Quy trình khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Bước 1: Đến khu vực tiếp đón làm các thủ tục hành chính (photocopy thẻ Bảo hiểm Y tế, nhận sổ khám và số thứ tự)

Bước 2: Đóng phí khám bệnh tại nơi thu viện phí

Bước 3: Khám lâm sàng

Bước 4: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm cơ bản, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng…

Bước 5: Lấy các kết quả xét nghiệm gửi cho bác sĩ.

Bước 6: Bác sĩ chỉ định điều trị:

    • Điều trị Ngoại trú: lấy toa thuốc đến nhà thuốc được cấp phát/lãnh thuốc.
    • Điều trị Nội trú: vào viện điều trị.

Bước 7: Thanh toán viện phí và nhận lại Bảo hiểm Y tế (nếu có).

Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo thêm sơ đồ dưới đây:

Thông tin cơ bản khi đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

  • Bệnh nhân chỉ tiến hành khám, không thực hiện xét nghiệm lâm sàng điều trị ngoại trú thực hiện quy trình gồm các bước: 1, 5 và 7
  • Bệnh nhân có chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng điều trị ngoại trú thực hiện quy trình theo các bước: 1, 2, 3, 4, 5 và 7
  • Bệnh nhân có chỉ định điều trị nội trú tại bệnh viện cần thực hiện các bước: 1, 2, 3, 4 và 6.

4. Một số lưu ý trước khi khám điều trị bệnh

Để tránh mất thời gian, công sức cũng như tiền bạc, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương chỉ tiến hành quá trình khám, điều trị bệnh tại địa chỉ số 78, đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Chỉ nên liên hệ với nhân viên của bệnh viện để tránh tình trạng cò mồi lôi kéo, dụ dỗ
  • Đăng k‎ý khám tại phòng A 104, tầng 1, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

5. Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

5.1. Phẫu thuật họng – thanh quản

Thông tin cơ bản khi đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Thông tin cơ bản khi đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

5.2. Phẫu thuật về tai

Thông tin cơ bản khi đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ươngThông tin cơ bản khi đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

5.3. Phẫu thuật mũi – xoang

Thông tin cơ bản khi đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

6. Những lưu ý quan trọng để khám cho nhanh tại bệnh viện tai mũi họng trung ương

Bệnh nhân và người nhà có thể gặp lực lượng cò mồi ở cổng bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương. Các đối tượng cò mồi thường hướng dẫn người bệnh đi khám ở nơi khác. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ càng trước khi đi khám để được gặp đúng thầy đúng bệnh.

Người bệnh không liên hệ với những người không phải là nhân viên của bệnh viện, tránh bị cò mồi lôi kéo chỉ ra các cơ sở không phải của bệnh viện.

Bệnh viện chỉ tổ chức khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 78, Đường Giải Phóng – Đống Đa – TP. Hà Nội. Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân nên xem bản đồ phía trên để biết đường đến Bệnh viện.

Lưu ý 1: Vì tạm thời (tính đến thời điểm tháng 9/2018) khu Khám BHYT của Bệnh viện đang xây dựng nên người bệnh khám BHYT sẽ di chuyển đến khám tại khu Khám theo yêu cầu của Bệnh viện.

Lưu ý 2: Tại Bệnh viện chỉ nhận khám BHYT đúng tuyến nhưng với bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú thì nhận cả đúng tuyến và vượt tuyến.

Lưu ý 3: Đối với Bệnh nhân có bảo hiểm y tế (đúng tuyến) để làm thủ tục khám cần chuẩn bị: Giấy chuyển bảo hiểm y tế: bản chính với 1 bản photo, Thẻ BHYT: bản chính với 2 bản photo, CMTND hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh: bản chính với 1 bản photo.

Lưu ý 4: Đối với bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú (đúng tuyến và vượt tuyến) để làm thủ tục nhập viện cần chuẩn bị: Giấy chuyển bảo hiểm y tế: bản chính với 1 bản photo, Thẻ BHYT: bản chính với 2 bản photo, CMTND hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh: bản chính với 2 bản photo.

Lưu ý 5: Người bệnh có thể photo miễn phí bản sao các giấy tờ làm thủ tục khám chữa tại Nơi đón tiếp và hướng dẫn bệnh nhân (bên trái khi đi vào từ cổng)

Lưu ý 6: Cửa ưu tiên

Tại khu thu viện phí khám chữa bệnh có cửa ưu tiên (số 1) dành cho các trường hợp khẩn cấp. Cửa ưu tiên (số 1) – Khu thu viện phí khám.

Thứ tự ưu tiên khám chữa bệnh tại Bệnh viện như sau:

  • TH1: Các trường hợp khó thở (Do mọi nguyên nhân).
  • TH2: Các trường hợp chảy máu vết thương.
  • TH3: Các trường hợp dị vật đường ăn sốt trên 39 độ C.
  • TH4: Người già trên 75 tuổi, người khuyết tật nặng, thương binh hạng I, hạng II, trẻ em dưới 6 tháng tuổi (Trình giấy tờ hợp
  • lệ tại bàn đón tiếp).
  • TH5: Các trường hợp khác.

7. Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương có tốt không ?

Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương không tốt, lượng bệnh nhân sẽ không đến thăm khám đông. Bệnh viện sẽ không phải ở trong tình trạng quá tải. Hơn nữa những bệnh nhân đến đây thăm khám lần một sẽ không quay lại tái khám lần 2. Nhưng với bệnh viện tai mũi họng TP.HCM thì hầu hết các bệnh nhân đã từng đến thăm khám tại đây đều cảm thấy hài lòng. Và đều muốn giới thiệu bận bè người thân đến đây để khám và chữa bệnh.

Bệnh viện luôn chú trọng đến chất lượng, luôn đặt vấn đề thái độ, cái tâm và sự nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên y bác sĩ lên hàng đầu. Đến với bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, các bạn sẽ được tư vấn, thăm khám tận tình, tận tâm của bác sĩ và y tá . Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng, chính xác 24/24h.

Trang thiết bị máy móc hiện đại, tân tiến. Đáp ứng được nhu cầu thăm khám cho người bệnh. Hiện bệnh viện đang triển khai nhiều nhóm thăm khám bệnh khác nhau, sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh. Vì thế, người bệnh có thể lựa chọn gói khám bệnh cho mình.

Quy trình thăm khám tại bệnh viện được khép kín và khoa học. Bệnh nhân sau khi được thăm khám một cách tổng quát sẽ được chuyển về chuyên khoa để được điều trị đúng phương pháp, đúng kỹ thuật một cách tốt nhất, để đạt hiệu quả trị bệnh cao.

Chi phí thăm khám tại Tai Mũi Họng luôn công khai rõ ràng. Bệnh viện luôn đảm bảo mức giá thăm khám, điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh. Bệnh viện luôn lấy chữ tín làm hàng đầu nên khi đến với Tai Mũi Họng, hầu hết người bệnh đều hài lòng và tin tưởng về chất lượng dịch vụ y tế tại đây.

B. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BV TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là địa chỉ khám uy tín hàng đầu về các bệnh lý Tai – Mũi – Họng, đầu mặt cổ, bệnh tiền đình, amidan, Viêm V.A… Bệnh viện tiến hành khám cho cả người lớn và trẻ em, khám điều trị nội trú và ngoại trú cho các bệnh nhân ở khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Hàng ngày, có rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Cùng với đó, rất nhiều người có nhu cầu tìm hiểu về bệnh viện trước khi đi khám. Với bài tổng hợp này, chúng tôi hy vọng phần nào giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để tham khảo khi cần đi khám và điều trị tại Bệnh viện.

Đầu năm 1953, được phép của bộ Y Tế, dưới sự lãnh đạo của bác sỹ Trần Hữu Tước, Bệnh khoa Tai Mũi Họng trực thuộc Bộ đã được thành lập ở an toàn khu (ATK) Việt Bắc. Đó chính là tiền thân của Bệnh viện Tai Mũi Họng ngày nay.

Bệnh khoa đóng tại địa điểm khá lý tưởng, xây dựng trên cơ sở cũ của xưởng sản xuất giấy Hoàn Tiến tại xóm Hoàn Tiến, xã Hoàn Long (nay là thôn 5, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) tại một quả đồi rộng có nhiều tán cây để đảm bảo an toàn về phòng không và xung quanh là dòng suối nhỏ bao quanh thuận lợi cho sinh hoạt.

Địa điểm này cách văn phòng Bộ Y tế hơn 1 km và cách thị xã Tuyên Quang khoảng 10 km đường rừng. Buổi đầu thành lập, y sỹ Phạm Kim – Nguyên cán bộ Vụ Phòng bệnh – Chữa bệnh (sau này là Phó Giáo sư, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, Viện phó Viện Tai Mũi Họng) được Bộ Y tế biệt phái sang để giữ mối liên hệ chỉ đạo giữa Bộ Y tế và Bệnh khoa.

Đồng chí Vũ Văn Khái (sau này là Trưởng phòng hành chính quản trị Viện Tai Mũi Họng) được cử sang phụ trách công tác xây dựng hướng dẫn dân công vào rừng chặt tre, nứa, đốn gỗ xây dựng cơ sở vật chất của Bệnh khoa theo thiết kế của bác sỹ Tước. Sau đó, do yêu cầu công việc, Bác sỹ Trần Hữu Tước điều động thêm 2 y sỹ là Lê Văn Lợi và Trần Ngọc Dũng sang phòng khám của Bệnh khoa.

Quy mô của Bệnh khoa tuy nhỏ, chỉ có 10 giường bệnh, 2 phòng mổ, 1 phòng khám và bộ phận hậu cần với số cán bộ nhân viên gần 30 người. Mặc dù các bộ phận phải phân tán để đề phòng máy bay Pháp oanh tạc, nhưng do cơ sở được bố trí hợp lý nên hoạt động rất hiệu quả.

Nhà mổ có diện tích khoảng 50 m2, vách nhà được làm bằng nứa, ở dưới đan dày hơn, phía trên đan thưa để lấy ánh sáng, ở giữa là cửa sổ có chấn song tre được che bằng vải nhuộm xanh để ngăn ruồi, muỗi.

Nhà mổ có 3 gian: Một gian chuẩn bị mổ và hệ thống cung cấp ánh sáng bằng nhiều đynamô xe đạp (thiết kế thành nhiều bệ gỗ, trên mỗi bệ cố định một khung xe đạp, có yên để cho người ngồi đạp xen kẽ nhau, cung cấp ánh sáng điện cho các ca mổ); một gian to hơn đặt bàn mổ; một gian nhỏ hơn đặt ghế khám và là nơi làm thủ thuật.

Trong hai năm 1953 – 1954 là thời kỳ đầy biến động và thử thách, ngành Y tế và Bệnh khoa Tai Mũi Họng cũng đạt được những thành tựu rất khả quan trong việc phục vụ sức khoẻ cán bộ và nhân dân, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân là điều kiện tiên quyết để đảm bảo huy động được tối đa sức dân tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong thời gian làm việc tại xã Tân Long, Bệnh khoa đã khám và điều trị cho nhân dân địa phương, cán bộ và chiến sĩ vùng ATK. Cũng trong thời gian này, bác sĩ Trần Hữu Tước đã phẫu thuật và điều trị cho một số đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà Nước như đồng chí Xuân Thuỷ, đồng chí Hoàng Quốc Việt, đồng chí Tố Hữu. Bệnh khoa Tai Mũi Họng đã thành lập nhiều đoàn công tác trực tiếp tham gia phục vụ kháng chiến, kịp thời chăm sóc chữa trị cho thương bệnh binh.

Để ghi nhận sự gắn bó mật thiết giữa Bệnh khoa Tai Mũi Họng và nhân dân địa phương, sự đóng góp to lớn của Bệnh khoa đầu tiên trong việc đặt nền móng và phát triển ngành Tai Mũi Họng của nước nhà cũng như đáp ứng nhu cầu nghiên cứu lịch sử và tham quan du lịch, ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã công nhận, gắn mốc và xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Tháng 10/1954, Bệnh khoa Tai Mũi Họng chuyển về Hà Nội tiếp quản Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai do Bác sỹ Võ Tấn cùng với các Bác sỹ, nhân viên của Khoa đấu tranh với thực dân Pháp để giữ lại cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế.

Sau khi tiếp quản Bệnh viện Bạch Mai trong đó có Khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Trần Hữu Tước được cử giữ chức giám đốc Bệnh viện, đồng thời trực tiếp lãnh đạo Khoa Tai Mũi Họng. Bác sĩ Trần Hữu Tước là một trong 8 vị giáo sư đầu ngành được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Cùng với Bộ môn Tai Mũi Họng – Đại học Y Hà Nội, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai do Giáo sư Trần Hữu Tước trực tiếp chỉ đạo đã ngày càng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh Tai Mũi Họng cho nhân dân.

Ngày 14/4/1959 Hội nghị lần thứ nhất ngành Tai Mũi Họng được tổ chức, tại Hội nghị này quan điểm xây dựng ngành Tai Mũi Họng đã được xác định rõ: “Xây dựng cho được một nền Tai Mũi Họng mới đầu tiên của xứ nóng có nhiều đặc điểm mang tính chất XHCN” (trích báo cáo đọc tại Hội nghị của Giáo sư Trần Hữu Tước).

Vào năm 1961, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam được thành lập, sự kiện này đã thúc đẩy quá trình phát triển của ngành Tai Mũi Họng.

Năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Một số bộ phận cán bộ nhân viên của Khoa phải cử đi sơ tán, phần lớn ở lại Bệnh viện, giải quyết các trường hợp nặng, cấp cứu, phục vụ nhân dân, đồng thời Khoa thường xuyên thành lập các tổ công tác đi các địa phương phục vụ khám chữa bệnh Tai Mũi Họng cho nhân dân và chiến sỹ.

Năm 1967, cùng sự lớn mạnh của Khoa Tai Mũi Họng, sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ chuyên môn, cộng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng lớn của nhân dân. Khoa Tai Mũi Họng đã được Bộ Y Tế quyết định tự quản lý về tổ chức, hành chính, chuyên môn và chỉ đạo tuyến về Tai Mũi Họng.

Thời gian này đã hình thành và bước đầu phát triển một số phân môn chính như: Tai, ung thư, thanh học, tai mũi họng nhi và Tai Mũi Họng tổng hợp. Đây có thể coi là bước chuẩn bị cho việc thành lập Viện Tai Mũi Họng sau này.

Ngày 14/7/1969, giữa lúc cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc đang diễn ra quyết liệt, Viện Tai Mũi Họng đã được thành lập theo Quyết định số 111/CP ngày 14/07/1969 của Hội đồng Chính phủ, một Viện chuyên khoa có giường bệnh đầu ngành cả nước, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế.

Trong suốt chặng đường 45 năm xây dựng và phát triển, những thành tựu đạt được của đội ngũ cán bộ, nhân viên Bệnh viện là rất đáng trân trọng và tự hào. Điều này được thể hiện trong mọi mặt công tác Bệnh viện đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước.

Nhiệm vụ chính của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương Hà Nội

  • Khám và tư vấn điều trị cho người bệnh đến khám chữa bệnh
  • Điều trị ngoại trú trong chuyên khoa tai mũi họng
  • Hội chẩn các bệnh nhân liên viện
  • Tham gia đào tạo bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa từ các tuyến có nhu cầu
  • Hợp tác nghiên cứu khoa học của bệnh viện và trường y Hà Nội
  • Thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa dị ứng phục vụ bệnh nhân và điều trị nội, ngoại trú.

Một số bác sĩ bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Bác sĩ đang công tác

Dưới đây là danh sách một số bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương (tính đến tháng 08/2017),bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo để đi khám khi cần thiết

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hữu Thắng (Trưởng khoa cấp cứu)
  • BSCK2 Nguyễn Tấn Quang (Trưởng khoa Thanh học)
  • PGS.TS Lê Minh Kỳ (Trưởng khoa ung bướu)
  • PGS.TS Lương Hồng Châu (Trưởng khoa Tai – Tai Thần kinh)
  • PGS.TS Võ Thanh Quang (Trưởng khoa Mũi Xoang)
  • PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh (Trưởng khoa Phẫu Thuật Chỉnh hình)

Bác sĩ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác

  • PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn (Nguyên trưởng khoa Tai mũi họng Nhi)
  • PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An (Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em)
  • PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương)
  • PGS.TS Quách Thị Cần (Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa cấp cứu).

Các khoa khám và điều trị

Khoa khám bệnh

  • Khám và tư vấn điều trị cho người bệnh đến khám chữa bệnh Tai Mũi họng
  • Điều trị ngoại trú trong chuyên khoa tai mũi họng
  • Khám chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang dị ứng đơn thuần hay kết hợp các bệnh dị ứng khác.
  • Thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa dị ứng phục vụ bệnh nhân và điều trị nội, ngoại trú

Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức

  • Từ khi thành lập, Khoa liên tục phát triển về nhân lực cũng như về số bàn mổ, số giường hồi tỉnh; hiện nay Khoa có 09 bàn mổ và 08 bàn hồi tỉnh.
  • Đội ngũ cán bộ hiện tại 32 cán bộ bao gồm bác sĩ, điều dưỡng và hộ lý.
  • Khoa tiến hành Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật mổ phiên và mổ cấp cứu.
  • Nghiên cứu đề tài Khoa học và áp dụng các phương pháp mới trong điều trị.

Khoa cấp cứu

  • Khoa Cấp cứu Xử trí, điều trị các bệnh lý cấp cứu Tai Mũi Họng.
  • Đào tạo bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Tai Mũi Họng
  • Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.

Khoa ung bướu

Từ khi thành lập đến nay, Khoa ngày càng phát triển cả về đội ngũ cán bộ, số giường bệnh, công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo càng được chú trọng phát triển. Chất lượng điều trị đã được nâng cao, số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng.

Điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng và chuyên sâu khối u đầu cổ bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa chất, tia xạ…

Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ về chuyên ngành ung bướu tai mũi họng. Áp dụng những tiến bộ mới vào chẩn đoán và điều trị.

Khoa tai mũi họng trẻ em

  • Đảm bảo công tác điều trị tuyến cao nhất về Tai Mũi Họng trẻ em của cả nước (chủ yếu ở miền Bắc)
  • Nghiên cứu khoa học về những vấn đề cơ bản, cấp thiết thực tiễn trong lĩnh vực Tai Mũi Họng trẻ em và có những sáng kiến cải tiến đặc biệt trong phẫu thuật để áp dụng cho công tác điều trị Tai Mũi Họng trẻ em
  • Phối hợp với Bộ môn đào tạo cán bộ cho ngành Tai Mũi Họng từ chuyên khoa định hướng đến tiến sĩ.

Khoa tai – Tai thần kinh

Tiến hành các đề tài nghiên cứu:

  • Nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính
  • Phòng chống điếc và nghễnh ngãng

Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến điều trị một số bệnh tai mũi họng:

  • Cấy điện cực ốc tai điều trị điếc bẩm sinh.
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất vaccin chống dị ứng từ mạt bụi nhà Acarien dematophagoides pteronyssinus để ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh dị ứng hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc.
  • Nghiên cứu điều chế, tiêu chuẩn hóa dị nguyên lông vũ để ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị hen phế quản, viêm mũi dị ứng
  • Ứng dụng thành công phương pháp vá nhĩ theo kỹ thuật kín để tạo hình tai giữa
  • Ứng dụng thành công các phẫu thuật xương bàn đạp cho bệnh nhân điếc do xốp xơ tai
  • Ứng dụng thành công phương pháp vi phẫu thuật thanh quản đã phục hồi tiếng nói cho bệnh nhân.
  • Khoa luôn tham gia công tác chỉ đạo tuyến và chuyển giao kỹ thuật vá nhĩ, mổ sào bào thượng nhĩ, đặt ống thông khí, mổ tiệt căn xương chũm cho các bệnh viện tuyến tỉnh.
  • Phẫu thuật cho các bệnh nhân có bệnh lý tai thần kinh khó, hiếm gặp.
  • Tiến hành cấy điện cực ốc tai loại đơn kênh và đa kênh tại bệnh viện.

Khoa mũi xoang

Áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong phẫu thuật nội soi, định vị, dao plasma, coblator… để phục vụ điều trị cho bệnh nhân, số bệnh nhân điều trị và phẫu thuật tại khoa ngày càng tăng, khoa luôn đạt và vượt mức kế hoạch đã được đề ra.

Tham gia nghiên cứu và bảo vệ thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và Nhà nước. Nhiều sáng kiến cải tiến trong công tác khám và điều trị cho bệnh nhân được ứng dụng có hiệu quả.

Khoa thanh học

Nhiệm vụ chính của khoa là khám và điều trị các bệnh lành tính của thanh quản, tham gia và điều trị các bệnh khác thuộc lĩnh vực Tai Mũi Họng.

Áp dụng các phương pháp mới trong điều trị: cắt các khối u lành tính thanh quản bằng laser, hummer; cắt Amidan, nạo VA bằng coblator, plasma.

Khoa thanh học khám và điều trị các bệnh lành tính của thanh quản, tham gia và điều trị các bệnh khác thuộc lĩnh vực Tai Mũi Họng, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ chung của đơn vị như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến.

Khoa phẫu thuật chỉnh hình

Điều trị các trường hợp cần tạo hình, phẫu thuật

Tham gia điều trị các bệnh lý khác về Tai Mũi Họng.

Phát triển một số kỹ thuật mới trong điều trị

Nhiều đề tài cấp cơ sở, các bài báo đã được nghiệm thu, đăng trên các tạp chí chuyên ngành

Áp dụng các phương pháp mới trong điều trị: Sử dụng Coblator trong cắt amidan và nạo VA, đưa kỹ thuật tạo hình vành tai bằng sụn sườn vào điều trị, đang nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật mổ rò xoang lê theo phương pháp mới.

Khoa nội soi

Khám và điều trị nội soi tất cả các bệnh lý thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng

Khám, chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân các chuyên khoa khác như: Khoa hô hấp, khoa hồi sức cấp cứu, khoa truyền nhiễm, khoa tiêu hoá…

Khoa đã có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại nhất: các loại ống soi mềm thanh quản, khí quản, thực quản, các loại ống soi cứng có optic, camera đưa ra màn hình…

Khoa có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị như:

  • Sử dụng ống mềm nội soi chẩn đoán rò xoang lê
  • Phẫu thuật u lành tính thanh quản bằng ống nội soi mềm
  • Gắp dị vật khí quản qua thanh môn (ống cứng)

Khoa Miễn dịch – Dị nguyên

  • Làm các xét nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị.
  • Nghiên cứu điều chế tiêu chuẩn hoá các dị nguyên phục vụ cho chẩn đoán và điều trị miễn dịch đặc hiệu.
  • Áp dụng các phương pháp mới trong điều trị

Khoa xét nghiệm tổng hợp

Tiến hành các xét nghiệm Huyết học, Sinh hoá, Vi sinh, giải phẫu bệnh, phục vụ bệnh nhân đến khám, điều trị nội, ngoại trú tại Bệnh viện.

Nghiên cứu khoa học, tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học trong chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.

Phương hướng phát triển thời gian tới Nâng cao chất lượng xét nghiệm sinh hoá, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh trong chuyên khoa Tai Mũi Họng với sự đầu tư trang thiết bị mới. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong chuyên khoa Tai Mũi Họng: Đông máu ứng dụng, kháng kháng sinh, mô bệnh học…

Khoa thính học và thăm dò chức năng

Kỹ thuật được triển khai đầy đủ với các thăm dò chức năng thính giác, thanh học.

Các phương pháp kỹ thuật mới: Đo đáp ứng thính giác trạng thái ổn định (ASSR),Soi hoạt nghiệm thanh quản.

Phục hồi chức năng nghe nói cho bệnh nhân sau cấy điện cực ốc tai.

Đo thính lực đơn âm cho trẻ em và người lớn, đo thính lực lời, giám định sức nghe, đánh giá hiệu quả máy trợ thính.

Tham gia vào quá trình cấy điện cực ốc tai và phục hồi chức năng nghe nói.

Thăm dò các chức năng thính giác khách quan: đo âm ốc tai (OAE),đo điện thính giác thân não (ABR),đo đáp ứng thính giác trạng thái ổn định (ASSR).

Soi hoạt nghiệm thanh quản khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn các bệnh về giọng nói, lời nói, ngôn ngữ.

Khám, chữa bệnh tai mũi họng và tiền đình.

Tư vấn, hiệu chỉnh máy trợ thính.

Phục hồi chức năng nghe nói cho trẻ nghe kém có sử dụng máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai.

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Tiến hành chiếu, chụp, siêu âm, CT-Scanner

Áp dụng các phương pháp mới trong điều trị: ứng dụng và triển khai thành công các chẩn đoán siêu âm vùng cổ, chẩn đoán hình ảnh cắt lớp vi tính chuyên khoa Tai Mũi Họng từ năm 2008.

Thực hiện các kỹ thuật, chẩn đoán hình ảnh khác theo yêu cầu của lâm sàng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Trung tâm Ung bướu và Phẫu thuật đầu cổ

Khám và chẩn đoán các bệnh lý khối u vùng tai mũi họng và đầu cổ, ứng dụng các phương pháp mới trong chẩn đoán nhằm phát hiện sớm ung thư vùng tai mũi họng và đầu cổ.

Lập kế hoạch và tổ chức điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân ung bướu tai mũi họng và đầu cổ, Trung tâm là tuyến cao nhất thực hiện các phẫu thuật này. Áp dụng các tiến bộ khoa học, các phương tiện máy móc hiện đại vào điều trị.

Phẫu thuật chỉnh hình, tạo hình vùng cổ mặt.

Điều trị hóa chất theo phác đồ đơn thuần hoặc phối hợp cho các bệnh nhân bị ung thư tai mũi họng.

Điều trị bằng năng lượng bức xạ ion hóa bằng các nguồn phóng xạ để điều trị các ung thư vùng tai mũi họng và đầu cổ.

Điều trị tia xạ đơn thuần hoặc phối hợp cho các bệnh nhân ung thư.

Chăm sóc và điều trị giảm đau, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư

Theo dõi bệnh nhân sau điều trị, xử trí các tai biến, biến chứng, di chứng sau điều trị; Theo dõi và xử trí tái phát sau điều trị ung thư vùng tai mũi họng và đầu cổ.

Ghi nhận tình hình ung thư trong tai mũi họng và đầu cổ.

Các phòng ban chức năng của bệnh viện tai mũi họng trung ương:

  • Phòng kế hoạch tổng hợp
  • Phòng tổ chức cán bộ
  • Phòng chỉ đạo tuyến
  • Phòng quản lý nckh-đt
  • Phòng điều dưỡng
  • Phòng tài chính kế toán
  • Phòng hành chính quản trị
  • Phòng vật tư thiết bị y tế

Khoa khám bệnh:

Khoa Khám bệnh, tiền thân là Phòng Khám bệnh, được thành lập ngay từ ngày đầu thành lập Bệnh viện (1969 – 1999). Năm 2000 được đổi tên thành Khoa Khám bệnh.

Với chức năng nhiệm vụ:

  • Khám và tư vấn điều trị cho người bệnh đến khám chữa bệnh.
  • Điều trị ngoại trú trong chuyên khoa tai mũi họng
  • Hội chẩn các bệnh nhân liên viện
  • Tham gia đào tạo Bác sỹ và Điều dưỡng chuyên khoa từ các tuyến có nhu cầu
  • Hợp tác nghiên cứu khoa học của Bệnh viện và trường y Hà Nội.
  • Khám chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang dị ứng đơn thuần hay kết hợp các bệnh dị ứng khác.
  • Thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa dị ứng phục vụ bệnh nhân và điều trị nội, ngoại trú
  • Tạo nguồn kinh phí cho Bệnh viện
  • Đội ngũ cán bộ hiện tại: 34 CBCNV. Trong đó: Tiến sỹ: 2 BSCKII: 4. Thạc sỹ: 4. BS: 2. CNĐD: 5. ĐDTH: 15. HL: 2

Những thành tựu cơ bản

  • Từ năm 2008 cho đến nay khoa khám bệnh đã triển khai:
  • Khám bệnh bằng nội soi góp phần chẩn đoán phát hiện sớm các khối u tại vùng tai mũi họng
  • Ứng dụng laser trong điều trị bệnh lý tai mũi họng
  • Tăng cường công tác điều trị ngoại trú
  • Tham gia đào tạo Bác sỹ và Điều dưỡng chuyên khoa từ các tuyến có nhu cầu
  • Nghiên cứu các đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở và áp dụng các kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh.
  • Hợp tác nghiên cứu khoa học của Bệnh viện và trường y Hà Nội.
  • Số lượng bệnh nhân ngày một tăng, trung bình từ 600 – 800 lượt/ngày.

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương. Hi vọng qua nội dung trên, các bạn đã nắm bắt được quy trình thăm khám, bảng giá dịch vụ cũng như giải đáp được thắc mắc “bệnh viện tai mũi họng trung ương Hà Nội có tốt hay không?”.

Nguồn tham khảo:

Hướng dẫn người bệnh, http://noh.vn/kcb/huong-dan-nguoi-benh.html, 09/10/2019

Ngày chỉnh sửa cuối: 09/10/2019

You may also like

You cannot copy content of this page