Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Khám bệnh ở đâu tốt ✅ Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trung Ương & Hà Nội: 10 kinh nghiệm thăm khám và lịch làm việc, chi phí khám chữa bệnh

Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trung Ương & Hà Nội: 10 kinh nghiệm thăm khám và lịch làm việc, chi phí khám chữa bệnh

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. KINH NGHIỆM KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về YHCT – Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền (YHCT) của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Bệnh viện có 23 khoa phòng, 3 trung tâm được chia thành 3 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, và khối các phòng ban chức năng.

Bệnh viện có 371 viên chức trong đó có 02 Phó Giáo sư, 14 Tiến sĩ, 35 Thạc sĩ, 9 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 20 Bác sĩ chuyên khoa cấp I. 1/3 cán bộ đại học và trên đại học. Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, và giảng dạy về YHCT lớn nhất trong cả nước.

Bệnh viện có 550 giường bệnh, có các khoa lâm sàng nội, ngoại, phụ, nhi, châm cứu dưỡng sinh, người có tuổi, hồi sức cấp cứu, v.v…, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học.

Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trung Ương và Hà Nội: 10 kinh nghiệm thăm khám và lịch làm việc, chi phí khám chữa bệnh

Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trung Ương và Hà Nội: 10 kinh nghiệm thăm khám và lịch làm việc, chi phí khám chữa bệnh

  • Địa chỉ: 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Google Map tại đây
  • Tel: 024 3826 3616.
  • Website: http://nhtm.gov.vn

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Đường đi và xe bus đến Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Y học cổ truyền ngày càng được coi trọng, đầu tư và kết hợp với y học hiện đại mang lại hiệu quả khám chữa bệnh cao hơn và phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn. Chính vì vậy, hiện nay, ngày càng có nhiều người bệnh lựa chọn y học cổ truyền như một phương pháp ưu tiên khi cần đi khám và điều trị bệnh, nhất là các bệnh mãn tính.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền lớn nhất cả nước. Cho đến nay, sau hơn 60 năm kể từ khi đi vào hoạt động, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và được đông đảo người dân tin tưởng, tìm tới khám chữa bệnh.

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ chi tiết về quy trình chữa bệnh cũng như một số thông tin cần thiết giúp việc thăm khám của bệnh nhân tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương được thuận lợi và nhanh chóng.

Đi bằng xe bus

Nếu bệnh nhân và người nhà ở tỉnh khác đến thì nên đón xe đến bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm đi lại sẽ thuận tiện hơn.

Từ bến xe Giáp Bát (5 km): Từ bến xe Giáp Bát, đón xe bus tuyến 08 (Long Biên – Đông Mỹ),qua 10 điểm dừng, đến 149 Phố Huế thì xuống đi bộ khoảng 500m là đến bệnh viện.

Từ bến xe Nước Ngầm (7 km): Từ bến xe Nước ngầm, đi bộ khoảng 180m ra điểm xe bus gần Phòng trưng bày sản phẩm ô tô Ford, đón xe bus tuyến 08 (Long Biên – Đông Mỹ),qua 10 điểm dừng, đến 149 Phố Huế thì xuống đi bộ khoảng 500m là đến bệnh viện.

Từ bến xe Mỹ Đình (10km): Từ bến xe Mỹ Đình, đi bộ khoảng 600m đến điểm xe bus gần Ngã 4 Phạm Hùng – Đình Thôn đón xe bus tuyến 30 (Mai Động – Bến xe Mỹ Đình),qua 20 điểm dừng, đến 83A Trần Xuân Soạn thì xuống đi bộ khoảng 450m hoặc xe bus tuyến 35A (Trần Khánh Dư – Bến xe Nam Thăng Long),qua 20 điểm dừng, đến 149 Phố Huế thì xuống đi bộ khoảng 500m là đến bệnh viện.

Đi bằng phương tiện cá nhân

Nơi gửi xe máy: Người bệnh và người thân có thể gửi xe máy tại cổng số 1 của bệnh viện, vé gửi xe: 5.000 đồng/lượt

Nơi gửi xe ô tô: Người bệnh đi ô tô có thể gửi tại mặt đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngay phía trước cổng bệnh viện, sẽ có nhân viên bảo vệ của bệnh viện hướng dẫn.

Đường đi và xe bus đến Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Đường đi và xe bus đến Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

2. Thời gian làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đang triển khai thăm khám và tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần . Thời gian nhận bệnh bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào lúc 5 giờ chiều.

Các ngày thứ 7 và chủ nhật bệnh viện không làm việc. Do đó, nếu có ý định khám bệnh tại đây, người bệnh nên tranh thủ sắp xếp công việc để tới khám theo đúng khung giờ nêu trên.

3. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương khám và chữa những bệnh gì?

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có 10 phòng chức năng, 16 khoa thuộc khối lâm sàng, 7 khoa thuộc khối cận lâm sàng, quầy thuốc và Trung tâm sản xuất thuốc Y học cổ truyền với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, sản xuất thuốc…

Khoa Nội: Chuyên khám và điều trị các bệnh như viêm khớp, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, hen phế quản, viêm tắc động tĩnh mạch, suy nhược thần kinh, viêm gan, rối loạn chức năng đại tràng, tâm phế mãn, tăng huyết áp, u xơ tuyến tiền liệt…

Khoa Lão: Chuyên khám và điều trị một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như: tâm phế mạn, viêm thận mạn, cao huyết áp, loãng xương, đái tháo đường typ II, suy nhược cơ thể, viêm khớp cấp và mãn tính, thoái hóa khớp, thiểu năng mạch vành…

Khoa Phụ: Kế thừa, kết hợp y học cổ truyền với y học hiên đại trong điều trị một số bệnh phụ khoa có kết quả tốt như: rong kinh, rong huyết, xảy thai liên tiếp, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, sa sinh dục, rối loạn tiền mãn kinh, viêm tuyến vú…

Khoa Ngoại: Thực hiện khám, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật, phẫu thuật, kết hợp thuốc và thủ thật y học cổ truyền.

Khoa Da liễu: Khám bệnh, điều trị nội trú và ngoại trú các bệnh chuyên khoa da liễu, các bệnh ngoài da cấp tính, mạn tính, các bệnh da theo cơ chế dị ứng – miễn dịch (Viêm da cơ địa, Lupus ban đỏ, Xơ cứng bì, Viêm da cơ, Pemphigus…),một số bệnh hoa liễu (sùi mào gà, viêm niệu đạo mãn…). Ngoài ra, còn chăm sóc và bảo vệ da thẩm mỹ bằng y học cổ truyền.

Khoa Nội Nhi: Nhận khám, điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ em như: suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, viên khớp, viêm phế quản, đái dầm, di chứng của bệnh lý hệ thần kinh như viêm não…

Khoa Khám bệnh: Thực hiện nhiệm vụ khám, nhận bệnh nhân vào điều trị với các chuyên khoa: nội, ngoại, phụ, nhi, nam khoa, vật lý trị liệu, thủy trị liệu, châm cứu, xoa bóp, xử lý cấp cứu ban đầu.

Khoa Thận nhân tạo: Chuyên khám và điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Khoa Đa khoa ngũ quan: Khám và điều trị các bệnh về ngũ quan, chuyên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt.

Khoa Hồi sức cấp cứu: Cấp cứu và điều trị thành công nhiều ca bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp suy hô hấp, biến chứng của đái tháo đường.

Khoa Châm cứu dưỡng sinh: Khám và điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh.

Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao: Khám chữa bệnh đa khoa theo yêu cầu của người bệnh, điều trị kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại các chuyên ngành.

Khoa Kiểm soát và điều trị ung bướu: Điều trị hỗ trợ giảm đau và chăm sóc triệu chứng cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Khoa Nội Cơ Xương Khớp

Trung tâm kỹ thuật cao: Chụp cộng hưởng từ (MRI); xét nghiệm huyết học, công thức máu 600 thông số, sinh hoá, miễn dịch.

Trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh lý cột sống: Tiếp nhận và điều trị các bệnh lý về cột sống bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt…

4. Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Khi cần đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, người bệnh có thể chọn đi khám tại Khoa Khám bệnh hoặc Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao.

4.1 Khoa Khám bệnh

Thực hiện nhiệm vụ khám, nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú, điều trị ngoại trú với các chuyên khoa khám: Nội, ngoại, phụ, nhi, nam khoa, vật lý trị liệu, thủy trị liệu, châm cứu, xoa bóp, xử lý cấp cứu ban đầu.

Ngoài ra, Khoa khám bệnh còn nhận bệnh nhân điều trị nội trú ban ngày.

Khoa cũng phát triển thêm phòng khám chuyên sâu, phòng khám theo yêu cầu do các giáo sư, lương y và các bác sĩ trưởng khoa có kinh nghiệm đảm nhiệm.

4.2 Khoa Khám chữa bệnh Tự nguyện chất lượng cao

Khoa Khám chữa bệnh Tự nguyện chất lượng cao được thành lập năm 2012 với mục tiêu cung cấp dịch vụ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho các bệnh nhân có nhu cầu.

  • Chức năng, nhiệm vụ

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám và điều trị các bệnh nội khoa và ngoại khoa. Cung cấp các gói dịch vụ khám sức khỏe tổng quát cho cá nhân và tâp thể.

Thực hiện khám sức khỏe và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho các cá nhân và đơn vị, bao gồm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, dịch vụ tầm soát ung thư và thủ thuật nội soi.

  • Phòng khám và điều trị cho bệnh nhân người nước ngoài

Có khu vực điều trị riêng, sạch sẽ, thuận tiện, đảm bảo riêng tư.

Hỗ trợ phiên dịch miễn phí các thứ tiếng Anh, Pháp, Trung.

Cung cấp các bệnh án/phiếu khám hoặc hóa đơn, phiếu thu bằng tiếng Anh để tạo điều kiện thanh toán cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế tại nước ngoài.

Hỗ trợ dịch vụ mua thuốc, sắc thuốc và gửi thuốc đến địa chỉ của bệnh nhân.

  • Đội ngũ Bác sĩ

Trực tiếp khám chữa bệnh là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, BSCKI, BSCKII có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT. Tiêu biểu như là:

PGS.TS. Trần Quốc Bình – Giám đốc Bệnh viện.

TS.BS. Tạ Thu Thủy – Trưởng khoa Khám chữa bệnh Tự nguyện Chất lượng cao.

TS.BS.Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc – Nguyên Trưởng khoa Ngoại.

  • Trang thiết bị

Công tác chẩn đoán và khám bệnh còn được sự hỗ trợ của nhiều trang thiết bị y khoa hiện đại như MRI, CT scanner, X quang kỹ thuật số, Siêu âm Doppler…

  • Cơ sở vật chất

Các phòng khám ngoại trú: được thiết kế khang trang và sạch đẹp. Bao gồm phòng khám nội khoa và phòng khám ngoại khoa.

Các phòng thủ thuật: Châm cứu, Xoa bóp bấm huyệt, Xông thuốc YHCT, Kéo giãn cột sống thắt lưng, cột sống cổ, Tập vật lý trị liệu.

Phòng bệnh nhân nội trú: bao gồm các phòng 1 giường (phòng cao cấp – máy lạnh, tủ lạnh, tivi),phòng 2 giường và 5 giường. Các phòng đều trang bị máy lạnh, sạch sẽ thoáng mát, vệ sinh riêng.

Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng tận tình, ân cần, vui vẽ, hòa nhã, luôn luôn chăm sóc và phục vụ bệnh nhân với tinh thần “lương y như từ mẫu”, tạo cho bệnh nhân và thân nhân có cảm giác tin tưởng, thân thiện, tinh thần thoải mái khi đến điều trị tại Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao. Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao nằm ở cổng số 5 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

5. Quy trình khám đối với bệnh nhân khám theo yêu cầu

Bước 1: Bệnh nhân đăng ký khám, mua sổ khám bệnh (nếu chưa có),lấy số thứ tự và đóng tiền khám bệnh ban đầu tại bàn đón tiếp.

Bước 2: Cầm biên lai thu tiền, sổ khám bệnh di chuyển tới phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế và xếp hàng đợi gọi theo số thứ tự.

Bước 3: Bác sĩ tiến hành khám bệnh. Nếu có xét nghiệm thì bệnh nhân cần ra quầy thu ngân đóng tiền, sau đó tới khu lâm sàng để làm xét nghiệm.

Bước 4: Quay trở lại phòng khám nhận kết luận từ bác sĩ khi đã có kết quả xét nghiệm.

Bước 5: Bệnh nhân mua thuốc tại quầy thuốc theo toa mà bác sĩ đã chỉ định hoặc làm thủ tục nhập viện nếu bác sĩ yêu cầu.

6. Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

Bước 1: Đến bàn hướng dẫn để mua sổ khám bệnh (nếu chưa có),điền đầy đủ thông tin cần thiết và lấy số khám bệnh

Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì tới quầy nhận bệnh nộp sổ và một số giấy tờ cần thiết như thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư. (Trong trường hợp khám trái tuyến thì cần nộp kèm theo một bản photo các giấy tờ trên cùng với giấy chuyển viện).

Bước 3: Di chuyển tới phòng khám theo hướng dẫn, ngồi chờ tới lượt sẽ được gọi tên

Bước 4: Vào phòng khám bệnh gặp bác sĩ để được khám bệnh và chỉ định các xét nghiệm cần thiết

Bước 5: Làm đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu và mang kết quả trở lại phòng gặp bác sĩ đã khám bệnh cho mình. Nhận kết quả và được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị

Bước 6: Tới quầy thu ngân thanh toán chi phí khám bệnh và thuốc men, nhận lại thẻ bảo hiểm y tế và tới quầy chờ lấy thuốc.

7. Chia sẻ kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Mỗi ngày, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương phải tiếp đón một lượng bệnh nhân khá đông. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu trước thông tin về lịch làm việc, thời gian làm việc để thuận tiện sắp xếp kế hoạch đi khám. Nên đến sớm trước giờ làm việc để xếp hàng và lấy số thứ tự khám bệnh.

Khi đi khám bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh nhân cần mang theo: Chứng minh thư nhân dân; thẻ bảo hiểm y tế; giấy chuyển viện (nếu khám trái tuyến); sổ khám bệnh, đơn thuốc và các kết quả xét nghiệm cũ.

Để phục vụ nhu cầu của người bệnh, hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã cung cấp dịch vụ sắc thuốc sẵn. Với trường hợp phải uống thuốc đông y, người bệnh có thể đến lấy thuốc sắc sẵn theo đơn và và theo hẹn.

Khoa học phát triển, các công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại ra đời đã đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, hạn chế của y học hiện đại (YHHĐ) chính là việc người bệnh thậm chí cả thầy thuốc dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc.

Vì thế, hiện nay nhiều người bệnh đang có xu hướng trở về với phương pháp y học cổ truyền (YHCT) để điều trị một số loại bệnh, sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính. Hãy cùng ViCare tìm hiểu một số lưu ý về giờ thăm khám bệnh viện y học cổ truyền trung ương.

8. Thông tin tổng quan Giới thiệu về bệnh viện y học cổ truyền Trung ương tại Hà Nội

Chức năng nhiệm vụ

Khám, cấp cứu, điều trị nội trú, phục hồi chức năng cho mọi đối tượng ở tuyến cao nhất bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại

Nghiên cứu thừa kế các bài thuốc Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, hiện đại hóa Y Dược học cổ truyền.

Đào tạo cán bộ chuyên ngành Y học cổ truyền, đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền trong và ngoài nước

Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, tham mưu cho Bộ Y tế chỉ đạo mạng lưới chuyên môn xây dựng phác đồ điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại

Tuyên truyền phòng bệnh bằng Y học cổ truyền, tham gia phòng chống dịch bệnh.

Bào chế và sản xuất thuốc Y học cổ truyền; cung cấp đầy đủ, kịp thời về nhu cầu sử dụng thuốc trong và ngoài Bệnh viện.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị của Bệnh viện.

Hợp tác quốc tế về Y học cổ truyền, khai thác nguồn viện trợ đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị lớp học quốc tế về Y học cổ truyền.

Các danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng Bệnh viện

Bệnh viện

  • Huân chương Độc Lập hạng Ba (1997) hạng Nhì (2007), hạng Nhất (2012)
  • Huân chương Lao động hạng Nhì (1981) hạng Nhất (1985)
  • Huân chương Chiến Công hạng Ba (1996)

Cá nhân

  • Anh hùng Lao động: Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư. Lương y Nguyễn Sĩ Lâm
  • Huân chương Độc lập hạng Ba: Giáo sư. Lương y Nguyễn Sĩ Lâm (1985)
  • Huân chương Lao động hạng Nhì: Giáo sư Hoàng Bảo Châu (1996)
  • Huân chương Lao động hạng Ba: Giáo sư Trần Thuý (1999), PGS.TS Chu Quốc Trường (2007)
  • Huân chương chiến công hạng Nhất: PGS. TS Chu Quốc Trường (1996)
  • Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ: Giáo sư Hoàng Bảo Châu
  • Nhà giáo Nhân dân: Giáo sư Trần Thúy

Thầy thuốc Nhân dân: Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư Nguyễn Sĩ Lâm, Giáo sư Hoàng Bảo Châu, Giáo sư Nguyễn Văn Thang, PGS.TS. Chu Quốc Trường, PGS.TS. Trần Quốc Bình.

Thầy thuốc ưu tú: LY.BS Tống Trần Luận, TS Bùi Kim Chi, BS Phó Đức Thảo, GS Ngô Văn Thông, BS Nguyễn Đức Minh, BS Võ Thị Xuân Trà, BS Nguyễn Văn Trinh, BS CKII Trần Thị Loan, PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, BS CKII Phạm Thị Hồng Tuyến,

PGS.TS Chu Quốc Trường, BS CKII Nguyễn Văn Tuyến, BS CKII Hoàng Đình Lân, BS CKII Nguyễn Thị Nhuần, BS CKII Nguyễn Thị Thu Phong, TS Nguyễn Thị Minh Tâm, DS Phan Thị Hòa, PGS.TS. Vũ Nam, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, BSCKII Nguyễn Thị Phương Chi

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về YHCT – Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền (YHCT) của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Bệnh viện có 34 khoa phòng và trung tâm được chia thành 4 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, các trung tâm và khối các phòng ban chức năng.

Bệnh viện có 500 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đó có 05 Phó Giáo sư, 16 Tiến sĩ, 51 Thạc sĩ, 17 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 10 Bác sĩ chuyên khoa cấp I, 38 Bác sĩ, 03 DS CKI, 11 DS đại học, 35 DSTC, 37 cử nhân điều dưỡng, 07 điều dưỡng cao đẳng, 114 điều dưỡng trung học, 03 KTV CĐ, 17 ĐH, 11 KTVTH …. 1/2 cán bộ đại học và trên đại học.

Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, và giảng dạy về YHCT lớn nhất trong cả nước.

Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trung Ương & Hà Nội: 10 kinh nghiệm thăm khám và lịch làm việc, chi phí khám chữa bệnh

Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trung Ương & Hà Nội: 10 kinh nghiệm thăm khám và lịch làm việc, chi phí khám chữa bệnh

Bệnh viện có 630 giường bệnh, có các khoa lâm sàng Nội, Ngoại, Phụ, Nội Nhi, Châm cứu dưỡng sinh, Lão, Hồi sức cấp cứu, Da liễu, Kiểm soát và Điều trị Ung bướu, Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao, Khoa khám bệnh, Khoa thận tiết niệu và nam học, Khoa đa khoa ngũ quan, Khoa cơ xương khớp; với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học.

Kể từ khi thành lập, với chức năng và nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ trong điều trị và dự phòng, bệnh viện đã đạt được rất nhiều thành tựu trong phát triển YHCT.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cơ sở nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc YHCT, nghiên cứu xây dựng qui trình bào chế và tiêu chuẩn hóa thuốc YHCT, nghiên cứu ứng dụng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc YHCT trong điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp, các bệnh mạn tính, khó chữa…đã được thực hiện và được đánh giá cao tại nhiều hội nghị YHCT trong nước và quốc tế

Với vai trò là trung tâm trao đổi thông tin trong và ngoài nước, hàng năm bệnh viện YHCT Trung ương xuất bản và phát hành tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền. Các chuyên gia và các bác sĩ của bệnh viện thường xuyên được cử đi nước ngoài để tham dự các hội nghị, hội thảo, giảng dạy, và nghiên cứu chuyên sâu. Bệnh viện cũng thường xuyên có nhiều chuyên gia, học sinh nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm, học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về YHCT Việt Nam.

Trong tiến trình phát triển, hội nhập YHCT với các nước trong khu vực và thế giới, bệnh viện đang từng bước hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững bản sắc của YHCT, kết hợp tinh hoa của hai nền YHCT và YHHĐ góp phần phục vụ cho sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương nguyên là Viện nghiên cứu Đông y được thành lập ngày 7 tháng 6 năm 1957 theo quyết định số 238/Ttg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 18 tháng 6 năm 2003 đổi tên thành Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Cơ sở đặt tại số nhà 26, 27, 28, 29 phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du,quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bệnh nhân và người nhà dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

B. BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI

I. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội

Bệnh viện Y học cổ truyền đa khoa Hà Nội được hình thành theo quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 1998 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhập hai bệnh viện:

+ Bệnh viện Y học Dân tộc Hà Nội (tiền thân là Bệnh viện Hữu Nghị) ra đời tháng 10/1963 trên cơ sở hợp nhất Nhà Thương Khách (của Hoa Kiều) với Phòng Đông Y Thống Nhất, có địa chỉ số nhà 17 phố Hòe Nhai, quận Ba Đình, Hà Nội. Đông y Hòe Nhai đã trở thành thương hiệu của Bệnh Viện với mỗi người dân Thủ Đô.

+ Bệnh viện Thăng Long (trước là Bệnh viện Từ Liêm) ra đời tháng 1/1998, số 8 đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trung Ương Hà Nội: 5 kinh nghiệm thăm khám và lịch làm việc, chi phí khám chữa bệnh

Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trung Ương Hà Nội: 5 kinh nghiệm thăm khám và lịch làm việc, chi phí khám chữa bệnh

Được sự giúp đỡ của các cấp Ủy đảng, chính quyền thành phố Hà Nội từ ngày thành lập đến nay Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội ngày càng phát triển và lớn mạnh. Từ một cơ sở điều trị chỉ có phòng khám bệnh và khu điều trị nội trú với 63 cán bộ công nhân viên và 40 giường bệnh đến nay Bệnh viện đã phát triển cả về chất lượng và số lượng với 261 cán bộ và 250 giường.

Từ khi sát nhập hai bệnh viện đến nay, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã chuyển sang một giai đoạn mới. Với mục tiêu xây dựng mô hình “Bệnh viện đa khoa về y học cổ truyền” theo quyết định 222/2003/QĐ-TTg ngày 3/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách quốc gia về y, dược học cổ truyền đến năm 2010, đến nay bệnh viện đã trở thành một bệnh viện đa khoa về y học cổ truyền hoàn chỉnh.

Khoa Y Học Cổ Truyền là một trong những khoa có bề dày truyền thống. Tiền thân là bộ phận Đông y được thành lập từ ngày 13/06/1996 (do bác sỹ Trần Hữu Nhân phụ trách, có 4 cán bộ: 1 bác sỹ, 1 lương y, 2 y sỹ) sát nhập với khoa Hóa chất thành khoa Hóa chất- Đông y do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Bá Đức làm trưởng khoa.

Đến ngày 1/8/2004 khoa Y Học Cổ Truyền được thành lập với 6 cán bộ: 2 bác sỹ, 3 điều dưỡng do bác sỹ Đỗ Thị Thu Hằng phụ trách . Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, hiện tại khoa có 11 cán bộ: 3 bác sỹ và 8 điều dưỡng, khoa Y Học Cổ truyền luôn giữ vững được truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khoa có cơ sở vật chất khang trang đầy đủ các bộ phận nội trú ngoại trú, bộ phận dược, cũng như triển khai được đầy đủ các phương pháp điều trị của YHCT dùng thuốc và không dùng thuốc. Mỗi năm khoa đón tiếp và điều trị cho 8000 bệnh nhân. Năm sau đông hơn năm trước.

Giới thiệu bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và địa chỉ ở đâu?

Giới thiệu bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và địa chỉ ở đâu?

Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng II, bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Y học cổ truyền, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội.

Giờ khám bệnh

Thứ 2 – Thứ 6 : 7.00 – 17.30
Thứ 7 : Trực cấp cứu 24/24
Chủ nhật Trực cấp cứu 24/24

II. Địa chỉ bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội ở đâu?

Số 8 đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Địa chỉ trên Google Map tại đây

III. Cơ cấu tổ chức và nhân lực Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội

1. Cơ cấu tổ chức và nhân lực

1.1 Cơ cấu tổ chức

– Đảng ủy Bệnh viện

– Ban Giám đốc Bệnh viện

– Các khoa phòng:

Bệnh viện gồm có 21 khoa phòng, 3 Tổ công tác và các tổ chức đoàn thể bao gồm:

– 11 khoa lâm sàng: Phòng khám, Hồi sức chống độc, Lão khoa, Nhi khoa, Châm cứu-Dưỡng sinh, Phục hồi chức năng, Ngũ quan, Nội tổng hợp, Phụ Sản, Ngoại khoa, Phòng mổ.

– 5 khoa cận lâm sàng: Khoa Xét nghiệm, Dược, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dinh dưỡng, Chẩn đoán hình ảnh.

– 5 phòng chức năng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Đào tạo- Nghiên cứu khoa học – Chỉ đạo tuyến, Phòng Điều dưỡng, Phòng Tài chính kế toán.

– 3 Tổ công tác: Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện, tổ Công nghệ thông tin, tổ Truyền thông-Giáo dục sức khỏe.

– Các tổ chức Đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên.

1.2. Nhân lực

Nhân lực tính đến ngày 30/06/2016 gồm 261 người, trong đó

– Bác sỹ: 66 (Tiến sỹ y khoa: 02; Bác sỹ chuyên khoa II: 02; Thạc sỹ /BSCKI: 38, bác sỹ: 24).

– Dược sỹ 16 ( Dược đại học và trên đại học:4, Dược sỹ cao đảng và trung cấp:12)

– Điều dưỡng, Cử nhân Đại học, Cao đẳng, trung học các chuyên ngành khác: 179

2. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

2.1. Cơ sở hạ tầng

– Cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ, thân thiện trên diện tích 15.000 m2, gồm 5 khối nhà ( 1khối nhà 7 tầng, 4 khối nhà 2 tầng).

– 300 Giường nội trú.

– 12 phòng khám thuộc khoa Khám bệnh.

– 1 Phòng mổ với 3 phòng mổ đa năng.

2.2. Trang thiết bị hiện đại

– Máy chụp Xquang kỹ thuật số, 04 máy siêu âm màu, Máy Nội soi tiêu hóa, máy soi tử cung, Nội soi tay mũi họng, Hệ thống máy làm răng, máy mổ nội soi…

– Hệ thống máy và thiết bị hiện đại trong phòng mổ và hồi sức cấp cứu…

– Hệ thống máy móc vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: Máy kéo dãn cột sống, Từ trường, Siêu âm điều trị, Điện xung, Giao thoa, Laser, Bồn thủy trị liệu, Hệ thống tập luyện đa năng…

– Máy điện châm đa năng, máy xông hơi thuốc…

– Hệ thống máy móc sản xuất, bào chế dược liệu: Máy dập viên, máy trộn thuốc, máy làm viên hoàn mềm, máy làm thuốc cốm, hệ thống đóng túi thuốc săc tự động…

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến nay, Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội là một trong mô hình đầu tiên của cả nước là bệnh viện đa khoa kết hợp Y học hiện đại và y học cổ truyền, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng.

Chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ ngày càng đảm bảo, trở thành địa chỉ tin cậy cho nhân dân Thủ Đô. Hiện tại, trung bình mỗi ngày Bệnh viện khám và điều trị ngoại trú cho gần 500 bệnh nhân ngoại trú và trên 350 bệnh nhân nằm điều trị nội trú kết hợp điều trị YHHĐ và YHCT ở tất cả các khoa, phẫu thuật sản khoa và ngoại khoa trung bình 6-10 bệnh nhân trong ngày.

Hướng tới tương lai bệnh viện sẽ xây dựng Bệnh viện Đa Khoa Y học cổ truyền với 400 giường bệnh, xây dựng mũi nhọn điều trị ở các khoa, triển khai thêm một số khoa phòng (Ung Bướu, điều trị ngoài da và thẩm mỹ…) kết hợp giữa hai nền y học hiện đại và y học cổ truyền đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

IV. Tầm nhìn và sứ mệnh của bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho nhân dân thuộc đại bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận;

Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe; Triển khai nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, bảo tồn, kế thừa, ứng dụng theo quy định của pháp luật.

Giới thiệu bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và địa chỉ ở đâu?

Giới thiệu bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và địa chỉ ở đâu?

Tiếp nhận, tạo điều kiện và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Hàng năm bệnh viện tiếp nhận trên 10.000 học sinh, sinh viên của các trường Đại học Y Hà Nội, Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Cao đằng Y Hà Nội, trung cấp Y Dược Hà Nội…

Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về lĩnh vực y, dược cổ truyền và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng và thực hành lâm sàng cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, thực hành tại bệnh viện.

Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai công tác chỉ đạo tuyến về y, dược cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho 30 bệnh viện Đa khoa, Chuyên khoa và 31 trung tâm y tế quận huện trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ thuật về y, dược cổ truyền cho các đơn vị tuyến dưới và tổ chức tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật.

Phối hợp với Hội ( Hội Đông Y, Hội Châm cứu…) chỉ đạo xây dựng vườn thuốc nam trong các cơ sở y tế và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y, dược cổ truyền.

Hướng dẫn người bệnh và người dân phòng bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác y, dược cổ truyền;Tuyên truyền ứng dụng các biện pháp y, dược cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; Tuyên truyền vận động nhân dân nuôi trồng, thu hái, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cây con làm thuốc.

Bào chế, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu của người bệnh và nhân dân trên địa bàn; Hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền với các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

V. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội

Là một khoa lâm sàng trực thuộc Bệnh Viện K, Khoa Y Học Cổ Truyền có đầy đủ chức năng và nhiệm vụ theo Quy chế tổ chức và hoạt động Bệnh Viện K:

1. Khám chữa bệnh

Tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp Y Học Cổ Truyền: bao gồm các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc cho người bệnh ung thư và lành tính đến khám tại Bệnh viện K.

Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền khoa học chính thống bởi các bác sĩ có chuyên môn cao. Có kiến thức về bệnh ung thư và y học cổ truyền được đào tạo bài bản. nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

2. Phòng bệnh

Tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe nói chung cho nhân dân, bệnh nhân và kiến thức về phòng và phát hiện sớm ung thư nói riêng

Tuyên truyền bệnh nhân không bị lôi kéo sa vào các phương pháp điều trị ung thư bằng đông y lừa đảo, không khoa học, khiến người bệnh không khỏi, còn bị nặng hơn. Bị mất cơ hội điều trị sớm, bỏ qua cơ hội điều trị khỏi.

3. Nghiên cứu khoa học

Hàng năm đều có các đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá kết quả điều trị phối hợp, hỗ trợ bằng y học cổ truyền trên các mặt bệnh ung thư.

4. Đào tạo

Cán bộ của khoa liên tục tự học để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ quản lý, tác phong làm việc nghiêm túc khoa học.

5. Quản lý đơn vị

Quản lý chặt chặt chẽ xuất nhập thuốc: Thuốc nhập kho đảm bảo chất lượng. Bảo quản đúng quy trình, không bị hư hỏng, thất thoát thuốc.

Thực hiên nghiêm túc chỉ đạo của Bệnh viện trong thực hiện các chính sách khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế.

Quản lý tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. Chủ động trang bị và sửa chữa các thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Không trông chờ vào ngân sách bệnh viện.

6. Tổ chức nhân sự của khoa

– Trưởng khoa :Thạc sỹ Đỗ Thị Thu Hằng ( hiện đang học tiến sỹ YHCT)

– Phó trưởng khoa: Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Thảo

– Khoa Y Học Cổ Truyền hiện có 3 bác sĩ, bao gồm 2 Thạc sỹ, 1 BS CKI; 8 điều dưỡng ( 1 điều dưỡng đại học, 1 điều dưỡng cao đằng, 5 điều dưỡng đang học cao đẳng, 1 điều dưỡng trung cấp)

7. Các kỹ thuật đang thực hiện

Hiện tại, Khoa Y học Cổ Truyền đang điều trị cho các bệnh nhân ung thư và bệnh lành tính bằng phương pháp dùng thuốc Y Học Cổ Truyền và các phương pháp không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp, tập vận động, dưỡng sinh, khí công…

  • 7.1 Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc

Khoa đã xây dựng được 25 phác đồ cơ bản hỗ trợ điều trị cho 25 mặt bệnh ung thư hay gặp nhiều nhất tại bệnh viện k. Nhằm nâng cao thể trạng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho người bệnh ung thư. Điều trị một số tác dụng phụ sau các phương pháp của y học hiện đại. ví dụ:

– Viêm trực tràng, viêm bàng quang chảy máu sau tia xạ trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng.

– Viêm niêm mạc miệng sau tia xạ trên các bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ hoặc ung thư hạch biểu hiện tại vùng đầu mặt cổ.

– Phù mạch mạch trên bệnh nhân sau phẫu thuật vét hạch ( ung thư vú, ung thư dương vật..) tràn dịch các màng trong ung thư lan tràn.

– Điều trị giảm tác dụng phụ của bệnh nhân ung thư sau điều trị hóa chất, tia xạ: viêm gan, suy tủy giảm hồng cầu bạch cầu, suy kiệt, táo bón.

– Điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn không có chỉ định điều trị y học hiện đại triệt để.

– Nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, điều trị triệu chứng cho 100% các bệnh nhân ung thư sau điều trị đủ phác đồ y học hiện đại.

– Điều trị các bệnh lý lành tính: mất ngủ, viêm đại tràng, trĩ nội, viêm đa khớp, viêm xơ tuyến vú, suy nhược cơ thể, viêm gan, xơ gan cổ trướng, phục hồi các chứng liệt, di chứng tai biến mạch máu não…

Hiện tại khoa được trang bị hệ thống sắc thuốc phục vụ bệnh nhân nội trú nhằm đảm bảo chất lượng điều tri cho bệnh nhân.

  • 7.2 Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc

a. Châm cứu: châm cứu điều trị nấc trên bệnh nhân ung thư do kích thích dây thần kinh quặt ngược và hệ thần kinh thực vật, điều trị bí đái cho bệnh nhân sau phẫu thuật vùng tiểu khung:

– Các chứng liệt: liệt dây 7 hoặc tai biến mạch máu não trên bệnh nhân ung thư hoặc lành tính.

– Châm cứu giảm đau, giảm phù nề do tắc mạch.

b. Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư khi có các bệnh lý kèm theo: đau vai gáy, viêm quanh khớp vai, đau lưng.

c. Hướng dẫn tập phòng các biến chứng sau điều trị: tập phòng phù mạch sau phẫu thuật tuyến vú, tập thở hai thì phòng xơ phổi sau tia xạ vùng lồng ngực.

d. Xoa bóp bấm huyệt, tập vận động đoạn chi, toàn thân. Giúp lưu thông khí huyết, giảm đau.

– Khoa Y Học Cổ Truyền đã và đang hoàn thiện các phác đồ điều trị cho các bệnh lý thường gặp trên bệnh nhân ung thư. Phối hợp cùng Bạn soạn thảo qui trình điều trị bằng YHCT cho bệnh nhân ung thư nói riêng và bệnh nhân nói chung.

– Triển khai quầy thuốc bán lẻ thuốc đông y và dược liệu nhằm phục vụ được mọi nhu cầu về thuốc cũng nhiều đối tượng bệnh nhân.

– Phối hợp, hợp tác cùng các trung tâm điều trị ung thư bằng YHCT tên quốc tế, tiến tới triển khai điều trị ung thư bằng thảo dược.

– Bổ sung thêm các máy móc để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư bằng phương pháp không dùng thuốc: siêu âm điều trị, chiếu xạ tia hồng ngoại, tử ngoại để tăng hấp thhu thuốc vào tổ chức khối u.

– Phát triển khoa thành trung tâm nghiên cứu và điều trị ung thư bằng thảo dược ngang tầm khu vực và thế giới.

C. LƯU Ý KHI ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TPHCM

Nhiều bệnh nhân lựa chọn đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM bởi cơ sở y tế này có bề dày lịch sử hình thành và phát triển cũng như được đánh giá là một trong những nơi chữa bệnh rất tốt.

Nếu quyết định đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM, bạn nên tìm hiểu những thông tin cơ bản như thời gian, bảng giá, quy trình khám chữa cho người có Bảo hiểm Y tế và không có bảo hiểm nhằm tránh việc chờ đợi quá lâu.

4 lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

4 lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tphcm

1. Thời gian khám bệnh

  • Thứ Hai – Bảy: Sáng từ 7 – 11 giờ 30; Chiều từ 13 – 16 giờ 30
  • Ngoài giờ: Thứ Hai – Sáu: 16 giờ 15 – 19 giờ. Chủ nhật: Sáng từ 7 – 11 giờ 30

Số điện thoại liên lạc: (028) 3932 6579 – (028) 3932 6004.

2. Chi phí đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền

Khi đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM, bạn sẽ chỉ trả một số khoản phí như:

  • Khám thường: 20.000 đồng/lượt
  • Khám dịch vụ: 50.000 đồng/lượt
  • Khám lâm sàng: 50.000 đồng/lượt

Lưu ý: Bệnh viện chấp nhận chi trả bằng Bảo hiểm Y tế. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước thẻ bảo hiểm, chứng minh nhân dân bản gốc và bản photocopy, kèm theo giấy tờ liên quan như giấy chuyển viện hoặc đơn thuốc.

3. Quy trình đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền

Những bước thực hiện khi đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM được chia ra như sau:

3.1 Khám bệnh có Bảo hiểm Y tế

  1. Gửi xe ngoài cổng của bệnh viện, đến bàn hướng dẫn lấy số thứ tự và sổ khám bệnh, điền đầy đủ thông tin vào sổ. Cần chuẩn bị bản chính và photocopy thẻ Bảo hiểm Y tế, chứng minh nhân dân cùng giấy chuyển viện (nếu có).
  2. Đem sổ khám bệnh và các giấy tờ liên quan đến quầy thu ngân chờ đến lượt nộp sổ, tiền khám và đóng 50.000 đồng tiền sổ khám bệnh.
  3. Lấy biên lai đóng tiền và mang sổ khám bệnh đến phòng khám, chờ đến lượt vào khám.
  4. Đến quầy thuốc lấy thuốc hoặc nhập viện theo chỉ định.

Ngoài ra, để bệnh nhân có thể đăng ký đặt lịch hẹn khám với bác sĩ, không chờ quá lâu để lấy số thứ tự khám bệnh cũng như miễn phí đăng ký khám, bạn có thể đăng ký đặt lịch hẹn khám hoặc tái khám trực tuyến tại trang chủ Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM.

Lưu ý:

  • Đăng ký khám tối thiểu trước 1 ngày, không được đăng ký khám liền trong buổi khám đó.
  • Ghi đầy đủ thông tin liên lạc, nơi cư trú.
  • Nếu đã đăng ký khám trên trang trực tuyến, khi đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền, bạn nên liên hệ tại Bàn hướng dẫn để được sắp xếp khám sớm.

3.2 Khám bệnh không có Bảo hiểm Y tế

  1. Gửi xe rồi đến khu khám bệnh ghi thông tin vào phiếu khám bệnh và nộp cho nhân viên y tế. Sau đó, lấy số thứ tự đóng tiền.
  2. Nếu đã đến lượt, hãy đến quầy thu ngân đóng 20.000 đồng, lấy biên lai và số thứ tự phòng khám.
  3. Tìm phòng khám ghi trong phiếu khám, chờ đến lượt và vào khám.
  4. Sau khi khám xong, nếu các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, bạn sẽ đến quầy thu ngân đóng tiền và di chuyển sang khu lâm sàng để thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn.
  5. Chờ lấy kết quả rồi mang về phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán, hướng điều trị và kê toa thuốc.

4. Bảng giá tham khảo

4.1 Khám bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền

  • Khám lâm sàng, khám chuyên khoa: 12.000 đồng
  • Khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa: 85.000 đồng
  • Khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe toàn diện lao động: 85.000 đồng

4.2 Y học dân tộc và phục hồi chức năng

  • Châm cứu: 55.000 đồng/lượt
  • Kéo giãn cột sống – thắt lưng bằng máy: 60.000 đồng/lượt
  • Tập dưỡng sinh: 200.000 đồng/lớp trong 5 buổi
  • Điện châm: 43.000 đồng
  • Thủy châm (không tính tiền thuốc): 21.000 đồng
  • Xoa bóp bấm huyệt: 24.000 đồng
  • Hồng ngoại: 20.000 đồng
  • Điện phân: 20.000 đồng
  • Tập vận động toàn thân (30 phút): 18.000 đồng.

4.3 Các thủ thuật, nội soi, tiểu phẫu

  • Thông đái: 54.000 đồng
  • Thụt tháo phân: 34.000 đồng
  • Rửa dạ dày: 30.000 đồng
  • Đốt mụn cóc: 30.000 đồng
  • Tẩy tàn nhang, nốt ruồi: 65.000 đồng
  • Đốt sẹo lồi, mụn, thịt dư: 130.000 đồng

4.4 X-quang

  • Tim phổi nghiêng: 36.000 đồng
  • Xương ức, xương sườn: 36.000 đồng
  • Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị: 36.000 đồng
  • Chụp bụng không chuẩn bị: 36.000 đồng
  • Chụp thực quản có uống thuốc cản quang: 74.000 đồng
  • Chụp khung đại tràng có uống thuốc cản quang: 121.000 đồng.

Với những thông tin về kinh nghiệm thăm khám chữa bệnh tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, y học cổ truyền đa khoa Hà Nội và bệnh viện y học cổ truyền Tphcm, chúc các bạn có nhiều kiến thức hơn khi đi khám bệnh tại đây nhé.

Nguồn tham khảo:

Ngày chỉnh sửa cuối: 09/10/2019

You may also like

You cannot copy content of this page