Trước đây, Bệnh viện Phụ sản Mêkông là khoa Phụ sản của bệnh viện Đại học Y dược TPHCM được biết đến với tên gọi bệnh viện Phụ sản Đại học Y dược. Đây là một trong những nơi được các sản phụ tin tưởng nhất, nay đã có cơ sở vật chất cùng chất lượng tốt hơn, đổi bằng cái tên gọi mới hơn. Diện tích của bệnh viện cũng đã được cải thiện khá nhiều, đồng thời trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại và cải thiện quy trình làm việc để cho bệnh viện này có thể trở thành một bệnh viện tiêu chuẩn Quốc tế.
Nếu các mẹ và người thân muốn tìm hiểu về tất cả những thông tin về bệnh viện phụ sản Mêkông có tốt không, giá phòng như thế nào và các điều cần biết khi có ý định sinh nở tại bệnh viện này thì mời mọi người hãy cùng Massageishealthy tham khảo bài viết sau đây nhé:
I. Chi phí dự kiến (2016) và bảo hiểm khi sanh ở bệnh viện phụ sản Mekong
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
1. Chi phí dự kiến khi sinh tại bệnh viện phụ sản Mêkông
Để các mẹ có thể dự toán chính xác hơn, Massageishealthy sẽ tách chi phí sinh thành 2 phần rõ ràng: chi phí đỡ sinh (thường hoặc mổ) và chi phí phòng nằm sau sinh: Thông thường, con số tổng chi phí mà các diễn đàn hay website thường đề cập không chính xác vì tùy từng điều kiện mà các mẹ chi trả chi phí phòng sau sinh khác nhau, chính vì thế nên rất khó dự đoán khi gộp chung lại như vậy.
1.1 Chi phí đỡ sinh
Theo định nghĩa của Massageishealthy về chi phí đỡ sinh, chi phí đỡ sinh tức là: chi phí các mẹ phải trả cho: công khám, làm các cận lâm sàng (xét nghiệm các loại, X quang, siêu âm), tiền công đỡ sinh/mổ cho y bác sĩ, tiền phòng lúc sinh, tiền thuốc và các dụng cụ y tế, chăm sóc em bé…(có người nhiều hơn, có người ít hơn vì tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định khác nhau)
- Sinh thường: từ 7 triệu đến 9 triệu
- Sinh mổ: từ 12 triệu đến 14 triệu
Hai hình thức sinh thường và sinh mổ là hai hình thức duy nhất của Bệnh viện Phụ sản MeKong (nếu muốn, bạn có quyền chỉ định hình thức cho bác sĩ) và nó không có nhiều hình thức như bệnh viện Từ Dũ.
Những dịch vụ cộng thêm có chi phí cao như: gây tê ngoài màng cứng (1.5 triệu), may tầng sinh môn thẩm mỹ (2 triệu), giảm đau sau mổ (1.5 triệu)…không tính vào chi phí đỡ sinh ở trên.
1.2 Giá phòng nằm sau sinh
Tùy vào điều kiện của mình mà các mẹ và người thân có thể tùy chọn phòng như bên dưới, về chi phí phòng nằm sau sinh thì như sau (áp dụng từ ngày 01/09/2015 cho đến nay).
Loại phòng | Giá phòng/Đêm/Bệnh nhân | Diện tích phòng |
Phòng Vip loại có giường phụ và có phòng khách riêng | 2.500.000 đ/01 phòng | 32 m2 |
Phòng Vip loại có giường phụ và có phòng khách riêng | 2.000.000 – 2.200.000 đ/01 phòng | 32 m2 |
Phòng đơn loại có giường phụ | 1.800.000 đ/01 phòng | 24 m2 |
Phòng đơn loại thường | 1.300.000 – 1.400.000 đ/01 phòng | 20 m2 |
Phòng đôi (2 bệnh nhân) loại giường rộng 1m4 | 900.000 đ/01 giường | 28 m2 |
Phòng đôi (2 bệnh nhân) loại giường rộng 1m2 | 700.000 đ/01 giường | 20 m2 |
Phòng 3 giường (3 bệnh nhân) | 500.000 đ/01 giường | 24 m2 |
Khi đã làm thủ tục nhập viện tại phòng cấp cứu ở bệnh viện phụ sản MêKông mới có thể đăng ký được phòng chứ không thể đặt trước như một số mẹ chia sẻ trên các diễn đàn (ở Từ Dũ các mẹ và người thân chỉ được đăng ký phòng sau khi sinh/mổ xong).
Tiền ăn uống sẽ được tính riêng không bao gồm chi phí tiền phòng (các mẹ có thể chủ động liên hệ căn tin của bệnh viện nếu muốn phục vụ ăn uống)
Về việc tạm ứng thì như sau
- Cả sinh thường và sinh mổ sẽ phải tạm ứng 10 triệu (trước năm 2016 thì sinh thường tạm ứng 8 triệu, sinh mổ tạm ứng 10 triệu)
- Được tạm ứng 5 triệu trong trường hợp có thẻ bảo hiểm được bệnh viện chấp nhận bảo lãnh viện phí (cho cả sinh thường và sinh mổ)
2. Bảo hiểm tại bệnh viện phụ sản Mekong
Bảo hiểm y tế sẽ không hoàn toàn được chấp nhận vì MeKong là bệnh viện tư. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các gói bảo hiểm mở rộng (như của Dầu khí, Bảo Việt, Bảo Minh…) vì các loại bảo hiểm này được áp dụng tại bệnh viện. Các mẹ sẽ được thanh toán gần như là toàn bộ số tiền với các gói bảo hiểm này ở mức chi phí trên (chỉ trừ các dịch vụ cộng thêm như May thẩm mỹ, Gây tê ngoài màng cứng…).
Vấn đề bảo hiểm sẽ không thanh toán cho các mẹ chọn phòng VIP nằm sau sinh thì các mẹ đừng nên lo lắng. Trên các hóa đơn/chứng từ chỉ ghi là Giường/Phòng với giá trị bao nhiêu thôi nên hoàn toàn được thanh toán bởi Bảo hiểm.
Về hình thức thanh toán bảo hiểm thì hiện giờ có 2 trường hợp:
– Bảo hiểm của các mẹ nằm trong danh sách chấp nhận bảo lãnh viện phí của bệnh viện Mekong: Bệnh viện sẽ cho các mẹ tạm ứng 5 triệu khi các mẹ xuất trình bảo hiểm cho bệnh viện. Tiếp đến bạn sẽ không phải bỏ thêm tiền mặt (Nếu các mẹ không xài dịch vụ nằm ngoài bảo hiểm thì sẽ được hoàn ứng khi xuất viện)
– Đối với các mẹ có bảo hiểm không nằm trong danh sách chấp nhận bảo lãnh viện phí của bệnh viện Mekong nhưng vẫn được tính là hợp lệ để thanh toán thì các mẹ và người thân cứ thanh toán bình thường như người không có Bảo hiểm. Sau đó, yêu cầu bảo hiểm bồi thường bằng cách lấy hóa đơn, chứng từ ra.
Bên dưới là danh sách các Bảo hiểm mở rộng được bệnh viện Phụ sản MêKông chấp nhận bảo lãnh viện phí:
- Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
- Công ty Bảo hiểm Dầu Khí PVI
- Công ty Bảo hiểm Gras Savoye
- Công ty Bảo hiểm Liberty
- Công ty Bảo hiểm Bảo Minh
- Công ty Bảo hiểm Insmart
- Công ty Bảo hiểm Bảo An Khang
- Công ty Bảo hiểm PTI
- Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu
- Công ty Bảo hiểm PG Insurance
Rõ ràng, đối với các mẹ có dự định sanh em bé thì nên mua bảo hiểm trước cho mình để có thể đảm bảo những lợi ích trên. Các gói bảo hiểm này có chi phí từ khoảng từ 3 đến 5 triệu/1 năm tuy nhiên lợi ích mà nó mang lại khá nhiều. Để được thanh toán, các mẹ cần chú ý đến thời gian chờ của bảo hiểm.
Thông thường, khoảng thời gian từ 10 tháng đến 1 năm là khoảng “thời gian chờ”, tức là từ lúc anh chị mua bảo hiểm đến khi thanh toán được là 10 tháng đến 1 năm (mua bảo hiểm trước khi dính bầu).
3. Bệnh viện phụ sản mekong có sử dụng bhyt không?
Tại bệnh viện này không hỗ trợ BHYT và chi phí sinh cũng tương đối cao (phù hợp với các gia đình có kinh tế trung bình – khá trở lên). Đây là một điểm mà các mẹ cần xem xét khi sinh ở đây.
II. Địa chỉ bệnh viện phụ sản mêkông Tphcm ở đâu?
Địa chỉ của bệnh viện phụ sản MêKông nằm tại số 243 Hoàng Văn Thụ, phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM. Anh/chị có thể xem bản đồ đường đi đến bệnh viện phụ sản mekong.
III. Thứ tự ưu tiên khi cấp cứu tại Mekong
Tại bệnh viện Phụ sản MeKong, thứ tự tiếp nhận các mẹ vào sinh cấp cứu (thường hoặc mổ) theo quy tắc sau (ưu tiên từ trên xuống)
- Ra máu âm đạo: ra máu nhiều ảnh hưởng đến tổng trạng -> ra máu trung bình (ướt quần, ra chân và sàn nhà nhưng không ảnh hưởng đến tổng trạng) -> ra máu ít (thấm ướt quần lót)
- Thai máy yếu, ít hoặc không máy: thai không máy -> thai máy ít -> thai máy yếu
- Ra nước âm đạo: vỡ ối (ra nước nhiều ước cả quần, ra chân và sàn nhà) -> rỉ ối (rỉ nước ra quần lót)
- Dọa sanh non, chuyển dạ sanh non: con gò tử cung nhiều (đau bụng nhiều), con gò tử cung ít (đau bụng ít)
- Cấp cứu chuyển tuyến từ đơn vị khác
- Thai phụ có nhân viên y tế đi kèm hỗ trợ
- Thai phụ khuyết tật
- Các trường hợp còn lại thì theo thứ tự ai đến trước thì tiếp nhận trước
IV. Vật dụng chuẩn bị khi đi sinh tại bệnh viện phụ sản Mekong
Bệnh viện cung cấp cho mẹ và bé
- Đồ bệnh nhân cho mẹ
- Drap trải giường, mền, gối, nôi em bé, nước uống nóng lạnh trung tâm…
- Một set cho bé: 1 áo, 1 tã, 1 nón, bao tay, bao chân, 1 khăn choàng…
Các mẹ và người thân cần mang theo
Cho mẹ
- Toàn bộ giấy tờ khám, siêu âm, X-quang, các xét nghiệm, toa thuốc…(đã khám từ lúc mang thai đến giờ, kể cả khám ở bệnh viện khác hoặc khám tư).
- Những vật dụng cá nhân cần thiết cho mẹ (dép, xà bông, bàn chải và kem đánh răng, lược, băng vệ sinh, quần lót giấy, vớ chân…đặc biệt là tã vì lúc sắp sinh có thể chảy nước ối nên cần thay quần lót giấy liên tục)
- Chi phí tạm ứng phải cầm theo đủ (xem ở trên)
- CMND, hộ khẩu của mẹ (để làm giấy chứng sinh)
- Thẻ bảo hiểm mở rộng (nếu có)
- Ống hút là một vật dụng nhỏ ít người để ý nhưng lại rất cần thiết (người thân các mẹ có thể mua 1 hộp sữa để lấy ống hút nhưng nếu sinh vào lúc khuya thì không có nơi nào bán). Sau khi các mẹ sinh (mất nước rất nhiều) thì việc bổ sung nước là một điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, sau khi sanh thì khó mà ngồi dậy nên phải có ống hút để các mẹ uống nước.
Cho bé
- Áo, nón, tã (coton).
- Vớ tay, vớ chân.
- Khăn lông lớn, khăn lông nhỏ (trẻ sơ sinh hay bị bệnh vàng da cần được theo dõi bằng mắt thường, cho nên các mẹ chú ý là không dùng khăn màu vàng hay các màu gần với màu vàng. Nếu dùng khăn vàng thì bệnh vàng da này sẽ khó nhận biết)
- Khăn sữa, khăn giấy ướt
- Bình sữa nhỏ (phòng khi trường hợp mẹ bị tắc sữa lâu thì phải cho bé bú sữa non bằng bình này)
V. Các bước và kinh nghiệm khi sinh tại bệnh viện phụ sản Mekong
– Người thân nên đưa các mẹ đến bệnh viện ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu sau: ra huyết, ra nước, gò liên tục (1 hoặc 2 cơn trong vòng 10 phút), đau bụng nhiều hoặc có các triệu chứng bất thường như thai máy it, không máy, quá ngày sinh…
– Người thân nên đưa thẳng sản phụ vào khoa cấp cứu của khu B khi đến bệnh viện. (Vui lòng xem sơ đồ bệnh viện ở dưới).
– Người thân của sản phụ sẽ phải điền thông tin cần thiết theo mẫu của bệnh viện như thông tin cá nhân, bác sĩ yêu cầu…tại quầy tiếp nhận cấp cứu (lưu ý là ghi vào số điện thoại liên hệ của người thân đi theo để khi có vấn đề gì, bệnh viện sẽ liên hệ theo sđt này).
– Các bác sĩ sẽ thăm khám các mẹ và đưa ra quyết định nhập viện nếu thấy cần thiết (trong trường hợp chưa có dấu hiệu sinh thì được khuyến khích về nhà chờ cho đến khi có dấu hiệu sinh)
– Người thân của mẹ sẽ được hướng dẫn làm thủ tục nhập viện nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ. Người thân của các mẹ sẽ nhận được giấy nhập viện từ Y tá tại quầy cấp cứu và hướng dẫn ra ngoài quầy thu ngân tại khu A để đóng tiền tạm ứng. Tại đây người thân các mẹ có thể chọn phòng nằm sau sinh (tham khảo ở trên).
– Thủ tục nhập viện sau khi đã được hoàn tất thì các mẹ sẽ được đưa đi thực hiện các xét nghiệm (máu, nước tiểu), các cận lâm sàng (siêu âm, đo khung xương chậu…) cần thiết (tùy vào từng mẹ hay tùy vào việc sinh mổ/sinh thường mà các xét nghiệm, cận lâm sàng khác nhau).
– Sau đó, sản phụ được đưa lên phòng chờ sanh ở lầu 1 để chờ sanh. Lúc này người thân các mẹ cầm biên lai tạm ứng (có ghi số phòng nằm sau sinh) đi nhận phòng. Sau đó, bạn có thể nằm nghỉ ở đó để chờ các mẹ mà không cần phải ở khu sanh (vì có ở đó cũng không được vào trong).
– Ở mỗi phòng thường được trang bị 01 điện thoại bàn dành cho các mẹ khi sinh xong hoặc cần người thân hỗ trợ điều gì đó (như đem trà đường cho mẹ để tử cung mau mở) điện thoại bàn này sẽ là phương tiện liên lạc giữa nhân viên phòng sanh và sản phụ hoặc người thân của họ (nếu không ai bắt máy thì sẽ gọi tiếp vào số điện thoại di động đăng ký lúc nãy).
– Số điện thoại phòng trực cũng là một trong những số điện thoại mà người thân phải lưu ý (phòng của các điều dưỡng phục vụ cho mẹ và bé sau sinh) để có thể được hỗ trợ giải đáp bất kỳ thông tin gì liên quan đến mẹ và bé hay để thông báo. Bên cạnh đó, số nội bộ của căn tin bệnh viện cũng khá quan trọng (505) để gọi thức ăn khi cần thiết.
– Trở lại các sản phụ, các mẹ sẽ được thay đồ của bệnh viện và các hộ lý sẽ bơm hậu môn để các mẹ đi ngoài cho sạch hết sau khi lên phòng sanh. Mỗi mẹ sẽ được nằm riêng một giường và tùy vào từng thể trạng của các mẹ mà được đặt máy đo tim thai, cơn gò, truyền nước biển… (ngoài trà đường thì cho đến lúc sanh các mẹ không được ăn bất cứ thứ gì)
– Các bác sĩ – y tá sẽ thăm khám cho các mẹ khoảng 15 phút. Cố gắng hợp tác với y tá, bác sĩ và ráng chịu đau. Nên yêu cầu bác sĩ khám ngay cho mình nếu thấy có điều gì bất thường hoặc đau quá không chịu nổi (lưu ý là nếu đau quá không chịu nổi thì có thể yêu cầu để chích mũi giảm đau và giúp sinh con nhanh hơn, nhưng việc thuốc này có ảnh hướng đến bé hay không đang còn tranh cãi).
– Trong quá trình này, nếu bác sĩ nhận thấy cần sinh mổ thì sẽ chỉ định luôn. Còn nếu xác định đã đến lúc sanh được (tử cung mở 8 đến 10 phân) thì các mẹ sẽ chuyển sang 1 phòng riêng khác để sanh. mỗi người 1 phòng (lúc này bệnh viện phụ sản Mekong sẽ liên lạc bác sĩ yêu cầu nếu các mẹ có chỉ định trước đó).
– Vùng kín của các mẹ lúc này sẽ được hộ lý vệ sinh sạch sẽ (mách nhỏ các mẹ: lông vùng kín nên để người thân làm sạch trước lúc ở nhà nhé, vì các chị y tá không thể nào làm kỹ và đẹp như người nhà mình được).
– Tiếp đến, các mẹ sẽ được bác sĩ đỡ đẻ hướng dẫn cho các mẹ cách rặn như thế nào và khi nào thì cần rặn. Cố gắng đừng la dù đau đến thế nào đi nữa, cứ thư giãn và hít thở đúng cách như bác sĩ hướng dẫn. Cộng với việc hỗ trợ (đẩy/vuốt bụng…) của các chị điều dưỡng/y tá, các mẹ sẽ sinh dễ dàng thôi.
– Em bé sau khi ra đời sẽ được hút đờm nhớt, cắt rốn, cân đo và vệ sinh cơ thể. Sau đó được đặt ngay lên người mẹ (để tiếp xúc da) trong lúc đó bác sĩ sẽ may tầng sinh môn và làm vệ sinh cho mẹ.
– Việc rút ngắn thời gian tiết sữa của mẹ và tăng khả năng thông minh của con mình sau này cần có quá trình da tiếp da vì nó rất quan trọng. Sữa sẽ về sớm hơn khi bé gần mẹ và bé cũng có thể tập bú sớm hơn. Bố sẽ được tiếp da thay mẹ nếu mẹ có dấu hiệu bất thường không thể tiếp da được. Chính vì thế nên các me, các bố cần vệ sinh (tắm rửa) trước khi đi sinh.
– Các y tá sẽ ghi tên mẹ và ngày sinh của mẹ lên đùi bé, sau đó đeo vòng cho mẹ và cho bé (có chứa thông tin trùng khớp với nhau như: họ và tên mẹ, năm sinh, cân nặng bé, ngày giờ sinh, giới tính) và yêu cầu mẹ kiểm tra và xác nhận trước khi đeo để tránh việc nhầm con.
– Các em bé sẽ được khám bởi các bác sĩ nhi được điều động tới, bác sĩ nhi sẽ yêu cầu tách mẹ và bé nếu có vấn đề gì (bé sẽ nằm phòng dưỡng nhi). Cả hai mẹ con sẽ được chuyển ra phòng hậu sản nếu cả 2 đều ổn.
– Người thân sẽ được thông báo và đến phòng hậu sản để chăm sóc các mẹ (cho ăn cháo, uống nhiều nước). Sau khi hồi sức (khoảng 2 tiếng), mẹ và bé sẽ được chuyển về phòng nằm sau sinh cùng với người thân. Đối với mẹ thì sẽ được vào nước biển và khuyến khích tiểu sau 4h sau đó.
– Điều dưỡng sẽ đo huyết áp 2 lần (sáng: 5h-6h, chiều: 2h-3h) mỗi ngày, làm vệ sinh (sáng: 6h-7h, chiều: 3h-4h). Bác sĩ thăm khám cho mẹ 1 lần vào buổi sáng (8h-9h). Bác sĩ nhi thăm khám cho bé 1 lần (sáng: 9h-10h). Bên cạnh đó, việc làm vệ sinh phòng, thay ra giường, thay đồ cho mẹ, thay bao rác… sẽ được các hộ lý đảm nhiệm.
– Đối với sản phụ sinh mổ (hoặc sinh có can thiệp) thì quy trình tương tự như trên. Chỉ khác là bé phải về phòng dưỡng nhi 1 thời gian (tùy vào thể trạng của bé) sau đó mới được đưa về chung phòng nằm sau sinh với các mẹ.
– Lúc này, đối với các mẹ có sữa thì hút sữa (bệnh viện có cho thuê máy hút sữa) để đem vào cho con. Các bé sẽ được điều dưỡng cho uống sữa ngoài nếu mẹ không có sữa.
– Sau khoảng 3 ngày đối với sinh thường và 5 ngày đối với sinh mổ thì các mẹ sẽ được xuất viện nếu như mọi việc không có gì bất thường. Sau khi bác sĩ khám cho mẹ và bé lần cuối và đồng ý cho xuất viện, quy trình xuất viện như sau:
VI. Quy trình xuất viện
– Người thân của các mẹ xuống phòng thu tiền khi đến thời gian xuất viện khi phòng trực gọi điện.
– Người thân chờ gọi tên để thanh toán viện phí sau khi nộp biên lai tạm ứng tại phòng thu tiền xuất viện (lầu 1). Lúc này bệnh viện sẽ trừ đi tiền tạm ứng và nhận hóa đơn thanh toán viện phí .
– Đem hóa đơn thanh toán viện phí này qua phòng đối diện phòng xuất viện để đóng dấu (phòng Tổ chức – Hành chính)
– Giấy chứng sinh được làm tại phòng Kế hoạch tổng hợp tại đầu dãy lầu 1 (đem theo hóa đơn thanh toán viện phí có đóng dấu + CMND + hộ khẩu của sản phụ)
– Nhận giấy xuất viện, toa thuốc (để mua thuốc về cho mẹ uống), sổ khám bé, giấy nghỉ bảo hiểm xã hội tại phòng trực nơi đang lưu trú.
– Đem tất cả các biên lai đóng tiền đổi hóa đơn đỏ tại phòng kế toán (Khu C – Lầu 2) trong thời hạn 05 ngày nếu cần lấy hóa đơn đỏ.
– Khi ra về sẽ có hộ lý đi theo và phải xuất trình giấy xuất viện cho bảo vệ.
VII. Một số chú ý quan trọng khi sinh tại bệnh viện phụ sản MêKông
Mổ lấy thai chủ động: các mẹ có thể yêu cầu sinh mổ lấy thai chủ động (theo ngày giờ các mẹ muốn) tại bệnh viện phụ sản MeKong.
Theo khuyến cáo, thai nhi phải >= 39 tuần tuổi mới an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp các mẹ vẫn muốn mổ lấy thai chủ động khi thai nhi < 39 tuần tuổi thì phải tự ký vào giấy chấp thuận và chịu trách nhiệm trước những biến chứng có thể gây ra.
Trong trường hợp các mẹ không có tiền, không có người thân bên cạnh nhưng bị cấp cứu bất đắc dĩ, thì bệnh viện phụ sản MêKong vẫn tiếp nhận và cấp cứu cho các mẹ bình thường.
Đối với các mẹ có nhu cầu may thẩm mỹ tầng sinh môn thì lúc sinh nói luôn với bác sĩ đỡ sinh cho mình. Tuy nhiên, chỉ nên may khi sinh bé thứ 2, con so thì không cần nhé các mẹ.
Các mẹ và người thân không cần phải bồi dưỡng cho các bác sĩ, điều dưỡng, y tá để được phục vụ tốt hơn như các bệnh viện khác nhé.
Trước khi về, các mẹ cũng nên dùng dịch vụ gội đầu tại bệnh viện phụ sản MêKông cho tiện (nằm 3 đến 5 ngày mà không gội thì rất khó chịu). Gội đầu tại phòng thì chi phí là 120.000 đồng, 100.000 đồng khi xuống phòng thẩm mỹ để gội (tầng trệt, số đt nội bộ: 535).
Nếu anh/chị nào có ý định theo một bác sĩ sản khoa giỏi từ lúc có thai đến khi sinh thì có thể tham khảo bài viết sau “Danh sách 25 bác sĩ sản khoa giỏi ở TPHCM“ này nhé.