I – Những đồ ăn vặt dinh dưỡng, lành mạnh cho trẻ tập ăn dặm siêu ngon
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Ăn vặt là sở trường của hầu hết các bé. Tuy nhiên, nếu không ăn đúng cách, bé có thể sẽ đối mặt với nguy cơ béo phì, sâu răng hoặc biếng ăn đấy. Gợi ý cho mẹ danh sách các món ăn vặt cho bé ăn dặm từ rau củ quả và trứng gà, đồ ăn vặt lành mạnh cho bé 1 tuổi và nhiều dinh dưỡng cho trẻ tập ăn dặm sau!
Table of Contents
1. Salad dưa chuột, dưa vàng và mâm xôi đen
Trẻ em luôn cần được bổ sung vitamin và rau củ để sản sinh năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Vì vậy, công thức dưới đây không chỉ giúp mẹ tiết kiệm tối đa thời gian mà còn đem đến món ăn vặt cực tốt cho trẻ.
Cho tất cả nguyên liệu gồm : ½ chén dưa vàng, thái nhỏ; ½ quả dưa chuột, thái nhỏ; ½ chén mâm xôi đen; 1/2 muỗng cà phê bạc hà, thái nhỏ vào bát cỡ vừa rồi trộn lại bằng tay hoặc thìa.
2. Khoai tây nướng
Nếu khoai tây chiên là món ăn bị loại trừ trong danh sách ăn vặt thì khoai tây nướng lại nằm trong top được khuyến khích cho trẻ ăn thêm.
Trong mỗi củ khoai tây nướng sẽ chứa 100-200 calo, cung cấp đủ cho bé hoạt động, vui chơi và giảm cơn đói. Ngoài ra, khoai tây nướng còn chứa rất nhiều carbohydrate – đây là chất cực tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
3. Sinh tố
Đối với các bé biếng ăn, sinh tố trái cây là lựa chọn thay thế hợp lý. Các loại trái cây như táo, bơ, lê, đu đủ, cam, nho… đều giàu vitamin, nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hoá, lại kích thích vị giác bé.
Nếu không có thời gian làm, các mẹ cũng có thể mua trực tiếp sinh tố trái cây tại siêu thị. Có rất nhiều vị khác nhau cho bé, mẹ tha hồ lựa chọn.
II – Những món ăn vặt lành mạnh cho trẻ từ trứng nhiều dinh dưỡng
4. Trứng luộc
Trứng luộc sẽ là lựa chọn tuyệt vời hơn so với trứng chiên. Vì khi chiên, các chất dinh dưỡng trong trứng sẽ bị mất đi nhiều, nhưng trong trứng luộc, chúng lại được giữ gần như trọn vẹn.
Mẹ có thể làm món salad trứng cút hoặc gà luộc để trẻ thưởng thức sau bữa chính.
5. Trứng cuộn rong biển
Cách làm:
- Trứng đánh tan, cho một chút muối cho vừa ăn. Nếu rong biển đã tẩm muối thì không cần cho thêm muối.
- Láng dầu ăn trên chảo nóng, cho trứng vào chiên mỏng.
- Đặt lá rong biển lên mặt trứng rồi cuộn lại.
- Rán nhỏ lửa cho trứng chín.Cắt trứng thành miếng vừa ăn cho bé.
6. Bánh flan
Lòng đỏ trứng gà 3 quả, 180ml sữa tươi (có hay không đường đều ngon), 3 thìa sữa đặc (tuỳ khẩu vị để thêm ngọt nhạt nhé), 4 thìa đường nâu, đun nóng trên bếp ga, không cần cho nước đến lúc đường chuyển màu cánh gián mới chế nước khoảng 60ml nước vào cho nhanh.
Cách làm:
Tách lòng đỏ, cho sữa đặc vào, lấy đũa đánh đều, đánh một chiều, để không tạo bọt. Sữa tươi làm ấm chừng 30 độ (mình cho lò vi sóng 20 giây). Cho sữa, trứng, 1 thìa mật ong đánh nhẹ sau đó dùng rây, rây hỗn hợp 1 lần cho mịn.
Đổ caramen đã thắng vào hộp, cất ngăn đá 15 phút cho đông, sau đó rót hỗn hợp trứng sữa vào hộp.(Bước này để hỗn hợp với đường thắng ko hòa lẫn vào nhau). Hấp cách thuỷ bánh chừng 20 phút, lửa nhỏ. Không đậy nắp hộp trong suốt quá trình hấp, thi thoảng mở vung ra lau vung nhé.
III – Các món ăn vặt cho trẻ em lười ăn rau củ, hoa quả
Cách làm
- Luộc 2 củ khoai tây, 2 củ cà rốt rồi trộn với ½ chén bông cải xanh (phần ngọn) và ½ chén đậu Hà Lan.
- Nghiền phần rau củ đã luộc để nguội hoặc cho vào máy xay nếu bé muốn ăn mềm.
- Khi hỗn hợp còn nóng, cho phô mai cắt nhỏ vào để tan chảy.
- Cho 1 quả trứng vào trộn đều rồi nêm nếm gia vị.
- Lấy hỗn hợp viên thành hình tròn rồi lăn qua bột bánh mỳ. Nhẹ nhàng làm phẳng trước khi đặt vào khay nướng.
- Làm nóng lò tới 200 độ và cho hỗn hợp vào nướng khoảng 25-30 phút.
IV – Món ăn vặt dinh dưỡng cho trẻ em dễ tăng cân
7. Sữa ngô
Nguyên liệu
Nước, sữa tươi, 2 bắp ngô Mỹ, 1 bắp ngô nếp, 3 viên đường thốt nốt (hoặc mía chẻ), lõi ngô.
(Sở dĩ làm kết hợp cả 2 loại ngô là để sữa được sánh, khi uống cảm giác ngon hơn là làm mỗi ngô Mỹ và ngô nếp không nhé.)
Cách làm
- Mẹ đem đun sôi 1,8l nước với lõi ngô và đường hoặc mía (nếu kết hợp uống cùng sữa tươi thì các mẹ nhớ giảm lượng nước đi.
- Ví dụ cho 300ml sữa tươi vào thì chỉ cho 1,5 lít nước thôi nhé).
- 2 bắp ngô Mỹ, 1 bắp ngô nếp đã được bào mỏng và luộc chín kỹ.
- Sau đó, vớt mía và lõi ngô ra.
- Cho ngô và nước vừa đun vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Bước cuối cùng là lọc bỏ bã ngô qua rây.
- Thêm lượng sữa đặc tùy khẩu vị của từng gia đình (cho tầm 120ml sữa đặc là vừa ngon nhé).
8. Sữa bí đỏ
Nguyên liệu:
- 400g bí đỏ, nước, sữa tươi, đường.
Cách làm
- Mẹ đem thái mỏng 400g bí đỏ và luộc nhừ với 350g nước.
- Sau đó, bỏ bí và nước luộc bí vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Cho thêm 200g sữa tươi và 50g đường vào máy sinh tố xay thêm chút nữa.
- Cuối cùng là cho bé yêu thưởng thức món sữa bí đỏ này thôi.
9. Váng sữa
Nguyên liệu : 300ml sữa tươi, 180ml kem tươi, 1 hộp váng sữa. (Nếu không cho váng sữa thì bạn cho 3 thìa sữa bột của con nhé), 4 thìa ăn phở bột bắp.
Cách làm
- Hòa đều sữa tươi + kem tươi + bột bắp+ váng sữa.
- Đun nhỏ lửa trên bếp, đến khi hỗn hợp sánh lại thì cho vào cốc.
- Cuối cùng là mẹ đem cất ngăn mát tủ lạnh cho con ăn dần nhé.
V – Những món ăn vặt cho trẻ em cần tránh
Bên cạnh những món ăn vặt bổ dưỡng thì cũng có những món ăn vặt cần tránh cho bé ăn như nho hoặc cà chua nguyên trái, kẹo hình viên đậu, hạt bí, hạt hướng dương, bỏng ngô, cà rốt chưa nấu chín dừ.
Trẻ em hầu như đều thích các món ăn vặt, và bố mẹ cũng thường xuyên chiều theo yêu cầu của con với suy nghĩ có thể bổ sung thêm thức ăn để con khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên không phải món ăn vặt nào cũng tốt cho trẻ nhỏ chưa kể đến việc một số món nếu ăn nhiều còn có tác dụng ngược lại. Hãy cùng nhận biết nhưng đồ ăn nào không mang lại lợi ích cho trẻ để có kế hoạch cho con ăn uống hợp lý.
Những loại đồ ăn vặt, ăn nhanh cần tránh cho bé
- Kẹo
Với nhiều màu sắc, kiểu dáng, chủng loại, kẹo là món ngọt ưa thích của tất cả mọi trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Thế nhưng đây lại là món ăn không chứa bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào mà lại rất nhiều chất ngọt, hương liệu tổng hợp, phụ gia, đường, phẩm tạo màu…
Vì vậy, hãy hạn chế số lượng kẹo trẻ em tiêu thụ mỗi ngày là vài viên. Nếu ăn nhiều, em bé của bạn không những từ chối những bữa ăn chính mà còn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc cách bệnh béo phì, suy dinh dưỡng, sâu răng.
- Xúc xích
Hiếm có đứa trẻ nào lại từ chối một chiếc xúc xích nướng chấm với sốt cà hoặc tương ớt. Bố mẹ cũng vẫn nghĩ rằng món ăn này làm từ thịt nên cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương.
Thế nhưng, trên thực tế, xúc xích chỉ có 10% thịt tự nhiên, 30% là mỡ, da động vật, phần còn lại là nhũ của chất đạm, chất béo, chất ổn định, dầu thực vật và nước. Chưa kể, để có thể bảo quản xúc xích, người ta phải thêm vào rất nhiều hóa chất, phụ gia.
Khi ăn lại phải chiên ngập trong dầu nên những trẻ ăn quá nhiều xúc xích có nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì, các bệnh về gan và tim mạch khác, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
- Snack (bim bim)
Nhiều cha mẹ coi đây như một phần thưởng cho bé mỗi khi tan học về, hoặc để ăn tạm cho đỡ đói trong thời gian chờ bữa chính. Thế nhưng, một khẩu phần snack chứa rất nhiều muối và đường, khiến thận trẻ phải hoạt động quá mức.
Đồng thời hàm lượng chất béo đồng phân tập trung nhiều trong món ăn vặt này sẽ dễ dẫn trẻ tới bệnh béo phì, hay các chứng liên quan đến tim mạch. Bố mẹ hãy ngay lập tức giúp trẻ loại bỏ món snack ra khỏi những món đồ ăn quen thuộc vì sức khỏe của bé nhé.
- Kem
Đây không những là món khoái khẩu của trẻ em mà còn cả của rất nhiều người lớn, đặc biệt trong những mùa hè nóng bức. Nhiều loại kem rẻ tiền được tổng hợp từ hương vị, nước, phẩm màu hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe của trẻ em. Ăn nhiều kem sẽ dẫn tới các bệnh tiêu chảy, sâu răng, viêm họng.
5 cách tránh cho bé ăn vặt quá nhiều
Dạy con về ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng để bé có thể duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh. Trẻ em ăn các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và ung thư cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Bé đang sống trong một thế giới được vây quanh bởi hàng loạt quảng cáo đồ ăn vặt trên truyền hình và sự xuất hiện đầy rẫy của các loại thực phẩm trên thị trường, vậy nên rất khó để đưa bé vào nếp ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để giúp trẻ có một thói quen tốt cho sức khỏe hơn.
- 1. Để đồ ăn vặt lành mạnh ở nơi dễ lấy
Hãy cho con ăn những thức ăn vặt lành mạnh, như trái cây và rau quả hoặc bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên cám và phô mai. Hãy để đồ ăn vặt lành mạnh trên kệ thấp, trong tủ lạnh hoặc trong tủ để bé có thể lấy ăn khi đói.
Hãy thường xuyên để một bát hoa quả trên bàn để trẻ có thể tự lấy vì trẻ thường có khuynh hướng ăn các loại thực phẩm mà bé nhìn thấy trước mắt.
- 2. Không để đồ ăn vặt ở nhà
Nếu bạn không muốn con mình ăn một thực phẩm nhất định nào đó, đừng để chúng trong nhà. Hãy làm sẵn một ít thức ăn lành mạnh cho bé và đặt ở nơi dễ lấy khi bạn ra khỏi nhà. Điều này sẽ hạn chế lượng thức ăn vặt không tốt mà bé có thể ăn, đồng thời khuyến khích trẻ ăn vặt lành mạnh hơn.
- 3. Không dùng món ăn vặt để khen thưởng bé
Bạn không nên sử dụng đồ ăn vặt như một công cụ để thương lượng với bé. Việc khen thưởng trẻ bằng đồ ăn vặt hoặc sử dụng chúng để dụ trẻ ăn chỉ làm cho các món đồ ăn vặt này hấp dẫn hơn, vậy nên bạn hãy chọn những phần thưởng không phải là thực phẩm.
- 4. Đừng cấm con ăn thức ăn vặt
Bạn có thể không muốn con mình ăn nhiều đồ ăn vặt, nhưng bạn không nên cấm hoàn toàn. Điều này chỉ làm trẻ cảm thấy thức ăn vặt trở nên hấp dẫn hơn và nhiều khả năng con bạn sẽ chỉ toàn ăn chúng khi có cơ hội. Hãy dạy trẻ biết tiết chế và thỉnh thoảng cho phép trẻ ăn một lượng nhỏ nhân dịp đặc biệt nào đó, như tiệc sinh nhật chẳng hạn.
- 5. Làm gương cho trẻ
Trẻ em sẽ học hỏi bằng cách xem những gì bạn làm. Nếu bạn không muốn con mình ăn đồ ăn vặt quá nhiều, bản thân bạn nên ăn uống lành mạnh và tránh ăn nhiều đồ ăn vặt. Ngoài ra bạn nên để trẻ tự chọn ra các loại thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn nhẹ của mình.
Chúc các mẹ nuôi dạy trẻ thật thông minh khỏe mạnh nhé !